không phải ko hiểu hoặc cố tình ko hiểu cụ ơi,vì cụ ấy đổ hoàn toàn lỗi cho các doanh nghiệp mà quên mất rằng bản chất của tất cả các công ty cũng như cá nhân thì ai cũng muốn lợi cho mình,thế nên mới cần luật pháp chứ cứ mong các doanh nghiệp,cá nhân ai cũng như thần thánh thì xã hội đến hồi diệt vong rồi.
còn em chỉ ko đồng ý với cụ ấy là cụ tự hào là người HN quá mà đi chê các dân ở các tỉnh khác (nếu cụ đọc các bài viết cũ hơn của cụ ấy)
Nói thật là e phục cụ cadan. 1 mình 1 ngựa. Tiếc là các cụ khác không hiểu hoặc cố tình ko hiểu
Cụ xethung quá khen. Nhà cháu thấy ko có gì khó trong những đối thoại kiểu này. Tất nhiên ai cũng biêt khi nguoita có lợi ich thì ngta cố tình ko hiểu thì cũng là chuyện bình thường. "Ăn cây nào rào cây nấy" phải không ợ
Như đã có lần cháu nói về cách còm của mình: không có gì đơn giản gọi là tự hào người HN. Như thế sơ đẳng quá. Không nhất thiêt cứ phải sinh ra ở HN mới cho mình quyền tự hào về mảnh đất này. Mà là ai có cái tâm với Hà Nội.
Các cụ nghĩ sao khi đọc về ông Nhật hay Anh Tây nhặt rác ở HN ? Họ có sinh ra ở HN ko?
Nhưng họ xứng đáng được gọi là NGƯỜI HÀ NỘI. Còn sinh ra ở HN, mà vứt rác đầy phố, phá đường hoa.v.v. thì có xứng ko nhỉ? Tương tự, có 1 chủ thể tạo rác khác - rác đô thị - đã ấn vào HN những công trình gây ùn tắc, lụt lội, méo mó giao thông, thay đổi tâm tính hòa nhã vốn có của người Tràng An (em xin lỗi, mịa, 1 ngày 2 tiếng chôn chân trên đường hít khói, bụi, bẩn, có tập thiền 3 tiếng /ngày bù vào cũng có hòa nhã vào mắt).
Cái làm người ta dị ứng là nâng bi hết cỡ những giá trị ngoại lai (đúng là thường từ các chủ đầu tư có nguồn gốc ngoại lai đầu tư) và dìm những giá trị truyền thống của HN (như phố cổ). Coi những new town nào đó mới là "đẳng cấp", chê bai bỉ bôi những người sống ở phố cổ ăn ở chật chội, chặt chém (xin lỗi, nói đến chặt chém mời về những lễ hội ở tỉnh, bãi biển ngày hè xem). Có những cụ kêu là HN nát bét rồi, giờ chỉ chờ 1 quả bom ném xuống thì mới xóa đi làm lại được. Ô hay, sáp nhập Hà Tây vào HN, xóa những cánh đồng nông nghiệp mênh môgn để xây đô thị mới, sao vẫn nát và tắc ở đó thế? Mà sao các CĐT đángkiính kia ko ra đấy mà xây HN mới cho thoải mái đi, đâm đầu vào nội đô lịch sử làm gì?
Trong số các chủ thể gây rác đô thị, các công trình chung cư cao tầng bừa phứa, bất chấp luật lệ, trách nhiệm xã hội và đạo đức với cộng đồng, các doanh nghiệp BĐS, dù có vì lợi nhuận tới đâu chăng nữa cũng
không thể vô can. Đừng đổ hết cho nhà nước, khi chuyện lobby chính sách đã được chính các quan chức cấp cao đặt câu hỏi "tôi khôgn biêt có lợi ích gì ở đây không"
Mời các cụ đọc thêm về những gì mà đáng ra người ta phải tính đến, và vì sao, có những KTS có tâm gọi hành vi ngó lơ đi trách nhiệm đó tương đương với "ăn cắp" (hànhvi này thì vinh dự và đáng nể phục không nhỉ):
http://nguoidothi.vn/vn/news/chuyen-hom-nay/nhip-song-do-thi/3818/cuoc-khong-chien-cao-oc-loi-hai-gi-cho-do-thi-.ndt
"...chẳng quá khó để người dân đô thị tự nhận biết sự quá tải, hay khả năng chịu tải tại các khu vực đô thị, nếu xét trên vài phương diện sau:
về giao thông là khả năng lưu thông của các con đường, bãi đỗ xe có đủ cho dân số thường trú, lai vãng, vỉa hè có đủ cho kinh doanh và đi bộ...;
về xã hội gồm tình trạng cung ứng các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, không gian ngoài trời cho giải trí, thể dục thể thao...;
về hạ tầng đô thị là điện, nước, thông tin liên lạc, nước thải, vệ sinh môi trường...;
về văn hóa là hoạt động bảo tồn di tích, di sản văn hóa, đảm bảo cân bằng giữa truyền thống và phát triển...;
về công thương là khả năng đảm bảo việc làm, dịch vụ đa dạng, công bằng kinh doanh...
