- Biển số
- OF-374797
- Ngày cấp bằng
- 23/7/15
- Số km
- 1,362
- Động cơ
- 256,850 Mã lực
3. QUÂN THANH RÚT CHẠY
3.1. Vượt sông Nhị Hà
Sáng ngày mồng 5 Tết [30-1-1789], các cánh kỵ binh, tượng binh và thủy binh của Nam quân từ ba mặt cùng kéo đến vây Thăng Long. Trong khi các tướng liều chết chống cự, Tôn Sĩ Nghị vội vàng đem mấy trăm thân binh vượt cầu phao sông Nhị Hà chạy về bắc khiến binh lính, dân phu hoảng hốt chạy tán loạn. Các tướng lãnh thấy thế cũng không còn lòng dạ nào chiến đấu nên cũng lật đật tháo chạy. Ngay sau khi qua sông, Tôn Sĩ Nghị ra lệnh chặt cầu khiến một số đang đi trên cầu rơi xuống sông chết đuối. Trong số người nịch tử có một số tướng lãnh nhà Thanh, những người chưa qua được đành quay lại huyết chiến cho đến chết.
Theo đúng kế hoạch của vua Quang Trung, các toán thuỷ, hải quân đã bố trí sẵn trong vịnh Bắc Việt đi theo đường sông đánh vào các lực lượng quân Thanh canh giữ các đài trạm chứa lương thực dọc từ Thăng Long lên đến Lạng Sơn.
Ðể biện minh cho việc bỏ chạy thoát thân lấy một mình, Tôn Sĩ Nghị khai rằng “tuy giết được nhiều quân giặc nhưng phải đối phó với cả hai mặt, không biết hay dở sống chết thế nào. Nếu như thần chẳng may trúng phải mũi tên hòn đạn thì e rằng sẽ nhục đến quốc thể nên phải dẫn bọn phó tướng Khánh Thành (慶成),Ðức Khắc Tinh Ngạch (德克精額), tham tướng Hải Khánh (海慶) dẫn hơn ba trăm quân phá vòng vây mà chạy”.
Ðến ngày mồng 6 tháng 2 năm đó [2-3-1789], trong thượng dụ xin vua Càn Long thu hồi tước công của Tôn Sĩ Nghị, lại viết:
Thần Tôn Sĩ Nghị thấy Lê Duy Kỳ bỏ chạy trước, biết rằng chẳng nên ở lại Lê thành làm gì, cũng lập tức triệt binh, đem quân đến bờ phía bắc sông Thị Cầu đứng chờ đại quân.
Những lời tâu của Tôn Sĩ Nghị xem ra không đúng sự thật và mâu thuẫn với các lời tường thuật của những người khác. Ngay những lời khai của quân Thanh cũng đã không giống nhau.
Trong Khâm Ðịnh An Nam Kỷ Lược (欽定安南紀略) để tránh cái tiếng “chưa đánh đã chạy” Tôn Sĩ Nghị đem bản văn đó tô vẽ lại:
Nào hay càng giết địch càng đông, vây đại binh cả bốn bề. Thần cùng với đề trấn [đề đốc, tổng binh] dẫn các tướng xông thẳng vào trước địch quân. Hứa Thế Hanh nghĩ rằng thần là tổng đốc đại thần, không thể so với các trấn tướng được, nếu có điều gì sơ sẩy thì quan hệ đến quốc thể, hết sức ngăn trở. Sau đó sai phó tướng Khánh Thành hộ tống. Lại ra lệnh cho thiên tổng Tiết Trung cầm cương ngựa của thần gò lại. Thần vung roi vừa đánh vừa quát mắng, ra lệnh cho y buông ra, Tiết Trung nhất quyết không bỏ.
Thần nghĩ lại lời của Hứa Thế Hanh, quả quan hệ đến đại thể, nên dẫn bọn Khánh Thành, theo phía sau điện mà ra.
