Em kiếm căn góc hóng các cụ
Cụ Nam lập thớt mới rồi à. Em mạn phép góp ý là cụ chỉ nên tập trung vào một nguồn dữ liệu thôi chứ đừng đi song song 2 nguồn rất rối mắt. Trong 2 nguồn của cụ đưa thì nguồn "lịch sử nội chiến" của Tạ Chí Đại Trường là có giá trị đáng tham khảo hơn cả, còn tác phẩm "nhà Tây Sơn" thì nguồn giá trị không cao do đa số các tư liệu đều được viết theo truyền miệng dân gian nên độ khả tín không cao. Đó chính là lý do mà ngay cả bản thân tác giả cũng đã lưu ý trước cho người đọc.
- Bình : Tây Sơn ko đơn giản nhóm thảo khấu. Họ có cố vấn, có tổ chức, làm kinh tế, vận tải, học vấn......chứ ko phải vô học đâu. Vô học thì ko thể tiến xa như thế.
Ðây chỉ là một số tư liệu được chọn lọc, sắp xếp có hệ thống, những điều mà chúng tôi thấy nên chép, đáng chép. Nghe sao chép vậy, có nhiều sự việc chính xác, cũng có sự việc chỉ cắm một hoa tiêu để làm dấu cho những người sau tiếp tục khai tầm. Lại có cả những chuyện hoang đường theo kiểu Hán Cao Tổ chém rắn, kiểu sâu đục lá cây thành Lê Lợi vi vương Nguyễn Trãi vi thần trong sử sách cổ. Cha tôi bảo cần ghi lại, vì đó chỉ là những biện pháp tuyên truyền cổ động ngày xưa dựa vào thần quyền, dị đoan, và sự thực là nó cũng có ít nhiều tác dụng.
Một thực tế là các triều đại Việt luôn phụ thuộc và ỷ lại vào sức mạnh che chở của Trung Hoa, nên việc trang bị để đối phó với các thế lực thực dân đã không được chú trọng. Việc họ (các triều đại Việt) tin tưởng vào sức mạnh ấy cũng có lý do vì không thế lực phương Tây nào dám tấn công họ trừ khi bản thân Trung Hoa cũng bị tấn công. Và thực tế lịch sử đã chứng minh, Việt Nam chỉ bị Pháp thôn tính khi Trung Hoa suy yếu và bản thân họ cũng bị các cường quốc ức hiếp.Từ cuối thế kỷ XV, với những phát kiến về hàng hải, người Tây phương đem thuyền bè sang Á đông, mở rộng sự giao tiếp Đông - Tây thì các nước ở Á châu một khi có biến động lại thấy ngay sự can thiệp của người da trắng. Quần đảo Nam Dương là một thí dụ cụ thể. Nước Đại Việt trong những thế kỷ phân tranh Nam, Bắc, có ngăn chặn được sự quấy rối của các thương nhân Tây phương cũng nhờ nơi tổ chức chính trị chặt chẽ ở hai miền. Cuộc thử sức giữa thuỷ quân và Thế tử Nam Hà Nguyễn Phúc Tần với hạm đội Hoà Lan vào cuối năm Quý Mùi (1643) mà kết quả là chiến thắng về tay quân Nguyễn đã làm cho Công ty Đông Ấn Độ Hoà Lan (VOC) - nói rộng ra, các thương nhân Tây phương - chịu bằng lòng đến buôn bán dưới sự kiểm soát của các chính quyền hiện hữu.
