Đấy là sự suy diễn của cá nhân mợ về quan điểm của người khác thôi. Kể cũng lạ, không hiểu sao mợ cứ đổ riệt cho những người khác cái quan điểm mà họ chưa từng phát biểu. Thậm chí là không hề liên quan đến quan điểm của họ nhằm giành phần thắng. Mợ làm cháu nhớ đến bà hàng xóm, xin lỗi mợ, bằng tầm tuổi bà ngoại cháu, hồi xưa ấy, bà ấy có con dâu và sống với con dâu cực kỳ cay nghiệt. Mỗi lời nói, hành vi người ngoài thấy hết sức bình thường, nhưng qua lăng kính và miệng lưỡi của bà ấy lập tức biến thành hành vi đức trời không dung đất không tha
Quay lại diễn biến của sự việc, cháu giải thích lại lần nữa về quan điểm của cháu cho mợ để mợ bớt suy diễn nhé.
Thứ nhất, tài sản ai người đó có quyền định đoạt cái này ok chưa ạ? Do đó câu tiền của riêng con trai t, như mợ nói là có thể nói chính xác 1 phần về quan điểm. Ý cháu và các cụ trên đây là, tài sản của bố mẹ quyết định cho ai thì mình buộc phải tôn trọng ý chí của người ta. Không nên đòi hỏi thứ không phải của mình. Mong muốn thì được, ai chẳng có mong muốn, nhưng nếu lỡ không được thì cũng ko nên chê trách nhà chồng là ích kỷ khôn lỏi hay dùng các “mỹ từ” không hay để nói về người ta.
Thứ 2, bố mẹ chồng không có quyền yêu cầu con dâu phải có bất kỳ nghĩa vụ và trách nhiệm nào đối với mình. Nếu có yêu cầu gì thì chỉ có thể có yêu cầu đối với con đẻ. Cái luận điểm này mợ công nhận chưa ạ? Vậy cái bôi đỏ đậm trên kia mợ có công nhận mợ đã nói sai chưa ạ?
Thứ 3: trong trường hợp nếu bố mẹ ốm đau, yêu cầu con đẻ chăm sóc, thời gian chăm sóc có thể ảnh hưởng đến công việc và thu nhập của gia đình nhỏ của con trai, tức là ảnh hưởng đến quyền lợi của con dâu, phần mợ ngầm hiểu đó, đậm đậm bôi xanh đó. Ở đây là vai trò của ông con zai. Khi bố mẹ yêu cầu con phải bỏ tài chính, thời gian để chăm sóc thì thì có thể có các kịch bản sau:
1. Ông con trai từ chối, vì một lý do gì đó, có thể là do vợ công đồng ý, có thể là do không thu xếp được… tóm lại là từ chối. Trong trường hợp này bố mẹ chồng có trách móc con dâu không? (Nguyên gốc cây hỏi không phải của mợ nhưng của mợ khác là” nếu không cho tài sản, sau này ốm đau không chăm sóc thì đừng có trách”) câu trả lời của cháu và một số cụ là không trách con dâu, vì có đẻ con dâu ra và nuôi nấng nó được ngày nào đâu là trách. Muốn trách thì trước hết phải trách bản thân mình giáo dục chưa tốt, sau thì trách con đẻ. Cái này mợ có đồng ý chưa ạ?
2. Ông con trai đồng ý, khi ông con trai đồng ý thì sẽ có hai trường hợp có thể xảy ra.
- ông con trai tự tay chăm sóc bố mẹ, không nhờ đến vợ con. Trong trường hợp này thì ông con trai là một người trưởng thành, tự tay chăm sóc bố mẹ thì phải tự bố trí sắp xếp công việc của mình, thoả thuận với vợ con như nào đấy để cho vợ con khỏi phiền lòng suy nghĩ hay là mặc kệ vợ con nghĩ gì thì nghĩ, việc ông zai làm thì ông ấy cứ làm. Trong cả 2 trường hợp thì đó là MQH giữa vợ chồng các con. Bố mẹ chẳng có lỗi gì với con dâu cả. Bởi vì bố mẹ đưa ra yêu cầu, đáp ứng hay không là quyền của ông con zai. Cách ăn ở đối xử hàng ngày của ông con zai với vợ con và gia đình bên vợ làm vợ có thể ủng hộ hoặc không ủng hộ việc chăm sóc bố mẹ của chồng.
- Cô con dâu chăm sóc bố mẹ chồng, trong trường hợp này thì tạm phân loại:
+ ông con trai sử dụng sức mạnh về cơ bắp hay tiền bạc để bắt ép vợ phải chăm bố mẹ mình ngoài mong muốn của con dâu. Lỗi này là của ông con trai, chứ không phải là lỗi của bố mẹ chồng.
