[Funland] Vì sao người Việt ngày nay dùng chữ quốc ngữ, viết bằng các chữ cái latinh?

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,425
Động cơ
444,005 Mã lực
Dạ

Khách quan mà nhìn nhận, thì ông "phát minh" ra chữ quốc ngữ và dùng thể chế của ông ép buộc người Việt lúc đó dùng.

Và như thế, dù cái chữ quốc ngữ là tốt, dưng bẩu là "ân nhân", là "đại ân nhân" của dân Việt thì không đúng.

Nó giống như đúng là Pháp đã xây dựng rất nhiều công trình "để đời" cho đến ngày nay, nhưng với mục đích phục vụ công việc xâm lược, chiếm chúng ta thành thuộc địa của họ. Và giờ đây coi họ là "ân nhân" khai phá nước ta thì có đúng không ?
Em thì em nghĩ cụ ấy xứng đáng được tôn trọng như một ân nhân (người có ơn với ta vì đã tạo nên cho ta điều tốt, điều lợi đến mãi sau này) ở mấy điểm:
- Ông tuy không phát minh mà hệ thống hoá và đưa nó vào thực tiễn để chữ quốc ngữ đi vào cuộc sống. Cái này mới quan trọng. Ví dụ như cụ Tuệ Tĩnh không phải là người đầu tiên phát hiện ra tác dụng chữa bệnh của thuốc Nam, tuy nhiên cụ là người tổng hợp, hệ thống, phát triển các kiến thức về thuốc nam để đời sau có thể dễ dàng tiếp cận, tra cứu và ứng dụng vào chữa bệnh theo kiểu "Nam dược trị Nam nhân". Do đó cụ được gọi là "Ông tổ thuốc Nam"
- Chữ quốc ngữ giúp việc xoá mù chữ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết, ưu việt hơn nhiều hệ thống chữ Nôm rườm rà ngày trước. Nhờ việc xoá mù chữ nhanh chóng giúp nâng cao tri thức của cả dân tộc.
- Việc phát minh nào cũng bắt nguồn từ nhu cầu thực tế. Việc cụ ấy tổng hợp, hệ thống lại chữ quốc ngữ dựa trên nhu cầu thực tế là chuyện bình thường. Hơn nữa cụ ấy là người truyền giáo, bổn phận là đi truyền giáo, đây bản chất là điều tốt đẹp, cũng như nhà sư đi giảng đạo phật mà thôi. Ở đây không nên so sánh, gán ghép yếu tố chính trị.
- Nói chung chữ quốc ngữ mang lại nhiều lợi ích, được cả dân tộc dùng thì người có công đưa nó vào cuộc sống xứng đáng được tri ân.
F38E9BFB-09C5-4E57-A0FA-D134BAE32171.png
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,875
Động cơ
564,679 Mã lực
Muốn biết có nên khiêng về hay không thì các cụ cứ ngó cái Bia Rhodes vứt ở khuôn viên Thư viện quốc gia ở phố Tràng Thi là hiểu

Còn đạo nọ, đạo kia cũng đều là đạo ngoại.
Chữ lọ chữ chai cũng chữ nước người.
Rhodes hay Pina thì cũng không phải người Việt
Cực đoan quá. Kiến thức là của nhân loại, cụ không cần là việc của cụ thôi
 

xukthal

Xe lăn
Biển số
OF-772930
Ngày cấp bằng
1/4/21
Số km
10,974
Động cơ
1,632,757 Mã lực
Mời cc đọc bài này
Số phận long đong của đài tưởng niệm Alexandre De Rhodes ở Hà Nội
6:39 AMAlexandre De RhodesChữ quốc ngữLịch sử Pháp thuộcLịch sử Việt Nam


Đài tưởng niệm này đã từng nằm ở trước đền bà Kiệu, chỗ bây giờ là tượng đài Cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, không rõ bị đập bỏ vào thời Đốc lý Trần Văn Lai (Đế quốc VN) hay thời VNDCCH.

Vào khoảng năm 1923-1924, thiếu tá Bonifacy, là 1 người yêu thích lịch sử VN, đã lập 1 hội đồng quyên tiền dựng đài kỷ niệm cha Alexandre de Rhodes (AdR). Tháng 4/1931, khi ông này mất thì số tiền quyên được lên đến 5800đ (bạc Đông Dương). Đến cuối năm 31, Hội đồng cử cử người thay thế ông Bonifacy để tiếp tục công việc xây tượng đài. Như vậy đài tưởng niệm này hoàn toàn là "xã hội hóa" chứ không dùng ngân sách nhà nước!