Theo tài liệu của Trung Hoa thì số quân Thanh đóng ở bờ phía nam sông Phú Lương gồm ba ngàn người do tổng binh Thượng Duy Thăng (尚維昇), phó tướng Hình Ðôn Hành (邢敦行), tham tướng Vương Tuyên (王宣), thổ quan Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống (岑宜棟) được lệnh rút về tiếp cứu đề đốc Hứa Thế Hanh. Tuy nhiên những cánh quân đó cũng đang bị vây đánh, không thể tăng viện cho nhau được. Tôn Sĩ Nghị và bọn Khánh Thành thì dẫn hơn ba trăm quân định qua cầu nổi, nhưng bị ba, bốn nghìn quân Tây Sơn truy kích, vừa lúc tổng binh Lý Hóa Long dẫn hơn hai trăm quân chạy theo đến. Tôn Sĩ Nghị liền sai y đi qua bờ bên kia đóng lại tại phía bắc để hộ vệ cho ông ta qua sông. Lý Hóa Long chạy được tới giữa cầu, quính quáng trượt chân ngã xuống sông chết đuối, bọn tuỳ tùng thấy tổng binh chết rồi càng thêm hoảng loạn. Tôn Sĩ Nghị vội vàng sai bọn Khánh Thành bảo vệ phía sau, dùng súng bắn chặn, dẫn binh theo phiệt kiều chạy qua bắc ngạn trước, sau đó chặt đứt cầu nổi khiến cho quân sĩ, phu tướng còn ở phía nam không ai qua sông được nữa, đành phải quay lại tử chiến.
Một tướng nhỏ là Trương Hội Nguyên (張會元) bị bắt làm tù binh khi được trả về cung khai như sau:
Lần này phụng lệnh đóng quân tại phía nam Lê thành cách chừng mười dặm, ngày mồng 5 tháng Giêng, giờ Dần đánh nhau với giặc, giết được rất nhiều tặc phỉ, cho đến giờ Mùi, quân giặc càng giết càng đông, cùng xông cả lên khiến quan binh tán loạn. Hội Nguyên đem quân xung sát đến bờ sông, thấy phù kiều đứt mất rồi, không qua sông được nữa, bên mình chỉ còn độ hơn trăm binh. Hội Nguyên kêu lên rằng không lẽ bó tay chịu chết, chi bằng liều mạng đánh về phía Lê thành, giết được thêm vài đứa giặc thì có chết cũng nhắm mắt. Bọn lính nghe nói thế, ai nấy cố hết sức, theo đường cũ xung sát về hướng Lê thành, bị quân giặc vây bốn bề. Hội Nguyên bị quân giặc dùng giáo đâm trúng bên yết hầu và mạng sườn, mê man ngã xuống ngựa, lại bị chém một đao ở cổ, bất tỉnh nhân sự.
Ðấy là nói về những người không qua được, còn người liều mạng vượt qua thì thế nào. Theo lời Trần Nguyên Nhiếp thì:
Ðến được bờ sông, đại binh tranh nhau vượt qua. Cầu nổi làm bằng tre và gỗ bắc ngang sông đã bị đứt chìm xuống nước, lại thêm số nhân mã bị tượng trận đốt cháy chết chồng thêm lên một tầng nữa đè cầu xuống. Người đi qua chân đạp lên xác người ở bên dưới, chỉ còn đầu trồi lên phải đến ba dặm mới qua được bờ bên kia. Quần áo giày dép đều ướt sũng, yên cương, ngựa cưỡi cũng mất cả trên cầu.
Cũng ngày hôm đó, cánh quân Vân – Quí [chỉ có hơn 3000 người] đóng ở Sơn Tây của Ô Ðại Kinh kéo đến sông Phú Lương để tiếp cứu thì thấy “cầu nổi đã đứt chìm mất rồi, phía bên kia sông lửa cháy rực trời”. Tuy nhiên tiếng súng đã dứt chứng tỏ quân Thanh nếu không chết thì cũng đầu hàng. Họ Ô biết rằng đại binh đã thua không dám tham chiến vội vàng theo đường cũ chạy về nước.
Việc Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy mà chưa từng chạm mặt với quân Tây Sơn là chuyện do chính y thú nhận, và chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng đồng ý về điều đó. Ngoài ra còn những chi tiết tuy nhỏ bé nhưng lại đóng một vai trò quan trọng khi chúng ta tìm hiểu về bang giao Thanh – Việt thời hậu chiến. Theo lời tâu của Tôn Sĩ Nghị, thì “Lê Duy Kỳ nghe tin Nguyễn tặc (tức Nguyễn Huệ) đích thân đến đánh, kinh hồn táng đởm, tay bồng con thơ, vội vàng dẫn mẹ vượt sông Phú Lương, chẳng kịp đem theo vợ, dân chúng trông thấy tình cảnh đó, cũng hoảng hốt chạy tán loạn, tin đồn lan đến quân doanh, bọn giặc cũng đã hay biết, nên chúng càng hăng tiết”. Ý của họ Tôn muốn đổ tội cho Lê Chiêu Thống chưa đánh đã chạy làm loạn nhân tâm khiến cho bị đại bại.
