bây h em mới biết chủ đầu tư là các doanh nghiệp được phép bẻ quy hoạch đấy
.
Còn HN nó tắc đường từ xưa,hồi em mới lên học đh năm 2005-2006 chưa có chung cư cao tầng thì vẫn tắc mà còn tắc hơn bây h
Lotte trung tâm thương mại cũng ko nhiều lắm đâu cụ,chủ yếu là CC
và 1 điều nữa là những người mua nhà đến vài tỷ họ cũng cực kỳ khôn ngoan,ko phải sale bọn em nói hay là họ tin hay. họ thấy hợp lý với nhu cầu của họ thì sẽ mua,không hợp nhu cầu thì ko mua. thế thôi
Cụ chưa biết thì nên học dần là vừa. Xem bài duói đây để học cách các nhà tư bổn nuốt tươi tài sản thuộc sở hữu toàn dân (theo đúng tinh thần Hiến Pháp và Luật Đất đai).
Có 1 phuong pháp ngụy biện người ta hay dùng, đó là "giả bộ ngây thơ". Tuy nhiên nếu muốn xem thực sự giao thông tắc hơn hay tắc kém thì cụ hoàn toàn có thể đếm số điểm đen, có những điểm ngày xưa chưa bao giờ bị xếp vào hạng "đen". Còn những điểm vốn trươc đã "đen" rồi thì ngày nay chả "trắng" ra hơn tí nào, phỏng cụ?
Còn Lotte, cụ nên chịu khó tham quan kỹ hơn. Không có căn hộ chung cư nào được bán đâu nhé. Đơn giản vì theo kiến thức căn bản về bất động sản thì nhà đầu tư nước ngoài (ít nhất ở thời điểm Lotte được cấp phép) không được bán căn hộ. Phía trên TTTM là văn phòng, căn hộ dịch vụ cho thuê và khách sạn.
----
http://vfpress.vn/kinh-doanh/nha-cao-tang-co-may-hai-ra-tien-hay-hiem-hoa-291319.html
Đáng ngại hơn là tình trạng lợi dụng kẽ hở của việc thiếu tiêu chuẩn cao tầng và các quy chuẩn quy hoạch về môi trường cho khu cao tầng đô thị đã dẫn tới buông lỏng quản lý để các chủ đầu tư phá vỡ quy hoạch được duyệt, xây các chung cư đi ngược quyền lợi của dân cư thành phố. Hiện tồn tại một thực tế: tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam không đủ
đánh giá tác động của nhà cao tầng lên môi trường sống của khu đô thị mới xen cấy vào thành phố mẹ và cả quy định khoảng cách giữa các tòa nhà – vốn là hai qui định cốt tử của tiêu chuẩn xây dựng loại này.
Đặc biệt khi
xen cấy các khu chung cư cao tầng có quy mô “khổng lồ” vào cơ thể vốn đã cũ của trung tâm đô thị ở Hà Nội như khu vực Ngã Tư Sở, Triển lãm Giảng Võ, Minh Khai, trục Liễu Giai – Hồ Tây; ở Sài Gòn như khu vực Tân Cảng (Bình Thạnh), Tôn Đức Thắng (quận 1)… Thực chất những dự án này bám vào địa thế đắc lợi trung tâm hoặc bờ sông để bán nhà giá cao ngất, đưa thêm hàng chục ngàn người vào sinh sống nhưng không phải chi phí cho hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội (cần vốn đầu tư cao gấp nhiều lần xây nhà).
(có người nặng lời cho rằng đây là sự ăn cắp hạ tầng của công)
Như vậy là các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM,
các trung tâm lịch sử bị gia tăng sức ép vào hạ tầng cũ vốn đã ọp ẹp, quá tải, kẹt xe, tắc đường mà mắc căn bệnh “bệnh đầu to” khó cứu chữa. Nhiều lần các trung tâm lịch sử và không gian chung đã kêu cứu nhưng hiểm họa phá nát cấu trúc lịch sử và tự nhiên đó vẫn ngày càng tăng, một phần vì chúng ta không coi trọng tiêu chuẩn nhà cao tầng xây xen trong nội đô.
Tối thiểu, trước khi cấp phép xây dựng, tất cả các thành phố lớn nhỏ ở Việt Nam cần phải đánh giá tác động của khu cao tầng mới xen cấy vào môi trường đã ổn định của các thành phố cũ. Những thành phố này luôn bảo lưu những giá trị, kinh nghiệm đô thị do cha ông biết cách ứng xử khôn ngoan với sinh thái tự nhiên như các dòng sông, bờ biển, những ngọn đồi… để hình thành sinh thái quần cư, nhân văn. Mỗi thành phố đều có hạt nhân là trung tâm lịch sử hình thành từ dòng chảy thời gian: hoàng thành, khu phố cổ thị dân, khu phố thuộc địa, khu phố thời chớm vào hiện đại cùng vành đai sông hồ, làng xã ngoại vi. Nơi đây tích tụ các giá trị tinh hoa của thời gian, của các thế hệ tiếp nối cùng sự đặc sắc về tổ chức xã hội, lối sống, sinh kế… làm nên văn hóa thị dân và đô thị thuần Việt.
Trước hết là đánh giá tác động về giao thương, khu cao tầng mới có gây tắc nghẽn cục bộ?
Theo thông lệ quốc tế, cứ có 250 căn hộ xen cấy mới làm đánh giá ùn tắc và cứ 750 xe/giờ hoạt động tại khu vực là đánh giá tắc nghẽn theo phương pháp ITE, TIA. Sau đó là môi trường, không khí, nước, rác thải, rồi đến hệ thống điện nước, cứu hỏa, hạ tầng xã hội… Sau nữa là kết nối cảnh quan, kiến trúc, kết cấu, trang thiết bị kỹ thuật, khả năng nhiệt đới hóa của chính dự án với bối cảnh đô thị xung quanh.
Đi khắp thế giới cũng khó tìm ra các bức tường rào đô thị như Ciputra, Royal, chưa nói đến
sự đứt gãy không gian vốn hài hòa của thành phố cũ, “bỗng nhiên” có những “điểm nhấn đô thị” hãi hùng như chung cư 50 tầng tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, hay bức tường thành đậm đặc tới 60 – 70 tầng “rào” mặt sông trung tâm Sài Gòn. Không những phá vỡ quy hoạch được duyệt, chúng còn phá tan cấu trúc đô thị lịch sử truyền thống của Việt Nam vốn quen nương tựa vào tự nhiên, sông nước, kênh rạch (
như trường hợp quy hoạch trung tâm bảo tồn và cảnh quan bờ sông Ba Son do Nikken Sekkei làm mất cả đống tiền phải nhường chỗ cho rừng nhà ở cao 60, 70 tầng). Luật Thủ đô và các quy định chỉ cho xây cao 55m từ vành đai hai đến vành đai một để đảm bảo mật độ cư trú và làm việc bốn quận nội đô lịch sử, nhưng qua vài đời lãnh đạo
cấp phép xây khu ở cao tới 50 tầng (170 mét) tại 11 ha của Giảng Võ.
Không có gì xóa nhanh lịch sử bằng cách làm thô bạo này.