[CLB xe] Vitara - Những câu hỏi VÌ SAO? LÀM THẾ NÀO?

Hai Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-284
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
4,565
Động cơ
624,838 Mã lực
Cho em hỏi chỗ lành nghề về Két Nước:

Sau chuyến đi Laò và về VN qua đường Điện Biên, em có vượt 1 con sông nhỏ (to hơn Tô Lịch tý), nước quá nắp capo. Sau đo xe có hiện tượng kêu rào rào, có thể là nước trong két trào ra gặp máy nóng nên bốc hơi.

Nhưng ngay khi vượt sông thì có tiếng kêu này + kim nhiệt tăng nên em bổ sung thêm 0.3l thì đầy. Sau đó chạy bình thường không có hiện tượng gì

2 ngày sau, khi đang leo dốc ở Mường Lay thì lại xuất hiện tiếng rào rào, máy yếu hẳn + kim nhiệt lại tăng.

Dừng lại châm thêm nước nhưng lần này là hơn 1L nước. Sau đo thì chạy bình thường 1000km nữa cho đến khi về HN. Hiện vẫn bt

Khi dừng chờ thông đường ở Mường Lay thì gặp mấy chú buôn đồ Lào qua ck Tây Trang thì °ãc biết không dưới 10 xe VN đã vỡ máy lại con sông mà em đã qua.

Qua hiện tượng trên, có khã năng là xe bị dò két nước ??? Nước mát trong bình phụ vẫn còn đầy. NHưng nếu dò thì dò luôn, đây lại lúc bị lúc không ??

Em chưa hiểu, các cao thủ ra tay hộ em
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,080
Động cơ
627,788 Mã lực
Tuổi
52
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Khi dừng chờ thông đường ở Mường Lay thì gặp mấy chú buôn đồ Lào qua ck Tây Trang thì °ãc biết không dưới 10 xe VN đã vỡ máy lại con sông mà em đã qua.
đoạn sông này bị vong ám, bác làm lễ thì được không nó sẽ ám theo xe bác mãi, các biện pháp kỹ thuật không ăn thua đâu
 

raotro

Xe container
Biển số
OF-52461
Ngày cấp bằng
9/12/09
Số km
5,480
Động cơ
505,731 Mã lực
Nơi ở
Hà "nhì"
Cho em hỏi chỗ lành nghề về Két Nước:

Sau chuyến đi Laò và về VN qua đường Điện Biên, em có vượt 1 con sông nhỏ (to hơn Tô Lịch tý), nước quá nắp capo. Sau đo xe có hiện tượng kêu rào rào, có thể là nước trong két trào ra gặp máy nóng nên bốc hơi.

Nhưng ngay khi vượt sông thì có tiếng kêu này + kim nhiệt tăng nên em bổ sung thêm 0.3l thì đầy. Sau đó chạy bình thường không có hiện tượng gì

2 ngày sau, khi đang leo dốc ở Mường Lay thì lại xuất hiện tiếng rào rào, máy yếu hẳn + kim nhiệt lại tăng.

Dừng lại châm thêm nước nhưng lần này là hơn 1L nước. Sau đo thì chạy bình thường 1000km nữa cho đến khi về HN. Hiện vẫn bt

Khi dừng chờ thông đường ở Mường Lay thì gặp mấy chú buôn đồ Lào qua ck Tây Trang thì °ãc biết không dưới 10 xe VN đã vỡ máy lại con sông mà em đã qua.

Qua hiện tượng trên, có khã năng là xe bị dò két nước ??? Nước mát trong bình phụ vẫn còn đầy. NHưng nếu dò thì dò luôn, đây lại lúc bị lúc không ??

Em chưa hiểu, các cao thủ ra tay hộ em
Mở cái nắp nhựa trên khu mặt máy ra để nhìn trực tiếp vào cái mớ ống cao su dẫn nước làm mát từ thân máy ra họng hút...xưa cháu chết ở chỗ này.
Cuối cùng thì nhớ là cái nắp bình phụ có mũi tên, thân bình cũng có....2 cái đó phải trùng nhau. Cấm hỏi vì sao!~X(
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
974
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em VIT nhà cháu đi dứng vẫn bình thường, chỉ mỗi bệnh lên dốc dài (như Tam Đảo) là dỗi, kêu và hơi ì. Em nó chạy cũng được hơn 50k rồi. (thực ra đi đường bằng cũng chẳng làm sao). Cháu nghĩ có thể tỷ số truyền bị mất mát ở bộ côn. Mặc dù vẫn đi được, nhưng nếu bị mất vài phần trăm vòng quay tức là mình phải bỏ thêm tiền ra mua xăng (?). Có phải vậy không các cụ?