Theo Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục – Chính Biên – Quyển XLVII thì:
Bấy giờ, đương ở nơi màn tướng, thình lình được tin quân giặc (quân Tây Sơn) đã tiến sát Thăng Long, Sĩ Nghị không biết xoay trở ra sao, bèn nhổ đồn lũy, vượt qua sông chạy. Cầu gãy người chết vô số kể.
Bấy giờ nhà vua (tức Lê Chiêu Thống) đang hội kiến với Tôn Sĩ Nghị ở nơi màn tướng, có tám người theo hầu là Hoàng Ích Hiểu (黃益曉), Nguyễn Quốc Ðống (阮國棟), Lê Hân (黎昕), Phạm Như Tùng (范如松), Nguyễn Viết Triệu (阮曰肇), Phạm Ðình Thiện (范廷僐), Lê Văn Trương (黎文張) và Lê Quí Thích (黎貴適) thì chợt được tin bại trận đưa đến. Sĩ Nghị rút chạy. Nhà vua cũng cưỡi ngựa cùng đi với Sĩ Nghị lên phía Bắc. Riêng Viết Triệu cầm cương ngựa đi theo nhà vua. Nhà vua sai bọn Hoàng Ích Hiểu gấp về nội điện, hộ vệ thái hậu và nguyên tử vượt qua sông. Hoàng đệ Duy Chi (維祗) hộ vệ bọn hoàng phi và cung tần đến bến sông thì cầu gãy, không qua sông được, phải hướng về phía tây mà chạy trốn.
Ngày mồng 9 tháng Giêng năm Kỷ Dậu [3-2-1789], Tôn Sĩ Nghị chạy được về đến Lạng Sơn qua Nam Quan trở về Quảng Tây. Suốt một tháng sau đó, quân Thanh thoát chết chạy được về theo báo cáo của quan nhà Thanh vào khoảng 8000 người, còn số tử trận và mất tích khoảng hơn 5000 tên. Trong khi giao tranh, số lượng dân phu chết không phải là ít nhưng vì họ chỉ là thành phần được sử dụng tạm thời nên sinh mạng của họ không ai tính tới. Thanh triều chỉ ghi số binh sĩ chính qui bị giết, còn những giáo sĩ và sử sách của ta thì ghi cả dân phu.
3.1. Vượt sông Nhị Hà
Sáng ngày mồng 5 Tết [30-1-1789], các cánh kỵ binh, tượng binh và thủy binh của Nam quân từ ba mặt cùng kéo đến vây Thăng Long. Trong khi các tướng liều chết chống cự, Tôn Sĩ Nghị vội vàng đem mấy trăm thân binh vượt cầu phao sông Nhị Hà chạy về bắc khiến binh lính, dân phu hoảng hốt chạy tán loạn. Các tướng lãnh thấy thế cũng không còn lòng dạ nào chiến đấu nên cũng lật đật tháo chạy. Ngay sau khi qua sông, Tôn Sĩ Nghị ra lệnh chặt cầu khiến một số đang đi trên cầu rơi xuống sông chết đuối. Trong số người nịch tử có một số tướng lãnh nhà Thanh, những người chưa qua được đành quay lại huyết chiến cho đến chết.
Theo đúng kế hoạch của vua Quang Trung, các toán thuỷ, hải quân đã bố trí sẵn trong vịnh Bắc Việt đi theo đường sông đánh vào các lực lượng quân Thanh canh giữ các đài trạm chứa lương thực dọc từ Thăng Long lên đến Lạng Sơn.
Ðể biện minh cho việc bỏ chạy thoát thân lấy một mình, Tôn Sĩ Nghị khai rằng “tuy giết được nhiều quân giặc nhưng phải đối phó với cả hai mặt, không biết hay dở sống chết thế nào. Nếu như thần chẳng may trúng phải mũi tên hòn đạn thì e rằng sẽ nhục đến quốc thể nên phải dẫn bọn phó tướng Khánh Thành (慶成),Ðức Khắc Tinh Ngạch (德克精額), tham tướng Hải Khánh (海慶) dẫn hơn ba trăm quân phá vòng vây mà chạy”.
Ðến ngày mồng 6 tháng 2 năm đó [2-3-1789], trong thượng dụ xin vua Càn Long thu hồi tước công của Tôn Sĩ Nghị, lại viết:
Thần Tôn Sĩ Nghị thấy Lê Duy Kỳ bỏ chạy trước, biết rằng chẳng nên ở lại Lê thành làm gì, cũng lập tức triệt binh, đem quân đến bờ phía bắc sông Thị Cầu đứng chờ đại quân.
