Vì sao nhiều xe chỉ có 2 phanh đĩa trước?

binhfantasy

Xe buýt
Biển số
OF-353810
Ngày cấp bằng
6/2/15
Số km
696
Động cơ
271,560 Mã lực
máy đặt trước nên lực chuyển động tập trung ở 2 bánh trước là chủ yếu chứ sao
 

vuquan

Xe hơi
Biển số
OF-4437
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
196
Động cơ
550,780 Mã lực
Phanh đĩa 2 bánh trước vẫn có ABS nhưng không an toàn bằng phanh đĩa ở cả 4 bánh. Việc một chiếc xe bình thường cần lực phanh nhiều hơn ở phía trước thì không phải bàn nữa rồi. Đi xe máy cũng vậy nhé, cụ nào chỉ dùng phanh sau cũng đồng nghĩa với việc dễ ngã :)
Vụ này chả có gì hay ho, chẳng qua là hãng xe tiết kiệm mà thôi. Nếu xe cụ nào mà có EBD (Phân bổ lực phanh điện tử) và EPS (Hệ thống cân bằng điện tử hay Hệ thống chống trượt và còn có ký hiệu khác nữa) thì đương nhiên xe cụ ấy có phanh đĩa ở cả 4 bánh.
Em dẫn bằng chứng "tiết kiệm" cho các cụ thấy nhé: Trong các loại xe tầm giá 700 triệu trở lên, lắp ở Việt Nam thì xe Toy có rất nhiều mẫu chỉ có phanh đĩa ở 2 bánh trước (Ỉn và Fò). Mà đặc biệt, 2 con này thuộc loại gầm cao và khá cao, hệ thống cân bằng và chống trượt rất cần với chúng thì lại không có. Điều mà rất nhiều quốc gia phát triển quy định là xe SUV không có là không được phép lưu hành.
Em mạo muội khuyên cụ nào chạy xe gầm cao mà chỉ có phanh đĩa 2 bánh trước thì đừng phóng nhanh khoảng 70km/h trở lên lúc vào cua nhé.
 

Wave_TQ

Xe hơi
Biển số
OF-311839
Ngày cấp bằng
15/3/14
Số km
155
Động cơ
298,775 Mã lực
Mở mang thêm nhiều các cụ nhỉ ?
 

nguyenthanhhl84

Xe tải
Biển số
OF-310437
Ngày cấp bằng
4/3/14
Số km
216
Động cơ
301,300 Mã lực
Em nghĩ là để giảm giá thành thôi. Mà em để ý với xe 4 bánh là phanh đĩa xe nào cũng làm củ phanh trước to hơn phía sau.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,263
Động cơ
594,909 Mã lực
Tuổi
44
Em nghĩ là để giảm giá thành thôi. Mà em để ý với xe 4 bánh là phanh đĩa xe nào cũng làm củ phanh trước to hơn phía sau.
Tất nhiên nó phải làm đĩa trước to hơn đĩa sau là đúng.Không hẳn là lực phanh dồn phía trước nhiều,mà cấu tạo phanh tay phía trong của bánh sau nên nó bắt buộc phải làm đĩa phanh nhỏ lại để cụm phanh ở trong to hơn.Chứ bánh sau to bằng bánh trước thì phanh tay sao nhét vào được,mà trong khi vành lốp nó chỉ có cỡ vậy
 

