- Biển số
- OF-374797
- Ngày cấp bằng
- 23/7/15
- Số km
- 1,362
- Động cơ
- 256,850 Mã lực
1.2. Nhà Lê chính thức cầu viện
Khi tờ hịch được nhóm phò Lê chuyển tới tay vua Chiêu Thống, ông vội vàng viết một tờ biểu sai Nguyễn Thời Ðĩnh đem sang Trung Hoa. Lá thư đầu tiên của Lê Duy Kỳ gửi Tôn Sĩ Nghị còn tàng trữ trong văn khố dịch ra như sau:
… Kỳ tôi [tức Lê Duy Kỳ tự xưng] vốn còn trẻ tuổi, gặp lúc nhà nhiều tai nạn. Tháng Sáu năm Bính Ngọ (1786), giặc Quảng Nam trong nước là Nguyễn Văn Nhạc lấy danh nghĩa đánh họ Trịnh, sai em là Nguyễn Văn Bình xua quân nhập khấu, nhân vì ông của thần đang bệnh nặng nên việc phòng ngự lỏng lẻo, phủ thành không giữ được, ông của Kỳ chẳng may lìa đời, y mới hiếp chế, may nhờ lòng người chưa quên, khắp nơi nổi dậy tấn công, y đành phải vơ vét đồ dùng khí dụng, luôn cả quốc ấn đem đi.
Người dân để cho Kỳ tôi nắm quyền chủ nước cho đến tháng Chạp năm Ðinh Mùi thì Nguyễn Văn Bình phản lại anh, chiếm lấy thành Thuận Hóa, rồi quay lại cướp bóc. Khi đó nước mới kiến tạo, tài lực hai đàng đều cạn kiệt, không thể bảo vệ cương vực, khiến y tiến thẳng đến kinh thành, rồi xưng thiên hoàng đế, kỷ nguyên Thái Ðức, sưu cao thuế nặng, thật là lầm than. Dân chúng vì sợ uy lệnh nên đành phải miễn cưỡng tuân theo, Kỳ tôi phải chạy ra ngoài, cùng thần dân tính chuyện khôi phục, nhưng đại thếđã mất, ít không chống được với đông người, đỡ đông chạy tây rồi cũng phải tan.
Ðến tháng Tư năm nay (Mậu Thân), thân mẫu của Kỳ tôi cùng quyến thuộc đem thân qua quí hạt, mong được đề tấu, may được hai vị đại nhân dung nạp, xem xét rõ sự tình, yết dụ cáo tri đại nghĩa, bản hịch tới tay, Kỳ tôi cùng văn võ quan viên đọc đi đọc lại, thực cảm kích không đâu cho hết, thâm kiến hai vị đại nhân trên thì tỏ lòng nhân đức trời cao, dưới biểu lộ chỗ tình cận kề, thương cho lòng thành của kẻ thế cô bị cướp mất cơ nghiệp, nên tỏ ra thành lời.
Người dân trong nước nghe được cũng bi phẫn đứng lên, ai nấy tự sắm sửa giáp binh, công phá thành ấp, ngày ngày mong đợi vương sư kéo đến, riêng Kỳ tôi nay chỉ còn chút hơi tàn, không tự mình nổi lên được, lòng chỉ muốn đem thây gửi nơi nội địa (chỉ Trung Quốc), dựa vào oai linh của thiên triều, nhưng vì đường sá gian nan trở ngại, mỗi cử động đều bị dòm ngó, quốc ấn lại luân lạc mất rồi, nên không dám mạo muội ra mặt, e thất lễ của kẻ bầy tôi, nghĩ lại tổ tông của Kỳ này, đời đời ở cõi Nam, luôn giữ phận triều cống, nay không giữ được nước để đến nỗi lang thang hèn hạ, trên thì mất chức phiên phong, dưới thìđắc tội với dân chúng, làm phiền nhiễu cả uy phong khiến cho vương sư mất công từ xa kéo đến, Kỳ tôi thực hết sức hoảng hốt, nay không còn đất để dung thân, chỉ mong thánh đức thể niệm cho nội ngoại ai chẳng là kẻ vương thần, cúi mong hai vị đại nhân nghĩ tình lúc trước mà đề đạt lên cho thiên tử, thương xót cho kẻ cô nguy nơi hoang viễn, sinh linh đồ thán, cứu kẻ đang ở nơi nước lửa, trải rộng đức chí nhân.