Theo chân cụ Almighty, hôm nọ cháu dắt em nó đến Gara Goodi ở Xuân La, chỉ vì cụ Almighty đã làm ở đó rồi. Công xá, vật tư thấy cũng vừa phải, lại gần nhà.
Hôm nay đưa em nó ra viện, muốn trình bẩm lại để các cụ cùng biết.

Trước tiên là cháu đến trao đổi với cậu Thịnh, chủ KT ở đấy. Nó và cháu cùng đi tét côn em VIT. Nó bảo côn vẫn còn dùng được, nhưng kiểm tra hoặc thay cũng được. Thế là cháu quyết định đưa VIt vào khoa ngoại.

Ngoại khoa thì các cụ biết rồi: đó là mổ banh= tức là tháo phần chuyền động (bao gồm: côn-hộp số, 2 cầu ++) ra khỏi thân máy.
Tháo cầu sau:




2 em cầu được tháo ra:


Còn lại hộp số thế này:










 

viper2007

Xe điện
Biển số
OF-22998
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
2,059
Động cơ
514,411 Mã lực
bác thức dậy chưa, tiếp đi em vẫn đang hóng
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
974
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sorry anh em, tối qua đang bấm up thì mất mạng, thế là công toi.
Vì thấy v/đ côn cũng hóc, mà lại rất quan trọng về sức kéo, nên cháu up lên để anh em cùng biết và xử lý.
Tháo cầu sau khỏi hộp số:


sau khi tháo hộp số thì gầm hở hoác ra thế này



Để tháo hộp số cần một giá đỡ có điều chỉnh độ cao bằng chân. Dụng cụ này là không thể thiếu.


Việc tháo hộp số chỉ có khó nhất là 2 vít phía trên hộp bắt vào thân máy trước, do vị trí này rất khó dùng các khóa mở bình thường.
Mở 2 vít này hoặc là dùng búa đóng cái mở ốc từ bên dưới, hoặc phải có tay nối dài ra tận mép sau hộp số. Cháu chỉ lo các chú thợ
mở ra khó thế rồi vặn vào có chặt như cũ không! (vì mình không tự tay vặn ốc), đành nhắc nhở anh em và...hy vọng.
Hạ dần hộp số xuống:




Bộ Bàn ép-côn-bánh đà vẫn còn bám vào trục máy:

Chỗ nối hộp số vào thân máy có một cái gioăng kim loại. Bên phải cac cụ sẽ thấy: 1 cáp điện, 1 ống thở cao su, 1 dây côn.
Khoang chứa côn là một khoảng trống. Khoang này (ở xe cháu) là rất kín (không có nước vào). Như cháu nói ở trên, độ kín là do vít giữ và lực ép của vít. Nếu có hở chút xíu thì bình thường cũng không sao (hộp số còn cái ống thở đi lên trên), nhưng nếu nước vào thì sẽ gây rỉ, kẹt cơ cấu côn, làm nhanh mòn côn.

Khoang chứa côn (phần sau) đây ạ:

Như trong hình các cụ thấy bi T nằm chính giữa. Trục ngang bên trên, nối với càng cua, sẽ xoay và đẩy bi T ép vào bàn ép, nhả côn ra. Chính cái cơ cấu này ảnh hưởng nhiều đến việc côn nhẹ hay nặng. Khi bị bụi côn mài mòn bám vào thì cả bi T, trục bi T, trục càng cua sẽ tăng ma sát. Khi mới tháo cháu thử kéo côn bằng tay, thấy nó nhả ra rất kém.



Thôi tạm thế đã không mất mạng thì toi công.









 
Chỉnh sửa cuối:

raotro

Xe container
Biển số
OF-52461
Ngày cấp bằng
9/12/09
Số km
5,480
Động cơ
505,731 Mã lực
Nơi ở
Hà "nhì"
Cháu đang ngoác mồm hóng kụ fansi nhá!
 