Hội đồng quyết định tượng đài phải xây kiểu bản địa và giao cho KTS người bản địa thực hiện. Sau 2 năm tuyên truyền cổ động, hội đồng cũng chỉ thu được 5 mẫu thiết kế, nhưng đều không được chấp nhận vì không có vẻ bản địa. Năm 1933 (1), cựu thành viên của hội là ông Phạm Quỳnh (ông PQ khi ở HN là chủ bút Nam Phong tạp chí, lúc này đã vào Huế làm thượng thư bộ Học) đã đề nghị với vua Bảo Đại ban huy chương cho ai có khả năng thiết kế để Hội đồng chấp nhận. Cuối cùng KTS Nguyễn Cao Luyện được chọn, cuối năm 1934. Ông này chắc anh em KTS đều biết, là 1 KTS nổi tiếng, là bố KTS Nguyễn Trực Luyện, nguyên chủ tịch Hội KTS VN. Ông Cao Luyện sau này theo VNDCCH, là chủ tịch Đoàn KTS VN (sau đổi thành Hội KTS VN).
Hợp đồng thiết kế với giá khoảng gần 250đ, trên chi phí xây dựng là 4000đ, ứng luôn 100 đồng khi chấp nhận phương án, khá là ngon!

Nhà thầu thi công là ông Nguyễn Bá Cử, 1 nhà thầu ở Huế, chỉ thấy nộp hồ sơ năng lực, không thấy thầu bè gì mà chỉ được 1 ông hầu tước Pháp tiến cử, nghi là lobby, nên mới có vấn đề! Hợp đồng giá 4000đ, trọn gói, ứng luôn 2000đ khi ký HĐ, thêm 1000đ khi chuyển đá tới HN, 1000đ cuối khi xây xong, quá ngon!

Ông Cử cam kết thi công trong 6 tháng và làm đúng mẫu của KTS Cao Luyện. Ông Luyện sẽ giám sát ông Cử thi công. Tuy nhiên 2 nhà thầu lại gặp xung đột. Ông Cử yêu cầu ông Luyện sửa bản vẽ vì cho là ý tưởng của ông Luyện không đúng yêu cầu của Hội đồng. Ông Cử yêu cầu trang trí cả 4 mặt tượng đài thay vì chỉ 1 mặt, phải rút ngắn cả kích thước tượng đài. Hội đồng đề nghị KTS Luyện thay đổi thiết kế 1 chút nhưng ông Luyện không chấp nhận, đề nghị để KTS khác làm thay nếu Hội đồng đòi thay đổi ý tưởng lớn của ông.

Trong khi đó, khi Hội đồng kiểm tra tiến độ thì thấy ông Cử mới đem đá thô về, đại khái là không chịu làm, rồi xin gia hạn hợp đồng đến 22 tháng!

2 nhà thầu vẫn không thống nhất được ý tưởng. Ông Cử từ chối thi công theo bản vẽ của ông Luyện, ông Luyện thì không chịu sửa bản vẽ theo ông Cử. Thế là ông Cử tự vẽ lại bản khác và Hội đồng chấp nhận bản tk mới và kinh phí đội lên vượt cả kinh phí của Hội đồng! Đốc lý HN (tương đương Chủ tịch TP bây giờ) đề nghị giải tán Hội đồng, chuyển quyền chủ đầu tư về cho Đốc lý, hủy cả HĐ thiết kế lẫn HĐ thi công. Đốc lý chấp nhận trả tiền cho 2 nhà thầu tương ứng với những công việc đã thực hiện. Ông Cử vẫn kỳ kèo với Đốc lý xin làm tiếp nhưng Đốc lý không chấp nhận và còn gửi công văn cho ông Cử yêu cầu không được xin xỏ gì thêm và còn cho Sở Thuế và Mật thám Trung Kỳ điều tra ông này do nhận đến 2500/4000 đồng mà hầu như chưa làm gì. Không rõ sau đó ông Cử có bị xử lý hình sự không?

KTS Nguyễn Cao Luyện thì bàn giao toàn bộ bản vẽ để chấm dứt HĐ.

