- Biển số
- OF-394809
- Ngày cấp bằng
- 2/12/15
- Số km
- 3,663
- Động cơ
- 273,598 Mã lực
- Tuổi
- 26
__________________________________________________________________Tiết 2
LỰC LƯỢNG NGOẠI QUỐC
Lưu ý đến lực lượng Tây phương vì tiến bộ kỹ thuật của họ * Các đế quốc thứ hạng * Các đế quốc hàng đầu: cuộc cạnh tranh Anh, Pháp * Những kẻ phiêu lưu.
Thật là một chuyện không cần phải bàn cãi khi ta nhận xét rằng những biến động trong một nước tất có những tương quan ảnh hưởng với các lân bang. Những phong trào độc lập thời Bắc thuộc phần lớn được thành công nhằm vào những giai đoạn Trung Hoa gặp rối loạn, qua phân. Trái lại, những khi trong nước Việt có tranh giành ngôi báu, rối loạn thì quân Trung Hoa lại có cớ để đem đại binh sang. Cả một vùng Thuỷ Chân Lạp về tay chúa Nguyễn nhân dịp họ này nhìn về phương nam là do những tranh giành thế tập của các triều vua Cao Miên làm suy yếu thực lực trong nước họ. Từ cuối thế kỷ XV, với những phát kiến về hàng hải, người Tây phương đem thuyền bè sang Á đông, mở rộng sự giao tiếp Đông - Tây thì các nước ở Á châu một khi có biến động lại thấy ngay sự can thiệp của người da trắng. Quần đảo Nam Dương là một thí dụ cụ thể. Nước Đại Việt trong những thế kỷ phân tranh Nam, Bắc, có ngăn chặn được sự quấy rối của các thương nhân Tây phương cũng nhờ nơi tổ chức chính trị chặt chẽ ở hai miền. Cuộc thử sức giữa thuỷ quân và Thế tử Nam Hà Nguyễn Phúc Tần với hạm đội Hoà Lan vào cuối năm Quý Mùi (1643) mà kết quả là chiến thắng về tay quân Nguyễn đã làm cho Công ty Đông Ấn Độ Hoà Lan (VOC) - nói rộng ra, các thương nhân Tây phương - chịu bằng lòng đến buôn bán dưới sự kiểm soát của các chính quyền hiện hữu.
Tình thế đã đổi khác khi thời gian trôi qua. Biến động Tây Sơn làm đảo lộn các trật tự cũ. Duệ Tông dắt Nguyễn Ánh và tiếp theo sau đó, Đông cung Dương chạy vào Đồng Nai. Họ Trịnh ở phương bắc bề ngoài có vẻ hùng mạnh nhưng bên trong cũng bị mục nát vì sự nhu nhược của đám sĩ phu cầm quyền trước thái độ khinh lờn của đám Kiêu binh Thanh Nghệ. Từ 1674, họ đã giết quan Tham tụng Nguyễn Quốc Trinh, phá nhà Phạm Công Trứ. Một lần nữa vào năm 1741 họ lại phá nhà và chực giết Tham tụng Nguyễn Quý Cảnh. Chỉ còn đợi Trịnh Sâm chết đi (1782) với rối loạn bỏ trưởng lập thứ là Kiêu binh có thể can thiệp vào việc vua chúa để rồi huênh hoang tuyên bố rằng “ngày nay, được có triều đình, khiến vua tôn ngồi yên mà hưởng phú quý đều là sức của chúng mình”. Họ đã đi đến tột đỉnh của quyền hành nhưng vì thiếu một lý tưởng, thiếu một người cầm đầu sắc sảo, chúng ta không gặp được ở Bắc Hà một chế độ quân chính mà chỉ một tình trạng ô hợp, hỗn loạn của Kiêu binh thôi.
