Bác không thấy lạ, khi một ông mới toe, thạo tiếng Trung, và bênh VFS theo cách "đổ dầu vào lửa"?
Ừa, em thấy như xoay hẳn cách truyền thông của đội fan luôn. Kiểu giờ như "ừ thì Tầu đấy, ừ thì không có công nghệ đấy, nhưng có tiền thì làm gì chẳng được, miễn là có sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường ..." Tưởng là có chỉ đạo mới
Nhưng thực ra các ý kiến cứ đá nhau chan chát, ví dụ:
1. Thuê thiết kế "chìa khóa trao tay", bảo là muốn như thế nào thì đội vẽ nó sẽ làm như thế, theo ý mình. Thế nghĩa là "mình" phải biết và đủ trình để "muốn" như thế nào. Giống như làm cái nhà, chủ nhà thì sẵn tiền rồi, bảo kts là mày vẽ cho tao và theo ý tao ... nên sẽ có chuyện là vác 1 cái biệt thự kiểu Pháp đặc kịt tường và phào/chỉ , đặt vào khu nghỉ dưỡng sinh thái kiểu Flamingo. Nghĩa là "mình" chưa hoặc không có năng lực lõi nào cả. Năng lực cạnh tranh ở đây là tiền, còn chưa chứng tỏ được gì cả.
2. Xét về dòng tiền đổ vào trong hay ngoài nước thì cũng từ đấy mà ra. Cái gì cũng thuê với mua trong khi chưa có nền tảng, quy mô để thuê đúng và mua đúng thì tiền nó là chảy ra hay chảy vào? So với mấy DN lắp ráp thuần túy, cũng đầu tư nhà xưởng, cũng thuê nhân công v.v. họ biết đầu tư bn và cho cái gì thì dòng tiền chi ra nước ngoài ai nhiều hơn ai trong ngắn và trung hạn? Xuất được bn xe để bù được chênh lệch này và bao giờ xuất đủ?
3. Việc uỵch tẹo ra là "tao chơi với Tầu đấy, đã sao, ai chẳng thế" bây giờ thì phủ lại những giá trị và thông điệp quảng bá cao sang trước đây về đẳng cấp. Thà nói vậy ngay từ đầu thì khác, bây giờ xoay. Em chẳng mua xe nhưng thử hỏi những ai đã mua xe vì thiết kế Ý, công nghệ, thử nghiệm Việt v.v mà bây giờ có ttin như thế có cay ko? Các cccm lại bảo éo có xe mà bao đồng đúng không? Nhưng nếu là em thì em akay còn bảo ko thì là em nói phét
Có cụ còn ko phân biệt khái niệm giá thành và giá vốn mà cũng phân tích lợi thế sản lượng này nọ. Khi nào bán thì mới tính giá vốn hàng bán (cost of goods sold) còn chưa bán thì là giá thành (cost of finished goods). Đúng là sản xuất nhiều thì sẽ phân bổ được chi phí cố định nhiều làm giảm giá thành. Tuy nhiên sx nhiều mà éo bán được, để tồn kho mà ế dẫn đến giá bán thấp hơn giá thành thì ngoài khoản lỗ (giá bán thấp hơn giá vốn) thì còn phải lập dự phòng đống hàng chưa bán được, hoặc sẽ phải giảm giá để bán cho đống hàng chưa bán được (giá bán trừ đi giá thành và chi phí sẽ phát sinh để bán được). Thế nên éo bán được thì sx ra nhiều thì writeoff nhiều. Vậy thôi, khi nào báo cáo cuối kỳ thì cái đống hàng tồn kho phải writeoff hoặc writedown kha khá. Một đống lỗ nữa đấy.