Như vậy, mình có cảm tưởng ông Nguyễn Bá Cử này do có "quan hệ" để chỉ định thầu nên đã lạm quyền, lấn át cả KTS và chủ đầu tư. KTS Nguyễn Cao Luyện đã làm 1 việc rất khảng khái mà KTS bây giờ chắc chắn không làm được. Dù sao ông Luyện cũng đã qua thi tuyển. Đáng tiếc là do bất đồng quan điểm nên ý tưởng của ông Luyện cũng không được xây. Phương án thi công thì khá là bình thường tuy vẫn có được nét Á Đông.

Cuối cùng thì đài tưởng niệm cũng xây xong vào 29-5-1941, chậm mất 6 năm, với 1 tk hoàn toàn mới của KTS Lagisquet. Xem ảnh đính kèm.

Tuy vậy, số phận đài tưởng niệm vẫn long đong đến tận bây giờ, khi người ta muốn xây dựng lại nó, vẫn có nhiều ý kiến muốn xét lại nhân vật Alexandre de Rhodes về việc nghĩ ra chữ quốc ngữ và những việc ông đã làm bị coi là tiền đề cho thực dân Pháp xâm lược VN. Phía Phật giáo hay phe chống Công giáo muốn xét lại ông.

Đoạn dưới trích từ báo Hà Nội mới:

Nhà bia tưởng niệm ông đã được dựng cạnh đền Bà Kiệu bên Hồ Gươm. Đó là phương đình, bốn mái theo kiểu kiến trúc Phương Đông, trên nền xi măng gấp khúc 12 cạnh, có 3 lối lên 5 bậc. Bên trong nhà bia dựng tấm bia đá cao 1.70m, rộng 1.10m, dày 0.20m, trên đế bia cao 50cm. Trên mặt bia ghi tóm lược cuộc hành trình truyền giáo và công lao của ông trong việc chế tác chữ Quốc ngữ, được khắc bằng ba thứ ngôn ngữ: quốc ngữ, chữ Hán và chữ Pháp.

Trong văn bia có đoạn: "Người soạn ra nhiều truyện ký đều diễn dịch ra mấy thứ tiếng, và người soạn ra quyển sách Bổn và quyển Tự vị tiếng Việt Nam, tiếng Bồ Đào Nha và tiếng La tinh là những sách bằng tiếng Việt Nam dịch âm theo chữ La tinh xuất bản trước tiên nên tên người cũng được lưu truyền với cái công nghiệp phát minh ra chữ Quốc ngữ"

Cũng trong văn bia:"Khi phải dời bỏ xứ Việt Nam, Người lấy làm tiếc nên có nói rằng: Phần xác ta dời bỏ đất Nam với đất Bắc, nhưng thực ra lòng ta vẫn quyến luyến, nói cho đúng, vẫn bàn hoàn với cả hai nơi và ta chắc rằng không bao giờ lòng ta lại quên được hai xứ ấy"

Không biết ai đã phá bỏ nhà bia này? Tấm bia đã từng làm đe ghè của mấy anh thợ khoá rồi làm bàn của bà bán nước chè chén, rồi lang thang phiêu bạt ra tận bờ sông Hồng. Vào thập niên 80 trên vị trí này đã dựng tượng đài: "Cảm tử cho Tổ Quốc quyết sinh" và người ta cũng quên luôn nhà bia đó.

Đến năm 1993, nhân 400 năm sinh của Alexandre de Rhode. Câu lạc bộ Sử học đã tổ chức cuộc toạ đàm về Alexandre de Rhode. GS. Nguyễn Lân nhắc đến nhà bia tri ân Alexandre de Rhode bên Hồ Gươm đã bị phá bỏ do tư tưởng hẹp hòi không phù hợp với đạo đức của dân ta, một dân tộc nặng tình trọng nghĩa, uống nước nhớ nguồn. Ngay trong thời kỳ Bắc thuộc, Sỹ Nhiếp, thái phụ giao Chỉ có công truyền bá chữ Hán cho dân ta, đã được suy tôn là Nam ban học tổ, gọi là Sĩ Vương và được nhân dân ta lập đến thờ. Sau Cách mạng tháng Tám, ta vẫn giữ tượng bán thân của nhà vi trùng học Pasteur ở vườn hoa trước Viện Vệ sinh Dịch tễ, trước cửa viện này có phố mang tên bác sỹ Yersin. Ở thành phố Hồ Chí Minh cũng có phố mang tên các bác sĩ Yersin và Calmette; ở Nha Trang có tượng Yersin. Để sửa chữa sai lầm đã phá nhà bia kỷ niệm Alexandre de Rhode, GS. Nguyễn Lân đề nghị dựng tượng bán thân ông đặt ở vườn hoa Tao Đàn trước cửa trường Đại học Dược khoa Hà Nội