Thường không có sự cân bằng hoàn hảo giữa các mặt trên (dân số và các loại dịch vụ phải được cung cấp) ở bất kỳ đâu, hơn nữa các đô thị Việt Nam còn đang chập chững bước vào thời hiện đại càng khó đạt. Do vậy chỉ nên xét đến các chỉ số mà sự quá tải có thể tạo ra khủng hoảng, chứ không đơn thuần là xét khả năng dung nạp theo quy chuẩn quốc gia về quy hoạch. Ví dụ khi mật độ giao thông trên đường Nguyễn Trãi (Hà Nội) đã quá tải như hiện nay, việc tiếp tục phát triển cao tầng trên toàn trục giao thông này sẽ tạo ra khủng hoảng.
Muốn vươn cao trách nhiệm phải cao
Khi xây dựng công trình trên một lô đất,
bên cạnh thu lợi nhuận từ giá trị bất động sản, bản thân công trình cần đáp ứng các trách nhiệm đô thị của nó, thể hiện qua các chỉ số quản lý xây dựng. Tuy nhiên, với hệ thống luật đô thị chưa hoàn chỉnh, các chỉ số quản lý có thể không thể hiện hết trách nhiệm đô thị, hoặc chỉ được biết hẹp trong một số cơ quan chuyên môn, hoặc cộng đồng dân cư không ý thức hết về quyền lợi của mình... Các lý do đó khiến
nhiều chủ dự án đầu tư nhà cao tầng thu lợi lớn từ bất động sản, song sự quá tải đô thị do công trình đó tạo ra lại do các nhóm xã hội khác gánh chịu.
Ví dụ khi xây vài tòa chung cư lên một ô phố trước đây là khu nhà ở thấp tầng, có nghĩa là đã
chất tải dân số lên đó khoảng vài ngàn đến vài chục ngàn người. Nhu cầu dùng nước, thoát nước thải, nhu cầu đỗ xe, nhà trẻ, trường học, y tế... đều tăng gấp mười lần trước kia. Song chủ đầu tư dự án bất động sản lại không đóng góp tương ứng cho chính khu vực đó về các hạ tầng kể trên. Lợi ích do bán bất động sản lọt hoàn toàn vào túi nhà đầu tư, nhưng chi phí hạ tầng không được hoàn trả cho nhà nước. Hậu quả xã hội lên khu dân cư lân cận không được đền bù. (các cụ hiểu vì sao người ta đề xuất xây lùi nhà cao tầng khỏi lề đường rồi chứ?)
Rõ ràng trách nhiệm đô thị đối với dự án đầu tư xây dựng cao tầng cần phải được thể chế hóa. Cụ thể một dự án đầu tư chung cư cao tầng cần chịu trách nhiệm:
Trả chi phí đầu tư hạ tầng cho Nhà nước. Bởi khi một công trình xây được trên một lô đất, là do các hạ tầng đô thị đã được đầu tư từ trước đó rất lâu, bao gồm đường, nhà máy cấp nước, nhà máy xử lý nước thải, nhà máy điện, các trạm thông tin truyền thông, toàn bộ các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đi theo, toàn bộ hệ thống hạ tầng xã hội đang vận hành...