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,771
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
Không biết bác fansi có láng bánh đà không nhỉ? Em quan tâm nhất chỗ đó :)
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
974
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không biết bác fansi có láng bánh đà không nhỉ? Em quan tâm nhất chỗ đó :)
Có bác ạ. Khi đã thay côn mới --> bề mặt tiếp xúc với bánh đà/bàn ép thay đổi--> phải láng để đưa bánh đà/bàn ép vào vị trí ban đầu.
Mọi động tác này được thực hiện với tính toán khá phiêu lưu: mặt láng rất phẳng, tuyệt đối vuông góc với trục, trục cơ chuẩn. Nhưng cũng
không có giải pháp nào hơn cả (hay là có giải pháp khác?).
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
974
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nói thêm về láng bánh đà/bàn ép: bề mặt sau khi láng sẽ sần hơn cũ nhiều.
Đây ạ:

Điều này sẽ làm tăng ma sát giữa côn và bánh đà--> tăng lực kéo. Nhưng độ trơn khi ta xoa côn để nhích thì giảm chút ít.
Có thể gây hiện tượng rung giật nhẹ khi vào côn.

Cháu đang nghĩ về một p/a xử lý khác, áp dụng khi côn vẫn chưa mòn lắm.
Nếu côn chưa mòn lắm, còn dùng được, thì v/đ chỉ là tăng lực ma sát với bánh đà, bàn ép. Nhiều thợ nói côn bị cháy, bánh đà cháy vv...nhưng cháu
nghĩ điều côt yếu là lực bám thế nào. Khi đã quay cùng nhau một thời gian, thì bề mặt côn-bàn ép-bánh đà hầu như là khít với nhau (vì mòn cùng với nhau).
Vậy nếu ta đánh lại côn, láng bánh đà sao cho giữ nguyên hiện trạng thì bộ ba này vẫn có thể làm việc cùng nhau, mà lại tăng thêm lực ma sát.

Rất mong các cao thủ chỉ giáo về ý kiến này?
 

viper2007

Xe điện
Biển số
OF-22998
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
2,059
Động cơ
514,411 Mã lực
tóm lại là bác làm những gì, côn ko thay, chỉ làm vệ sinh bề mặt cho lá côn, mặt bàn ép và láng bánh đà à. Nếu chỉ để cho bộ 3 này có sự ăn khớp như bác nói, mình vê côn khét một chút nhưng có khi cũng đạt hiệu quả. Hình như bác thay bi T ah
 

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,771
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
Có bác ạ. Khi đã thay côn mới --> bề mặt tiếp xúc với bánh đà/bàn ép thay đổi--> phải láng để đưa bánh đà/bàn ép vào vị trí ban đầu.
Mọi động tác này được thực hiện với tính toán khá phiêu lưu: mặt láng rất phẳng, tuyệt đối vuông góc với trục, trục cơ chuẩn. Nhưng cũng
không có giải pháp nào hơn cả (hay là có giải pháp khác?).
Em đang tiếc cho cái bánh đà của bác, vì xe bác chạy mới 5 vạn Km, bánh đà vẫn ... còn gin chưa bị láng lần nào.
Việc thợ hay bảo mặt bánh đà, bàn ép bị cháy là chuyện thường xuyên và đó là theo lối mòn họ dạy nhau. Như xe bác chỉ cần lấy giấy ráp xoa lại 2 mặt bánh đà và bàn ép là xong, sau đó lắp lá côn mới vào, cần thiết thì thay bi T cho yên tâm.

Còn thao tác láng bánh đà cực kỳ kén thợ, kén kỹ thuật, kén máy để đạt được sự vuông góc với trục quay như bác nói. Việc 2 mặt bánh đà - bàn ép cũ đang hoàn toàn song song với nhau và vuông góc với trục quay, rồi bị phá vỡ để thiết lập lại 2 mặt phẳng song song khác là không hề đơn giản.
 
Chỉnh sửa cuối:

viper2007

Xe điện
Biển số
OF-22998
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
2,059
Động cơ
514,411 Mã lực
em cũng thấy nếu chỉ có lá côn ma sát sới bánh đà thì bánh đà ko cần phải láng, vì lá côn sinh ra là để bị mài mòn. Trừ khi lá côn mòn hết, đinh tán mài vào bề mặt bánh đà thì mới tính đến việc láng. Em ko biết khi bọn hãng sx ra cái bánh đà có mang cân bằng động ko.
 

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,771
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
Nói thêm về láng bánh đà/bàn ép: bề mặt sau khi láng sẽ sần hơn cũ nhiều.
Đây ạ:

Điều này sẽ làm tăng ma sát giữa côn và bánh đà--> tăng lực kéo. Nhưng độ trơn khi ta xoa côn để nhích thì giảm chút ít.
Có thể gây hiện tượng rung giật nhẹ khi vào côn.