Năm 1995, nhân kỷ niệm 335 ngày mất của Alexandre de Rhodes, Trung tâm KHXH và NV đã tổ chức hội thảo khoa học về cuộc đời và sự nghiệp của ông. Trong bài phát biểu "Về những đóng góp của Alexandre de Rhodes" GS.TS Nguyễn Duy Quý đã kết luận:"Trước mắt, đối với Alexandre de Rhodes- như chúng ta đa có kiến nghị với chính phủ - để thiết thực ghi nhận những đóng góp của ông, chúng ta sẽ tiến hành đưa tấm bia ghi công ông trong việc điển chế hoá chữ Quốc ngữ vào khuôn viên Thư viện Quốc gia và sẽ khôi phục lại tên phố Alexandre de Rhodes ở thành phố Hồ Chí Minh "

Như vậy, công lao to lớn của Alexandre de Rhodes trong điển chế hoá chữ Quốc ngữ một lần nữa được khẳng dịnh. Tấm bia đá về Alexandre de Rhodes sau hơn 10 năm lưu lạc đã chính thức được quan tâm. Cục Bảo tồn - Bảo tàng, Bộ Văn hoá Thông tin có công văn số 531/BT-BT ngày 29/7/1997 dự định đưa tấm bia đặt ở nhà tám mái Vườn hoa Canh Nông trên đường Điệnh Biên Phủ. Đến nay tấm bia đang được lưu giữ trong kho Ban Quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội.



Dương Quốc Chính, 24/04/2016
 

TONGIA

Tầu Hỏa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
41,524
Động cơ
876,332 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Cực đoan quá. Kiến thức là của nhân loại, cụ không cần là việc của cụ thôi
Rhodes là 1 người có đóng góp vào việc xây dựng, phổ biến bộ chữ viết hiện nay.
Chứ ko phải là người sáng tạo ra.
Rhodes ko có thì rất có thể bộ chữ này vẫn được phổ biến.
Mà bộ chữ này không có cũng không có nghĩa là người Việt ko có bộ chữ nào.
Cũng không có nghĩa là người Việt không tiếp cận được kiến thức.
Gần 200 nước Rhodes không đến vẫn tiếp cận kiến thức bình thường.
Ngàn năm trước khi Rhodes đến Việt nam vẫn có nền văn hiến rực rỡ

Thích sùng bái thì cứ sùng bái.
Nhưng không có nghĩa những người không sùng bái những thứ mình sùng bái là cực đoan.
 
Chỉnh sửa cuối:

Dream 100

Xe trâu
Người OF
Biển số
OF-742387
Ngày cấp bằng
9/9/20
Số km
33,334
Động cơ
3,837,933 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vấn đề ở chỗ Ngài Alexandre de Rhode thường bị gắn với việc truyền bá tôn giáo (Đức cha Đắc Lộ) mặc dù không thể phủ nhận công lao to lớn của Ngài về chữ quốc ngữ!

Bác sỹ Pasteur thì không có vấn đề gì!

Có lẽ cần thay đổi tư duy, tôn vinh đức cha Đắc Lộ như một nhà văn hoá?
 

QueViet

Xe tăng
Biển số
OF-59533
Ngày cấp bằng
20/3/10
Số km
1,875
Động cơ
564,679 Mã lực
Rhodes là 1 người có đóng góp vào việc xây dựng, phổ biến bộ chữ viết hiện nay.
Chứ ko phải là người sáng tạo ra.
Rhodes ko có thì rất có thể bộ chữ này vẫn được phổ biến.
Mà bộ chữ này không có cũng không có nghĩa là người Việt ko có bộ chữ nào.
Cũng không có nghĩa là người Việt không tiếp cận được kiến thức.
Gần 200 nước Rhodes không đến vẫn tiếp cận kiến thức bình thường.
Ngàn năm trước khi Rhodes đến Việt nam vẫn có nền văn hiến rực rỡ

