- Biển số
- OF-12712
- Ngày cấp bằng
- 16/1/08
- Số km
- 910
- Động cơ
- 517,269 Mã lực
Trung tá Đặng Văn Việt chụp khi thăm lính cũ. Nghe đâu lính của cụ mười mấy người làm tướng.
RIP trung tá Đặng Văn Việt.View attachment 6534545
Đây là những cấp dưới đến thăm Cụ trong một lần cụ nằm BV, bốn tướng thăm một trung tá.
Kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Cụ , một tài năng quân sự mà ngay cả các tướng lĩnh Pháp đánh giá rất cao !
Tôn vinh thì họ nhận. Còn phải đi xin đi đòi danh hiệu thì thôi. Gặp em thì em cũng vậy.Saolúc còn sống ông và các cháu ko đi đòi quyền lợi nhỉ.
Cụ Chu Huy Mân đúng là chính ủy đầu tiên của 174.Lúc cụ Việt là Trung đoàn trưởng thì cụ CHM mới là trung đội trưởng thôi. Lấy đâu ra chính uỷ!
Trung đoàn 174 (Trung đoàn Cao-Bắc-Lạng) được thành lập ngày 19/8/1949 tại xã Đức Long, huyện Hòa An (Cao Bằng) với quân số 5.500 người, gồm lực lượng bộ binh tinh nhuệ của 3 trung đoàn: Trung đoàn 74 (Cao Bằng), Trung đoàn 28 (Lạng Sơn), Trung đoàn 72 (Bắc Kạn) sáp nhập lại, cùng 1 tiểu đoàn pháo 75 mm, 1 tiểu đoàn súng máy phòng không cao xạ, 1 đại đội trợ chiến cối 81, ĐKZ75 và 4 đại đội trực thuộc gồm trinh sát, thông tin, công binh, cảnh vệ. Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 174 hầu hết là con em các dân tộc Tày, Nùng, Dao..., vùng rừng núi Cao-Bắc-Lạng. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 28 Đặng Văn Việt làm Trung đoàn trưởng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 74 Chu Huy Mân làm Chính ủy. Tháng Giêng năm 1950, Trung đoàn di chuyển vào đóng quân tại huyện Trùng Khánh, huấn luyện quân sự và nhận vũ khí trang bị của Giải phóng quân Trung Quốc viện trợ.
Em nhầm với cụ Thước!Cụ Chu Huy Mân đúng là chính ủy đầu tiên của 174.
Chứng tỏ, bấy h nối quan hệ Việt - Trung quá mật thiết cụ nhỉ.CHND Trung Hoa được thành lập 1/10/1949. HCT và CP mở chiến dịch Biên giới đầu 1950 để thông với TQ. Sau chiến dịch Biên giới, VNDCCH được Nhà nước TQ công nhận là CP đại diện cho nhân dân VN và viện trợ vũ khí, khí tài chống Pháp
Cụ xem con này với con trong bảo tàng có chung bố con gì không nhé. giờ em mới nghe tt này. Trước đi SS thấy cái tượng..vẫn tin câu chuyện trên báo như tin thánh..lại còn chém gió giải thích câu chuyện về bức tượng cho con bé cùng đoàn mới đau . Hy vọng nó hiểu là em cũng ếch biết gì...he
Xin Cầu nguyện cho Linh hồn Cụ được Siêu thoát.Trung tá Đặng Văn Việt - người từng được mệnh danh là "Hùm xám đường số 4" do thành tích chỉ huy đơn vị trong Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, vừa qua đời ở tuổi 102.
Trưa 26/9, trao đổi với PV Dân trí, một người con của Trung tá Đặng Văn Việt cho biết, lúc 0h55 ngày 25/9, Trung tá Đặng Văn Việt - Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 - đã qua đời, hưởng thọ 102 tuổi.
Lễ tang của Trung tá Đặng Văn Việt sẽ được tổ chức vào lúc 7h30-8h45 ngày 27/9, tại nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).