+ cô con dâu tình nguyện đến chăm. Trong trường hợp này cháu lại chia ra như sau:
* chăm sóc do xuất phát từ tình cảm chân thành giữa những con người sống trong gia đình với nhau. Cái này là cô con dâu cam tâm tình nguyện, bố mẹ chồng không yêu cầu nhưng cô ấy là người tử tế. Trong quá trình chung sống thì bố mẹ và chồng có thể cư xử lịch sự, tử tế với cô ấy hoặc không (nhiều trường hợp bố mẹ chồng và chồng của xử với con dâu rất tệ) nhưng vì bản thân cô ấy là người tử tế thì cô ấy thì cô ấy vẫn có thể tham gia chăm sóc. Trường hợp này đấy là sự tử tế giữa người và người, không liên quan đến việc đối phương đối xử với mình thế nào, mình tử tế với bố mẹ chồng bởi vì chính bản thân mình là người tử tế. Nếu bố mẹ chồng là người biết điều, họ sẽ biết ơn và cư xử tử tế lại với con dâu, thậm chí với cả thông gia. Còn nếu ko họ bảo tôi có khiến chăm đâu, thậm chí có trường hợp họ từ chối luôn, cuộc đời đôi khi nó trần trụi như vậy.
* chăm sóc bố mẹ vì nếu không chăm sợ hàng xóm láng giềng họ nhận xét đánh giá. Cái này con dâu chăm là vì chính bản thân con dâu.
* chăm sóc bố mẹ chồng là do sự phân công lao động trong nhà. Vợ và chồng tự thỏa thuận sao cho có lợi nhất về mọi mặt, cơ hội ông chồng đi làm sẽ mang về nhiều lợi ích hơn về mặt kinh tế.
* chăm sóc bố mẹ chồng vì lời hứa của ông bà là nếu chăm sóc thì được 1 lợi ích nào đó. Nếu ông bà nuốt lời thì ông bà là người sai, đáng trách.
* chăm sóc bố mẹ chồng vì đếm cua trong lỗ, tạm gọi là đầu tư. Mà mợ biết rồi đấy, đầu tư thì có thể thành, có thể bại. Thành bại ở đây là do bản lĩnh của con dâu, ko phụ thuộc vào bố mẹ chồng.
Về phía bố mẹ chồng, sau khi được con cái chăm sóc, bao gồm cả con trai lẫn con dâu thì có nên biết ơn con dâu hay không? Cháu đã trả lời là tất nhiên là biết ơn. Nhưng đến đây thì lại xuất phát một vấn đề khác nhau giữa cháu và mợ.
Mợ: Biết ơn thì phải chia tài sản.
Cháu: Lòng biết ơn không nhất thiết (nhấn mạnh là không nhất thiết ạ) là phải chia tài sản, mà nó thể hiện qua cuộc sống hàng ngày, sống với nhau một cách tử tế và lịch sự. Ví dụ luôn nhà cháu nhé, có 1 thời gian cháu sống ở nước ngoài, gia đình 2 anh trai thì con còn rất nhỏ, bản thân các anh chị cũng phải đi làm. Nói chung rất neo người, đợt đấy bố cháu bị ốm rất nặng, ốm dài ngày luôn. Lúc này rất may có em trai của chị dâu thứ 2 lại là người chăm sóc chính cho bố cháu. Em ấy mới tốt nghiệp, chưa có việc làm nên tình nguyện hàng ngày chạy ra chạy vào viện phụ mẹ cháu trông ông thông gia. Biết ơn không ạ? Biết ơn chứ, nhưng tất nhiên là không phải vì điều đó mà bố mẹ cháu chia tài sản cho chị dâu. Vì chị dâu nữa cũng con còn nhỏ ko tham gia chăm sóc ông vẫn được đứng tên sổ đỏ bình thường. Ông bà chia ts cho cả hai chị dâu vì ông bà thích thế. Vậy lòng biết ơn thể hiện trong trường hợp này như nào? Bố mẹ cháu cư xử tử tế với con cái, khi thông za bố mẹ chị dâu ốm cần phải nằm viện lớn ở ngoài này thì cháu hết sức nhiệt tình giúp đỡ. Xách từng bát cháo vào viện cho ông bà thông za. Chạy mua từng viên thuốc hiếm, tận dụng mối quan hệ để tìm được bác sỹ giỏi nhất cho ông bà. Đại khái là không phải chia đất xong là đã trả ơn xong mà là chia tài sản và sự biết ơn này nên coi là 2 việc độc, ko nên móc vào với nhau làm 1 ạ.