Chung cư cao tầng đó cần nằm trong khống chế về sức dung nạp của lô phố. Tại các khu vực có quy hoạch phân khu hoặc chi tiết, từng lô phố đã được tính toán sức dung nạp và công trình không được phép vượt quá sức dung nạp này. Các quy định này thường cụ thể theo từng ô quy hoạch, và căn cứ loại hình sử dụng đất gồm các chỉ số về tầng cao trung bình, tầng cao tối đa, mật độ xây dựng tối đa, dân số. Nếu tuân thủ các quy định này thì về cơ bản, công trình xây dựng không vượt qua sức tải của đô thị. Nhưng vấn đề phức tạp là, các công trình xây sớm, xây trước, sẽ chiếm đoạt quyền phát triển của các công trình xây sau, mà Việt Nam chưa có luật chuyển nhượng quyền phát triển. Do đó nghiễm nhiên công trình xây sau sẽ bị chiếm đoạt quyền lợi này. Còn nếu có được luật nhượng quyền phát triển, sẽ buộc người xây trước phải thương lượng để mua quyền của người chưa xây. Ý nghĩa không chỉ là công bằng, mà khi đã nhượng cho người xây trước quyền đó, người sau không thể gây quá tải cho khu vực, vì đã nhượng quyền.
Công trình phải tự chịu các tải thêm mà nó tạo ra với các khu vực chưa có đủ hạ tầng kỹ thuật và xã hội. Cần có các công cụ pháp lý để nhà quản lý căn cứ vào đó buộc chủ đầu tư chịu các trách nhiệm này.
Ví dụ khi xây thêm một căn hộ chung cư, họ tạo ra thêm yêu cầu một chỗ đỗ ô tô, một - hai chỗ đi học cho trẻ em, nhu cầu điện nước, khám chữa bệnh cho ba - bốn người, việc làm cho một - hai người, chôn cất cho một - hai người... Với các hạ tầng cấp đô thị thì có thể trông chờ phúc lợi xã hội, song với tiểu khu thì các hạ tầng đó chưa có. Nghĩa là dự án đó phải tự tạo ra nhà trẻ, sân bãi đỗ xe đủ cung ứng theo chuẩn cho dân số mới, nhu cầu nước, điện, chỗ sinh hoạt cộng đồng, trạm y tế, thậm chí nhà làm việc của đơn vị hành chính tương đương cấp phường.
Công trình xây mới lấy đi những quyền lợi gì của các công trình có trước? Và cần khung pháp lý nào để cộng đồng hiện hữu đòi lại quyền lợi này, hay thậm chí không cho phép phát triển mới nếu nó chiếm đoạt quá nhiều.
Một tháp cao tầng có thể tạo ra ảnh hưởng cực mạnh đến khu dân cư xung quanh. Ví dụ lượng dân số mới đến thậm chí vượt trội dân cư hiện có và biến cộng đồng truyền thống lâu đời trở thành nhóm khách trên chính mảnh đất của mình. Một nhà cao tầng cũng hút nước, điện rất nhiều... khiến toàn bộ khu lân cận rơi vào tình trạng thiếu điện nước. Khi xin phép xây dựng, các vấn đề hạ tầng không được cam kết, hoặc sơ hở trong cam kết. Chưa kể công trình lớn chắn ánh sáng, chắn gió, chắn tầm nhìn, khiến nhiều công trình hiện hữu bị hạ cấp. Hiện cũng chưa có khung pháp lý về số giờ nắng, quyền lợi thông gió tự nhiên và tầm nhìn, để có thể tính như các giá trị vô hình mà các công trình sở hữu, để làm căn cứ khống chế các phát triển mới.
Tình trạng này xuất hiện khá phổ biến hiện nay với các cao ốc đồ sộ chiếm mặt sông thành phố (ở đồng bằng), chiếm mặt biển (ở đô thị biển), chiếm các hướng nhìn ra thung lũng, cảnh quan đẹp (ở đô thị miền núi)... chiếm hữu và xâm hại lâu dài các giá trị tài nguyên chung của cộng đồng.
Nhu cầu bảo tồn của đô thị chưa nghiên cứu đủ sâu sắc để đưa ra các khống chế hợp lý. Do vậy
các công trình cao tầng, do khối tích và chiều cao quá mạnh của nó, có thể làm đảo lộn cấu trúc đô thị lịch sử, hiện hữu.