- Biển số
- OF-33715
- Ngày cấp bằng
- 22/4/09
- Số km
- 28,277
- Động cơ
- 898,109 Mã lực
Thực ra nguyên nhân sắn gây say chính là cái thứ acid cyanuric, vị nó đắng để khá dễ nhận ra.Bọn em không dám ăn sống đâu. Say chết người đấy. Em bị 1 phát khoảng năm 81 gì đó, mẹ em phải chạy sang ông bác có điều kiện xin mấy thìa đường về cho uống chứ khi đó trong nhà có phải lúc nào cũng có đường đâu. Cấp cứu say sắn chỉ có cách này. Mấy tháng trước thấy có mẩu tin có cậu bé bị chết do say sắn. Chắc là gia đình không biết cách cấp cứu. Nghĩ tội nghiệp.
Còn sắn lá nhỏ hàng rào gọi là lá tre, còn gọi là sắn dù. Loại này say kinh khủng. Nhất là được bón bằng phân gà. Ngày đó thi thoảng vẫn có vụ trâu bò ăn lá sắn này bị ngộ độc chết. Thịt con trâu mà chẳng mang được ra chợ do không có phiên chợ nên kêu trong xóm đến ăn đụng, khi nào có tiền trả sau.
Củ sắn trồng ở đồi mà bị rễ cỏ gianh xuyên qua cũng có hàm lượng acid cyanuric rất cao, nhất là xung quanh chỗ rễ cỏ gianh.
Lá sắn cũng có hàm lượng acid này rất cao, nhưng muối lên thì sẽ giảm ở hàm lượng không còn gây ngộ độc nữa.
Vỏ áo củ sắn cũng có hàm lượng acid này cao, nhưng khi ủ chua thì lợn ăn được.
Ngày xưa tụi em vào lính, lúc huấn luyện rất đói, nhiều ông đào trộm sắn của dân ăn sống cũng hay bị say, Nhưng những người biết họ không ăn sắn sống ấy hoặc nướng lên thì hàm lượng acid cianuric sẽ giảm đi rất nhiều. Nhưng cũng chỉ nướng được trong rừng, về gần đv thì mùi sắn nướng bay rất xa, mấy ông gác đêm mà nướng sắn sẽ không thể trốn được.