Những lời tâu của Tôn Sĩ Nghị xem ra không đúng sự thật và mâu thuẫn với các lời tường thuật của những người khác. Ngay những lời khai của quân Thanh cũng đã không giống nhau.
Trong Khâm Ðịnh An Nam Kỷ Lược (欽定安南紀略) để tránh cái tiếng “chưa đánh đã chạy” Tôn Sĩ Nghị đem bản văn đó tô vẽ lại:
Nào hay càng giết địch càng đông, vây đại binh cả bốn bề. Thần cùng với đề trấn [đề đốc, tổng binh] dẫn các tướng xông thẳng vào trước địch quân. Hứa Thế Hanh nghĩ rằng thần là tổng đốc đại thần, không thể so với các trấn tướng được, nếu có điều gì sơ sẩy thì quan hệ đến quốc thể, hết sức ngăn trở. Sau đó sai phó tướng Khánh Thành hộ tống. Lại ra lệnh cho thiên tổng Tiết Trung cầm cương ngựa của thần gò lại. Thần vung roi vừa đánh vừa quát mắng, ra lệnh cho y buông ra, Tiết Trung nhất quyết không bỏ.
Thần nghĩ lại lời của Hứa Thế Hanh, quả quan hệ đến đại thể, nên dẫn bọn Khánh Thành, theo phía sau điện mà ra.
Theo tài liệu của Trung Hoa thì số quân Thanh đóng ở bờ phía nam sông Phú Lương gồm ba ngàn người do tổng binh Thượng Duy Thăng (尚維昇), phó tướng Hình Ðôn Hành (邢敦行), tham tướng Vương Tuyên (王宣), thổ quan Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống (岑宜棟) được lệnh rút về tiếp cứu đề đốc Hứa Thế Hanh. Tuy nhiên những cánh quân đó cũng đang bị vây đánh, không thể tăng viện cho nhau được. Tôn Sĩ Nghị và bọn Khánh Thành thì dẫn hơn ba trăm quân định qua cầu nổi, nhưng bị ba, bốn nghìn quân Tây Sơn truy kích, vừa lúc tổng binh Lý Hóa Long dẫn hơn hai trăm quân chạy theo đến. Tôn Sĩ Nghị liền sai y đi qua bờ bên kia đóng lại tại phía bắc để hộ vệ cho ông ta qua sông. Lý Hóa Long chạy được tới giữa cầu, quính quáng trượt chân ngã xuống sông chết đuối, bọn tuỳ tùng thấy tổng binh chết rồi càng thêm hoảng loạn. Tôn Sĩ Nghị vội vàng sai bọn Khánh Thành bảo vệ phía sau, dùng súng bắn chặn, dẫn binh theo phiệt kiều chạy qua bắc ngạn trước, sau đó chặt đứt cầu nổi khiến cho quân sĩ, phu tướng còn ở phía nam không ai qua sông được nữa, đành phải quay lại tử chiến.
Một tướng nhỏ là Trương Hội Nguyên (張會元) bị bắt làm tù binh khi được trả về cung khai như sau:
Lần này phụng lệnh đóng quân tại phía nam Lê thành cách chừng mười dặm, ngày mồng 5 tháng Giêng, giờ Dần đánh nhau với giặc, giết được rất nhiều tặc phỉ, cho đến giờ Mùi, quân giặc càng giết càng đông, cùng xông cả lên khiến quan binh tán loạn. Hội Nguyên đem quân xung sát đến bờ sông, thấy phù kiều đứt mất rồi, không qua sông được nữa, bên mình chỉ còn độ hơn trăm binh. Hội Nguyên kêu lên rằng không lẽ bó tay chịu chết, chi bằng liều mạng đánh về phía Lê thành, giết được thêm vài đứa giặc thì có chết cũng nhắm mắt. Bọn lính nghe nói thế, ai nấy cố hết sức, theo đường cũ xung sát về hướng Lê thành, bị quân giặc vây bốn bề. Hội Nguyên bị quân giặc dùng giáo đâm trúng bên yết hầu và mạng sườn, mê man ngã xuống ngựa, lại bị chém một đao ở cổ, bất tỉnh nhân sự.