Cháu đang nghĩ về một p/a xử lý khác, áp dụng khi côn vẫn chưa mòn lắm.
Nếu côn chưa mòn lắm, còn dùng được, thì v/đ chỉ là tăng lực ma sát với bánh đà, bàn ép. Nhiều thợ nói côn bị cháy, bánh đà cháy vv...nhưng cháu
nghĩ điều côt yếu là lực bám thế nào. Khi đã quay cùng nhau một thời gian, thì bề mặt côn-bàn ép-bánh đà hầu như là khít với nhau (vì mòn cùng với nhau).
Vậy nếu ta đánh lại côn, láng bánh đà sao cho giữ nguyên hiện trạng thì bộ ba này vẫn có thể làm việc cùng nhau, mà lại tăng thêm lực ma sát.

Rất mong các cao thủ chỉ giáo về ý kiến này?
Cái mặt bánh đà và bàn ép lúc mới láng xong nhìn nó ráp hơn khi chưa láng là đương nhiên, nhưng qua một thời gian hoạt động nó sẽ lại trơn nhẵn đi thôi bác ạ.
Trong 3 chi tiết bánh đà - lá côn - bàn ép, thì lá côn được thiết kế để mòn nhiều nhất, và là cái để thay trước. Bàn ép cần thay nhiều khi không phải do mặt bị mòn mà mòn lò xo lá di bi T tì vào, hoặc các lò xo lá bị vênh không đều nhau.

Còn hiện tượng rung giật khi vào côn sau khi thay lá côn có thể do:
- Lá côn mới, phải chạy một thời gian mới mòn những phần vênh, sau đó mới tiếp xúc toàn bộ bề mặt lá côn vào bàn ép và bánh đà.
- Nguyên nhân này thì gớm hơn, là bề mặt bánh đà và bàn ép không song song nhau vì đã bị láng, cái này khắc phục mới khó.
 

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,771
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
em cũng thấy nếu chỉ có lá côn ma sát sới bánh đà thì bánh đà ko cần phải láng, vì lá côn sinh ra là để bị mài mòn. Trừ khi lá côn mòn hết, đinh tán mài vào bề mặt bánh đà thì mới tính đến việc láng. Em ko biết khi bọn hãng sx ra cái bánh đà có mang cân bằng động ko.
Nếu bác lật mặt sau bánh đà, có thể thấy có 1 vài lỗ khoan nông hay sâu, đó là dấu vết của việc cân bằng động bánh đà từ nhà sản xuất. Đây là việc không thể thiếu với chi tiết quay ở tốc độ cao.
Thậm chí với bàn ép loại tốt, nhà sản xuất cũng cân bằng động đấy.
 

fansi

Xe buýt
Biển số
OF-36285
Ngày cấp bằng
28/5/09
Số km
974
Động cơ
482,215 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nếu bác lật mặt sau bánh đà, có thể thấy có 1 vài lỗ khoan nông hay sâu, đó là dấu vết của việc cân bằng động bánh đà từ nhà sản xuất. Đây là việc không thể thiếu với chi tiết quay ở tốc độ cao. Thậm chí với bàn ép loại tốt, nhà sản xuất cũng cân bằng động đấy.
Bánh đà được SX ra rất chuẩn. Việc láng bánh đà quả là có phiêu lưu, mà công đoạn này mình lại không trực tiếp theo dõi thợ tiện, chỉ y/c thợ phải chọn cơ sở tin cậy mà thôi. Nhưng nếu thay côn mà không láng (như mình đã trình bày trên) thì không có gì đảm bảo hai bề mặt sẽ ăn khớp nhau (?). Trừ phi mình có một thiết bị/cách đo được độ khít của hai mặt phẳng.

"em cũng thấy nếu chỉ có lá côn ma sát sới bánh đà thì bánh đà ko cần phải láng, vì lá côn sinh ra là để bị mài mòn. Trừ khi lá côn mòn hết, đinh tán mài vào bề mặt bánh đà thì mới tính đến việc láng"

Lá côn cũ đây ạ:


còn đây là côn mới:


Lá côn nằm giữa bánh đà và bàn ép Viper ạ. Lá côn thực ra có 2 mặt, để bám vào bánh đà và bàn ép.
Mình băn khoăn một điều: không biết độ sần của bánh đà và bàn ép có phải là cần thiết không?- để tăng lực ma sát với côn.