LGG2Docomo

Xe tăng
Biển số
OF-342046
Ngày cấp bằng
9/11/14
Số km
1,333
Động cơ
286,840 Mã lực
Nơi ở
Hoàng Mai - Hà Nội
Website
www.otofun.net
Phanh đĩa đắt hơn phanh trống và ăn hơn phanh trống. Nên nếu làm cả 4 bánh thì nó đắt. Vậy để giảm tiền người ta bớt đi 2 chiếc, (thậm chí cả 4), cái đó anh em mình gọi là óp sừn. Tại sao chỉ bớt 2 bánh sau mà ko bớt 2 bánh trước? Đó là do lực phanh bánh trước nặng hơn, cần phanh đĩa mới đảm bảo. Còn nếu làm ngược lại, phanh sau ăn hơn, sẽ dễ bị trượt (drift) trong khi bánh trước cần ăn thì phanh trống lại kém. Em nhớ có tài liệu nói rõ: lực phanh trước chiếm khoảng 2/3 tổng lực phanh.
Cụ nói có lý, kiểu như xe máy đó, khi bánh trước bị phanh đột ngột thì càng làm tăng ma sát và độ bám của xe vì đầu xe dúi xuống tạo lực ma sát mạnh giữa 2 bánh trước với mặt đường, lúc đó, còn nếu bánh sau mà phanh hãm đột ngột thì sẽ bị trượt, thế nên người ta chú trọng vào bánh trước hơn như thế xe sẽ an toàn hơn, còn nếu phanh đĩa cả 4 bánh thì càng an toàn hơn nữa nhưng chi phí lại cao
 
Chỉnh sửa cuối:

BabiMart.com

Xe máy
Biển số
OF-183760
Ngày cấp bằng
6/3/13
Số km
97
Động cơ
335,670 Mã lực
em nghĩ chỉ làm cho hai bánh trước vì có thể là giảm giá thành....vì bánh sau cũng hok quan trọng lém
khi phanh chân thì thường là 75% bánh trc và 25% bánh sau còn phanh tay thường thì mình chỉ dùng khi dừng hẳn xe khi đỗ lên cũng
hok cần thiết bằng phanh trc....( sai thì các bác chỉ dáo em nhá...^^ )
 

culilaixe

Xe đạp
Biển số
OF-202588
Ngày cấp bằng
18/7/13
Số km
43
Động cơ
321,830 Mã lực
...
Vụ này chả có gì hay ho, chẳng qua là hãng xe tiết kiệm mà thôi. Nếu xe cụ nào mà có EBD (Phân bổ lực phanh điện tử) và EPS (Hệ thống cân bằng điện tử hay Hệ thống chống trượt và còn có ký hiệu khác nữa) thì đương nhiên xe cụ ấy có phanh đĩa ở cả 4 bánh...
Em chưa hiểu lắm: ecosport có hệ thống cân bằng điện tử nhưng 2 bánh sau phanh tang trống?
 

vuquan

Xe hơi
Biển số
OF-4437
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
196
Động cơ
550,780 Mã lực
Em chưa hiểu lắm: ecosport có hệ thống cân bằng điện tử nhưng 2 bánh sau phanh tang trống?
Thưa cụ, Innova và Fortuner hàng nội có ABS nhưng chỉ có ở 2 bánh trước. Và có xe thì có ABS nhưng có ở cả 4 bánh. Và nhà sản xuất thì vẫn nói chung về mấy loại xe này là có ABS.
Theo em biết thì phần cứng cho ABS chính là phần cứng nền tảng cho EBD và EPS. Mà cái hệ thống phanh thủy lực có thể đóng mở liên tục nhiều lần/giây cho ABS này hình như chỉ có trên phanh đĩa?
Với ABS thì lực phanh đến các bánh xe là giống nhau và chỉ có chức năng đóng mở liên tục nên có thể chỉ cần 2 bánh trước quan trọng nhất có là được (4 bánh càng tốt), còn EBD và EPS thì đều cung cấp lực phanh và mức độ phanh khác nhau đến từng bánh xe dựa trên ma sát trên đường và mức độ cân bằng xe nên bắt buộc phải tác động nến cả 4 bánh.
Theo em thì cụ thử tìm hiểu với xe ngoại chứ đừng tìm hiểu với những gì xe nội công bố.
Em không phải là dân kỹ thuật xe, em chỉ tự tìm hiểu thôi. Cụ nào là chuyên ngành giải thích thêm giùm em nhé.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,263
Động cơ
594,909 Mã lực
Tuổi
44
em nghĩ chỉ làm cho hai bánh trước vì có thể là giảm giá thành....vì bánh sau cũng hok quan trọng lém
khi phanh chân thì thường là 75% bánh trc và 25% bánh sau còn phanh tay thường thì mình chỉ dùng khi dừng hẳn xe khi đỗ lên cũng
hok cần thiết bằng phanh trc....( sai thì các bác chỉ dáo em nhá...^^ )
Vì thế nên khi phanh những xe có những cái không quan trọng lắm khi phanh mới hay bị cắm chúi đầu
 

