- Biển số
- OF-727286
- Ngày cấp bằng
- 28/4/20
- Số km
- 5,145
- Động cơ
- 253,310 Mã lực
Vũ trụ là vô tận. Cái vũ trụ khả kiến mà chũng ta nói nó cũng đã quá rộng lớn rồi...
Định xem lâu lắm rồi mà chưa bắt đầu cụ ah. Vì em hâm mộ JLaw. Trong phim có cảnh nóng với nam chính ko ah?Em vẫn biết phim là giải trí. Tuy nhiên kịch bản phim Mỹ được viết rất cẩn thận với kiến thức kh tổng hợp và niềm ước ao viển vông lành mạnh của con người.
Phim Hành Khách. Nói về một tàu vũ trụ đưa người đi định cư tới một hành tinh khác. Có cảnh khi con tàu đó đi lướt ngang một hành tinh dạng như mặt trời, hình ảnh được dựng cận cảnh như ngồi xe oto nhìn ra bên vệ đường. Xem trên máy chiếu màn rộng, nó thực đến nỗi em quên cả thở, bts bọn honyút.
Ahihi vui mà, trước đây mình hay xem mấy chương trình vũ trụ của BBC, lúc này có thời gian xem lạiHậu quả của covit khung khiếp quá làm đầu óc các cụ ngẩn ngơ du hành ra tận rìa vũ trụ rồi
xa thế hết dãn cách bay về sao kịp
có khi ở đó là nơi đáng sợ nhất đối với em Thiên đường(như các tôn giáo mô tả) chăng?
Thế mà em biết Vũ Trụ là gì đấy.
Vũ Trụ là thằng bạn em, tên đầy đủ là Vũ Ngọc Trụ
Dồi ôi....chậc chậc....Định xem lâu lắm rồi mà chưa bắt đầu cụ ah. Vì em hâm mộ JLaw. Trong phim có cảnh nóng với nam chính ko ah?
Bản thân câu hỏi đã ko đúng rồi cụ ơi. Giãn nở của vũ trụ ko phải là giãn nở "trong môi trường", "trong không gian", mà là giãn nở "của không gian" tức là chính cái không gian (vũ trụ) đó giãn ra.Trừu tượng quá!
Quay lại câu hỏi của cụ thớt: quả bóng cao su đó được thổi trong môi trường gì vậy cụ?
Ủa mặt trăng cũng chỉ to hơn chút nhỉ.
E thấy nhiều bức ảnh chụp bằng máy ảnh mà mặt trăng cũng to như này.
Trước em nối mấy ống kính với máy ảnh hệ số crop, ra tầm tiêu cự như này, ảnh ra y chang.Thay thị kính nhỏ thì lớn hơn chút. Độ phóng đại của kính chỉ nhỉnh hơn những máy ảnh siêu zoom thôi.
Tên của nó đấy F70076. Tiêu cự 700mm. Đường kính gương 76mm.
Đã ly hôn rồi sao còn hợp hôn lại được? cái gì sẽ kéo không gian co lại chứ chỉ đơn thuần "lực hút giữa các thiên hà" e ko co vũ trụ lại đượcđúng rồi cụ , năng lượng điểm kì dị là vô cùng lớn chứ không phải là lớn vô cùng.
Cho nên 1 lúc nào đó năng lượng từ vụ nổ lớn sẽ hết, và vũ trụ sẽ không còn giãn nở,thay vào đó sẽ co cụm lại do lực hút giữa các thiên hà,sau đó toàn bộ vũ trụ sẽ co cụm lại thành điểm kì dị 1 lần nữa,và vụ nổ big bang lại xảy ra..và cứ thế lại co cụm,lại nổ,lại co cụm...
Nhưng cụ giải thích thế nào về các quy luật được xây dựng dựa trên các tiên đề đó đã được chứng minh là đúng trong thực tế của vũ trụ. Dựa trên quy luật đó loài người đã tính toán chính xác được quỹ đạo chuyển động của các hành tinh hay tìm ra được các ngôi sao, các hành tinh còn chưa lộ diện. Điều đó chứng tỏ các quy luật đó đúng với tự nhiên. Chỉ khi nào các phép tính dựa trên nó không khớp với thực tế thì mới phải tìm tòi tiên đề mới, phá bỏ tiên đề cũ. Thuyết trái đất đứng yên nó không giải thích hay tính toán chính xác được quỹ đạo của các hành tinh, các hiện tượng thời tiết xảy ra có tính chất quy luật , rồi các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực..vv nên nó phải thay đổi.Nó bắt đầu từ một tiên đề cụ ạ. Và cụ đang trên tiên đề đó nên mặc định nó đúng, cái gì khác nó là sai.
- Ngày xưa (trong nhiều nghìn năm) loài người mặc định là trái đất đứng yên, là tâm vũ trụ. Khi tiên đề đó bị phá bỏ thì tìm ra rất nhiều thứ mới mẻ.