Cứ trộm nghĩ theo hình thế bản quốc, phía đông, phía nam là biển cả, phương tây phương bắc tiếp giáp nội địa (Trung Quốc), bọn giặc thắng thế quen mùi trở nên kiêu ngạo, phòng thủ lơ là, trong thành cùng ngoài các đạo cựu binh chưa đầy 6 vạn, quá nửa là quốc dân bị bức bách, không có lòng chiến đấu. Nay truyền cho nghe rằng quân thiên triều đã tới nơi, nếu như không biết hối tội, thì thế ắt sẽ mỗi người dân đều là một người lính, mọi nhà đều là chỗ cung cấp lương ăn, đem tính mạng ra chiến đấu, để thử xem mũi nhọn thế nào, chỉ trong sớm tối hai bề thuỷ lục cùng tiến, bốn mặt giáp công. Thế bên kia chia rẽ, sức yếu, không cứu ứng được nhau, thần dân bản quốc tình nguyện ứng nghĩa mà xông lên trước, tặc đồ không đánh cũng tan.
Kỳ tôi trốn ở nơi xa xôi hẻo lánh, thực trông mong hết sức, cảm ơn tái tạo của thiên hoàng đế, lại do hai vị đại nhân hết sức giúp đỡ, cũng may nhờ vào ân đức tổ tiên, không uổng công bôn tẩu nên được bề trên chấp thuận, Kỳ tôi cùng các bầy tôi văn võ, nguyện ghi khắc trong lòng, nên hôm nay cung kính dâng thư này.
Ngày 24 tháng Tám, Càn Long năm thứ 53 [23-9-1788]
Lá thư này có lẽ không tới kịp nên sau đó Lê Duy Kỳ lại viết một lá thư khác sẽ dịch ở sau. Theo tài liệu nhà Thanh, phái đoàn Lê Quýnh đi từ Khâm Châu ngày mồng 4 tháng Tám [3-9-1788], theo đường thủy đến được Tứ Kỳ [Hải Dương] gặp Lê Duy Kỳ ngày mồng 8 tháng Chín năm Mậu Thân [6-10-1788].
Trước đó, vào tháng Tám năm Mậu Thân [1788], khi Lê Duy Ðản còn đang ẩn trốn thì vua Lê sai Lan Trì Bá [không rõ tên] cho vời gặp, đồng thời ban cho 4 chữ ngự bút “Tiết Khí Khả Gia” [節氣可嘉] (khí tiết đáng khen). Ông đi cùng một người đầy tớ lội mưa gió lên gặp vua Lê ở thôn Ngọc Lâu [玉摟], Cẩm Giang [錦江] Hải Dương. Vua Chiêu Thống phong cho Lê Duy Ðản tước Hương Phái Bá [香派伯] làm chánh sứ để cùng Ðịnh Nhạc Bá Trần Danh Án cầm quốc thư sang Trung Hoa, có Lê Quýnh làm hướng đạo và liên lạc viên.
Theo thời biểu chúng ta thấy rằng khoảng tháng Bảy thì nhà Thanh phát hịch, đầu tháng Tám vua Lê biết tin nên một mặt cho người đi kiếm Lê Duy Ðản một mặt viết thư [ngày 24 tháng Tám] cho người đem sang Trung Hoa [lá thư thứ nhất]. Ðến mồng 8 tháng Chín [6-10-1788], Lê Quýnh về trình bày mọi việc, vua Lê thấy rằng một lá thư tay gửi Tôn Sĩ Nghị chưa đủ lễ nghi mà phải cử một phái bộ chính thức mang quốc thư sang cầu viện, nhất là không có quốc ấn [tức ấn An Nam quốc vương mà nhà Thanh ban cho họ Lê] nên càng cần những người có vai vế đem đi. Trần Danh Án vốn là cận thần ở cùng với vua Lê lâu nay, còn Lê Duy Ðản là đồng tộc, cả hai đều là tiến sĩ xuất thân, nên việc đi sứ cũng đồng thời đem tin nhà coi như bảo đảm rằng đây là người của vua Lê gửi sang thật.