Cảnh sát G.T

Xe điện
Biển số
OF-71147
Ngày cấp bằng
21/8/10
Số km
4,242
Động cơ
469,598 Mã lực
Nơi ở
Sau gốc cây, cột điện.
Khi đi đường bùn lầy, bùn-đất-nước dính vào phanh đĩa sẽ làm giảm tác dụng của phanh! Nhưng với phanh đùm (tang trống) sẽ hạn chế được điểm yếu này! Do đó việc bố trí phanh đĩa trước phanh đùm sau thường có ở các xe địa hình, đa dụng, xe SUV như Everest, Fortuner, thậm chí cả Landcruiser...!

Em máy bừa 1 phát như thế chả biết có đúng không! Vì thực tế 1 số dòng SUV cao cấp em vẫn thấy phanh đĩa có cả ở 2 bánh sau!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cũng không sai bao nhiêu đâu cụ ạ . 90% of braking force goes to the front
Việc nào ra việc đấy chứ cụ, sao lại sai ít với sai nhiều ? Phanh chính là phanh dầu và được chia ra 4b, cụ mất phanh tay thì phanh chính vẫn ăn cả 4b. Còn hệ thống phanh tay (phanh đỗ)thì thường chỉ tác dụng vào bánh sau và thường bằng dây cáp chứ ko dùng thủy lực.
 

tien f1

Xe máy
Biển số
OF-355363
Ngày cấp bằng
25/2/15
Số km
55
Động cơ
263,150 Mã lực
Khi xe chuyen dong ma phanh thi trong tam va gia toc cua xe len phia truoc nhieu hon va khi thang banh truoc can an nhieu hon nen ngta che tao thang dia truoc cho an toan hon. Nhung neu co thang dia o phia sau di nua thi o phia sau thang dia cung nho hon phia truoc.
 

vuquan

Xe hơi
Biển số
OF-4437
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
196
Động cơ
550,780 Mã lực
Khi đi đường bùn lầy, bùn-đất-nước dính vào phanh đĩa sẽ làm giảm tác dụng của phanh! Nhưng với phanh đùm (tang trống) sẽ hạn chế được điểm yếu này! Do đó việc bố trí phanh đĩa trước phanh đùm sau thường có ở các xe địa hình, đa dụng, xe SUV như Everest, Fortuner, thậm chí cả Landcruiser...!