Mặt khác mình cũng thấy là sau một thơi gian cọ sát thì bánh đà và bàn ép sẽ bị mòn nhẵn. Vậy thì có cần mài lại bánh đà/bàn ép không?

Chiều nay cháu đi test côn xe ở đường lên núi Ba Vì.
Tốc độ 80kmh tương ứng với vòng quay 2500:



Cảm nhận chung sau khi thay côn là:
  1. Côn đạp nhẹ hơn hẳn (cảm nhận rất rõ)
  2. Đô bám côn cao hơn (cảm nhận được)
  3. Lực kéo được cải thiện rõ: Số 4 có thể kéo xe bình thường ở tốc độ ~35kmh (trước đây là ~40kmh)
  4. Khi leo dốc xe chạy ở số 3 và 2, tốc độ chậm (~20-30kmh) cảm nhận là ổn, không bị kêu/ì.
Không biết các ưu điểm này sẽ còn tồn tại bao lâu thôi. Chứ nếu duy trìđược như vậy sau vài vạn km nữa thì OK.

 

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,771
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
Bánh đà được SX ra rất chuẩn. Việc láng bánh đà quả là có phiêu lưu, mà công đoạn này mình lại không trực tiếp theo dõi thợ tiện, chỉ y/c thợ phải chọn cơ sở tin cậy mà thôi. Nhưng nếu thay côn mà không láng (như mình đã trình bày trên) thì không có gì đảm bảo hai bề mặt sẽ ăn khớp nhau (?). Trừ phi mình có một thiết bị/cách đo được độ khít của hai mặt phẳng.

"em cũng thấy nếu chỉ có lá côn ma sát sới bánh đà thì bánh đà ko cần phải láng, vì lá côn sinh ra là để bị mài mòn. Trừ khi lá côn mòn hết, đinh tán mài vào bề mặt bánh đà thì mới tính đến việc láng"

Lá côn cũ đây ạ:

còn đây là côn mới:

Lá côn nằm giữa bánh đà và bàn ép Viper ạ. Lá côn thực ra có 2 mặt, để bám vào bánh đà và bàn ép.
Mình băn khoăn một điều: không biết độ sần của bánh đà và bàn ép có phải là cần thiết không?- để tăng lực ma sát với côn.

Mặt khác mình cũng thấy là sau một thơi gian cọ sát thì bánh đà và bàn ép sẽ bị mòn nhẵn. Vậy thì có cần mài lại bánh đà/bàn ép không?

Chiều nay cháu đi test côn xe ở đường lên núi Ba Vì.
Tốc độ 80kmh tương ứng với vòng quay 2500:



Cảm nhận chung sau khi thay côn là:
  1. Côn đạp nhẹ hơn hẳn (cảm nhận rất rõ)
  2. Đô bám côn cao hơn (cảm nhận được)
  3. Lực kéo được cải thiện rõ: Số 4 có thể kéo xe bình thường ở tốc độ ~35kmh (trước đây là ~40kmh)
  4. Khi leo dốc xe chạy ở số 3 và 2, tốc độ chậm (~20-30kmh) cảm nhận là ổn, không bị kêu/ì.
Không biết các ưu điểm này sẽ còn tồn tại bao lâu thôi. Chứ nếu duy trìđược như vậy sau vài vạn km nữa thì OK.

Bác thay xong mà thấy kết quả như thế thì rõ ràng cái lá côn mới đã phát huy tác dụng so với cái lá cũ (nhìn ảnh thấy mòn tương đối rồi)

Còn vài điểm:
không biết độ sần của bánh đà và bàn ép có phải là cần thiết không?- để tăng lực ma sát với côn.

Ý kiến của em là không, vì thực tế sẽ không có độ sần này của bánh đà và bàn ép qua vài ngày sử dụng. Cái bánh đà và bàn ép mới tinh mặt nó cũng rất trơn nhẵn
Lực ma sát ở đây phụ thuộc vào vật liệu làm lá côn (có các sợi, kể cả sợi đồng bên trong) và độ ép của lò xo lá của bàn ép (cần 1 lực tối thiểu nào đó để khi vận hành không bị trượt côn)

sau một thơi gian cọ sát thì bánh đà và bàn ép sẽ bị mòn nhẵn. Vậy thì có cần mài lại bánh đà/bàn ép không?