View attachment 6533631
Trung tá Đặng Văn Việt là cháu nội cụ Đặng Văn Thụy, đỗ Nhị Giáp tiến sĩ, giữ chức Tế Tửu (tức hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám - trường chuyên dạy cho các con cháu của vua, quan triều Nguyễn. Cha ông là quan lớn trong triều đình Huế - Thượng thư Đặng Văn Hướng - Tổng đốc Nghệ An nhưng bí mật giúp Việt Minh.
Do có công với cách mạng nên sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thành lập Chính phủ đầu tiên năm 1945, ông Hướng được mời ra giữ chức Bộ trưởng không Bộ, phụ trách Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Trung tá Việt rất giỏi chơi thể thao, được giải nhất nhảy cao 1,70 m, chạy 100 m hết 13 giây, 6 giải nhất, nhì môn tennis, 3 giải nhất đua xe đạp vòng chảo ở sân vận động Huế, bơi lội rất giỏi.
Ông Việt từng học ở trường Thanh niên tiền tuyến Huế (tháng 7-9/1945). Tuy không qua một trường quân sự dài hạn nào, nhưng Trung tá Đặng Văn Việt đã chỉ huy và đánh thắng hàng trăm trận chiến.
Ông nguyên là Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 - một trong ba trung đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng được người Pháp mệnh danh là "Hùm xám đường số 4" do thành tích chỉ huy đơn vị trong Chiến dịch Biên giới thu đông 1950, bắt sống cả 2 chỉ huy binh đoàn Pháp là các Trung tá Marcel Lepage và Pierre Charton.
Cả cuộc đời ông sống thanh bạch, liêm khiết. Mặc dù có nhiều cống hiến cho Cách mạng, từng giữ chức Phó Cục trưởng Cục Xây dựng cơ bản nhưng đến nay ông vẫn sống trong một căn hộ 12 m2 khu tập thể công nhân 8/3.
Trung tá Đặng Văn Việt - "Hùm xám đường số 4" qua đời | Báo Dân trí (dantri.com.vn)
Tôi thì thích cả hai, quá khứ hào hùng cũng rất đáng tự hào. Còn những câu như trên sẽ đến với Việt Nam vào năm 2045.Tôi thích thế giới nhớ đến Việt Nam với dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh hơn
Cụ gọi là nhà 3 trong 1Các cụ ngày xưa liêm khiết thật. Lên đến cục phó rồi mà vẫn ở nhà tập thể 12m2. Nghĩ cho cùng chết là hết , giàu cũng như nghèo chả ai mang Theo được cái gì
Có hàng Tàu viện trợ nhưng là súng pháo Mỹ, Anh thu được của Tưởng Giới Thạch. Còn có cả cố vấn Trung Quốc nữa, nhưng mình vẫn đánh theo cách của mình chứ không dùng chiến thuật "biển người" của Tàu.Trước chiến dịch Biên giới 1950 hoàn toàn chưa có hàng từ bên Tàu về nha
Nhiều cụ còn đi đơn thư đến cầy cục . Em biết có cụ đến chết k thể đc thương binh..chết vì thương tích tái phát nhiều lần. 1 lần sau cơn động kinh ,cụ nhập viện và không về nữa..buồn vì cụ vô tình nói chuyện hỏi em xem có quen ai k..cụ muốn minh chứng cống hiến của mình chứ k phải thiếu thốn.cụ ấy đã mất nhiều công đi lại nhưng k đc.. .vì con cụ 2/3 đã định cư tại nc đồng minh của kẻ thù cụ đánh ngày xưa.Các cụ trên này đa số là trẻ tuổi nên có cái may mắn là không được biết đến thành phần xuất thân trong lý lịch nó kinh khủng đến mức nào....Những năm sau 1954, và nhất là khi cuộc chiến bắt đầu căng thẳng (từ 1964) thì trong quân đội có những cuộc thanh lọc trong tất cả các cấp và khá đa dạng. Có những người thì "được" điều chuyển đến những bộ phận đỡ nhạy cảm như cơ sở đào tạo, không may hơn thì về văn phòng vô thưởng vô phạt ngồi, tệ hơn nữa thì cho xuất ngũ. Thời đó tướng Song Hào Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có 1 câu khá nổi tiếng về phong quân hàm: "1 ngày không phải là sớm, mà 10 năm cũng chưa phải là muộn!"; chiến tranh mà! Không phải như bây giờ, tằng tằng 3 năm lên 1 cấp!