Nhìn về phương bắc, bực thầy của Đại Việt, cùng thời gian cũng đang ở trong tình trạng ruỗng nát bên trong cái vỏ hào nhoáng của triều đại Càn Long (1736-1796) rực rỡ. Chiến thắng của quân Thanh ở Tân Cương (1755) mở rộng biên giới phía tây ngăn chận tham vọng bá chủ của Nga hoàng đồng loã với đế quốc Anh, nhưng tạo gánh nặng chiến phí gìn giữ quân đội thống trị. Ở nội địa, dân số vùn vụt tăng vượt xa số lượng đất đai khai khẩn không đủ cung ứng cho nhu cầu, tạo nên vấn đề cấp thiết và quan trọng nhất cho Trung Hoa mãi đến bây giờ. Giai cấp địa chủ bản xứ vốn đã hợp tác với quân Thanh, bây giờ lại hưởng thụ thêm mối lợi đất đai tăng giá nên cố sức giữ cái đà tích luỹ bằng cách ngăn chận công thương nghiệp không cho phát triển mạnh. Mâu thuẫn xã hội gặp dịp bùng dậy đồng loạt với mâu thuẫn mang hình thức quốc gia chủ nghĩa. Loạn nổi lên ở Sơn Đông năm 1774, năm sau Bạch Liên giáo phất cờ phản Thanh phục Minh ở Hà Nam, rồi An Huy. Đàn áp của chính quyền thật tàn nhẫn trên 6 tỉnh có nhiều tín đồ và cuộc loạn hao của tốn người dữ dội nhất từ 1793 đến 1802 mới chấm dứt.
Tình hình đáng chú ý hơn là trong khi Nam Bắc Hà, Trung Hoa ở các tình trạng rối ren, ngưng trệ kinh tế, kỹ thuật thì Tây phương bắt đà những tiến bộ kỹ thuật từ thế kỷ XV, càng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Xét lịch sử Âu châu, sử gia Tây phương nhận thấy từ năm 1640, trái với tình trạng ngưng trệ trước đó, là bắt đầu cho một giai đoạn thịnh vượng về kinh tế. Sự tiến triển của hạ tầng cơ sở cứ biến đổi dần, ngấm ngầm mà chắc chắn suốt tiền bán thế kỷ XVIII.
Đầu tiên là sự phát triển dân số. Thuyết Malthus(1766-1834) là ý thức của Âu châu hoảng hốt lên vì sự gia tăng đó. Các tay lãnh đạo, trí thức ưu tú là những người trẻ tuổi. Thế kỷ XVIII là “thế kỷ của tuổi trẻ Âu châu”. Gia tăng dân số gây nên sự nghèo đói cho đám bần cùng khiến họ phải ra tỉnh, đi ra nước ngoài. Dòng xuất cư phiêu lưu tìm sang giàu khích động ở các thế kỷ trước vì vàng bạc của Mỹ châu, vì các chuyện kỳ lạ của Marco Polo đưa về, đến bây giờ vì biến đổi đã kể vẫn tồn tại với những người bỏ xứ mà đi.
Đáng kể là những người Âu châu ra ngoài nước - buôn bán, truyền đạo, phiêu lưu - hưởng được cả những thành quả về tiến triển kỹ thuật xảy ra trên đất nước họ. Thế kỷ XVIII ở Âu châu thấy xuất hiện những khoa học thuần tuý đồng loạt và có tương quan với những phát triển kỹ thuật trong các ngành dệt, máy hơi nước, chế tạo kim khí, nhất là ở Anh.
Tất nhiên, những tiến bộ này giúp ích cho sự phát triển lực lượng quân sự mà Âu châu tăng tiến từ khi biết dùng thuốc súng của người Trung Hoa qua dân Ả Rập. Nếu trước kia Alexandre de Rhodes ngắm chiếc thuyền Nam chinh của chúa Trịnh mà không thấy chiếc thuyền Hoà Lan nào dài bằng, thì đến thế kỷ này tình thế đã đảo ngược. Chưa nói đến dự trù can thiệp của Pigneau de Béhaine dựa trên sự kiêu hãnh về ưu thế quân sự của Tây phương, Chapman trong chuyến đi dò xét Nam Hà năm 1778 theo lệnh của Toàn quyền Anh ở Ấn Độ cũng có cảm tưởng tương tự.