Ý định xâm lược nước ta đã được Pháp lên kế hoạch từ lâu chứ không phải đợi đến khi Nguyễn Ánh cầu viện.Nhìn về phương bắc, bực thầy của Đại Việt, cùng thời gian cũng đang ở trong tình trạng ruỗng nát bên trong cái vỏ hào nhoáng của triều đại Càn Long (1736-1796) rực rỡ. Chiến thắng của quân Thanh ở Tân Cương (1755) mở rộng biên giới phía tây ngăn chận tham vọng bá chủ của Nga hoàng đồng loã với đế quốc Anh
Việc các tu sĩ chi lo truyền giáo mà không thực hiện nhiệm vụ đen tối của nhà cầm quyền thực dân là việc có thực. Không phải là họ không muốn phục tùng nhà vua của nước họ mà đơn giản họ muốn một môi trường yên ổn, có ích cho việc truyền giáo cũng như tránh khỏi những trừng phạt của chính quyền sở tại nếu họ phát hiện ra những âm mưu đen tối này.Ngày trước kia, P. Poivre đã chú ý tới vị trí địa lý thuận tiện của đất Nam Hà đối với việc buôn bán của người Pháp. Chiến tranh càng làm tỏ rõ giá trị ý kiến ấy ra. Trong những văn kiện bí mật, người Pháp đã nhận xét: “Hình như chỉ có xứ Nam Hà là đã tránh khỏi sự chú ý của người Anh, nhưng làm sao người ta có thể tin rằng họ sẽ không dòm ngó tới? Nếu họ quyết định ở đó trước ta thì mãi mãi ta sẽ bị loại trừ ở đấy, ta sẽ mất một điểm tựa quan trọng trong phần đất này của Á châu, phần đất làm cho chúng ta nắm quyền ngăn chặn người Anh buôn bán với người Trung Hoa khi có chiến tranh xảy ra, che chở việc thương mãi của ta ở khắp nơi trên Ấn Độ và làm cho họ luôn luôn lo ngại”
Chẳng những họ không phản lại chính quyền nơi họ truyền giáo mà còn hỗ trợ, giúp đỡ chính quyền này.Viên Tư lệnh thành Chandernagor đã nói rõ ràng trong một bức thư gởi cho Toàn quyền Pondichéry (12-2-1778): “Tôi luôn luôn lấy làm lạ rằng tại sao ông Bộ trưởng không ra lệnh cho các tu sĩ ở các nơi liên lạc thư từ với các người cầm quyền để báo cáo cho họ biết về tình hình chánh trị những nơi họ ở, với các chi tiết về buôn bán mà ta có thể gây được ở nơi đó. Điều đó chắc chắn có ích cho quyền lợi chung hơn là vài tên tín đồ mà họ phải chăm sóc. Với lại làm cả hai việc không có gì là mâu thuẫn hết. Trong khi một người là L.M, họ không nên quên rằng tình trạng tiên khởi của họ là người của vua họ và phải chú trọng đến việc phục vụ cho vua trong mọi việc cần đến họ”
Chính trong cái ý thức tâm lý chung đó của thời đại mà chúng ta thấy các giáo sĩ đều đồng loạt hành động như nhau. Không phục vụ cho vua họ ở chính quốc thì họ phục vụ cho vương quyền nơi họ trú ngụ, nhất là khi đường lối phục vụ này có hy vọng dẫn đến kết quả tốt đẹp cho sự phát triển Đạo
Em thực sự băn khoăn những bình luận của cụ không biết có dựa vào dữ liệu mà cụ đưa ra hay từ sự tưởng tượng của cụ. Bình luận lịch sử thì phải khách quan, trung thực. Căn cứ dữ liệu nào mà cụ bảo Lý Tài chỉ đem vài trăm lính vào Nam theo chúa Nguyễn ? Căn cứ vào đâu mà cụ cho rằng Lý Tài được trang bị tốt hơn quân Tây Sơn, một tổ chức vừa lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Phú Xuân và thâu tóm được rất nhiều phương tiện chiến tranh của nhà chúa Nguyễn ?Bình :
- Lý Tài bỏ Nhạc đem theo vài trăm lính vào Nam, sau đó bỏ Định Vương trong vòng vài tháng đã chiêu mộ được 8000 lính : đây là vùng đất của lính đánh thuê, cũng như các thế lực tư sản người Hoa đã sẳn sàng đầu tư cho 1 ông vua tương lại. Tiền ko thiếu, người ko thiếu, lương thực ko thiéu, vũ khí ko thiếu, thậm chí là hiện đại hơn tây Sơn rất nhiều........cái thiếu là người tài. Biết đâu sẽ trở thành 1 Lã Bất Vi thứ 2....đây là vụ đâu tư lớn nhất của người Hoa trong lịch sử đất Việt
Quân Lý Tài trang bị hiện đại như thế này sao ?Nhưng qua Chapman cho biết, Tây Sơn cũng phải lúng túng. tuy đó là sự khủng hoảng lớn lên: Lý Tài vừa đi mang cả 1/2 thuỷ quân của họ, họ hết cả tiền vì phải nhập cảng thực phẩm, họ định quân bình lại khủng hoảng và nếu có thể, phát triển xứ sở hơn bằng gạ Chapman đến buôn bán không lấy thuế, nhắc cho người Anh rằng họ sẵn sàng mời giúp, đổi bằng một thương điếm trên đất họ.
Lý Tài tức giận chiêu mộ hơn 8.000 người, chia làm bốn sắc cờ, lập đội Trung đao quân riêng cho người Minh hương, lên chiếm núi Châu Thới1 dùng giáo, tầm vông, dao, súng điểu thương
Cụ cho em xin phần nào trong trích dẫn đã thể hiện quân Đông Sơn là đội quân cướp bóc, hiếu sát ? Em đọc hoài mà không thấy quân Đông Sơn cướp bóc, chỉ thấy có một sự cướp bóc không hề nhẹ của đạo đạo quân này. Chả biết là quân nàoBình :
- Đỗ Thành Nhân đã tổ chức quân Đông Sơn trở 1 đội quân hiếu chiến nhất lúc bấy giờ. Ko tha bất cứ hàng quân nào, lính cướp bóc thả ga. Quân Tây Sơn thì tất cả tài sản đều thuộc về Qui Nhơn còn lính thì ko dám tơ tưởng cướp riêng vì hình phạt rất tàn khốc là chặt đầu.
