Ngày giỗ Tổ, nhiều nick hận thù chế độ vào trút căm hờn phết! Toàn nick trẻ. Không biết avatar của cụ nào.
Tóm lại post của tôi đã chạm nọc, nhấn đúng huyệt "hận chế độ, ghét đất nước, khinh đồng bào" của 1 cơ số cụ thì phải. Rất tiếc dù rát như xát muối, đó là sự thật: một số không nhỏ người Việt là loại như thế.
Nhân ngày Đất nước thống nhất, tôi sẽ tặng các cụ thuốc giải độc tâm hồn. Đảm bảo các cụ sẽ được thanh thản, yên lòng, vì những gì tôi nói sẽ chỉ dựa trên sự thật, minh triết, hướng về tương lai. Các cụ chịu khó chờ tút tiếp theo!
Keng keng keng, tới giờ ăn súp gà cho tâm hồn chưa các cụ?
Thôi tôi cứ bày sẵn, để nguội tý các cụ húp vừa vặn nhé!
...
Trước tiên là làm gì cũng nên bình tâm. Không bình tâm không yên ổn.
"Đã mang lấy nghiệp vào thân
Thì đừng trách lẫn trời gần trời xa".
Ai nói câu luôn đúng đó vậy? Ta hãy noi gương người hiền.
...
Các cụ nhìn lại địa chính trị-lịch sử văn hóa của đất nước mình xem? Xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm, chiều rộng toàn thế giới, chiều sâu của bao nhiêu nỗi đau chồng chất đi, xem thử có phải:
1. Việt nam là nước có vốn liếng địa chính trị (vị trí-đặc điểm kết nối lục địa-đại dương-bờ biển-vùng thềm lục địa giàu tài nguyên) cực kỳ cao giá hay không? Nó không tự trên trời rơi xuống. Nền chính trị vào loại độc lập nhất trong số các nước quy mô trung bình, đó chính là thành quả của sự khẳng định sức mạnh (cứng lẫn mềm).
Đó có phải là tài sản vô giá không? So sánh với vài dân tộc/quốc gia tuy trên bề mặt thì giàu có hơn, nhưng thực tế gọi dạ bảo vâng, liệu có tự làm chủ được vận mệnh của mình như dân tộc Việt Nam đã chứng minh (bằng lịch sử và bằng vị thế hiện tại)?.
2. Việt Nam là nước có đặc điểm dân tộc học trong đó người Kinh chiếm trên 87% dù có 54 dân tộc anh em. Đó có phải là chỉ dấu của sự sức mạnh văn hóa hướng tâm không?
Đó có phải là sức mạnh sinh tồn của dân tộc Việt là hơn rất nhiều các dân tộc khác (không tiện so sánh kẻo đau lòng người ta) hay không?
3. Văn hóa Việt Nam (tình làng nghĩa xóm, tiếng Việt...) chính là cội nguồn của sức mạnh sinh tồn Việt Nam, trong đó nền tảng là những người nông dân, người lao động ở tầng lớp thấp. Chính họ chứ không ai khác xả thân giữ nước và cứu nước, kề vai dựng nước. Tất nhiên không phủ nhận tinh hoa. Một trăm triệu người Việt với đặc trưng văn hóa không thể pha lẫn là một khối vật chất-tinh thần-sức sống vào cỡ top 15 của nhân loại. Người Việt luôn khao khát vươn lên và các bảng xếp hạng văn hóa giáo dục thể thao khoa học nghệ thuật kinh tế quốc phòng... của thế giới đều thể hiện vị trí của Việt Nam luôn tăng bậc kể từ sau Đổi mới đến nay và rồi sẽ tiến dần tiệm cận với thứ hạng của dân số (15). Đó là hiện thực.
Tôi muốn chỉ ra rằng ngày nay nước ta đang ở ngưỡng nước có thu nhập trung bình đầu người khoảng 4.400 usd/n/năm - tiệm cận đáy của ngưỡng thu nhập trung bình cao. Tuy nhiên cấu trúc kinh tế-văn hóa-xã hội của Việt Nam có những yếu tố mạnh để tạo động lực vượt lên chuẩn trung bình cao, rồi tiệm cận mức cao (10.000 usd) trong khoảng từ nay đến năm 2030-2035, chính nhờ ở các đặc điểm 1-2-3 trên.
Đó là tinh thần khởi nghiệp của doanh nghiệp. Là khao khát vươn lên của mỗi người. Là mưu lược của nhà lãnh đạo quốc gia. Thiếu nhà lãnh đạo xuất sắc, không phát triển được đâu các cụ ạ. Cái đó, cũng do phước phần, chứ đừng tưởng cứ dân chủ là tài tình đâu. Ví dụ đầy rẫy, các cụ tự giúp bản thân nhé.
Vậy là, dù chỉ mới 30 năm chòi đạp, vùng vẫy, tả xung hữu đột, trong hỗn mang, trong đầy rẫy tạm bợ, trong vô số ấu trĩ và sai lầm, chúng ta đã ngoi dần lên tầng giữa của nhân loại,
Điều đó có đúng không?
Có dễ không? Nếu dễ sao nước Philippin từ chỗ cao hơn mình hàng chục lần (về thu nhập bình quân đầu người) nay đứng sau mình rồi?