Nhận xét về thực lực Tây Sơn, ông ghi: “Các đạo quân của Nhạc ít đáng kể, giá trị quân sự kém lắm và tôi có thể nói chắc chắn rằng độ 100 người có kỷ luật sẽ đánh lui toàn bộ quân đội của ông ta. Thuỷ quân của ông gồm có vài chiếc thuyền chiến và 3 hay 4 ghe chài lấy của người Trung Hoa...” Có thể là còn một số quân rải rác các nơi, đi theo Nguyễn Huệ, nhưng riêng chính Nguyễn Nhạc cũng nhận thấy được ưu thế kỹ thuật Tây phương. Chính ông đã hỏi Chapman xem thử ông này có thể dùng các tàu dưới quyền để giúp ông được không? Với các điều kiện nào? Nhạc muốn có các cố vấn Anh, muốn có các tàu chiến Anh phụ giúp để thực hiện mộng khuất phục nước Cao Miên, toàn thể bán đảo đến tận Xiêm và các tỉnh Nam Hà phía bắc còn ở trong tay quân Bắc Hà. Đánh đổi lấy sự trợ giúp đó, Tây Sơn có thể nhường đất cho Anh quốc lập thương điếm.
Rồi không phải chỉ ở lãnh địa Tây Sơn Chapman mới gặp sự nài ép giúp đỡ quân sự đó. Ông đến Phú Xuân vùng chiếm đóng của Trịnh, một viên quan Bắc Hà đón tiếp ông cũng ló bộ mặt phản đối chính quyền và mong ông giúp một tay1. Tất cả minh chứng rằng mọi người thời bấy giờ đều biết đến sự hùng mạnh của Tây phương, cho dù chỉ mới biết qua các đội thương thuyền lẻ tẻ. Nhưng tương quan lực lượng của các quốc gia Tây phương có mặt ở Á châu vào hậu bán thế kỷ XVIII không giống như ở các thế kỷ trước. Những biến chuyển ở Âu châu đã gây nên sự thay đổi đó.
Người Bồ Đào Nha từ thế kỷ XIV đã tranh chiếm được nền độc lập trong tay dân Hồi giáo rồi dùng đám quân binh phong kiến thất nghiệp vào trong công việc tìm kiếm đất mới. Họ dùng võ lực giành giựt độc quyền bán hương liệu Á đông trong tay người Ả Rập. Đế quốc của họ là một chuỗi những thương điếm gần bờ biển, có võ trang. Kinh đô của đế quốc đó là Goa trên bờ biển phía tây Ấn Độ.
Nhưng từ 1580 nước họ sáp nhập vào Tây Ban Nha dưới quyền của Philippe II. Đế quốc họ tan rã dần vì sự tranh chiếm của người Hoà Lan. Đến thế kỷ XVII, khi họ giành được tự trị thì Ấn Độ đã mất. Chút quyền bảo trợ Gia tô giáo mà họ đã hưởng được của các Giáo hoàng về các vùng Đông của đường ranh giới ấn định bởi các hiệp ước Tordesillas 1499 rồi cũng sẽ bị sự cạnh tranh của các nước, nhất là nước Pháp với hội Truyền giáo, mà yếu dần đi và mất hẳn.
Tuy vậy khi xảy ra rối loạn ở Đại Việt, họ cũng muốn can thiệp vào. Có hai chiếc tàu Bồ ở Đà Nẵng vào dịp Tây Sơn ra Quảng Nam. Họ từ Macao tới. Macao là một nhượng địa mà người Bồ đã đem tiền lo lót đám quan lại Trung Hoa để lập nên thương điếm. Vào cuối thế kỷ XVIII, chính quyền ở đây dưới tay một viên quan cai trị do Lisbonne đề cử, đại diện cho vị Phó vương thành Goa với một Biện lý, một uỷ viên, hai thẩm phán và nhiều vị cố vấn2. Nhưng lực lượng quân sự của Bồ ở một nơi rất gần Đại Việt này thực không đáng kể. Pigneau nói một cách mỉa mai về việc có ý định cầu viện một nơi như Macao, không có lấy một tên quân3. Viên biện của Phái đoàn Truyền giáo ở Macao thời đó là Letondal thì ghi rõ hơn: “Có độ 4 - 50 tên Cipaye hay mọi da đen không được huấn luyện kỹ càng và ăn mặc lôi thôi”4.