Cũng với lý do ở trên, việc mài lại bánh đà/bàn ép không cần thiết lắm, có ráp lại cũng là để yên tâm về mặt tinh thần thôi :D

Nhưng nếu thay côn mà không láng (như mình đã trình bày trên) thì không có gì đảm bảo hai bề mặt sẽ ăn khớp nhau (?).

Trừ khi bánh đà đã bị láng trước đó mà bị vênh, sóng, còn 1 cái bánh đà và 1 bàn ép chạy từ lúc mới tinh như xe bác đến thời điểm 5 vạn Km, lá côn mòn dần và độ dày của nó ở tất cả các điểm tiếp xúc là bằng nhau, vì vậy em đảm bảo 2 mặt bánh đà và bàn ép trước khi láng là song song nhau 1 cách hoàn hảo :)
Nếu các điểm bắt bánh đà với bàn ép không thay đổi, chúng vẫn đảm bảo độ song song khi thay lá côn mới. Ban đầu lá côn mới sẽ chưa có độ dầy đồng đều, nhưng qua 1 thời gian nằm giữa 2 mặt phẳng và được trượt, mài mòn, nó sẽ hết ba via và có độ dày đều.

Còn khi thay lá côn, đạp côn nhẹ hơn là hoàn toàn đúng, vì lá côn cũ mỏng làm lò xo bàn ép ép nó vào bánh đà nhiều hơn, nên làm cho lực cản tác dụng vào bi T tăng lên. Lá côn càng mòn càng làm cho côn nặng hơn (cho dù cùng điều kiện bôi trơn của càng côn).

Trên đây là 1 số bài học em rút ra từ việc thay côn, đem ra chia sẻ với các bác cho vui thôi :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Hai Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-284
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
4,565
Động cơ
624,838 Mã lực
Hóng các bác kỹ thuật hay quá, nhưng như vậy thì em nghĩ cứ thay côn trước khi quá mòn (chưa ảnh hưởng đến bánh đà - bớt công đoạn láng nhiều lo lắng)

Vậy khoảng mấy vạn thì bắt đầu nghĩ đến chuyện thay lá côn ??
 

viper2007

Xe điện
Biển số
OF-22998
Ngày cấp bằng
26/10/08
Số km
2,059
Động cơ
514,411 Mã lực
không biết độ sần của bánh đà và bàn ép có phải là cần thiết không?- để tăng lực ma sát với côn.

Ý kiến của em là không, vì thực tế sẽ không có độ sần này của bánh đà và bàn ép qua vài ngày sử dụng. Cái bánh đà và bàn ép mới tinh mặt nó cũng rất trơn nhẵn
Lực ma sát ở đây phụ thuộc vào vật liệu làm lá côn (có các sợi, kể cả sợi đồng bên trong) và độ ép của lò xo lá của bàn ép (cần 1 lực tối thiểu nào đó để khi vận hành không bị trượt côn)
Cái này chuẩn luôn
 

lenamhung83

Xe tăng
Biển số
OF-33146
Ngày cấp bằng
7/4/09
Số km
1,887
Động cơ
570,997 Mã lực
Có bác ạ. Khi đã thay côn mới --> bề mặt tiếp xúc với bánh đà/bàn ép thay đổi--> phải láng để đưa bánh đà/bàn ép vào vị trí ban đầu.
Mọi động tác này được thực hiện với tính toán khá phiêu lưu: mặt láng rất phẳng, tuyệt đối vuông góc với trục, trục cơ chuẩn. Nhưng cũng
không có giải pháp nào hơn cả (hay là có giải pháp khác?).
Nếu em là bác thì chỉ mang lá côn đi tán lại tấm ma sát thôi, phần xương lá côn vẫn còn tốt, bánh đà và bàn ép cũng chỉ cần xoa lại. Cái gì cũng có 2 mặt: Bàn ép láng đi, tăng ma sát bề mặt nhưng sẽ bị mỏng đi 1 chút, sẽ giảm lực ép của bộ lò so lá lên đĩa côn. Ở xưởng bọn em nếu láng bàn ép thì sẽ chọn giải pháp tán tấm ma sát ( dùng đĩa côn cũ) vì tấm mới bao giờ cũng dày hơn loại xịn, như vậy tổng chiều dày đĩa ma sát+ bàn ép sẽ thay đổi ít nhất so với trước khi láng, ảnh ảnh ít nhất tới lực ép ( lò so lá) của côn
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top