Thích sùng bái thì cứ sùng bái.
Nhưng không có nghĩa những người không sùng bái những thứ mình sùng bái là cực đoan.
Tôi nhắc lại, cụ không cần cái nọ cái kia... là việc của cụ...
 

theanh90

Xe tăng
Biển số
OF-69327
Ngày cấp bằng
28/7/10
Số km
1,792
Động cơ
460,643 Mã lực
Nếu tôn vinh thì nên tôn vinh chữ nôm, còn nói đến mặt phải thì chữ quốc ngữ rất dễ để sử dụng vì nó là chữ ký âm không ngớ ngẩn như tiếng anh còn mặt trái thì nhiều chữ hán việt mà không biết đến chữ hán thì không hiểu được cái nghĩa gốc của từ, dễ hiểu sai
 

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
395
Động cơ
279,682 Mã lực
Công cụ để cai trị cho dễ, tuy nhiên về sau có lợi cho dân Việt...trông anh hàng xóm bên cạnh đấy, bao lần định đổi sang ký tự latin mà đành chịu.
Về việc phát triển chữ quốc ngữ như ngày nay cũng là nhờ công lao rất lớn của các vị vua triều Nguyễn nữa:
"ngày mồng 4 tháng 11 năm Khải Định thứ 3 (nhằm ngày 28/12/1918), vua Khải Định ban Dụ số 123 về việc bãi phép khoa cử Hán học. Theo đó, từ năm 1919 chữ Hán không còn giữ vị trí độc tôn ở nước ta. Chữ Quốc ngữ và chữ Pháp đã được công nhận và được sử dụng thay thế trong chế độ khoa cử và thể chế hành chính. Trong thực tế, vào năm 1915, vua Duy Tân đã ban Dụ bãi bỏ thi Hương ở Bắc Kì, còn ở Nam Kì, việc bỏ chữ Hán để dùng chữ Quốc ngữ trong hệ thống hành chính đã diễn ra từ ngày 1/1/1882, theo một Nghị định được ban hành vào ngày 06/04/1878 bởi Thống đốc Nam Kì Lafont. Tuy nhiên, việc vua Khải Định ban Dụ số 123 bãi bỏ chế độ khoa cử Hán học (kể từ năm 1919) là một dấu mốc quan trọng, tạo tiền đề cho chữ Quốc ngữ được thừa nhận ở nước ta, dẫn đến việc vua Bảo Đại ban Dụ số 67 ngày 30/07/1945, quy định việc dạy chữ Quốc ngữ trong hệ thống giáo dục Việt Nam kể từ bấy giờ"
Sau cùng, với Sắc lệnh số 20 ngày 08/09/1945 do Bộ trưởng Nội vụ Võ Nguyên Giáp thay mặt Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa kí, quy định toàn dân phải học chữ Quốc ngữ, thì chữ Quốc ngữ đã hoàn toàn thay thế chữ Hán để trở thành văn tự chính thức của Việt Nam.
 

minhmo

Xe cút kít
Biển số
OF-81131
Ngày cấp bằng
25/12/10
Số km
19,703
Động cơ
3,565,951 Mã lực
Nơi ở
chuồng sư tử
Tiện thôi ạ. Ý em cụ trên coi Rhodes là ân nhân quá đúng chứ sao. Mấy năm trước còn có thằng thần kinh nào đấy đề nghị thay đổi tiếng Việt....
Quay lại món thư pháp đê cụ :D
Món thư pháp chữ Việt em dị ứng. Em nghĩ đó là vẽ bậy. :D
 

playstation_vn

Xe tải
Biển số
OF-309458
Ngày cấp bằng
26/2/14
Số km
395
Động cơ
279,682 Mã lực
Tại hội thảo “100 năm chữ Quốc ngữ ở Việt Nam”, GS Nguyễn Đăng Hưng là người đồng chủ tọa với Linh mục, GS Rolland Jacques đến từ Đại học Saint Paul (Canada) phiên thảo luận đầu tiên. Và chính GS Nguyễn Đăng Hưng đã đặt câu hỏi với Linh mục, GS Rolland Jacques rằng: Ngay các giáo sĩ qua các bài viết để lại đã không thể phủ nhận cống hiến của người Việt trong việc tạo tác ra chữ Quốc Ngữ. Thế thì tại sao các giáo sĩ, ngay cả ngài Francisco de Pina đến Alexandre de Rhodes đều không ghi lại được tên tuổi đầy đủ của các cộng tác viên của mình mà hậu thế chỉ biết đến họ qua các tên thánh: Nho sĩ Phêrô (dạy tiếng Việt cho de Pina), Y Nhã Liêm Công, Raphael Rhodes, André Phú Yên, Igesico Văn Tín, Bento Tín Thiện... Và những tên tuổi này đã không được các giáo sĩ ghi lại đầy đủ bằng thứ chữ do chính họ đã góp phần tạo tác?

Trong phần trả lời, Linh mục, GS Rolland Jacques cho biết, ông đã tìm thấy nhiều tài liệu, sách của chính người Việt viết gửi từ Nam Định về Roma bằng chữ quốc ngữ. Điều này cho thấy, người Việt đã cộng tác và có những đóng góp không nhỏ trong việc hình thành và phát triển chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Tuy nhiên, Linh mục, GS Rolland Jacques thừa nhận nhiều người bản địa vẫn được nhắc đến một cách mờ nhạt, thậm chí không được ghi tên đầy đủ, và "đây là một thiếu sót" của các giáo sĩ. "Điều này có thể xuất phát từ tâm lý không đánh giá cao và đúng mức đóng góp của người bản địa" - Linh mục, GS Rolland Jacques nói
 

Azeglio

Xì hơi lốp
Biển số
OF-204340
Ngày cấp bằng
31/7/13
Số km
3,449
Động cơ
606,373 Mã lực
Dạ

Khách quan mà nhìn nhận, thì ông "phát minh" ra chữ quốc ngữ và dùng thể chế của ông ép buộc người Việt lúc đó dùng.

Và như thế, dù cái chữ quốc ngữ là tốt, dưng bẩu là "ân nhân", là "đại ân nhân" của dân Việt thì không đúng.

Nó giống như đúng là Pháp đã xây dựng rất nhiều công trình "để đời" cho đến ngày nay, nhưng với mục đích phục vụ công việc xâm lược, chiếm chúng ta thành thuộc địa của họ. Và giờ đây coi họ là "ân nhân" khai phá nước ta thì có đúng không ?
Cụ trả lời bằng chữ cũ đi ạ, đừng bằng chữ như này nữa
 

cusao

Xe lăn
Biển số
OF-382106
Ngày cấp bằng
10/9/15
Số km
10,713
Động cơ
378,200 Mã lực
Ân nhân, đại ơn, đại đức cho cả một dân tộc ...thì em không dám bàn nhưng cá nhân em thì rất chắc chắn về di sản của chữ viết cho một thứ tiếng sẽ tồn tại vĩnh viễn cùng tiếng nói của dân tộc đó, ngay cả khi dân tộc đó không tồn tại thì chữ viết đó vẫn không mất đi
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
13,369
Động cơ
420,450 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Trên TG còn nước nào được quốc ngữ giống vn ko nhỉ :D
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
17,454
Động cơ
545,060 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
Một Đại Ân Nhân của dân tộc Việt Nam. Mộ của Ngài nằm ở Iran, sau khi đã cống hiến đời mình cho người Việt. Ngài rất yêu Việt Nam. Ngài mang theo nỗi nhớ Việt Nam trong tim Ngài.