Đế quốc Tây Ban Nha, vì hiệp ước Tordesillas, dồn toàn lực ở Mỹ châu thu nhặt bạc vàng và truyền giáo. Nhờ chuyến viễn du của Magellan (1519-21), họ chiếm được Phi luật tân, biến đất này thành đất của Chúa, sung túc nhờ việc giao thương Á - Mỹ châu (qua Mễ tây cơ) bằng các thuyền galion. Họ cũng có quyền lợi tôn giáo ở Đại Việt. Các nhà tu hành khất (Franciscains) ở đây thường liên lạc với Manille. Họ có mặt trong vụ giúp đỡ Duệ Tông rồi Nguyễn Phúc Ánh. Quyền lợi tôn giáo lẫn lộn với quyền lợi quốc gia thường gây nên sự xung đột giữa người Tây Ban Nha và người Pháp5.
Trong khi đó, người Hoà Lan mà tiếng tăm của họ ngày trước làm cho người Việt gán danh từ Hoà Lan đạo cho Gia tô giáo lại không có hành động nào đáng kể ở bán đảo này. Công ty Đông Ấn Độ của họ (VOC) thất bại ở Nam Hà, Đài Loan bèn dồn trở về quần đảo Nam Dương lo khai thác nhân vật tài lực ở đây. Vào hậu bán thế kỷ XVIII, họ bị người Anh cạnh tranh ráo riết: hiệp ước Breda 1763 cho họ toàn quyền ở Nam Dương, nhưng hiệp ước 1784 mở rộng vùng biển này cho các tàu Anh vào giao thương.
Biến chuyển xảy ra bất lợi cho các đế quốc già cỗi như vậy vì trong thế kỷ XVII, XVIII nước Anh đã phát triển mạnh về kinh tế để nắm quyền trên biển cả. Cạnh tranh với người Anh nhờ sự hùng mạnh của thời đại Louis XIV, người Pháp cũng phát triển ở Ấn Độ. Một tay phiêu lưu, François Martin, xây dựng nên thành phố Pondichéry. Dupleix (1697-1763) có tham vọng muốn thành lập một đế quốc Pháp ở Ấn Độ nên mở rộng đất chiếm được về phía nội địa rồi gặp phải tham vọng của người Anh ngăn cản lại. Từ trận Chiến tranh Kế vị ở nước Áo (1740-1748) đến trận Chiến tranh Bảy năm (1756-1763), Anh - Pháp xung đột nhau ở Âu châu rồi mở rộng chiến tuyến đến tận các thuộc địa. Karikal bị chiếm 4-1760, Pondichéry đầu 1761 rồi tiếp theo, Mahé, Nelisseram trên bờ biển Malabar lần lượt lọt vào tay quân Anh vì lỗi lầm nghiêm trọng của Lally Tollendal. Kết quả Trận chiến Bảy năm là người Pháp còn có 5 thành phố: Karikal, Pondichéry, Chandernagor, Mahé, Yanaon. Rồi vì Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ, xung đột Anh - Pháp tái phát. Chandernagor (7-1778), Karikal (8-1778), Pondichéry (10-1778), Mahé (3-1779) phải bị quân Anh chiếm đóng lần nữa và chỉ giao hoàn người Pháp sau hoà ước Versailles 1783.
___________________________________________
1. Chapman, bđd, t. 30-32, 39.
2. "Macao à la fin du 18e S.”, R. Jolez, tổng lãnh sự Pháp ở Hong hong, BSEI, 1950, t. 41-49.