Ngày 15 tháng Chín [13-10-1788] năm đó, hai sứ thần mang lá thư [thứ hai] của vua Chiêu Thống lên đường sang Trung Hoa. Lá thư đó dịch ra như sau:
Tự tôn nước An Nam là Lê Duy Kỳ kính cẩn trình lên trước đài của bộ đường đại nhân thiên triều Thái Tử Thái Bảo Binh Bộ Thượng Thư kiêm Ðô Sát Viện Hữu Ðô Ngự Sử thế tập Nhất Ðẳng Khinh Xa Ðô Úy tổng đốc Quảng Ðông, Quảng Tây kiêm lo việc lương hướng, phục vụ đại hoàng đế đường bay rong ruổi, thành công đắc lực của bậc đế vương, lòng nhân rộng rãi, lượng rộng như trời đất cha mẹ, uy quyền thêm đầy đủ, đức không bến bờ:
Nhà Kỳ tôi tổ tông lâu đời làm chủ đất nước, vỗ về chăn dắt nhân dân, chẳng may mất nghiệp, bản thân mình phải trốn lánh nơi sơn cùng thủy tận, người thân phải tìm đường sống nơi đất thiên triều, hơn sáu mươi người già trẻ được giúp cho nơi ăn chốn ở.
Ðại hoàng đế trước nay thương xót đến cả những kẻ xa xôi, cả những kẻ chưa từng thần phục, nay giương cao tinh việt, điều động mấy chục vạn quân tinh nhuệ, tụ tập chiến thuyền, chuyển vận vài lộ ức vạn thiên tiền gạo, điểm binh lữ, vừa thuận thiên thời, lại lo đến Kỳ tôi đang lúc nguy cơ nên sai bồi thần vềkiếm tung tích, ơn bao la ấy phải ghi khắc trong tim, lại mang theo bằng chứng của mẫu thân về nước, nghĩ đến sự lo toan của thánh thượng mà rơi lệ, thấy bề trên không gì không nghĩ tới, biết rằng ngày giờ khôi phục đã đến nơi.
Bọn Nguyễn tặc ngu xuẩn kia chưa biết hối tội, đem hai trăm năm của bản quốc, vỏn vẹn cơ nghiệp Ðộng Hải, Phú Xuân, dăm sáu vạn quân man mọi, khoe vài cái thành con, mỗi nơi mai phục vài tên thảo mãng, dàn trận voi ở bờ sông, ngây ngô học đòi kháng cự binh thiên triều.
Thế nhưng bọ ngựa làm sao chống nổi xe, chim sẻ biết đâu lưới đã giăng tứ phía, chồn cáo không qua, bậc thánh nhân một khi nổi giận, ngọc đá đều tan, trải đại nghĩa khắp thiên hạ, giữ mối giềng cho thuộc quốc. Kỳ may mắn còn chút hơi tàn, ẩn nơi lều cỏ, mong thánh đức ban xuống để cho mất rồi lại còn, đứt rồi lại nối, đợi khi binh thiên triều nhập cảnh, nguyện đích thân bầu nước giỏ cơm, dù có tan thây nát thịt cũng không đủ báo đáp cái ơn tái tạo của thiên triều.
Vì quốc ấn đã bị thất lạc, không dám trình lên thiên tử, cung kính mong đại nhân thay mặt chuyển tấu, khấu tạ hoàng ân, Kỳ không khỏi xúc động, run lẩy bẩy, kính cẩn trình lên.
Ngày 15 tháng Chín, năm Càn Long thứ 53,[13-10-1788]
Khi chuyển lên ngoài tờ biểu của Lê Duy Kỳ, chính tay Lê Quýnh lại cũng viết thêm một tấu thư khác, dịch ra như sau:
Từ khi An Nam lập quốc đến nay thì chỉ có họ Lê được nước một cách chính đáng, ân huệ đủ để lòng người hướng về, lễ nghĩa đủ cho sĩ phu đi theo.
Tuy ở giữa thời có họ Mạc tiếm vị hơn sáu mươi năm nhưng lòng người vẫn mến cũ không đổi. Sau đó lại trung hưng hơn hai trăm năm qua, có họ Trịnh phụ chính, là bầy tôi nắm quyền đời nọ sang đời kia. Vua nước tôi tuy làm chủ một nước nhưng phương nam thì có họ Nguyễn phụ chính trông coi đất đai, còn phương bắc thì họ Trịnh phụ chính, nắm giữ binh quyền cho đến tận ngày nay.
