- Biển số
- OF-374740
- Ngày cấp bằng
- 22/7/15
- Số km
- 1,017
- Động cơ
- 258,070 Mã lực
Đấy là cách hiểu chung chung (hời hợt) của các cụ về biển số 412 thôi. Biển 412, ngoài việc chỉ dẫn làn đường dành riêng cho từng loại xe, nó còn có quy định: "Các loại xe khác không được đi vào làn đường có đặt biển này", đấy là cơ sở để cơ quan hành pháp xử lý những người vi phạm do ko chấp hành hiệu lệnh của biển số 412.
Ko có chỗ nào ghi biển số 412 phải cần phải có thêm vạch số 54!? Toàn là các cụ tự huyễn hoặc với nhau.
Trích dòng đầu tiên: “Để chỉ dẫn cho... biết... có...”, cụ lưu ý giúp từ “có”. Cái gì “có” và “có” cái gì? Đây chính là đường hoặc phần đường xe chạy “có”, và nó “có” làn đường dành riêng ở bên trên bề mặt của nó
Sau khi đường “có làn đường dành riêng” mới cần thông tin để chỉ dẫn cho lái xe biết, tức là làn đường dành riêng xuất hiện trước ở trên đường còn biển chỉ dẫn làn đường dành riêng xuất hiện sau
Từ “làn đường” ở dòng cuối cùng là từ viết tắt, rút gọn của từ “làn đường dành riêng”, nội dung thống nhất với từ ngữ đã được quy định ở dòng đầu tiên, không mâu thuẫn như cách hiểu của cụ
Viết đầy đủ rõ ràng như sau: “Các loại xe khác không được đi vào làn đường dành riêng có đặt biển này”
Trong QC41 có rất nhiều nhầm lẫn về vạch kẻ theo đường có tốc độ quy định, cụ thể các vạch số 5, 6, 8, 9, 10, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 35, 38, 39, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 của đường tốc độ >60km/h sử dụng được cho đường tốc độ ≤60km/h. Ngược lại các vạch số 1.8, 1.14, 1.16.1, 1.16.2, 1.16.3, 1.17, 1.18, 1.19 của đường tốc độ ≤60km/h sử dụng được cho đường tốc độ >60km/hÝ em là đã là "đường có tốc độ <60km/h" thì thôi đường "đường có tốc độ >60km/h" và ngược lại
Thực tế có nhiều trường hợp sử dụng vạch chung giữa Phụ lục G và Phụ lục H, vì cách phân loại vạch chưa khoa học nên Phụ lục H còn thiếu nhiều loại vạch có trong Phụ lục G, để sử dụng báo hiệu cho đường tốc độ ≤60km/h
Vạch số 1.23 chữ A (AUTO BUS) màu trắng được kẻ trực tiếp lên “làn xe dành riêng” của vạch số 54, sử dụng cho đường tốc độ ≤60km/h. Đường tốc độ >60km/h thì kẻ trực tiếp chữ XE BUÝT màu trắng lên “làn xe dành riêng” của vạch số 54, cùng báo hiệu cho 1 đối tượng duy nhất là xe ôtô khách chạy tuyến quy định
Tương tự như vạch số 1.21 chữ STOP màu trắng xác định gần đến vị trí vạch dừng để nhường đường, sử dụng cho đường tốc độ ≤60km/h. Đường tốc độ >60km/h thì kẻ trực tiếp vạch số 40 chữ DỪNG màu trắng trước vạch dừng xe nhường đường, báo hiệu dừng lại nơi có vạch nhường đường
Không hiểu sao có sự phân biệt như thế, ngoài đô thị thì dùng tiếng Việt, trong đô thị thì dùng tiếng nước ngoài... hay do dân trí đô thị cao hơn nhà quê nhỉ? Quan điểm của em là nên dùng thống nhất 1 ngôn ngữ cho cả đường tốc độ >60km/h và ≤60km/h, chỉ cần phân biệt vạch kẻ chữ bằng màu sắc, đường tốc độ >60km/h thì dùng vàng, đường tốc độ ≤60km/h thì dùng màu trắng
“Coi ôtô khách, ôtô con, ôtô tải, xe môtô, xe thô sơ là xe chuyên dùng hết và phải có làn đường chuyên dùng để cho những xe đấy chạy” thì không phải do em, mà chính là do mấy con chuột chuyên đục khoét ị bậy vào QC41 để kiếm chác, phá hoại giao thông và sự ổn định của xã hộiCác cụ đấy bị loạn chưởng hết r. Bây giờ còn "yêu cầu" phải kẻ vạch tín hiệu giao thông trên đường có tốc độ > 60km/h ở trong khu đông dân cư. Coi ôtô khách, ôtô con, ôtô tải, xe môtô, xe thô sơ là xe chuyên dùng hết và phải có làn đường chuyên dùng để cho những xe đấy chạy.