Rất nhiều sỹ quan tướng lĩnh trong quân đội từ khi được phong quân hàm lần đầu (năm 1958) cho tới khi rời quân ngũ về hưu cũng vẫn chỉ cấp/quân hàm đó, bọn em hay nói vụng là đeo đến mốc cả sao. Em sẽ ko nói đích danh cụ nào vì kính trọng các cụ tiền bối. Em chỉ nói rằng trong các cụ đó có ông già em. Nguyên là giáo viên tiểu học, ông già tham gia tiền khởi nghĩa 45, Nam tiến rồi cũng học và dạy ở Lục Quân Quảng Ngãi (như cụ Việt), sau đó chiến nhau với quân Pháp vùng Ninh Bình trong biên chế Trung đoàn 46. Năm 1958 khi phong quân hàm toàn quân thì đã là Đại úy. Chỉ vì lý lịch là tiểu tư sản, ông nội lại là "cụ tiên chỉ" trong làng nên ông già em không "ngóc đầu lên nổi"(!), từ khi chống Mỹ là bị đẩy về trường làm giáo viên chính trị cho đến khi về hưu, chính thức ngay khi về mới cho lên 1 bậc lương, trên thực tế thì vẫn là chàng Đại úy đeo quân hàm đến mốc cả sao!
Thời thế trong chiến tranh nó khổ như vậy các cụ ạ! Chỉ buồn một nỗi là đến thời bình thì người xưa đã bị rơi vào quên lãng...
Thực ra trong điều kiện chiến tranh thì bên nào cũng phải vậy thôi để đảm bảo độ tin cậy tới mức tối đa đội ngũ quân mình!Chổ đó là học của trung quốc phải ko bác.
Cám ơn cụ . Tt này giúp em thở phào . Ngư dân SS không lo rách lưới khi bơi thuyền bắt cá ở đó rồi. Ơn trên an toàn rồi..Cụ xem con này với con trong bảo tàng có chung bố con gì không nhé
Cụ nào bỏ tiền ra mua sách về nó thì được khuyến mãi mấy cái ảnh về vụ này!
Báo Le Monde ngày 30/9 năm ý cũng đưa tin. Bản sao báo vẫn còn
* COMMANDANT AMYOT D'INVILLE (1948/1966)
Aviso Dragueur Colonial Bâtiment école COMMANDANT AMYOT D'INVILLE Indices rareté : P.N 7/8 - C.P 6 HISTORIQUE Mis en service en janvier 1948, Il quitte Lorientwww.postenavalemilitaire.com
Huyền thoại lúc nào cũng là huyền thoại, dù bất kỳ hoàn cảnh nào Cụ Đặng Văn Việt vẫn được lịch sử Dân tộc ghi nhận, em tin như vậy.Xin vĩnh biệt một huyền thoại với số phận bi hùng!
'Hùm xám đường số 4' Đặng Văn Việt từ trần
Trái tim của người Trung đoàn trưởng đầu tiên của Trung đoàn 174 - Trung tá Đặng Văn Việt ngừng đập lúc 0h55 ngày 25/9.vtc.vn
Những người như cụ Việt họ không nghĩ như vậy cụ ạ.Saolúc còn sống ông và các cháu ko đi đòi quyền lợi nhỉ.
Em nghĩ nếu chỉ nghĩ về quyền lợi thì Cụ Việt đã không tham gia kháng chiến.Những người như cụ Việt họ không nghĩ như vậy cụ ạ.