- Ngày nay các thiết bị công nghệ thông tin chúng ta đang sử dụng đứng trên nền tảng là một bit = 0 hoặc 1 và đã đẻ ra rất nhiều thiết bị cực kỳ mạnh xử lý hàng tỷ phép toán mỗi giây. Nhưng sức mạnh đó chưa đủ để giải các bài toán siêu siêu lớn như bài toán vũ trụ. Gần đây người ta đã phá bỏ tiên đề 1 bit = 0/1 đi, mà cho phép nó linh hoạt 0 hoặc 1 hoặc cả 0 và 1 hoặc gì đó nên đã chế tạo ra máy tính lượng tử mà một con máy thử nghiệm syncamore gì đó thôi cũng mạnh hơn siêu máy tính mạnh nhất thế giới hiện nay đến hàng triệu lần.
Vậy giờ thử phá bỏ tiên đề "mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên đều hoạt động, vận hành theo quy luật mà cụ đang biết" đi thì có thể sẽ khác nhiều. Ý em là người ta phá bỏ chứ không phải em vận động cụ phá bỏ.
P/S: em đính chính là người ta và cả người tây.
Hố nào hút kinh nhất Cụ nhỉZũ trụ này của cụ có 3 cái hố đen
Định nhẩy vào giơ tay ý kiến, dưng em bấm ngón tay tính lại thì công nhận. Cụ....tởm thật đấy.Zũ trụ này của cụ có 3 cái hố đen
Em ko tin 1 thứ ánh sáng nào đi quãng đường xa thế mà ko bị ngắt quãng bởi cái gì cản nóBuổi tối là nhìn thấy ánh sáng của 1 vì sao thì có lẽ ngôi sao đó đã chết rồi. Vì ánh sáng hôm đó ta nhìn thấy, có khi phải mất cả triệu năm ánh sáng nó mới tới được mắt mình
Kỳ thú quá - ngoài tầm hiểu biết của con người !
Phật giáo có vẻ giải thích được nhiều điều hơn khoa học !
Post của bác này nghe thì oách nhưng lại không phải. Tốc độ của ánh sáng không phụ thuộc vào nguồn phát ra ánh sáng và sự chuyển động của người quan sát.Hì. Nếu đưa kính ra rìa vũ trụ (Thiên hà A) và quan sát Thiên Hà B (nếu có) nằm ngoài rìa vũ trụ (theo hệ qui chiếu mà ở Thiên Hà Ngân Hà của chúng ta không nhìn thấy được Thiên hà B) thì khi đó ta lại thấy Thiên hà B chuyển động chậm hơn tốc độ ánh sáng (mà nếu quan sát từ Thiên hà Ngân Hà thì không thể thấy Thiên hà B được do nó chuyển động nhanh hơn tốc độ ánh sáng) cụ ạ
Vâng, nhiều khi đọc nhanh quá cũng khó hiểu cụ ạ. Vì vừa đọc vừa nghĩ cách vặn vẹo màĐọc còm của cụ mà e cũng phải biêng đầu 1 lúc mới hình dung được cụ nên nói là "rìa vũ trụ quan sát được", chứ "vũ trụ" chung chung ko có rìa, ko có điểm trung tâm.
Với các thiên hà quá xa thì ở trên Trái đất ko thể "quan sát được". Xa là xa trái đất thôi, còn ko xa Thiên hà A, nên từ Thiên hà A vẫn quan sát được.
Với vận tốc Ánh sáng là 300k km/s, và giãn nở vũ trụ là 67.4km/s/Mpc thì những điểm có khoảng cách xa Trái đất quá 300k/67.4 = 4.45k Mpc thì ko bao giờ nhìn thấy được vì khoảng cách từ chỗ đó đến trái đất giãn ra với tốc độ nhanh hơn ánh sáng, ánh sáng chạy ko kịp các thiên hà ở "rìa vũ trụ quan sát được" sẽ dần dần mất hút vì khoảng cách đến trái đất vượt ngưỡng 4.45k Mpc.
4.45k Mpc là 4.45k x 3.26 triệu năm ánh sáng = 14.5 tỷ năm Ánh sáng là giới hạn "quan sát được"
Vâng. Bởi vì cụ không hiểu rõ hoàn toàn mấy quyển dễ hiểu nên cụ nói là không phải ạPost của bác này nghe thì oách nhưng lại không phải. Tốc độ của ánh sáng không phụ thuộc vào nguồn phát ra ánh sáng và sự chuyển động của người quan sát.
Đọc mấy quyển dễ hiểu như a brief history of time của Stephen Hawking có giải thích điều này.
Tức là nếu ta phóng đi một con tàu vũ trụ di chuyển gần với vận tốc ánh sáng, ở đít tầu ta lắp cái đèn pin thì ở sân ga vũ trụ ta vẫn nhìn thấy ánh sáng của cái đèn pin ấy.
Bác bảo ánh sáng phát ra từ vật thể đang chuyển động ra xa ta (gần) với tốc độ ánh sáng sẽ không quan sát được, thế là sai.Vâng. Bởi vì cụ không hiểu rõ hoàn toàn mấy quyển dễ hiểu nên cụ nói là không phải ạ