- Biển số
- OF-394809
- Ngày cấp bằng
- 2/12/15
- Số km
- 3,663
- Động cơ
- 273,598 Mã lực
- Tuổi
- 26
ẤP TÂY SƠN
Ấp Tây Sơn là nơi phát tích của Bình Ðịnh tam hùng: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
Ấp gồm phần đất An Khê và phần đất Bình Khê, tỉnh Bình Ðịnh.
Và chia làm ba phần: Tây Sơn thượng là vùng An Khê.
Tây Sơn Trung, từ chân đèo An Khê đến Hữu Giang, Tả Giang.
Tây Sơn Hạ, từ Trinh Tường, Phú Lạc đến Thọ Lộc, Lai Nghi, Thú Thiện, An Chánh, Văn Tường, Kỳ Sơn, Thuận Truyền, Thuận Hạnh...
Cụm tháp Bình Nghi (Phú Thiện) ở phía nam sông Côn và cụm tháp Dương Long ở phía bắc sông Côn là hai
trụ ranh giới phía đông của ấp.
Phía đông là đồng bằng phì nhiêu.
Phía tây và phía nam, núi non hiểm trở, điệp điệp trùng trùng.
Phía bắc, nửa trên là núi dính liền với dãy núi phía tây, nửa dưới là đồng bằng dính liền với đồng bằng phía
đông.
Dòng sông Côn phát nguyên trên dãy Trường sơn chạy xuống biển Thị Nại, chia ấp Tây Sơn ra làm hai, nửa phía nam nửa phía bắc, chạy dọc theo dòng sông, tứ mùa lúa dâu bắp đỗ thay nhau làm tăng vẻ giàu sang cho núi non hùng hiểm.
Núi có nhiều ngọn cao lớn, trông đồ sộ hiên ngang; được nhiều người chú ý là những ngọn có di tích lịch sử, như:
Ở vùng An Khê có núi Hiển Hách, tục gọi là Hảnh Hót, sử chép là Hinh Hốt. Ðó là một danh sơn có nhiều cây quý và chung quanh có nhiều ngọn núi quy triều. Núi vùng An Khê liên tiếp với vùng cao nguyên ở phía Tây, và phía đông đèo An Khê nối liền Tây Sơn Thượng với Tây Sơn Trung.
Ðèo An Khê, xưa gọi là đèo Vĩnh Viễn, cao 740 thước và dài trên 10 cây số, chạy từ Tây xuống Ðông đường đi rất hiểm trở. Trước kia, lúc Quốc lộ 19 chưa mở, hành khách qua lại phải chịu nhiều gay go. Dọc đèo có nhiều nơi dốc ngược, đá mọc lởm chởm, có khúc phải dãng hai chân mà leo mới khỏi té. Nơi này tục gọi là dốc Chàng Hảng. Dưới dốc Chàng Hảng về phía đông có một cái nghẹo, nơi nghẹo có một cây khế rất sai quả. Khách qua đèo thường dừng chân nơi gốc khế để nghỉ ngơi và giải khát. Nghẹo ấy gọi là Nghẹo cây khế. Cách nghẹo cây khế chừng vài trăm bước có hai cây cổ thụ, thân cao tàn cả. Một cây ké, một cây cầy. Ðó cũng là hai trạm nghỉ chân của hành khách.
Dưới chân đèo, thuộc Tây Sơn Trung, núi cũng cao chớm chở như vùng Tây Sơn Thượng. Ngọn núi có danh nhất là hòn Ông Bình. Núi tuy không cao lắm chỉ có 793 thước, song trông rất kỳ vĩ và có vẻ bí hiểm. Cây cối sầm uất, ngó mịt mờ thăm thẳm như không có đường lưu thông. Nhưng kỳ thật thì có nhiều nẻo vào ra, thông thương với các ngọn núi chung quanh cùng các con đường hẻo lánh trong vùng.
Ðối trĩ [1] cùng hòn Ông Bình, có hòn Ông Nhạc, khí thế cũng rất hùng hiểm.
Từ hòn Ông Nhạc núi chạy từng lớp, từng lớp, lớp chạy thẳng vào Nam, lớp chạy xiên xiên xuống hướng Ðông - Nam. Danh sơn đều nằm trong dãy Ðông Nam. Trước hết là hòn Tâm Phúc hình như chiếc nón lá, nhiều cổ thụ và heo rừng.