Em máy bừa 1 phát như thế chả biết có đúng không! Vì thực tế 1 số dòng SUV cao cấp em vẫn thấy phanh đĩa có cả ở 2 bánh sau!
Em lý luận khác cụ một chút.
Xe đi bùn lầy, xe SUV... là đi Off-road. Leo mô đất, lội suối... thì thường là vận hành ở tốc độ vừa phải hoặc chậm. Lúc này thì ABS, EBD hay EPS không có ý nghĩa gì, thậm chí là có tác dụng ngược. Vì khi xe leo trèo, thân xe không cân bằng, các bánh xe không có vòng quay giống nhau, lực ma sát tại các bánh xe không giống nhau, có bánh xe thì quay trượt...v...v và tất cả các trạng thái này đều là điều kiện cho EBD và EPS tự động kích hoạt. Lúc này cụ thử hình dung xem, cụ không phanh mà nó lại phanh... thì sao?
Em đã có lần leo vỉa hè cao, thân xe nghiêng, một bánh xe trượt khỏi mặt đường và thế là đèn EPS sáng, phanh gõ cục cục y như lúc phanh với ABS. Lúc này em mới hiểu tại sao trong xe em có cái nút dùng để tắt chức năng EPS. Còn mặc định là nó bật. Vậy là đi Off-road phải tắt EPS? (Xe em không có EBD nên em không biết là những xe có EBD thì có nút tắt cái này không).
Còn tốc độ cao thì phanh đĩa lại thể hiện nhiều ưu điểm hơn tang trống. Có 2 ưu điểm mà em thấy rõ:
- 1 là tản nhiệt cho má phanh và đĩa phanh (hoặc trống phanh). Các cụ chắc biết rõ là nếu phanh không được tản nhiệt thì nó sẽ thế nào rồi đấy, hậu quả sẽ giống như điều khiển xe xuống đèo dốc mà để số cao, hãm bằng phanh...
- 2 là giữ sạnh má phanh và đĩa phanh để đảm bảo ma sát. Tang trống kín nên bụi sinh ra do ma sát giữa má phanh và trống phanh không thoát ra ngoài được và có thể dày lên, bám trên bề mặt má/trống phanh và làm giảm ma sát. Còn phanh đĩa thoáng, không kín nên các bụi này thoát ra ngoài một cách tự nhiên. Khi rửa xe cũng rất dễ làm sạch.
 

WHITE TIGER

Xe container
Biển số
OF-10985
Ngày cấp bằng
11/10/07
Số km
6,263
Động cơ
594,909 Mã lực
Tuổi
44
Em lý luận khác cụ một chút.
Xe đi bùn lầy, xe SUV... là đi Off-road. Leo mô đất, lội suối... thì thường là vận hành ở tốc độ vừa phải hoặc chậm. Lúc này thì ABS, EBD hay EPS không có ý nghĩa gì, thậm chí là có tác dụng ngược. Vì khi xe leo trèo, thân xe không cân bằng, các bánh xe không có vòng quay giống nhau, lực ma sát tại các bánh xe không giống nhau, có bánh xe thì quay trượt...v...v và tất cả các trạng thái này đều là điều kiện cho EBD và EPS tự động kích hoạt. Lúc này cụ thử hình dung xem, cụ không phanh mà nó lại phanh... thì sao?
Em đã có lần leo vỉa hè cao, thân xe nghiêng, một bánh xe trượt khỏi mặt đường và thế là đèn EPS sáng, phanh gõ cục cục y như lúc phanh với ABS. Lúc này em mới hiểu tại sao trong xe em có cái nút dùng để tắt chức năng EPS. Còn mặc định là nó bật. Vậy là đi Off-road phải tắt EPS? (Xe em không có EBD nên em không biết là những xe có EBD thì có nút tắt cái này không).
Còn tốc độ cao thì phanh đĩa lại thể hiện nhiều ưu điểm hơn tang trống. Có 2 ưu điểm mà em thấy rõ:
- 1 là tản nhiệt cho má phanh và đĩa phanh (hoặc trống phanh). Các cụ chắc biết rõ là nếu phanh không được tản nhiệt thì nó sẽ thế nào rồi đấy, hậu quả sẽ giống như điều khiển xe xuống đèo dốc mà để số cao, hãm bằng phanh...
- 2 là giữ sạnh má phanh và đĩa phanh để đảm bảo ma sát. Tang trống kín nên bụi sinh ra do ma sát giữa má phanh và trống phanh không thoát ra ngoài được và có thể dày lên, bám trên bề mặt má/trống phanh và làm giảm ma sát. Còn phanh đĩa thoáng, không kín nên các bụi này thoát ra ngoài một cách tự nhiên. Khi rửa xe cũng rất dễ làm sạch.
Em xin chỉnh sửa dùm cụ về chữ 1 chút.ESP là Electronic Stability Program chứ không phải EPS.
EBD là phân bổ lực phanh điện tử,chức năng này đơn giản là khi phanh thì phanh đều cả 4 bánh.Nhưng xe cao cấp thì phanh từng bánh với lực phanh khác nhau khi ôm cua.Còn đối với thằng Sprinter chở khách thế hệ thứ 2 và thứ 3 nó nâng cấp ESP lên thành Adaptive ESP có chức năng tăng cường lực phanh theo trọng tải xe nhất là khi ôm cua