3. Thư của Pigneau cho ông Descouvrières, 12-3-1786 (A. Launay, III, sđd, t. 161
4. Nhật ký của ông Letondal (A. Launay, III, sđd. t. 157).
5. Vụ Manuel giúp Nguyễn Ánh, BSEI, 1940, t. 32, 33 (xem sau).
LỰC LƯỢNG NGOẠI QUỐC
Lưu ý đến lực lượng Tây phương vì tiến bộ kỹ thuật của họ * Các đế quốc thứ hạng * Các đế quốc hàng đầu: cuộc cạnh tranh Anh, Pháp * Những kẻ phiêu lưu.
Thật là một chuyện không cần phải bàn cãi khi ta nhận xét rằng những biến động trong một nước tất có những tương quan ảnh hưởng với các lân bang. Những phong trào độc lập thời Bắc thuộc phần lớn được thành công nhằm vào những giai đoạn Trung Hoa gặp rối loạn, qua phân. Trái lại, những khi trong nước Việt có tranh giành ngôi báu, rối loạn thì quân Trung Hoa lại có cớ để đem đại binh sang. Cả một vùng Thuỷ Chân Lạp về tay chúa Nguyễn nhân dịp họ này nhìn về phương nam là do những tranh giành thế tập của các triều vua Cao Miên làm suy yếu thực lực trong nước họ. Từ cuối thế kỷ XV, với những phát kiến về hàng hải, người Tây phương đem thuyền bè sang Á đông, mở rộng sự giao tiếp Đông - Tây thì các nước ở Á châu một khi có biến động lại thấy ngay sự can thiệp của người da trắng. Quần đảo Nam Dương là một thí dụ cụ thể. Nước Đại Việt trong những thế kỷ phân tranh Nam, Bắc, có ngăn chặn được sự quấy rối của các thương nhân Tây phương cũng nhờ nơi tổ chức chính trị chặt chẽ ở hai miền. Cuộc thử sức giữa thuỷ quân và Thế tử Nam Hà Nguyễn Phúc Tần với hạm đội Hoà Lan vào cuối năm Quý Mùi (1643) mà kết quả là chiến thắng về tay quân Nguyễn đã làm cho Công ty Đông Ấn Độ Hoà Lan (VOC) - nói rộng ra, các thương nhân Tây phương - chịu bằng lòng đến buôn bán dưới sự kiểm soát của các chính quyền hiện hữu.
Tình thế đã đổi khác khi thời gian trôi qua. Biến động Tây Sơn làm đảo lộn các trật tự cũ. Duệ Tông dắt Nguyễn Ánh và tiếp theo sau đó, Đông cung Dương chạy vào Đồng Nai. Họ Trịnh ở phương bắc bề ngoài có vẻ hùng mạnh nhưng bên trong cũng bị mục nát vì sự nhu nhược của đám sĩ phu cầm quyền trước thái độ khinh lờn của đám Kiêu binh Thanh Nghệ. Từ 1674, họ đã giết quan Tham tụng Nguyễn Quốc Trinh, phá nhà Phạm Công Trứ. Một lần nữa vào năm 1741 họ lại phá nhà và chực giết Tham tụng Nguyễn Quý Cảnh. Chỉ còn đợi Trịnh Sâm chết đi (1782) với rối loạn bỏ trưởng lập thứ là Kiêu binh có thể can thiệp vào việc vua chúa để rồi huênh hoang tuyên bố rằng “ngày nay, được có triều đình, khiến vua tôn ngồi yên mà hưởng phú quý đều là sức của chúng mình”. Họ đã đi đến tột đỉnh của quyền hành nhưng vì thiếu một lý tưởng, thiếu một người cầm đầu sắc sảo, chúng ta không gặp được ở Bắc Hà một chế độ quân chính mà chỉ một tình trạng ô hợp, hỗn loạn của Kiêu binh thôi.
