Bác Giáp là vai trò chiến lược, đúng tầm của 1 nguyên soái. Cầm quân 1 trận đánh, 1 chiến dịch cụ thể thì bác Lê Trọng Tấn, Nguyễn Hữu An, Hoàng Minh Thảo ...làm quá tốt, thậm chí còn thiện chiến hơn cả bác Giáp ấy chứ.Đánh nhau theo kiểu nướng quân thì thằng nào lỳ hơn, chịu nhiệt lâu hơn sẽ chắc chắn thắng!!!! Pháp - Mỹ là cái đinh gỉ, vì bọn giãy chết nó xót mạng người hơn !
Nhiều tướng Pháp sau này tỏ ra không phục cụ Văn cũng vì lý do này.
Chưa nói ở chiến dịch ĐBP, tiếng nói của tướng Giáp không phải là tất cả. Còn Trần Canh và 173 cố vấn TQ nú sau lưng giật dây nữa!
Sau đến thời chống Mỹ, thì vai trò của cụ Giáp luôn mờ nhạt, không trực tiếp đánh trận nào lớn !
Trận Điện Biên Phủ là hệ quả tất yếu của việc cài thế chiến lược, phá kế hoạch Navar. Bắt địch phải tác chiến ở vùng rừng núi là sở truờng của Việt Minh.
Việc Pháp đổ quân lên chiếm giữ Điện Biên Phủ là sai lầm nghiêm trọng, không lường hết được sức mạnh của ta, đặc biệt là không tính đến lựu pháo 105 ta chế áp hoàn toàn Điện Biên Phủ, mất toàn bộ sân bay nên phải tiếp vận cho Điện Biên Phủ bằng dù, không di tản được thương bệnh binh. Chỉ cần 3 điều này thì ai làm tướng cũng thắng trận này cả. Nhưng để cài thế cho Pháp mắc sai lầm chí tử này thì lại là cả 1 quá trình cài thế, phá kế hoạch Navar 1953-1954.
Có được điều này là kinh nghiệm xương máu của bác Giáp và sự vận dụng linh hoạt khôn khéo việc bày trận.
- năm 1950 ta thắng lớn chiến dịch biên giới, tuy nhiên các năm sau ta lại thất bại ở chiến dịch trung du, đồng bằng. Chứng tỏ ta chưa thể thắng Pháp ở địa bàn trung du đồng bằng.
- Pháp đã từng lập tập đoàn cứ điểm ở Nà Sản. Rồi Pháp lại rút toàn bộ cứ điểm mà không thiệt hại gì. Theo em bác Giáp có thể cố tình hoặc vô tình để Pháp thoái lui cứ điểm Nà Sản. Nhưng sau sự kiện này thì Pháp có nhận định là lập cứ điểm con nhím là hiệu quả, lập nhanh và rút cũng nhanh.
- kế hoạch Navar là tập trung 1 lực lượng cơ động đủ lớn để đối đầu với chủ lực của Việt Minh. Bên cạnh đó là Pháp đánh vào khu 5 là chiến khu tương đối biệt lập và khó tiếp vận của Việt Minh. Xoá sổ khu 5 là sẽ tập trung sức mạnh vào Việt Bắc nơi có 4 đại đoàn 308, 316, 312, 351.
- bác Giáp đã thực hiện chiến lược bắt Pháp phải chia quân ra các hướng mà không tập hợp được binh lực. Cụ thể là đánh tan cuộc càn quét vào khu 5 bằng chính thực lực của khu 5.
Đồng thời các hướng phối hợp đòn hiểm là đưa quân đánh vào hạ lào. Vùng Pháp rất ít bố phòng.
Đưa đại đoàn 316 tiến vào Tây Bắc để hướng vào khu tự trị người Thái và các tỉnh bắc Lào.
Việc Pháp nhảy dù vào Điện Biên Phủ là trúng kế chiến lược. Coi như trước sau cũng thất bại thảm hại mà thôi. Lúc đó các chuyên gia Trung Quốc chỉ góp phần giúp thêm kinh nghiệm công kiên, tiếp vận, tài trợ vũ khí, quân trang.
-----
Thời đánh Mỹ , con đường mòn Hồ Chí Minh chạy dọc hết chiều dài miền nam là đòn quá hiểm, bác Giáp chắc chắn có góp phần ở chiến lược này vì vẫn là bí thư quân uỷ trung ương.
Đường mòn Hồ Chí Minh chỉ thực sự hiệu quả khi bác Đồng Sĩ Nguyên làm tư lệnh 559. Đọc hồi ký của bác Đồng Sĩ Nguyên thì vai trò chỉ đạo trực tiếp của bác Giáp là có.
Năm 1975, còn lưu bút tích chỉ đạo chiến lược của bác Giáp " thần tốc thần tốc hơn nữa "
Chỉ đạo này yêu cầu các quân đoàn liên tục tiến quân, tấn công liên tục sau sai lầm của Thiệu cho rút quân khỏi Tây Nguyên. Các quân đoàn bỏ qua nguyên tắc chiến thuật là sau mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch là dừng lại để chuẩn bị.
Việc tiến quân tấn công liên tục khoét sâu tối đa sai lầm chiến lược của Thiệu.
Việc ta chiếm được quân khu 1, 2 của VNCH, làm tan rã 50% quân lực và đặc biệt là quân lực tinh nhuệ nhất của VNCH lại ở quân khu 1. Đến lúc này thì VNCH chắc chắn tan rã rồi, tướng Văn Tiến Dũng hay ai cũng có thể kết thúc chiến dịch Hồ Chí Minh chiếm SG.
Chỉnh sửa cuối: