- Biển số
- OF-374797
- Ngày cấp bằng
- 23/7/15
- Số km
- 1,362
- Động cơ
- 256,850 Mã lực
4. RÚT LUI ÐỂ BẢO TOÀN
Khi Nguyễn Huệ rút quân về, ông chỉ để một số tì tướng trấn thủ Bắc Hà với số quân chính qui khoảng 3,000 người [có tài liệu chép là 8,000 người]. Miền Bắc lúc này có hai hệ thống, quan lại cũ của nhà Lê đóng nhiệm vụ hành chánh dưới quyền của giám quốc Lê Duy Cẩn, còn hệ thống quân sự do Ngô Văn Sở chỉ huy giữ nhiệm vụ bảo hộ trị an thuộc quyền Nguyễn Huệ tại Phú Xuân.
DNCBLT, tr. 32-3 chép như sau:
… Tôn Sĩ Nghị từ khước. Ngô Văn Sở bèn hội các tướng thương nghị đánh hay giữ. Ngô Nhậm đề nghị rút lui giữ núi Tam Ðiệp cho thuỷ quân và lục quân thông nhau chiếm cứ chỗ hiểm yếu mà cố thủ, sai người gấp đưa thơ cáo nguy cấp.
Ngô Văn Sở bèn mật truyền các trấn Kinh Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn lên (đánh) tiếng nói (phao rằng) hội quân xây luỹ đất ở sông Nguyệt Ðức rồi ngầm thu quân mà lui về. Ngô Văn Sở đưa thông tư cho các quan trấn thủ Hải Dương, Sơn Tây nội ngày phải hội quân ở Bắc Thành, cho trấn thủ Sơn Nam phải chỉnh bị thuyền tàu chờ thuỷ quân đến thì cùng tiến phát.
… Ngô Văn Sở … ra lệnh cho các đạo quân chỉnh tề đội ngũ mà đi đến núi Tam Ðiệp (Tằng?), chia đồn đóng quân cố thủ, gấp sai Nguyễn Văn Tuyết, một tên nữa là Ðinh Công Tuyết, vội chạy về báo nguy cấp.
Trong tình hình đó, việc tập trung quân về một vị trí cổ ngỗng như Tam Ðiệp cũng do tướng lãnh Tây Sơn suy nghĩ về thế yếu, thế mạnh của ta và địch rồi tự quyết chứ không cần đến Ngô Thì Nhậm hiến kế như ngoại sử tô vẽ. Theo Lịch Triều Tạp Kỷ, sau khi vua Quang Trung thắng trận, Ngô Thì Nhậm mới “ra hàng” và trong di văn của ông còn chép bài biểu ông thay mặt quan lại nhà Lê tạ ơn tân triều đã dung nạp. Do đó ông không thể cùng đi trong đoàn quân Tây Sơn như một mưu sĩ hàng đầu mà hậu duệ khoe khoang.
Về việc quân Thanh không đóng ở trong thành, chúng ta có thể hiểu được lý do tại sao. Kinh thành Thăng Long khi được tạo dựng đã dựa vào sông Nhị Hà để làm một chướng ngại thiên nhiên đối phó với giặc bắc mỗi khi tràn xuống. Cho đến thế kỷ thứ XVIII, thành trì của nước ta chưa được xây dựng như một pháo đài với chủ đích phòng thủ theo lối của Trung Hoa hay ở Âu Châu. Khi quân Tây Sơn đánh Thăng Long, chiến tranh đã khiến cho hầu hết cung điện, nhà cửa bị hư hại. Cuối năm Bính Ngọ (1786), Vũ Văn Nhậm đem quân ra Bắc Hà, Quyển Trâm (卷簪) và trấn thủ Lạng Sơn là Nguyễn Khắc Trần (阮克陳) đem quân chống lại. Khi rút khỏi kinh thành, hai người thừa cơ đốt phá cung điện, Thăng Long tan nát không còn gì nữa. Năm sau, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra bắc giết Vũ Văn Nhậm, ông lại phá một số dinh thự để đem vật liệu về xây kinh đô mới ở Nghệ An. Một giáo sĩ đã viết trong thư gửi về Hội Truyền Giáo Ba Lê như sau:
… Trong khi chờ đợi, vì Bắc vương (tức Nguyễn Huệ) sắp phải lên đường vào Nam, ông nhất định cho phá huỷ thủ đô Bắc Kỳ, gọi là Kẻ Cho (Chợ), Kinh Ðô hay Kinh Ki (Kỳ) và xây lại tại xứ Nghệ An một hoàng thành mới gần quốc gia nhỏ bé của ông (Phú Xuân) và gần Nam Kỳ thượng, ở khoảng giữa hai vương quốc.Ông liền cấp tốc cho thực hiện kế hoạch này …
Khi Nguyễn Huệ rút quân về, ông chỉ để một số tì tướng trấn thủ Bắc Hà với số quân chính qui khoảng 3,000 người [có tài liệu chép là 8,000 người]. Miền Bắc lúc này có hai hệ thống, quan lại cũ của nhà Lê đóng nhiệm vụ hành chánh dưới quyền của giám quốc Lê Duy Cẩn, còn hệ thống quân sự do Ngô Văn Sở chỉ huy giữ nhiệm vụ bảo hộ trị an thuộc quyền Nguyễn Huệ tại Phú Xuân.
DNCBLT, tr. 32-3 chép như sau:
… Tôn Sĩ Nghị từ khước. Ngô Văn Sở bèn hội các tướng thương nghị đánh hay giữ. Ngô Nhậm đề nghị rút lui giữ núi Tam Ðiệp cho thuỷ quân và lục quân thông nhau chiếm cứ chỗ hiểm yếu mà cố thủ, sai người gấp đưa thơ cáo nguy cấp.
Ngô Văn Sở bèn mật truyền các trấn Kinh Bắc, Thái Nguyên, Lạng Sơn lên (đánh) tiếng nói (phao rằng) hội quân xây luỹ đất ở sông Nguyệt Ðức rồi ngầm thu quân mà lui về. Ngô Văn Sở đưa thông tư cho các quan trấn thủ Hải Dương, Sơn Tây nội ngày phải hội quân ở Bắc Thành, cho trấn thủ Sơn Nam phải chỉnh bị thuyền tàu chờ thuỷ quân đến thì cùng tiến phát.
… Ngô Văn Sở … ra lệnh cho các đạo quân chỉnh tề đội ngũ mà đi đến núi Tam Ðiệp (Tằng?), chia đồn đóng quân cố thủ, gấp sai Nguyễn Văn Tuyết, một tên nữa là Ðinh Công Tuyết, vội chạy về báo nguy cấp.
Trong tình hình đó, việc tập trung quân về một vị trí cổ ngỗng như Tam Ðiệp cũng do tướng lãnh Tây Sơn suy nghĩ về thế yếu, thế mạnh của ta và địch rồi tự quyết chứ không cần đến Ngô Thì Nhậm hiến kế như ngoại sử tô vẽ. Theo Lịch Triều Tạp Kỷ, sau khi vua Quang Trung thắng trận, Ngô Thì Nhậm mới “ra hàng” và trong di văn của ông còn chép bài biểu ông thay mặt quan lại nhà Lê tạ ơn tân triều đã dung nạp. Do đó ông không thể cùng đi trong đoàn quân Tây Sơn như một mưu sĩ hàng đầu mà hậu duệ khoe khoang.
Về việc quân Thanh không đóng ở trong thành, chúng ta có thể hiểu được lý do tại sao. Kinh thành Thăng Long khi được tạo dựng đã dựa vào sông Nhị Hà để làm một chướng ngại thiên nhiên đối phó với giặc bắc mỗi khi tràn xuống. Cho đến thế kỷ thứ XVIII, thành trì của nước ta chưa được xây dựng như một pháo đài với chủ đích phòng thủ theo lối của Trung Hoa hay ở Âu Châu. Khi quân Tây Sơn đánh Thăng Long, chiến tranh đã khiến cho hầu hết cung điện, nhà cửa bị hư hại. Cuối năm Bính Ngọ (1786), Vũ Văn Nhậm đem quân ra Bắc Hà, Quyển Trâm (卷簪) và trấn thủ Lạng Sơn là Nguyễn Khắc Trần (阮克陳) đem quân chống lại. Khi rút khỏi kinh thành, hai người thừa cơ đốt phá cung điện, Thăng Long tan nát không còn gì nữa. Năm sau, khi Nguyễn Huệ kéo quân ra bắc giết Vũ Văn Nhậm, ông lại phá một số dinh thự để đem vật liệu về xây kinh đô mới ở Nghệ An. Một giáo sĩ đã viết trong thư gửi về Hội Truyền Giáo Ba Lê như sau:
… Trong khi chờ đợi, vì Bắc vương (tức Nguyễn Huệ) sắp phải lên đường vào Nam, ông nhất định cho phá huỷ thủ đô Bắc Kỳ, gọi là Kẻ Cho (Chợ), Kinh Ðô hay Kinh Ki (Kỳ) và xây lại tại xứ Nghệ An một hoàng thành mới gần quốc gia nhỏ bé của ông (Phú Xuân) và gần Nam Kỳ thượng, ở khoảng giữa hai vương quốc.Ông liền cấp tốc cho thực hiện kế hoạch này …