Nhìn về phương bắc, bực thầy của Đại Việt, cùng thời gian cũng đang ở trong tình trạng ruỗng nát bên trong cái vỏ hào nhoáng của triều đại Càn Long (1736-1796) rực rỡ. Chiến thắng của quân Thanh ở Tân Cương (1755) mở rộng biên giới phía tây ngăn chận tham vọng bá chủ của Nga hoàng đồng loã với đế quốc Anh, nhưng tạo gánh nặng chiến phí gìn giữ quân đội thống trị. Ở nội địa, dân số vùn vụt tăng vượt xa số lượng đất đai khai khẩn không đủ cung ứng cho nhu cầu, tạo nên vấn đề cấp thiết và quan trọng nhất cho Trung Hoa mãi đến bây giờ. Giai cấp địa chủ bản xứ vốn đã hợp tác với quân Thanh, bây giờ lại hưởng thụ thêm mối lợi đất đai tăng giá nên cố sức giữ cái đà tích luỹ bằng cách ngăn chận công thương nghiệp không cho phát triển mạnh. Mâu thuẫn xã hội gặp dịp bùng dậy đồng loạt với mâu thuẫn mang hình thức quốc gia chủ nghĩa. Loạn nổi lên ở Sơn Đông năm 1774, năm sau Bạch Liên giáo phất cờ phản Thanh phục Minh ở Hà Nam, rồi An Huy. Đàn áp của chính quyền thật tàn nhẫn trên 6 tỉnh có nhiều tín đồ và cuộc loạn hao của tốn người dữ dội nhất từ 1793 đến 1802 mới chấm dứt.
Tình hình đáng chú ý hơn là trong khi Nam Bắc Hà, Trung Hoa ở các tình trạng rối ren, ngưng trệ kinh tế, kỹ thuật thì Tây phương bắt đà những tiến bộ kỹ thuật từ thế kỷ XV, càng ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Xét lịch sử Âu châu, sử gia Tây phương nhận thấy từ năm 1640, trái với tình trạng ngưng trệ trước đó, là bắt đầu cho một giai đoạn thịnh vượng về kinh tế. Sự tiến triển của hạ tầng cơ sở cứ biến đổi dần, ngấm ngầm mà chắc chắn suốt tiền bán thế kỷ XVIII.
Đầu tiên là sự phát triển dân số. Thuyết Malthus(1766-1834) là ý thức của Âu châu hoảng hốt lên vì sự gia tăng đó. Các tay lãnh đạo, trí thức ưu tú là những người trẻ tuổi. Thế kỷ XVIII là “thế kỷ của tuổi trẻ Âu châu”. Gia tăng dân số gây nên sự nghèo đói cho đám bần cùng khiến họ phải ra tỉnh, đi ra nước ngoài. Dòng xuất cư phiêu lưu tìm sang giàu khích động ở các thế kỷ trước vì vàng bạc của Mỹ châu, vì các chuyện kỳ lạ của Marco Polo đưa về, đến bây giờ vì biến đổi đã kể vẫn tồn tại với những người bỏ xứ mà đi.
Đáng kể là những người Âu châu ra ngoài nước - buôn bán, truyền đạo, phiêu lưu - hưởng được cả những thành quả về tiến triển kỹ thuật xảy ra trên đất nước họ. Thế kỷ XVIII ở Âu châu thấy xuất hiện những khoa học thuần tuý đồng loạt và có tương quan với những phát triển kỹ thuật trong các ngành dệt, máy hơi nước, chế tạo kim khí, nhất là ở Anh.
Tất nhiên, những tiến bộ này giúp ích cho sự phát triển lực lượng quân sự mà Âu châu tăng tiến từ khi biết dùng thuốc súng của người Trung Hoa qua dân Ả Rập. Nếu trước kia Alexandre de Rhodes ngắm chiếc thuyền Nam chinh của chúa Trịnh mà không thấy chiếc thuyền Hoà Lan nào dài bằng, thì đến thế kỷ này tình thế đã đảo ngược. Chưa nói đến dự trù can thiệp của Pigneau de Béhaine dựa trên sự kiêu hãnh về ưu thế quân sự của Tây phương, Chapman trong chuyến đi dò xét Nam Hà năm 1778 theo lệnh của Toàn quyền Anh ở Ấn Độ cũng có cảm tưởng tương tự.