THĂM MỘ ALEXANDRE DE RHODES TẠI BA TƯ - TRI ÂN NGƯỜI KHAI SÁNG CHỮ QUỐC NGỮ VIỆT NAM

Xin cám ơn người, một vị đại ân nhân của những người con nước Việt. Xin tri ân người với lòng kính yêu sâu sắc: Alexandre de Rhodes
“Từ thuở còn sinh viên, khi được học về nguồn gốc chữ Quốc ngữ mà chúng ta có được để sử dụng một cách dễ dàng và tiện lợi như ngày nay. Tôi đã thầm cảm ơn những nhà truyền giáo phương Tây, đặc biệt là Alexandre de Rhodes, người đã có đóng góp lớn lao trong việc hoàn thiện hệ thống bảng chữ cái cho người Việt Nam của chúng ta.
Và may mắn thay, trong chuyến đi Ba Tư (Iran) lần này. Một cơ duyên vô cùng quý báu đã giúp tôi có cơ hội đến viếng thăm ngôi mộ, nơi yên nghỉ của ông trong một nghĩa trang nằm ở ngoại ô của thành phố Esfahan, Iran.
SỰ CHỈ GIÚP CỦA NHỮNG NGƯỜI BẠN TỐT BỤNG
Từ lời gợi ý của một chị bạn, chúng tôi biết được thông tin về ngôi mộ của Alexandre de Rhodes được an táng trong một nghĩa trang công giáo của người Armenia tại Esfahan. Nhưng do thời gian lưu lại nơi đây khá ngắn, vì thế hy vọng được đến viếng thăm ngôi mộ của ông là khá mong manh cho chúng tôi.
Khi nghe chúng tôi nói về ước nguyện của mình, cô Malih - một Hướng dẫn viên người Iran vô cùng thông cảm và hết sức tận tình giúp đỡ. Mặc dù với thâm niên hơn 10 năm làm nghề hướng dẫn viên, đã đưa biết bao nhiêu đoàn khách từ khắp năm châu đến thăm Esfahan, nhưng là người Hồi giáo cho nên cô chưa hề biết đến thông tin về khu nghĩa trang người công giáo Armenia nằm ở đâu. Và cô cũng không hề biết đến thông tin nào về Alexandre de Rhodes.
Sau quá trình tìm kiếm, thông qua một người bạn gốc Armenia, cô Malih hỏi thăm được địa chỉ của nghĩa trang. Nhưng vấn đề là không phải ai cũng được vào thăm nghĩa trang. Mà cần phải có sự đồng ý của người quản lý ở nghĩa trang.
Một lần nữa, chúng tôi may mắn gặp được một vị quản lý ở nhà thờ Vank, ông đã nhiệt tình viết cho chúng tôi một tờ giấy phép để xuất trình cho người quản lý ở nghĩa trang.
Cầm tờ giấy trên tay, chúng tôi vội vàng đi về phía ngoại ô thành phố Esfahan. Nơi có nghĩa trang của cộng đồng người Armenia sống tại đây.
NƠI NGƯỜI NẰM XUỐNG
Trước mặt chúng tôi là một nghĩa trang rộng lớn. Những dãy mộ xếp hàng dài nối bên nhau mênh mông. Chúng tôi biết là sẽ không dễ dàng để tìm ra vị trí lăng mộ của ngài. Chúng tôi tìm gặp một cụ già quản mộ ở đây dò hỏi. Cụ nhanh chóng lên xe đưa chúng tôi đến ngôi mộ có tên Alexandre de Rhodes….
Hôm chúng tôi đến, là ngày đầu năm mới của tết cổ truyền Nowruz của người Ba Tư (Iran), một vài ngôi mộ gần đấy được đặt những chậu hoa. Còn ngôi mộ của ông không có một cành hoa nào, đó chỉ là một nấm mồ nhỏ làm bằng một tảng đá hình chữ nhật nằm khép mình khiêm tốn bên những ngôi mộ khác.
Một niềm xúc cảm thân thương nghẹn ngào mà tôi không thể tả thành lời đang tuông chảy trong tôi. Đây là nơi an nghỉ của người đã có đóng góp vô cùng to lớn cho dân tộc Việt Nam. Dưới lớp đất ấy là thi hài của một người phương Tây xa lạ.
Ông đã mất từ gần 4 thế kỉ trước nhưng ông là người đã giúp cho dân tộc Việt Nam có được một bảng chữ cái với các thanh sắc uyển chuyển nhẹ nhàng, nhằm để ghi lại và diễn đạt tiếng mẹ đẻ của người Việt Nam.
Mộ ngài Alexandre de Rhodes
Đặt một chậu hoa tím mua được trong một hiệu bán hoa tết của người Iran lên mộ ông. Chúng tôi không ai nói lời nào. Nhưng giữa chúng tôi có một sự đồng cảm sâu sắc. Chấp tay lên ngực, tôi khẽ cúi đầu xin gửi đến người một lời tri ân sâu sắc.