- Nhiều tướng lĩnh của quân Đông Sơn sau này trở thành tướng lĩnh nồng cốt của Nguyễn Ánh
- Nhờ việc vào Nam thì Tây Sơn mới đủ tiền và lương thực nuôi đội quân của mình....chính xác buộc vào Nam để kiểm soát vùng giàu có này. Trong khi đó vùng Quảng Nam tiêu điều đến nổi Hoàng Ngũ Phúc không dám vào. Đó là lý do lính từ trấn Quảng Nam chiến đấu liều chết.
Cụ bình luận thực là vui quáSử quan nhà Nguyễn ghi ba trận thắng của quân Đông Sơn và quy công khôi phục Sài Gòn cho Đỗ Thanh Nhân. Thực ra trong lúc chưa có trận đụng độ to tát nào để ghi tên chiến trận thì Nguyễn Lữ đã vội vã vơ vét thóc lúa Gia Định chở trên hai trăm thuyền về Quy Nhơn. Thiếu người cầm đầu có tài, gan dạ, Tây Sơn đã bỏ mất một cơ hội tiêu diệt họ Nguyễn.
lật đổ chính quyền chuá Nguyễn ở Phú Xuân là Hoàng Ngũ Phúc Phúc lấy sạch mang về bắc. Lúc này Phúc vẫn chiếm phú xuân.Em thực sự băn khoăn những bình luận của cụ không biết có dựa vào dữ liệu mà cụ đưa ra hay từ sự tưởng tượng của cụ. Bình luận lịch sử thì phải khách quan, trung thực. Căn cứ dữ liệu nào mà cụ bảo Lý Tài chỉ đem vài trăm lính vào Nam theo chúa Nguyễn ? Căn cứ vào đâu mà cụ cho rằng Lý Tài được trang bị tốt hơn quân Tây Sơn, một tổ chức vừa lật đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Phú Xuân và thâu tóm được rất nhiều phương tiện chiến tranh của nhà chúa Nguyễn ?
Mang theo có vài trăm quân mà hết phân nửa số thủy quân của Tây Sơn sao ?
Quân Lý Tài trang bị hiện đại như thế này sao ?
Cụ cho em xin phần nào trong trích dẫn đã thể hiện quân Đông Sơn là đội quân cướp bóc, hiếu sát ? Em đọc hoài mà không thấy quân Đông Sơn cướp bóc, chỉ thấy có một sự cướp bóc không hề nhẹ của đạo đạo quân này. Chả biết là quân nào
Cụ bình luận thực là vui quá
Em biết chuyện quân Đông Sơn tàn bạo, nhưng em chỉ nhắc nhở cụ trancannam nên bình luận sát với dữ liệu mình trình bày bên trên. Vì thực sự những dữ liệu cụ Nam đưa ra chưa có việc quân Đông Sơn tàn bạo. Sự tàn bạo của Đông Sơn chỉ thể hiện sau khi đã tiêu diệt Lý Tài, làm chủ Gia Định. Qua sự việc giết chết Đỗ Thanh Nhân, giải tán quân Đông Sơn cho thấy Nguyễn Ánh rất chú trọng việc thu phục nhân tâm ở miền Nam. Bởi đây sẽ là vùng căn cứ địa quan trọng giúp ông trong sự nghiệp khôi phục giang sơn, thống nhất đất nước.lật đổ chính quyền chuá Nguyễn ở Phú Xuân là Hoàng Ngũ Phúc Phúc lấy sạch mang về bắc. Lúc này Phúc vẫn chiếm phú xuân.
Nhạc Huệ chỉ chiếm được thành quy nhơn thôi.