Cả họ Trịnh lẫn họ Nguyễn đều bị Nguyễn Nhạc đánh đuổi, khi đó lòng người nghĩ rằng y muốn trừ nạn cho nước nên không ai chống lại. Ðến khi tâm tích của giặc Nguyễn lộ ra, hết sức hung bạo. Ðầu tiên là cách đây một kỷ, Nguyễn tặc tự đặt niên hiệu là Thái Ðức. Nay y định chiếm nước phạm thượng thì cày bừa cũng thành gươm giáo, vì chưng họ Lê ân thấm đến người, ấy là vì nhân nên đạo nghĩa dân quay về, giặc Nguyễn tuy mạnh nhưng không thể cưỡng bức người ta theo được.
Nếu được thiên triều vì lòng nuôi kẻ nhỏ mà ngó xuống, giúp kẻ khốn cùng, đem binh đến sát với biên cảnh thì có thể thanh viện cho hạ quốc, dân trong nước nghe tin này ắt sẽ nổi lên chống lại, chẳng phải phiền binh lực thiên triều trợ giúp mà lập tức đầu Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ sẽ đến ngay.
Qua bản văn trên chúng ta thấy nguyên thủy nhóm Lê Quýnh, Nguyễn Huy Túc chỉ chủ trương nhờ nhà Thanh thanh viện để can thiệp nếu không dọa cho quân Tây Sơn rút về Thuận Hóa thì bắt họ trả lại một phần đất ở giáp biên thùy tương tự như trước đây nhà Lê cắt đất Cao Bằng cho họ Mạc. Việc nổi lên chống với Tây Sơn ở Bắc Hà vẫn do lực lượng trong nước đảm trách có lẽ vì cũng ngại rằng một khi quân Thanh sang nước ta, việc đánh đuổi họ còn khó khăn hơn. Trong khi đó vua Chiêu Thống lại muốn nhờ quân Thanh lấy lại toàn bộ miền bắc trả lại cho mình nên mới có việc Lê Quýnh gửi thêm một lá thư khác cho Tôn Sĩ Nghị mà nội dung không cùng một đường lối với Lê Duy Kỳ
Khi tờ hịch được nhóm phò Lê chuyển tới tay vua Chiêu Thống, ông vội vàng viết một tờ biểu sai Nguyễn Thời Ðĩnh đem sang Trung Hoa. Lá thư đầu tiên của Lê Duy Kỳ gửi Tôn Sĩ Nghị còn tàng trữ trong văn khố dịch ra như sau:
… Kỳ tôi [tức Lê Duy Kỳ tự xưng] vốn còn trẻ tuổi, gặp lúc nhà nhiều tai nạn. Tháng Sáu năm Bính Ngọ (1786), giặc Quảng Nam trong nước là Nguyễn Văn Nhạc lấy danh nghĩa đánh họ Trịnh, sai em là Nguyễn Văn Bình xua quân nhập khấu, nhân vì ông của thần đang bệnh nặng nên việc phòng ngự lỏng lẻo, phủ thành không giữ được, ông của Kỳ chẳng may lìa đời, y mới hiếp chế, may nhờ lòng người chưa quên, khắp nơi nổi dậy tấn công, y đành phải vơ vét đồ dùng khí dụng, luôn cả quốc ấn đem đi.
Người dân để cho Kỳ tôi nắm quyền chủ nước cho đến tháng Chạp năm Ðinh Mùi thì Nguyễn Văn Bình phản lại anh, chiếm lấy thành Thuận Hóa, rồi quay lại cướp bóc. Khi đó nước mới kiến tạo, tài lực hai đàng đều cạn kiệt, không thể bảo vệ cương vực, khiến y tiến thẳng đến kinh thành, rồi xưng thiên hoàng đế, kỷ nguyên Thái Ðức, sưu cao thuế nặng, thật là lầm than. Dân chúng vì sợ uy lệnh nên đành phải miễn cưỡng tuân theo, Kỳ tôi phải chạy ra ngoài, cùng thần dân tính chuyện khôi phục, nhưng đại thếđã mất, ít không chống được với đông người, đỡ đông chạy tây rồi cũng phải tan.
Ðến tháng Tư năm nay (Mậu Thân), thân mẫu của Kỳ tôi cùng quyến thuộc đem thân qua quí hạt, mong được đề tấu, may được hai vị đại nhân dung nạp, xem xét rõ sự tình, yết dụ cáo tri đại nghĩa, bản hịch tới tay, Kỳ tôi cùng văn võ quan viên đọc đi đọc lại, thực cảm kích không đâu cho hết, thâm kiến hai vị đại nhân trên thì tỏ lòng nhân đức trời cao, dưới biểu lộ chỗ tình cận kề, thương cho lòng thành của kẻ thế cô bị cướp mất cơ nghiệp, nên tỏ ra thành lời.
Người dân trong nước nghe được cũng bi phẫn đứng lên, ai nấy tự sắm sửa giáp binh, công phá thành ấp, ngày ngày mong đợi vương sư kéo đến, riêng Kỳ tôi nay chỉ còn chút hơi tàn, không tự mình nổi lên được, lòng chỉ muốn đem thây gửi nơi nội địa (chỉ Trung Quốc), dựa vào oai linh của thiên triều, nhưng vì đường sá gian nan trở ngại, mỗi cử động đều bị dòm ngó, quốc ấn lại luân lạc mất rồi, nên không dám mạo muội ra mặt, e thất lễ của kẻ bầy tôi, nghĩ lại tổ tông của Kỳ này, đời đời ở cõi Nam, luôn giữ phận triều cống, nay không giữ được nước để đến nỗi lang thang hèn hạ, trên thì mất chức phiên phong, dưới thìđắc tội với dân chúng, làm phiền nhiễu cả uy phong khiến cho vương sư mất công từ xa kéo đến, Kỳ tôi thực hết sức hoảng hốt, nay không còn đất để dung thân, chỉ mong thánh đức thể niệm cho nội ngoại ai chẳng là kẻ vương thần, cúi mong hai vị đại nhân nghĩ tình lúc trước mà đề đạt lên cho thiên tử, thương xót cho kẻ cô nguy nơi hoang viễn, sinh linh đồ thán, cứu kẻ đang ở nơi nước lửa, trải rộng đức chí nhân.
Cứ trộm nghĩ theo hình thế bản quốc, phía đông, phía nam là biển cả, phương tây phương bắc tiếp giáp nội địa (Trung Quốc), bọn giặc thắng thế quen mùi trở nên kiêu ngạo, phòng thủ lơ là, trong thành cùng ngoài các đạo cựu binh chưa đầy 6 vạn, quá nửa là quốc dân bị bức bách, không có lòng chiến đấu. Nay truyền cho nghe rằng quân thiên triều đã tới nơi, nếu như không biết hối tội, thì thế ắt sẽ mỗi người dân đều là một người lính, mọi nhà đều là chỗ cung cấp lương ăn, đem tính mạng ra chiến đấu, để thử xem mũi nhọn thế nào, chỉ trong sớm tối hai bề thuỷ lục cùng tiến, bốn mặt giáp công. Thế bên kia chia rẽ, sức yếu, không cứu ứng được nhau, thần dân bản quốc tình nguyện ứng nghĩa mà xông lên trước, tặc đồ không đánh cũng tan.
Kỳ tôi trốn ở nơi xa xôi hẻo lánh, thực trông mong hết sức, cảm ơn tái tạo của thiên hoàng đế, lại do hai vị đại nhân hết sức giúp đỡ, cũng may nhờ vào ân đức tổ tiên, không uổng công bôn tẩu nên được bề trên chấp thuận, Kỳ tôi cùng các bầy tôi văn võ, nguyện ghi khắc trong lòng, nên hôm nay cung kính dâng thư này.
Ngày 24 tháng Tám, Càn Long năm thứ 53 [23-9-1788]
Lá thư này có lẽ không tới kịp nên sau đó Lê Duy Kỳ lại viết một lá thư khác sẽ dịch ở sau. Theo tài liệu nhà Thanh, phái đoàn Lê Quýnh đi từ Khâm Châu ngày mồng 4 tháng Tám [3-9-1788], theo đường thủy đến được Tứ Kỳ [Hải Dương] gặp Lê Duy Kỳ ngày mồng 8 tháng Chín năm Mậu Thân [6-10-1788].