Nhận xét về thực lực Tây Sơn, ông ghi: “Các đạo quân của Nhạc ít đáng kể, giá trị quân sự kém lắm và tôi có thể nói chắc chắn rằng độ 100 người có kỷ luật sẽ đánh lui toàn bộ quân đội của ông ta. Thuỷ quân của ông gồm có vài chiếc thuyền chiến và 3 hay 4 ghe chài lấy của người Trung Hoa...” Có thể là còn một số quân rải rác các nơi, đi theo Nguyễn Huệ, nhưng riêng chính Nguyễn Nhạc cũng nhận thấy được ưu thế kỹ thuật Tây phương. Chính ông đã hỏi Chapman xem thử ông này có thể dùng các tàu dưới quyền để giúp ông được không? Với các điều kiện nào? Nhạc muốn có các cố vấn Anh, muốn có các tàu chiến Anh phụ giúp để thực hiện mộng khuất phục nước Cao Miên, toàn thể bán đảo đến tận Xiêm và các tỉnh Nam Hà phía bắc còn ở trong tay quân Bắc Hà. Đánh đổi lấy sự trợ giúp đó, Tây Sơn có thể nhường đất cho Anh quốc lập thương điếm.
Rồi không phải chỉ ở lãnh địa Tây Sơn Chapman mới gặp sự nài ép giúp đỡ quân sự đó. Ông đến Phú Xuân vùng chiếm đóng của Trịnh, một viên quan Bắc Hà đón tiếp ông cũng ló bộ mặt phản đối chính quyền và mong ông giúp một tay1. Tất cả minh chứng rằng mọi người thời bấy giờ đều biết đến sự hùng mạnh của Tây phương, cho dù chỉ mới biết qua các đội thương thuyền lẻ tẻ. Nhưng tương quan lực lượng của các quốc gia Tây phương có mặt ở Á châu vào hậu bán thế kỷ XVIII không giống như ở các thế kỷ trước. Những biến chuyển ở Âu châu đã gây nên sự thay đổi đó.
Người Bồ Đào Nha từ thế kỷ XIV đã tranh chiếm được nền độc lập trong tay dân Hồi giáo rồi dùng đám quân binh phong kiến thất nghiệp vào trong công việc tìm kiếm đất mới. Họ dùng võ lực giành giựt độc quyền bán hương liệu Á đông trong tay người Ả Rập. Đế quốc của họ là một chuỗi những thương điếm gần bờ biển, có võ trang. Kinh đô của đế quốc đó là Goa trên bờ biển phía tây Ấn Độ.
Nhưng từ 1580 nước họ sáp nhập vào Tây Ban Nha dưới quyền của Philippe II. Đế quốc họ tan rã dần vì sự tranh chiếm của người Hoà Lan. Đến thế kỷ XVII, khi họ giành được tự trị thì Ấn Độ đã mất. Chút quyền bảo trợ Gia tô giáo mà họ đã hưởng được của các Giáo hoàng về các vùng Đông của đường ranh giới ấn định bởi các hiệp ước Tordesillas 1499 rồi cũng sẽ bị sự cạnh tranh của các nước, nhất là nước Pháp với hội Truyền giáo, mà yếu dần đi và mất hẳn.
Tuy vậy khi xảy ra rối loạn ở Đại Việt, họ cũng muốn can thiệp vào. Có hai chiếc tàu Bồ ở Đà Nẵng vào dịp Tây Sơn ra Quảng Nam. Họ từ Macao tới. Macao là một nhượng địa mà người Bồ đã đem tiền lo lót đám quan lại Trung Hoa để lập nên thương điếm. Vào cuối thế kỷ XVIII, chính quyền ở đây dưới tay một viên quan cai trị do Lisbonne đề cử, đại diện cho vị Phó vương thành Goa với một Biện lý, một uỷ viên, hai thẩm phán và nhiều vị cố vấn2. Nhưng lực lượng quân sự của Bồ ở một nơi rất gần Đại Việt này thực không đáng kể. Pigneau nói một cách mỉa mai về việc có ý định cầu viện một nơi như Macao, không có lấy một tên quân3. Viên biện của Phái đoàn Truyền giáo ở Macao thời đó là Letondal thì ghi rõ hơn: “Có độ 4 - 50 tên Cipaye hay mọi da đen không được huấn luyện kỹ càng và ăn mặc lôi thôi”4.