Ấp Tây Sơn là nơi phát tích của Bình Ðịnh tam hùng: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
Ấp gồm phần đất An Khê và phần đất Bình Khê, tỉnh Bình Ðịnh.
Và chia làm ba phần: Tây Sơn thượng là vùng An Khê.
Tây Sơn Trung, từ chân đèo An Khê đến Hữu Giang, Tả Giang.
Tây Sơn Hạ, từ Trinh Tường, Phú Lạc đến Thọ Lộc, Lai Nghi, Thú Thiện, An Chánh, Văn Tường, Kỳ Sơn, Thuận Truyền, Thuận Hạnh...
Cụm tháp Bình Nghi (Phú Thiện) ở phía nam sông Côn và cụm tháp Dương Long ở phía bắc sông Côn là hai
trụ ranh giới phía đông của ấp.
Phía đông là đồng bằng phì nhiêu.
Phía tây và phía nam, núi non hiểm trở, điệp điệp trùng trùng.
Phía bắc, nửa trên là núi dính liền với dãy núi phía tây, nửa dưới là đồng bằng dính liền với đồng bằng phía
đông.
Dòng sông Côn phát nguyên trên dãy Trường sơn chạy xuống biển Thị Nại, chia ấp Tây Sơn ra làm hai, nửa phía nam nửa phía bắc, chạy dọc theo dòng sông, tứ mùa lúa dâu bắp đỗ thay nhau làm tăng vẻ giàu sang cho núi non hùng hiểm.
Núi có nhiều ngọn cao lớn, trông đồ sộ hiên ngang; được nhiều người chú ý là những ngọn có di tích lịch sử, như:
Ở vùng An Khê có núi Hiển Hách, tục gọi là Hảnh Hót, sử chép là Hinh Hốt. Ðó là một danh sơn có nhiều cây quý và chung quanh có nhiều ngọn núi quy triều. Núi vùng An Khê liên tiếp với vùng cao nguyên ở phía Tây, và phía đông đèo An Khê nối liền Tây Sơn Thượng với Tây Sơn Trung.
Ðèo An Khê, xưa gọi là đèo Vĩnh Viễn, cao 740 thước và dài trên 10 cây số, chạy từ Tây xuống Ðông đường đi rất hiểm trở. Trước kia, lúc Quốc lộ 19 chưa mở, hành khách qua lại phải chịu nhiều gay go. Dọc đèo có nhiều nơi dốc ngược, đá mọc lởm chởm, có khúc phải dãng hai chân mà leo mới khỏi té. Nơi này tục gọi là dốc Chàng Hảng. Dưới dốc Chàng Hảng về phía đông có một cái nghẹo, nơi nghẹo có một cây khế rất sai quả. Khách qua đèo thường dừng chân nơi gốc khế để nghỉ ngơi và giải khát. Nghẹo ấy gọi là Nghẹo cây khế. Cách nghẹo cây khế chừng vài trăm bước có hai cây cổ thụ, thân cao tàn cả. Một cây ké, một cây cầy. Ðó cũng là hai trạm nghỉ chân của hành khách.
Dưới chân đèo, thuộc Tây Sơn Trung, núi cũng cao chớm chở như vùng Tây Sơn Thượng. Ngọn núi có danh nhất là hòn Ông Bình. Núi tuy không cao lắm chỉ có 793 thước, song trông rất kỳ vĩ và có vẻ bí hiểm. Cây cối sầm uất, ngó mịt mờ thăm thẳm như không có đường lưu thông. Nhưng kỳ thật thì có nhiều nẻo vào ra, thông thương với các ngọn núi chung quanh cùng các con đường hẻo lánh trong vùng.
Ðối trĩ [1] cùng hòn Ông Bình, có hòn Ông Nhạc, khí thế cũng rất hùng hiểm.
Từ hòn Ông Nhạc núi chạy từng lớp, từng lớp, lớp chạy thẳng vào Nam, lớp chạy xiên xiên xuống hướng Ðông - Nam. Danh sơn đều nằm trong dãy Ðông Nam. Trước hết là hòn Tâm Phúc hình như chiếc nón lá, nhiều cổ thụ và heo rừng.