- Biển số
- OF-386254
- Ngày cấp bằng
- 9/10/15
- Số km
- 3,500
- Động cơ
- 275,799 Mã lực
- Tuổi
- 48
2. Cụ nên thay từ "ngài Trộm" bằng từ "con người" thì công bằng, hợp lý hơn. Ngài trộm cho dù là đã bị kết án, mất quyền công dân thì vẫn còn quyền con người. Luật bảo vệ quyền con người, quyền được sống của họ. Ví dụ các công ước quốc tế đều bảo vệ quyền con người, chẳng hạn chống lại việc tra tấn, ngược đãi tù nhân. Theo lý luận của cụ thì các công ước, luật pháp này đang bảo vệ cho tội phạm, khủng bố chăng?1. "Luật bảo vệ tài sản", ngoài cách kết tội Trộm, còn ủng hộ Chủ nhà bảo vệ tài sản hợp pháp của mình. Không rõ tôi trích dẫn vậy chuẩn chưa.
Còn cái "quyền chủ động bảo vệ tài sản của mình", hình như nó cũng ghi đâu đó trong Luật.
Đừng bắt tôi search, vì khoản đó tôi khá kém, dù cũng làm được.
2. Theo bác thì, "Luật bảo vệ tài sản bằng cách kết tội những kẻ lấy tài sản của cụ". Tốt lắm, vậy thì, đồng thời, Luật cũng bảo vệ những Quyền ít ỏi của ngài Trộm, bằng việc Kết tội tôi, nếu như tôi quá tay thực sự. Có phải không nhỉ?
(Thế nào là Quá tay, ta xét sau).
Trong trích dẫn Luật Anh quốc của bác Mer B gửi cho tôi, có nêu 1 đoạn, đại ý: "Nếu bác nghĩ rằng, Trộm đe dọa bác và gia đình, bác có thể ra tay trước".
Tất nhiên, bác có thể sai và chịu trách nhiệm về sự Nghĩ sai ấy.
3. "Ví dụ, quyền chém chết trộm, cho dù là trộm 1 cái bánh mì và cụ cũng không bị tấn công": Chuẩn rồi, cái laptop cũng không đáng 1 mạng, dù là cái mạng thằng ăn cắp.
Câu hỏi tôi đặt ra với ví dụ của bác, khá đơn giản:
Thế khi bác không biết / không thể biết / chưa biết rằng Trộm nó chỉ nhằm 01 cái bánh mỳ của bác, và do đó, hiển nhiên rất có thể nó nhắm tới việc lấy đi vài cái bánh mỳ lận: Cái xe SH của bác, cái điện thoại, tiền kiều hối vừa nhận, cả cái mạng của bất cứ ai cản đường nó, và cái chắc chắn bác không thể biết, nó tên Lê văn Luyện hay không.
Và tất nhiên, bác muốn Bảo vệ tài sản hợp pháp của bác; thay vì đợi "Luật bảo vệ tài sản bằng cách kết tội những kẻ lấy tài sản của cụ".
Khi đó, bác làm gì?
1 + 3. Cụ cứ yên tâm với sự công bằng, sáng suốt của pháp luật, ví dụ tham khảo dưới đây về thế nào là phòng vệ chính đáng:
Vậy thì, nếu cụ thấy thằng trộm vào nhà, tay lăm lăm con dao và cụ tự tin về khả năng võ thuật của mình mặc dù bụng bia đã khá to, cụ hoàn toàn có thể nhảy ra phang nó. Vì a/ Cụ có quyền tích cực chống lại sự xâm hại b/Trộm cầm dao có thể anh hưởng đến tính mạng cụ, nên không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ và mức độ nguy hiểm của sự xâm hại.Theo hướng dẫn của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao thì Hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khoẻ của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đầy đủ các dấu hiệu sau dây:
- Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ phải là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm đáng kể cho xã hội;
- Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ;
- Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe doạ, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại;
- Hành vi phòng vệ phải cần thiết với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.
Cần thiết không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe doạ gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.
Tuy nhiên, áp dụng vào một số trường hợp chủ nhà bị kết án, rất dễ để nhìn thấy sự không cần thiết, không tương xứng giữa hành vi phòng vệ và mức độ xâm hại.
Ví dụ ông chăn vịt: Trộm đang cầm vịt bỏ chạy, ông cùng người nhà chặn đánh, chém tới tấp, trong khi trộm không có hung khí, không đe dọa tính mạng, đang tìm cách chạy trốn vì thế không có hành vi tấn công đe dọa tính mạng chủ nhà => Có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ và sự nguy hiểm của hành vi xâm hại
Một vụ khác: Trộm vào nhà, chủ ra đuổi, trộm chạy trốn trèo lên trên tường rồi, chủ còn với theo xiên đinh ba thủng bụng => Trộm đang chạy thì không thể nói là đang "đe dọa tính mạng" và cũng chẳng "tấn công", vì thế hành vi phòng vệ này là quá mức.
Một vụ khác: chủ nhà bắt trói trộm, xong rồi tra tấn lai rai đợi khi trời sáng đem giao nộp. Rõ ràng chẳng có phòng vệ gì ở đây cả, khi trộm đã mất khả năng tấn công và không còn nguy hại thì ông chủ nhà mang ra đánh giải trí.
Đấy, luật là phải cụ thể, ba trường hợp này cụ thấy kết án sai chỗ nào mời cụ đưa ra ý kiến.