quân đông sơn có cướp bóc hãm hiếp và giết cả phụ nử mang thai. Nguyễn Ánh có ngăn cản thi Đõ thanh Nhơn không nghe còn có ý chống lại Ánh, buộc ông Ánh phải ra tay trước
Cụ có thể đọc tại trang này : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=2042.10Sách này giờ còn bán ở hiệu sách để mua không cụ trancannam
Thanks Cụ Thực sự thì em muốn mua sách , để lưu trên giá sách ngoài ra em khoái đọc sách in hơn là đọc onlineCụ có thể đọc tại trang này : http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=2042.10
Quan điểm của em là cụ đang cố tình lái sự kiện và xuyên tạc lịch sử. Nếu đọc kỹ "lịch sử nội chiến" thì ta sẽ thấy một chuỗi logic hợp lý mà cụ cố tình bỏ qua : Tây Sơn bộc phát -> cướp bóc để tồn tại và phát triển -> miền Nam giàu có -> Cướp giết Cù lao phố để nuôi bộ máy chiến tranh. Ngay từ khi mới khởi nghĩa thì nhà Tây Sơn cũng lợi dụng bọn Nghĩa hòa đoàn (người Hoa), sau họ cũng lợi dụng cớ đấy để tàn sát người dân Cù Lao Phố (người Hoa sống lâu đời tại đây) nhưng mục đích chính là cướp bóc của cải, tài vật như họ đã từng cướp phá Hội An, biến thành phố thương cảng sầm uất thành bãi tha ma. Còn việc 2 bên chém giết nhau mà chết chóc là chuyện bình thường không thể so sánh với việc Tây Sơn tàn sát người dân tay không tấc sắt ở Cù Lao Phố được. Chuyện cướp bóc ở Cù Lao phố không phải là một ngoại lệ sau này còn có Chợ Lớn, Mỹ Tho, Phú Xuân, Thăng Long ... Cụ đọc sử một đàng nhưng bình luận một nẻo, chán quá.
- Tất cả những việc xảy ra làm suy kém binh lực Nguyễn Ánh, tuy nhiên họ cũng còn mạnh hơn đạo thuỷ binh Tây Sơn kéo vào đầu tháng 4-1782, như nhận xét của Pigneau. Sử quan Nguyễn ghi đạo quân Nhạc, Huệ vào cửa Cần Giờ tháng ba Nhâm Dần có độ vài trăm thuyền. Tống Phúc Thiêm lãnh thuỷ binh từ khi Đỗ Thanh Nhân chết đi, được lệnh dẫn binh ra sông Ngã Bảy đợi. L.M Ginestar ghi nhận quân Gia Định có hơn 400 thuyền chiến, 70 ghe Tàu (?) và chiếc tàu Bồ của Mãn-noài cướp. Nguyễn Ánh đứng ở đầu thuyền, chiến đấu rất hăng. Nhưng Tây Sơn thừa thế gió lớn thổi thuận, xông thẳng lên, ào ạt tiến đánh. Tống Phúc Thiêm mang phần lớn binh thuyền bỏ chạy, Nguyễn Ánh phải lui. Tây Sơn đuổi theo nhưng bị Mãn-noài cản trở. Hai lần họ cố trèo lên tàu mà không được vì Mãn-noài dùng lựu đạn ném họ tan tành. Lần đầu tiên chiến cụ Tây phương chứng tỏ trực tiếp hiệu nghiệm của nó. Nhưng quân địch vẫn ào ạt xông lên lần thứ ba. Lần này họ thành công. Mãn-noài một mình ở lại giữ thuyền, châm lửa cho thuyền nổ, mình chết. TâySơn đã thắng trận nhờ gan dạ nhưng phải mất rất nhiều mạng.........
- Trận này đánh giữa sông, Tây Sơn bị vây 3 mặt và họ tổ chức tấn công 3 đợt bị chết 5000 lính. Số lượng lính Tây Sơn chết trận này chỉ đứng sau trận Ngọc Hồi với 8000 lính Tây Sơn tử nạn. Cộng với Phạm Ngạc bị giết ở Tham Lương thì 4000 người Hoa bị thảm xác.
- Có nhiều quan điểm : quan điểm của nhà Nguyễn là Tây Sơn thảm sát dân máu đổ thành sông. Quan điểm mọi người thì sao ?????
Quan điểm của em là cụ đang cố tình lái sự kiện và xuyên tạc lịch sử. Nếu đọc kỹ "lịch sử nội chiến" thì ta sẽ thấy một chuỗi logic hợp lý mà cụ cố tình bỏ qua : Tây Sơn bộc phát -> cướp bóc để tồn tại và phát triển -> miền Nam giàu có -> Cướp giết Cù lao phố để nuôi bộ máy chiến tranh. Ngay từ khi mới khởi nghĩa thì nhà Tây Sơn cũng lợi dụng bọn Nghĩa hòa đoàn (người Hoa), sau họ cũng lợi dụng cớ đấy để tàn sát người dân Cù Lao Phố (người Hoa sống lâu đời tại đây) nhưng mục đích chính là cướp bóc của cải, tài vật như họ đã từng cướp phá Hội An, biến thành phố thương cảng sầm uất thành bãi tha ma. Còn việc 2 bên chém giết nhau mà chết chóc là chuyện bình thường không thể so sánh với việc Tây Sơn tàn sát người dân tay không tấc sắt ở Cù Lao Phố được. Chuyện cướp bóc ở Cù Lao phố không phải là một ngoại lệ sau này còn có Chợ Lớn, Mỹ Tho, Phú Xuân, Thăng Long ... Cụ đọc sử một đàng nhưng bình luận một nẻo, chán quá.