ESP hoạt động ổn định nhất trên đường nhựa,bê tông.Nhưng nếu đường đất trơn lại không có tác dụng.Nên có những xe có chức năng tắt là chữ ESP hoặc ASR để xe không bị phanh lại khi bánh xe cần lấy đà chạy ra khỏi đường trơn.Vì đường trơn với xe 1 cầu cần bánh xe luôn chạy mà bật ASR hay ESP là bánh có truyền động đó nó phanh lại do quay nhanh hơn những bánh không có truyền động và trên táp lô báo đèn

Ngoài ra xe em đang đi là xe Mer nên khi thấy xe lục cục chân phanh không phải là ABS đang được kích hoạt như nhiều người nghĩ nó chỉ là bóp nhả mà là nó đẩy chân phanh lên để nhả phanh.Lý do tại sao nó lục cục đẩy chân phanh.Bởi những xe có cảm biến 4 bánh nó nhờ cảm biến nên nếu cụ đạp kịch phanh mà nó cục cục đẩy phanh lên là do có bánh ở trên đường trơn bị quay chậm hoặc dừng lại so với những bánh kia hoặc do lực bám đường bánh đường trơn kém hơn 3 bánh kia nên khi đạp phanh bánh tốc độ chậm hơn các bánh kia.Ví dụ khi cụ đang đổ dốc mà đạp phanh(xe có 4 bánh đĩa) mà 1 trong 4 bánh nằm ở đường trơn thì khi đạp phanh bánh ở đường trơn do mất lực bám nên khi phanh đều cả 4 bánh thì bánh đó bị dừng hẳn lại và lết trượt còn 3 bánh kia vẫn chạy.Do cảm biến nó báo 3 bánh kia vẫn chạy còn bánh nằm ở đường trơn lại không chạy nên nó đẩy phanh lên nhả ra để không bị trượt ở bánh đang ở chỗ bị trơn trượt do lực bám đường của bánh đó ít hơn

Nhiều người hay nhầm cảm giác khi đạp phanh với xe có ABS.Như xe của em chỉ bị đẩy phanh khi đang đi ở đường đất trơn khi đổ dốc mà 1 bánh sau bị vào bụng cua là nó đẩy phanh lên lục cục lục cục.Còn với xe có ABS thì khi đang chạy trên đường bằng thì có chạy 80km/h đạp phanh gấp nó giật khục khục do tốc thấp số cao nhưng chân phanh không bị đẩy lên.Hoặc khi chạy 80km/h về N đạp kịch phanh đến khi dừng xe cũng không cục cục nhả giật chân phanh do ABS hoạt động với tần suất khoảng 15 lần một giây hoặc hơn nên khó nhận biết được
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em xin chỉnh sửa dùm cụ về chữ 1 chút.ESP là Electronic Stability Program chứ không phải EPS.
EBD là phân bổ lực phanh điện tử,chức năng này đơn giản là khi phanh thì phanh đều cả 4 bánh.Nhưng xe cao cấp thì phanh từng bánh với lực phanh khác nhau khi ôm cua.Còn đối với thằng Sprinter chở khách thế hệ thứ 2 và thứ 3 nó nâng cấp ESP lên thành Adaptive ESP có chức năng tăng cường lực phanh theo trọng tải xe nhất là khi ôm cua