Nhìn thái độ thành khẩn và tôn kính của chúng tôi dành cho người nằm dưới nấm mộ. Người quản trang hỏi cô Malih: "ông ấy là ai mà chúng tôi có vẻ tôn kính thế?".
Và ông đã vô cùng ngạc nhiên khi biết rằng đây là người đã có công hoàn thiện bảng chữ cái cũng như xuất bản những quyển tự điển Việt - Bồ - La tinh đầu tiên cho người Việt Nam từ những năm 1651.
Qua cuộc chuyện trò, tôi đuợc biết người quản trang có tên gọi là Rostam Gharibian, ông đã làm việc ở đây được 17 năm.
Tôi hỏi, trong 17 năm đó có bao giờ ông thấy ai là con cháu hay người thân của ngài Alexandre de Rhodes đến viếng mộ ông ấy hay không.
Thoáng chút đăm chiêu, ông trả lời rằng: vì là một thầy tu cho nên khi mất đi cũng như bao người khác Alexandre de Rhodes cũng không có vợ con. Và họ hàng thì cũng ở xa tít tận châu âu cho nên chắc cũng không ai còn nhớ.
Vì thế trong 17 năm nay ông cũng chưa hề nghe thấy một người họ hàng hay con cháu nào của ông đến thăm. Chỉ thỉnh thoảng đôi khi ông thấy có một vài người Việt Nam đến viếng mà khi đó thì ông cũng không biết họ là ai và có quan hệ như thế nào với người đã mất…
Theo truyền thống của những người Iran, tôi lấy một ít nước rửa lên nấm mồ của ông. Những giọt nước mát trong chảy lên bia mộ ông tựa như lời thì thầm của chúng tôi xin gửi đến người. Cả một đời ông cống hiến vì đạo. Và trong quá trình truyền giáo, với mục đích mong muốn truyền tải những thông điệp trong kinh thánh một cách dễ dàng hơn.
Ông đã không quản khó nhọc để tìm cách sáng tạo ra bảng chữ cái tiếng Việt. Và đến khi cuối đời, Ngài đã lặng lẽ nằm lại nơi xứ người. Có lẽ giờ đây ông không còn một người bà con họ hàng nào nhớ đến ông để thỉnh thoảng ghé thăm, chăm nom nấm mồ của ông nữa, nhưng có lẽ ông cũng ấm lòng khi biết rằng vẫn còn đó những người con nước Việt.
Vẫn còn đó hơn 90 triệu người con nước Việt trên khắp 5 châu sẽ mãi mãi không bao giờ quên ơn ông. Người đã có công vĩ đại trong việc chấm dứt 1000 năm tăm tối, 1000 năm khốn khó khi những người Việt phải đi mượn chữ Tàu ghi lại tiếng Việt.
Những người con đất Việt kính cẩn nghiêng mình trước mộ ALEXANDRE DE RHODES
Và giờ đây, hạnh phúc thay. Chúng ta đã có được bảng chữ cái của riêng mình. Một bảng chữ cái dựa trên các ký tự La Tinh nhưng vô cùng uyển chuyển và dễ học.
Xin cám ơn người, một vị đại ân nhân của những người con nước Việt. Xin tri ân người với lòng kính yêu sâu sắc: Alexandre de Rhodes !”
nguồn: Phạm Minh Trí
Thật vô cùng biết ơn ông! Thế mà ở VN ta đã có những người muốn cải lùi tiếng Việt, thật hài hước!
 

huadinhsao

Xe buýt
Biển số
OF-8646
Ngày cấp bằng
20/8/07
Số km
943
Động cơ
545,066 Mã lực
Nơi ở
Ortigas,Pasig City,Philippines
Với em, lọt lòng mẹ sinh ra rồi đi học vỡ lòng là chữ viết mà 100 triệu người Việt đang dùng bây giờ, nên em ko có lý do gì để ghét Ông Alexandre de Rhodes, phải biết ơn ông ý thì mới đúng.
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
8,412
Động cơ
2,950,503 Mã lực
Nơi ở
Internet
Ông này có công với người Việt chẳng qua là vì ông ấy tạo ra một cái công cụ tốt, người Việt thấy tốt thì dùng, về mặt lợi ích em thấy biết ơn ông ấy. Nhưng mục đích của việc tạo ra công cụ này đâu phải vì lợi ích của người Việt, mà nói thẳng ra là phục vụ cho bọn tây lông xâm lược nước Việt, cai trị người Việt. Nên biết ơn thì cũng hợp lý nhưng không cần thần thánh hóa ổng lên làm gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top