Vâng, Nocturne số 20 đúng là bản được chơi thực sự theo nguyên tác, tức truyện hồi ký The Pianist của con gái người nghệ sỹ piano đó. Ballade 1 được chọn thay thế trong phiên bản điện ảnh vì nó xứng đáng và hợp với những gì các cụ vừa bàn hơn.
Em cũng ngại viết lại về Ballade 1. Tuy nhiên, cá nhân em ko đa cảm nên em lại thấy một thông điệp khác. Người Đức khô khan, lạnh lùng, cứng nhắc...nhưng đứng trước âm nhạc, họ lại trở thành những chú mèo đa sầu đa cảm. Rất nhiều trường hợp đã được ghi lại trong Thế chiến 2. Và rất nhiều nghệ sỹ đã thoát chết chỉ vì họ biết chơi nhạc. Do đó, biểu cảm trên mặt viên sỹ quan Đức không có gì khó mô tả. Chiến tranh mà, nó làm con người ta mất đi nhân tính. Nhưng khi âm nhạc thực thụ cất lên, họ tìm lại được mình. Em ko đánh giá cao tạo hình của nghệ sĩ piano mà là cách ngồi nghe của viên sỹ quan. Ko dựa lưng vào ghế mà hơi hướng về phía trước với hai tay nắm nhẹ, mắt nhìn thẳng, không chớp... Một hình ảnh quen thuộc khi nghe nhạc classical của bất cứ ai. Nó rất "con người" trong một thế giới đã mất nhân tính. Sức mạnh thực sự của âm nhạc classical