So sánh QC41 với Điều lệ báo hiệu đường bộ 22 TCN 237-01 sẽ phát hiện ra sự thật khi đọc kỹ từng từ trong 2 văn bản này
Trong ĐL 22 TCN 237-01, biển 412 chưa phân ra làm a, b, c, d. Mới copy báo hiệu của nước ngoài về nên vẫn để nguyên biển 412 cùng biển 413a, b, c để chỉ dẫn đường có làn đường dành cho ôtô khách
Theo định nghĩa xe chuyên dùng ở còm trước, xe buýt là xe ôtô khách chuyên dùng vì có đặc tính riêng biệt, có kết cấu và trang bị tay nắm để hành khách có thể đứng an toàn giữa lối đi khi xe di chuyển, chạy theo tuyến quy định, phải liên tục dừng đỗ để đón và trả khách xuống các điểm chờ quy định
Cồng kềnh, chạy chậm, chở nhiều người, liên tục dừng đỗ đón và trả khách nên phải bố trí đường hoặc làn đường dành riêng cho xe buýt để đảm bảo an toàn và thông suốt nhằm nâng cao hiệu quả giao thông
Thời gian đầu do người dịch chắc chưa hiểu xe buýt là xe chuyên dùng nên quy định cả xe khách đi vào làn đường cho xe chuyên dùng. Khi đó chưa áp dụng làn đường dành riêng cho xe buýt nên ít ai để ý, chỉ mới thử nghiệm 1 thời gian ngắn đường dành riêng cho xe buýt trên đường Nguyễn Trãi rồi bỏ
Ví dụ làn đường dành riêng cho xe buýt cấm xe khách đi vào:
Chính vì thế mà vạch kẻ màu trắng chữ A chưa từng được sử dụng nên không có giải thích dùng để làm gì. Hồi đó vạch kẻ làn đường xe buýt còn chưa có hình minh họa nên không ai biết chi tiết thế nào, nhưng vẫn có từ “xe riêng biệt” và “xe chuyên dùng” để ám chỉ đấy là vạch quy định làn đường cho xe buýt:
Mặc dù có bổ sung giải thích chữ A để làm gì và có thêm hình minh họa vạch số 54 nhưng ý đồ của người soạn QC41 là xóa bỏ làn đường dành riêng cho xe buýt cho nên phân biển 412 ra theo từng loại xe a, b, c, d. Nguyên nhân có thể là do suy nghĩ thiển cận, thiếu cơ sở khoa học hoặc cố tình, vô đạo đức của người soạn thảo QC41 đã biến tất cả các loại xe thành xe chuyên dùng:
Coi tất cả các loại xe thành xe chuyên dùng, từ biển chỉ dẫn mỗi loại xe thành biển gộp chỉ dẫn nhiều loại xe, biến hóa biển chỉ dẫn thành biển hiệu lệnh... gây ra hậu quả gì? Phải chăng đó sự kế thừa và là cách phát triển từ thời kỳ mông muội chuyển lên thời kỳ dã man? Khi nào rảnh em sẽ lại tiếp tục hầu các cụ
Chỉnh sửa cuối: