Dưới đây là 4 điều mà đức Phật đã khuyên chúng sinh không nên phí phạm thời gian vào việc cố mà tìm hiểu, điều đó chỉ đem lại thống khổ, loạn trí, mà chẳng có ích lợi gì. Việc thắc mắc về đường đi của nhân quả là điều 3, và việc thắc mắc về vũ trụ là điều 4. Chỉ có sau khi đạt trí tuệ giác ngộ, tự khắc sẽ hiểu 4 điều này, còn đối với trí tuệ phàm phu của chúng sinh thì không thể hiểu.
Phật
Thích-ca Mâu-ni khuyên:
- Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỳ-khưu, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Thế nào là bốn?
1. Cõi giới của các vị Bụt :, này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
2. Thiền giới của người ngồi Thiền : này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... thống khổ
3. Quả dị thục của nghiệp : này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... thống khổ
4. Tâm tư thế giới: này các Tỳ-khưu, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Khôn ngoan nhất và cũng là đúng đắn nhất là chấp nhận kiến giải của quan điểm Phật giáo về vũ trụ, theo đó vũ trụ là vô thủy vô chung, tức là không có bắt đầu và không có kết thúc, mà là trùng trùng sinh diệt theo duyên khởi.
Giới hạn của không gian vũ trụ cũng sinh khởi theo tư duy của loài người, ta gọi là "thế lưu bố tưởng", nghĩa là sự tưởng tượng hay quan niệm từ nhiều đời nhiều kiếp mà thành thói quen cho đời này. Con người tưởng tượng về 1 khoảng trống rỗng gọi là không gian mà trong đó các vật đặc được đặt vào (cái bàn, cái ghế, cây cối, nhà cửa,....).
Nhưng con người đâu biết rằng các vật đặc đó cũng là trống rỗng, khi khoa học ngày càng đi sâu vào vật chất mới thấy nguyên tử cũng trống rỗng, vì hạt nhân - cái được coi là đặc trong nguyên tử - cũng trống rỗng. Vì hạt nhân được cho là cấu tạo từ các hạt khác nhỏ hơn, mà các hạt này suy cho cùng cũng trống rỗng do được tạo ra từ các dao động năng lượng gì đó mà giờ con người chưa biết.
Do tất cả dường như là trống rỗng, nên khái niệm không gian trống rỗng và vật thể đặc cũng không tách rời, chúng dường như là 1. Chỉ có con người - với trí tuệ ô nhiễm mới không nhận ra, rồi đem phân biệt trống rỗng với đặc, Từ đó mất thời gian vào việc miên man tư duy về cái gọi là không gian trống rỗng trải dài vô tận, rồi gán cho nó 1 cái biên giới, hay 1 cái giới hạn rồi lại phát sinh nghi vấn "ngoài giới hạn đó là gì". Tất cả đều là mê mờ, do tập quán kiết sử nhiều đời tích tụ trong tư duy và do ngoại duyên của thế giới đối đãi tác động.
Tóm lại, suy nghĩ về nguồn gốc vũ trụ và giới hạn vũ trụ là 1 việc vô bổ và không có lợi cho sự nâng cao trí tuệ lẫn đời sống hàng ngày. Khôn ngoan nhất là chấp nhận cách tư duy đầy tri tuệ của đạo Phật: Vũ trụ không có khởi đầu, không có giới hạn. Cái gọi là "khởi đầu" và cái gọi là "giới hạn" chỉ là những khái niệm ảo tưởng do đầu óc mê mờ của chúng sinh tạo ra.