Em cũng ko quan tâm cái này lắm
Vì thế càng phải làm phanh đia ở bánh trước chứ cụ. Các cụ có thấy toàn xe máy có phanh đia ở bánh trước nếu có 1 phanh đía không. Do lực phanh bánh trước cần lớn mà tay bóp thì yếu, nếu làm phanh dây thì có thể dây cáp bị xơ cứng làm cho phanh rất ít tác dụng. Phanh đĩa là phanh dầu, lực phanh truyền hoàn toàn xuống má phanh, chưa kể phanh đía ăn hơn nên tay có hơi yếu cũng làm cho độ ăn của phanh vẫn đảm bảo. Em chạy 2b đôi khi chỉ bóp phanh trước bằng 2 ngón tay.Nếu nói đến xe máy, phanh đĩa ở bánh trước thì cũng đúng. Nhưng lực phanh của chân đạp bao giờ cũng lớn hơn lực bóp của tay cụ ạ.
Cụ chưa đi đăng kiểm xe bao giờ à, khi đăng kiểm viên thử phanh sau, đạp phanh e thấy xe chồm lên do bị ghì bởi hệ thống con lăn ma sát màKhi phanh ở chân thì chỉ có 2 bánh trước còn 2 bánh sau là phanh tay
Cụ nói chuẩn ợ . . Nên các cụ để ý, dù xe có 4 phanh đĩa thì đĩa phanh của 2 bánh trước bao giờ cũng to hơn (ma sát nhiều hơn) đĩa phanh của 2 bánh sau . Cũng vì lý do đĩa phanh to hơn nên nhiều lỗ tản nhiệt hơn ợ .Phanh đĩa đắt hơn phanh trống và ăn hơn phanh trống. Nên nếu làm cả 4 bánh thì nó đắt. Vậy để giảm tiền người ta bớt đi 2 chiếc, (thậm chí cả 4), cái đó anh em mình gọi là óp sừn. Tại sao chỉ bớt 2 bánh sau mà ko bớt 2 bánh trước? Đó là do lực phanh bánh trước nặng hơn, cần phanh đĩa mới đảm bảo. Còn nếu làm ngược lại, phanh sau ăn hơn, sẽ dễ bị trượt (drift) trong khi bánh trước cần ăn thì phanh trống lại kém. Em nhớ có tài liệu nói rõ: lực phanh trước chiếm khoảng 2/3 tổng lực phanh.
Dạ em xin bổ sung dùm cụ.ABS chỉ chống bó cứng phanh chứ không chống trượt được,chắc cụ nhầm với lết bánh với xe không có ABS.Với xe chỉ có ABS bánh trước thì chỉ nên phanh trên đường thẳng trước để giảm tốc rồi mới đánh lái.Chứ ABS mà đang nhanh vừa phanh vừa đánh lái là không ổn vì dễ văng xe bởi nhưng xe chỉ có ABS không có phần xử lý thông tin,không có cảm biến góc lái thì nó cho lực phanh đều 2 bánh nên khi chạy nhanh và vừa phanh vừa đánh lái thì lực quán tính cao dễ gây văng đuôi xe.Tuy bánh sau cũng phanh nhưng phần lớn xe không có phân bổ lực phanh nên lực phanh bánh sau không đủ nên cũng gây ra hiện tượng khi phanh thẳng xe rất hay cắm đầu.Thế nên hệ thống phân bổ lực phanh điện tử EBD ra đời với cảm biến góc lái và 4 phanh đĩa cho lực phanh từng bánh phù hợp hơn nên đi dù đang cua mà phanh thì xe ít bị văng đuôi hơn.Nên với xe có EBD phân bổ lực phanh thì xe ít bị cắm đầu hơn so với xe chỉ có ABS 2 bánh trước và tang trống phía sau.Nhưng vấn đề đó lại bị yếu kém khi trọng tải xe tăng lên làm lực phanh khi ôm cua không đúng với thiết kế cũng gây ra văng đuôi xe.Sau đó hệ thống cân bằng điện tử ESP ra đời cũng dựa trên ABS và EBD nhưng ESP hoạt động với hệ thống phanh chéo chủ động.Bạn cua bên nào bánh sau bên đó tự động phanh lại làm trụ để xe ngóc đầu sang bên kia nhanh hơn hạn chế việc thiếu lái.Nhưng khi đánh lái sáng hướng đó hơi mạnh thì dễ văng đuôi thì đuôi xe dễ văng bên nào thì bánh trước phanh lại bên đó.Nhưng ESP này hoạt động đúng với trọng tải thiết kế cho phép nhưng quá trọng tải(dưới mức tối đa thiết kế) là cũng có vấn đề bởi nó chỉ hoạt động cho lực phanh với góc lái.Nên sau ESP là hệ thống nâng cấp lên Adaptive ESP(phanh theo trọng tải xe),hệ thống này nâng cấp để khắc phục nhược điểm có tải và không tải mà lực phanh cho từng bánh sẽ khác nhau.Xe có tải lực phanh từng bánh khác với xe không tải tuy ở cùng 1 góc cua,cùng 1 tốc độ và 1 lực phanh.Còn tiếp theo nó là hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp giúp xe có quãng đường phanh ngắn hơn.Còn chống lật thì dưới 1 xe nó có 2 thanh giằng,2 bánh sau 1 thanh,2 bánh trước 1 thanh thể giằng xe xuống gọi là thanh cân bằng.Khi 1 bánh sau bị nhấc lên là thanh giằng đó kéo xuống,mỗi xe 1 thiết kế khác nhauFd3s
cụ này chắc ko nhớ rõ về kiến thức phân bố lực phanh. khi xe chạy và bắt đầu thực hiện quá trình phanh, lực phanh sẽ phân bố lên cầu trước và cầu sau là khác nhau, lý do khác nhau là ở chỗ lực quán tính, khi phanh xe vẫn chuyển động về phía trứoc theo lực quán tình và tải trọng sẽ dồn nhiều hơn về phía trứoc, điều này sẽ khiến cho các nhà thiết kế tính toán chọn cơ cấu phanh cho phía trứoc và phía sau khác nhau. nên mới có chuyện là trước đĩa còn sau là trống (nhằm giảm chi phí), còn về phần có ABS hay Ko có ABS thì nó lại nằm ở phần chống bó cứng khi phanh (gọi là chống trượt) tránh hiện tượng xe bị mất lái và chống hiện tượng lật.
e tra lời mà còn thiếu phần nào thì a e bổ sung.
Hình như không phải đâu cụ. Khi đạp phanh, lực phanh phân bổ chéo đến cả 4 bánh. Phanh tay có má phanh riêng nằm trong may ơ của bánh.Khi phanh ở chân thì chỉ có 2 bánh trước còn 2 bánh sau là phanh tay
Cần gì chuyên ngành,cụ cần tìm hiểu chức năng gì của xe thì cứ lên youtube mà seach thôicụ nào học về chuyên nghành giải thích hộ thớt đi nhỉ?
Đạp phanh mà lực phanh phân bổ chéo thì em không dám nghĩ tiếp cái gì sẽ đến.Còn đạp phanh mà lực phanh theo góc lái thì những xe có EBD mới có chức năng phanh từng bánh với tỉ lệ khác nhau.Hoặc tăng lục phanh theo trọng tải xe như Adaptive ESP cho những xe khách có nóc caoHình như không phải đâu cụ. Khi đạp phanh, lực phanh phân bổ chéo đến cả 4 bánh. Phanh tay có má phanh riêng nằm trong may ơ của bánh.