Trước đó, vào tháng Tám năm Mậu Thân [1788], khi Lê Duy Ðản còn đang ẩn trốn thì vua Lê sai Lan Trì Bá [không rõ tên] cho vời gặp, đồng thời ban cho 4 chữ ngự bút “Tiết Khí Khả Gia” [節氣可嘉] (khí tiết đáng khen). Ông đi cùng một người đầy tớ lội mưa gió lên gặp vua Lê ở thôn Ngọc Lâu [玉摟], Cẩm Giang [錦江] Hải Dương. Vua Chiêu Thống phong cho Lê Duy Ðản tước Hương Phái Bá [香派伯] làm chánh sứ để cùng Ðịnh Nhạc Bá Trần Danh Án cầm quốc thư sang Trung Hoa, có Lê Quýnh làm hướng đạo và liên lạc viên.
Theo thời biểu chúng ta thấy rằng khoảng tháng Bảy thì nhà Thanh phát hịch, đầu tháng Tám vua Lê biết tin nên một mặt cho người đi kiếm Lê Duy Ðản một mặt viết thư [ngày 24 tháng Tám] cho người đem sang Trung Hoa [lá thư thứ nhất]. Ðến mồng 8 tháng Chín [6-10-1788], Lê Quýnh về trình bày mọi việc, vua Lê thấy rằng một lá thư tay gửi Tôn Sĩ Nghị chưa đủ lễ nghi mà phải cử một phái bộ chính thức mang quốc thư sang cầu viện, nhất là không có quốc ấn [tức ấn An Nam quốc vương mà nhà Thanh ban cho họ Lê] nên càng cần những người có vai vế đem đi. Trần Danh Án vốn là cận thần ở cùng với vua Lê lâu nay, còn Lê Duy Ðản là đồng tộc, cả hai đều là tiến sĩ xuất thân, nên việc đi sứ cũng đồng thời đem tin nhà coi như bảo đảm rằng đây là người của vua Lê gửi sang thật.
Ngày 15 tháng Chín [13-10-1788] năm đó, hai sứ thần mang lá thư [thứ hai] của vua Chiêu Thống lên đường sang Trung Hoa. Lá thư đó dịch ra như sau:
Tự tôn nước An Nam là Lê Duy Kỳ kính cẩn trình lên trước đài của bộ đường đại nhân thiên triều Thái Tử Thái Bảo Binh Bộ Thượng Thư kiêm Ðô Sát Viện Hữu Ðô Ngự Sử thế tập Nhất Ðẳng Khinh Xa Ðô Úy tổng đốc Quảng Ðông, Quảng Tây kiêm lo việc lương hướng, phục vụ đại hoàng đế đường bay rong ruổi, thành công đắc lực của bậc đế vương, lòng nhân rộng rãi, lượng rộng như trời đất cha mẹ, uy quyền thêm đầy đủ, đức không bến bờ:
Nhà Kỳ tôi tổ tông lâu đời làm chủ đất nước, vỗ về chăn dắt nhân dân, chẳng may mất nghiệp, bản thân mình phải trốn lánh nơi sơn cùng thủy tận, người thân phải tìm đường sống nơi đất thiên triều, hơn sáu mươi người già trẻ được giúp cho nơi ăn chốn ở.
Ðại hoàng đế trước nay thương xót đến cả những kẻ xa xôi, cả những kẻ chưa từng thần phục, nay giương cao tinh việt, điều động mấy chục vạn quân tinh nhuệ, tụ tập chiến thuyền, chuyển vận vài lộ ức vạn thiên tiền gạo, điểm binh lữ, vừa thuận thiên thời, lại lo đến Kỳ tôi đang lúc nguy cơ nên sai bồi thần vềkiếm tung tích, ơn bao la ấy phải ghi khắc trong tim, lại mang theo bằng chứng của mẫu thân về nước, nghĩ đến sự lo toan của thánh thượng mà rơi lệ, thấy bề trên không gì không nghĩ tới, biết rằng ngày giờ khôi phục đã đến nơi.
Bọn Nguyễn tặc ngu xuẩn kia chưa biết hối tội, đem hai trăm năm của bản quốc, vỏn vẹn cơ nghiệp Ðộng Hải, Phú Xuân, dăm sáu vạn quân man mọi, khoe vài cái thành con, mỗi nơi mai phục vài tên thảo mãng, dàn trận voi ở bờ sông, ngây ngô học đòi kháng cự binh thiên triều.
