Có tay nghiên cứu amateur này tìm ra gốc của 1 chữ dùng hàng ngày, mà cứ tưởng là chữ Nôm:
Chiếu, chữ Nho là Tịch 席. Tiếng Mân, hiện chỉ còn thấy lưu tồn tương đồng tuyệt đối với tiếng Việt ở thể [tsʰiau13] tại Phủ Điền – Phúc Kiến. Trong khi đó âm Tiệc của nó trong Yến Tiệc tức Yến Tịch 宴席, Tửu Tiệc tức Tửu Tịch 酒席, thì rất phổ biến [seik2] (Phúc An – Phúc Kiến), [tsiek53] (Trung Sơn – Quảng Đông), [tsiɛk22] (Nhân Hóa – Quảng Đông)… Âm Nôm – Tiệc cũng là cách đọc chữ Tịch 席. Một lần nữa từ nguyên đã chỉ ra thói quen sinh hoạt cổ đại ở Á Đông: Trải chiếu xuống đất hoặc trên giường/sập/phản, tụ họp ăn uống – gọi là mở Tiệc.
Tịch trong quốc tịch cũng có một nghĩa là cái chiếu, nhưng chữ là Tịch 籍. Chủ Xị là Mân âm hiện tại của Chủ Tịch 主席, từ nay nên hiểu là chủ tiệc. Tịch nghĩa đen là cái chiếu, do đó chỗ ngồi cũng gọi là Tịch. Chủ Tịch 主席 vốn chỉ đầu lĩnh, cận đại được dùng để dịch thuật ngữ chính trị President hoặc Chairman từ phương Tây. Quan hệ [ich] [iếc] này có thể liệt kê một chuỗi từ: Tích 惜 -> Tiếc. Chích 只 -> Chiếc. Bích 碧 -> Biếc…
Từ Đường âm Tịch 席 đã phát tán một loạt từ và âm liên quan đến phần hạ thể và cả tính giao trong tiếng Việt. Tạ 褯 bộ Y 衣, âm gốc Tịch 席 chỉ cái tã lót. Nếu Tịch 席 đã chỉ chỗ ngồi thì việc nó phủ nghĩa ra cả cái bàn tọa (mông, đít) là rõ ràng. Do biến âm T/Đ (như tồi bại = đồi bại), Tịch 席 biến thành Đích (giọng nam bộ, chỉ hạ thể phía sau) và Địch (động từ chỉ việc xì hơi từ Đích). Đích được khinh hóa khi phát âm nên đã trở thành Đít trong giọng Hà Nội.
Những năm 1970 và 1980 thanh thiếu niên chúng tôi ở Sài Gòn hay dùng từ lóng Chịch chỉ tính giao. Đây chính là tiếng Quảng Đông khi đọc chữ Tịch 席 mà thôi.