Đế quốc Tây Ban Nha, vì hiệp ước Tordesillas, dồn toàn lực ở Mỹ châu thu nhặt bạc vàng và truyền giáo. Nhờ chuyến viễn du của Magellan (1519-21), họ chiếm được Phi luật tân, biến đất này thành đất của Chúa, sung túc nhờ việc giao thương Á - Mỹ châu (qua Mễ tây cơ) bằng các thuyền galion. Họ cũng có quyền lợi tôn giáo ở Đại Việt. Các nhà tu hành khất (Franciscains) ở đây thường liên lạc với Manille. Họ có mặt trong vụ giúp đỡ Duệ Tông rồi Nguyễn Phúc Ánh. Quyền lợi tôn giáo lẫn lộn với quyền lợi quốc gia thường gây nên sự xung đột giữa người Tây Ban Nha và người Pháp5.
Trong khi đó, người Hoà Lan mà tiếng tăm của họ ngày trước làm cho người Việt gán danh từ Hoà Lan đạo cho Gia tô giáo lại không có hành động nào đáng kể ở bán đảo này. Công ty Đông Ấn Độ của họ (VOC) thất bại ở Nam Hà, Đài Loan bèn dồn trở về quần đảo Nam Dương lo khai thác nhân vật tài lực ở đây. Vào hậu bán thế kỷ XVIII, họ bị người Anh cạnh tranh ráo riết: hiệp ước Breda 1763 cho họ toàn quyền ở Nam Dương, nhưng hiệp ước 1784 mở rộng vùng biển này cho các tàu Anh vào giao thương.
Biến chuyển xảy ra bất lợi cho các đế quốc già cỗi như vậy vì trong thế kỷ XVII, XVIII nước Anh đã phát triển mạnh về kinh tế để nắm quyền trên biển cả. Cạnh tranh với người Anh nhờ sự hùng mạnh của thời đại Louis XIV, người Pháp cũng phát triển ở Ấn Độ. Một tay phiêu lưu, François Martin, xây dựng nên thành phố Pondichéry. Dupleix (1697-1763) có tham vọng muốn thành lập một đế quốc Pháp ở Ấn Độ nên mở rộng đất chiếm được về phía nội địa rồi gặp phải tham vọng của người Anh ngăn cản lại. Từ trận Chiến tranh Kế vị ở nước Áo (1740-1748) đến trận Chiến tranh Bảy năm (1756-1763), Anh - Pháp xung đột nhau ở Âu châu rồi mở rộng chiến tuyến đến tận các thuộc địa. Karikal bị chiếm 4-1760, Pondichéry đầu 1761 rồi tiếp theo, Mahé, Nelisseram trên bờ biển Malabar lần lượt lọt vào tay quân Anh vì lỗi lầm nghiêm trọng của Lally Tollendal. Kết quả Trận chiến Bảy năm là người Pháp còn có 5 thành phố: Karikal, Pondichéry, Chandernagor, Mahé, Yanaon. Rồi vì Chiến tranh giành độc lập Hoa Kỳ, xung đột Anh - Pháp tái phát. Chandernagor (7-1778), Karikal (8-1778), Pondichéry (10-1778), Mahé (3-1779) phải bị quân Anh chiếm đóng lần nữa và chỉ giao hoàn người Pháp sau hoà ước Versailles 1783.
___________________________________________
1. Chapman, bđd, t. 30-32, 39.
2. "Macao à la fin du 18e S.”, R. Jolez, tổng lãnh sự Pháp ở Hong hong, BSEI, 1950, t. 41-49.
3. Thư của Pigneau cho ông Descouvrières, 12-3-1786 (A. Launay, III, sđd, t. 161
4. Nhật ký của ông Letondal (A. Launay, III, sđd. t. 157).
5. Vụ Manuel giúp Nguyễn Ánh, BSEI, 1940, t. 32, 33 (xem sau).