Ðấy là nói về những người không qua được, còn người liều mạng vượt qua thì thế nào. Theo lời Trần Nguyên Nhiếp thì:
Ðến được bờ sông, đại binh tranh nhau vượt qua. Cầu nổi làm bằng tre và gỗ bắc ngang sông đã bị đứt chìm xuống nước, lại thêm số nhân mã bị tượng trận đốt cháy chết chồng thêm lên một tầng nữa đè cầu xuống. Người đi qua chân đạp lên xác người ở bên dưới, chỉ còn đầu trồi lên phải đến ba dặm mới qua được bờ bên kia. Quần áo giày dép đều ướt sũng, yên cương, ngựa cưỡi cũng mất cả trên cầu.
Cũng ngày hôm đó, cánh quân Vân – Quí [chỉ có hơn 3000 người] đóng ở Sơn Tây của Ô Ðại Kinh kéo đến sông Phú Lương để tiếp cứu thì thấy “cầu nổi đã đứt chìm mất rồi, phía bên kia sông lửa cháy rực trời”. Tuy nhiên tiếng súng đã dứt chứng tỏ quân Thanh nếu không chết thì cũng đầu hàng. Họ Ô biết rằng đại binh đã thua không dám tham chiến vội vàng theo đường cũ chạy về nước.
Việc Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy mà chưa từng chạm mặt với quân Tây Sơn là chuyện do chính y thú nhận, và chính những nhà nghiên cứu Trung Hoa cũng đồng ý về điều đó. Ngoài ra còn những chi tiết tuy nhỏ bé nhưng lại đóng một vai trò quan trọng khi chúng ta tìm hiểu về bang giao Thanh – Việt thời hậu chiến. Theo lời tâu của Tôn Sĩ Nghị, thì “Lê Duy Kỳ nghe tin Nguyễn tặc (tức Nguyễn Huệ) đích thân đến đánh, kinh hồn táng đởm, tay bồng con thơ, vội vàng dẫn mẹ vượt sông Phú Lương, chẳng kịp đem theo vợ, dân chúng trông thấy tình cảnh đó, cũng hoảng hốt chạy tán loạn, tin đồn lan đến quân doanh, bọn giặc cũng đã hay biết, nên chúng càng hăng tiết”. Ý của họ Tôn muốn đổ tội cho Lê Chiêu Thống chưa đánh đã chạy làm loạn nhân tâm khiến cho bị đại bại.
Theo Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục – Chính Biên – Quyển XLVII thì:
Bấy giờ, đương ở nơi màn tướng, thình lình được tin quân giặc (quân Tây Sơn) đã tiến sát Thăng Long, Sĩ Nghị không biết xoay trở ra sao, bèn nhổ đồn lũy, vượt qua sông chạy. Cầu gãy người chết vô số kể.
Bấy giờ nhà vua (tức Lê Chiêu Thống) đang hội kiến với Tôn Sĩ Nghị ở nơi màn tướng, có tám người theo hầu là Hoàng Ích Hiểu (黃益曉), Nguyễn Quốc Ðống (阮國棟), Lê Hân (黎昕), Phạm Như Tùng (范如松), Nguyễn Viết Triệu (阮曰肇), Phạm Ðình Thiện (范廷僐), Lê Văn Trương (黎文張) và Lê Quí Thích (黎貴適) thì chợt được tin bại trận đưa đến. Sĩ Nghị rút chạy. Nhà vua cũng cưỡi ngựa cùng đi với Sĩ Nghị lên phía Bắc. Riêng Viết Triệu cầm cương ngựa đi theo nhà vua. Nhà vua sai bọn Hoàng Ích Hiểu gấp về nội điện, hộ vệ thái hậu và nguyên tử vượt qua sông. Hoàng đệ Duy Chi (維祗) hộ vệ bọn hoàng phi và cung tần đến bến sông thì cầu gãy, không qua sông được, phải hướng về phía tây mà chạy trốn.
Ngày mồng 9 tháng Giêng năm Kỷ Dậu [3-2-1789], Tôn Sĩ Nghị chạy được về đến Lạng Sơn qua Nam Quan trở về Quảng Tây. Suốt một tháng sau đó, quân Thanh thoát chết chạy được về theo báo cáo của quan nhà Thanh vào khoảng 8000 người, còn số tử trận và mất tích khoảng hơn 5000 tên. Trong khi giao tranh, số lượng dân phu chết không phải là ít nhưng vì họ chỉ là thành phần được sử dụng tạm thời nên sinh mạng của họ không ai tính tới. Thanh triều chỉ ghi số binh sĩ chính qui bị giết, còn những giáo sĩ và sử sách của ta thì ghi cả dân phu.