Và nếu tiếp tục, nếu trong mỗi chúng ta tin tưởng, ủng hộ cái chung, sự nghiệp chung, thì sự phát triển còn cao hơn nhiều nữa.
...
Từ điểm nhìn đó (các cụ húp nốt lớp vừa nguội dần bên trên đi tôi bón tiếp), mặc dù còn nhiều khó khăn, kể cả khó khăn nội tại, thì tùy các cụ cân nhắc, nên tiếp tục yên tâm đầu tư vào chính mình, đất nước mình, hay tìm cách di dân, là tùy.
..
Tại sao tôi nói di dân là tùy?
Đó là bởi tôi nhìn nhận rằng lịch sử Việt Nam quá khốc liệt. Các cuộc chiến từ nội chiến đến chống ngoại xâm đều rung lắc dân tộc này đến nỗi
"Xã tắc ba phen chồn ngựa đá...
Tuy "Giang sơn nghìn thủa vững âu vàng" thật, nhưng không thể tránh khỏi mất mát, bất hạnh, có cảnh người hiền chịu oan, ân ân oán oán nhiều đời nhiều kiếp không giải hết được.
Ví dụ như họ Lý Hoa Sơn hơn 9 thế kỷ trước cũng tị nạn từ cuộc phân tranh quyền lực, dạt vòm đến xứ Hàn, ngày nay hồi hương quay về cố quốc, tiếp tục đoàn tụ. Đúng là sức mạnh cội nguồn.
Việt Nam ta có sức mạnh cội nguồn (một giọt máu đào hơn ao nước lã) vào loại hàng đầu thế giới đấy. Tùy các cụ nhận hay bỏ.
...
Các cụ cũng nên hành xử như người quân tử. Làm người chớ phí thời gian uất hận mà làm gì. Trăm năm này không làm gì được Đảng (của nông dân Việt Nam), thì ra đi tìm đường cứu bản thân, cứu gia đình, thể hiện mình ở xứ người.
Được vậy lại càng mở mang bờ cõi Việt (lãnh thổ văn hóa) thêm.
Còn chọn ở lại, thì hãy làm những gì có thể, cho mình, tiện thể cho đất nước được nhờ. Chứ xả năng lượng tiêu cực ra thì chẳng ích gì.
Hoặc là làm cách mạng triệt để như người nông dân không có gì để mất luôn đi!
Liệu các cụ có khả năng tận hiến cho cách mạng như những người CSVN đã làm không?
Nói thật, tôi không thấy khả năng đó.
Đoàn kết, sáng suốt là việc khó với (xin lỗi) những ai đặt mình ở vị trí cao (so với quần chúng, kiểu các cụ đang thể hiện), nên nói thật là tôi không thấy khả năng (làm cách mạng) đó.
Nói thêm:
Để đến mức năm 1988 (VN có thu nhập bình quân vào loại thấp nhất thế giới), và đến 1995 mới thực sự bắt đầu đi lên trong hòa bình, chuyện không đơn giản là đổ lỗi cho ai, cho sai lầm nào 1 cách đơn giản, dễ dàng được. Nhìn 1 cách sâu sắc, thì việc giành lại được tư cách một dân tộc độc lập, một quốc gia tự quyết, một đất nước có vị thế như ngày nay ta có, xét tại thời điểm 1945, khi ngân khố chỉ có 2 triệu bạc rách Đông Dương, ngoài ra 2 triệu người chết đói khác còn lại thất học, đói, dốt và hàng loạt xâu xé từ bên trong lận bên ngoài khác, khắp cùng hang cùng ngõ hẻm, suốt 30 năm ấy (1954-1975) là cuộc đấu tranh buộc phải dốc toàn lực. Không chỉ hơn 3.5 triệu người đã mất, vật chất mất đi, mà còn kèm theo mất mát nguyên khí lớn.
Các sai lầm (không thể tránh khỏi) cần được các cụ nhìn ở góc độ đó, một người vừa khỏi ốm Covid, được yêu cầu vác hàng tạ đá leo núi, vượt đèo suốt 30 năm. Nên các cụ thấy dọc đường họ tự tuột tay ghè đá vào chân, rách mình te tua là quá bình thường.
Về đích mới là quan trọng.
...
Quan trọng hơn là bây giờ các cụ đủ mọi thứ trong tay để phát triển bản thân: có khối doanh nghiệp tư nhân năng động, luôn luôn thúc đẩy phát triển (đừng nhìn việc bắt mấy ông bự bự mà kết luận doanh nghiệp bị này bị nọ nhé). Ai sai nấy chịu chứ sắp tới các công bộc đểu lần lượt bị luộc chín hoặc nhảy ra khỏi nồi nước luộc ếch sớm,thì môi trường (thể chế) sẽ tốt dần lên.
...
Cho nên thay vì ngồi hóng nồi ếch luộc, ta húp tiếp bát cháo gà cho tâm hồn, có phải nhẹ nhàng hơn không? Bổ dưỡng hơn không?
...
Đất nước đi lên, doanh nghiệp mạnh lên, thiết nghĩ từng người cũng nên sửa sang tâm hồn cho nó xứng với vị thế mới.
Tự mình sáng lên thì những người còn lại tự biết phải xử sự sao cho đủ tư cách các cụ ạ.
Chứ giữ lấy cái căm trong lòng, cái ghét ra mặt, nó hại chính mình.