ESP hoạt động ổn định nhất trên đường nhựa,bê tông.Nhưng nếu đường đất trơn lại không có tác dụng.Nên có những xe có chức năng tắt là chữ ESP hoặc ASR để xe không bị phanh lại khi bánh xe cần lấy đà chạy ra khỏi đường trơn.Vì đường trơn với xe 1 cầu cần bánh xe luôn chạy mà bật ASR hay ESP là bánh có truyền động đó nó phanh lại do quay nhanh hơn những bánh không có truyền động và trên táp lô báo đèn

Ngoài ra xe em đang đi là xe Mer nên khi thấy xe lục cục chân phanh không phải là ABS đang được kích hoạt như nhiều người nghĩ nó chỉ là bóp nhả mà là nó đẩy chân phanh lên để nhả phanh.Lý do tại sao nó lục cục đẩy chân phanh.Bởi những xe có cảm biến 4 bánh nó nhờ cảm biến nên nếu cụ đạp kịch phanh mà nó cục cục đẩy phanh lên là do có bánh ở trên đường trơn bị quay chậm hoặc dừng lại so với những bánh kia hoặc do lực bám đường bánh đường trơn kém hơn 3 bánh kia nên khi đạp phanh bánh tốc độ chậm hơn các bánh kia.Ví dụ khi cụ đang đổ dốc mà đạp phanh(xe có 4 bánh đĩa) mà 1 trong 4 bánh nằm ở đường trơn thì khi đạp phanh bánh ở đường trơn do mất lực bám nên khi phanh đều cả 4 bánh thì bánh đó bị dừng hẳn lại và lết trượt còn 3 bánh kia vẫn chạy.Do cảm biến nó báo 3 bánh kia vẫn chạy còn bánh nằm ở đường trơn lại không chạy nên nó đẩy phanh lên nhả ra để không bị trượt ở bánh đang ở chỗ bị trơn trượt do lực bám đường của bánh đó ít hơn

Nhiều người hay nhầm cảm giác khi đạp phanh với xe có ABS.Như xe của em chỉ bị đẩy phanh khi đang đi ở đường đất trơn khi đổ dốc mà 1 bánh sau bị vào bụng cua là nó đẩy phanh lên lục cục lục cục.Còn với xe có ABS thì khi đang chạy trên đường bằng thì có chạy 80km/h đạp phanh gấp nó giật khục khục do tốc thấp số cao nhưng chân phanh không bị đẩy lên.Hoặc khi chạy 80km/h về N đạp kịch phanh đến khi dừng xe cũng không cục cục nhả giật chân phanh do ABS hoạt động với tần suất khoảng 15 lần một giây hoặc hơn nên khó nhận biết được
ABS mà kích hoạt thì cả xe lục cục chứ ko chỉ chân phanh đâu cụ. Vì cái phanh đóng mở liên tục lên lực phanh cũng giật cục, người ngồi trên xe cảm giác rất rõ chứ ko cần phải là người lái.
 

Minhchinh99999

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-324507
Ngày cấp bằng
22/6/14
Số km
1,651
Động cơ
304,060 Mã lực
Nơi ở
9 trần duy hưng
ABS mà kích hoạt thì cả xe lục cục chứ ko chỉ chân phanh đâu cụ. Vì cái phanh đóng mở liên tục lên lực phanh cũng giật cục, người ngồi trên xe cảm giác rất rõ chứ ko cần phải là người lái.
chỉ có xe Toyota hoặc hàn quốc thôi.. xe Đức chỉ có khi phanh gấp người lái mới cảm nhận được cụ ạ
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,843 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
chỉ có xe Toyota hoặc hàn quốc thôi.. xe Đức chỉ có khi phanh gấp người lái mới cảm nhận được cụ ạ
Chắc vậy, em ngồi xe Mẹc thằng em lái, nó hay phanh gấp mà bị mấy phát khực khực. Ai cũng kêu nó đi ẩu, hay phóng nhanh phanh gấp. Em chạy thì chưa bao giờ phải phanh gấp tới mức nghe khực khực của ABS, kể cả chân phanh.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top