Thế nhưng bọ ngựa làm sao chống nổi xe, chim sẻ biết đâu lưới đã giăng tứ phía, chồn cáo không qua, bậc thánh nhân một khi nổi giận, ngọc đá đều tan, trải đại nghĩa khắp thiên hạ, giữ mối giềng cho thuộc quốc. Kỳ may mắn còn chút hơi tàn, ẩn nơi lều cỏ, mong thánh đức ban xuống để cho mất rồi lại còn, đứt rồi lại nối, đợi khi binh thiên triều nhập cảnh, nguyện đích thân bầu nước giỏ cơm, dù có tan thây nát thịt cũng không đủ báo đáp cái ơn tái tạo của thiên triều.
Vì quốc ấn đã bị thất lạc, không dám trình lên thiên tử, cung kính mong đại nhân thay mặt chuyển tấu, khấu tạ hoàng ân, Kỳ không khỏi xúc động, run lẩy bẩy, kính cẩn trình lên.
Ngày 15 tháng Chín, năm Càn Long thứ 53,[13-10-1788]
Khi chuyển lên ngoài tờ biểu của Lê Duy Kỳ, chính tay Lê Quýnh lại cũng viết thêm một tấu thư khác, dịch ra như sau:
Từ khi An Nam lập quốc đến nay thì chỉ có họ Lê được nước một cách chính đáng, ân huệ đủ để lòng người hướng về, lễ nghĩa đủ cho sĩ phu đi theo.
Tuy ở giữa thời có họ Mạc tiếm vị hơn sáu mươi năm nhưng lòng người vẫn mến cũ không đổi. Sau đó lại trung hưng hơn hai trăm năm qua, có họ Trịnh phụ chính, là bầy tôi nắm quyền đời nọ sang đời kia. Vua nước tôi tuy làm chủ một nước nhưng phương nam thì có họ Nguyễn phụ chính trông coi đất đai, còn phương bắc thì họ Trịnh phụ chính, nắm giữ binh quyền cho đến tận ngày nay.
Cả họ Trịnh lẫn họ Nguyễn đều bị Nguyễn Nhạc đánh đuổi, khi đó lòng người nghĩ rằng y muốn trừ nạn cho nước nên không ai chống lại. Ðến khi tâm tích của giặc Nguyễn lộ ra, hết sức hung bạo. Ðầu tiên là cách đây một kỷ, Nguyễn tặc tự đặt niên hiệu là Thái Ðức. Nay y định chiếm nước phạm thượng thì cày bừa cũng thành gươm giáo, vì chưng họ Lê ân thấm đến người, ấy là vì nhân nên đạo nghĩa dân quay về, giặc Nguyễn tuy mạnh nhưng không thể cưỡng bức người ta theo được.
Nếu được thiên triều vì lòng nuôi kẻ nhỏ mà ngó xuống, giúp kẻ khốn cùng, đem binh đến sát với biên cảnh thì có thể thanh viện cho hạ quốc, dân trong nước nghe tin này ắt sẽ nổi lên chống lại, chẳng phải phiền binh lực thiên triều trợ giúp mà lập tức đầu Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ sẽ đến ngay.
Qua bản văn trên chúng ta thấy nguyên thủy nhóm Lê Quýnh, Nguyễn Huy Túc chỉ chủ trương nhờ nhà Thanh thanh viện để can thiệp nếu không dọa cho quân Tây Sơn rút về Thuận Hóa thì bắt họ trả lại một phần đất ở giáp biên thùy tương tự như trước đây nhà Lê cắt đất Cao Bằng cho họ Mạc. Việc nổi lên chống với Tây Sơn ở Bắc Hà vẫn do lực lượng trong nước đảm trách có lẽ vì cũng ngại rằng một khi quân Thanh sang nước ta, việc đánh đuổi họ còn khó khăn hơn. Trong khi đó vua Chiêu Thống lại muốn nhờ quân Thanh lấy lại toàn bộ miền bắc trả lại cho mình nên mới có việc Lê Quýnh gửi thêm một lá thư khác cho Tôn Sĩ Nghị mà nội dung không cùng một đường lối với Lê Duy Kỳ