[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,479
Động cơ
185,516 Mã lực

Trường đoạn này trong The Pianist là vô cùng xuất sắc, xét về tính điện ảnh, văn học và triết học. Các vấn đề vĩnh cửu và các mặt đối lập của con người như tình trạng khốn nạn đau khổ cùng cực và giàu có, cái xấu và cái đẹp, nhu nhược và dũng cảm, sự u mê và cứu rỗi sám hối giác ngộ, đều có đủ trong đoạn phim này. Gương mặt của pianist tàn tạ đau khổ như gương mặt của Chúa khi lên thập giá. Các nhà làm phim VN chấp 1000 năm nữa cũng không làm nổi 1 phim như thế này, nhất là lại cái thằng ngu độn bẩn thỉu như Ba Phi Thành =)).
Em đồng ý với cụ về việc trường đoạn này trong phim the Pianist; và cụ viết về triết học, âm nhạc rất hay. Nhưng em không đồng ý với cụ trong so sánh phim tây phim ta. Mỗi dân tộc có một nét văn hoá riêng. Mà khi nói về văn hoá thì không có cái cao cái thấp, cái trên cái dưới. Văn hoá nó phản ánh quan điểm cuộc sống, trải nghiệm của dân tộc đó. Trước em không thích những tranh Đông Hồ, Hàng Trống vì thấy chúng đơn giản quá, mộc mạc quá. Nhưng giờ càng ngắm càng ngẫm càng thấy đẹp. Các cụ xưa nguệch ngoạc thế nhưng bố cục rất chuẩn, màu sắc rất thắm và rất độc đáo, không lẫn với nước nào dân tộc nào khác. Người Việt Nam có nhiều thứ giỏi giang, mà chả hiểu sao ra ngoài cứ bị người ta coi thường, và bản thân mình cũng hay tự ti.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
890
Động cơ
783,153 Mã lực
Xét về đích cuối cùng là thỏa mãn tinh thần (phạm vi liên tưởng-tẩy rửa), thì dân ca chèo tuồng, nhạc mọi châu Phi, thánh ca vv cho tới classical nếu đạt tới độ tinh tế của nó thì đều không thể so sánh. Bởi chúng đều tạo ra các liên tưởng phong phú khác nhau trong tinh thần của mỗi khán giả (cũng bởi vì xét trong 1 khán giả, nếu có đủ độ sâu thì sẽ thường là không chỉ có 1-2 nhân cách mà thậm chí là đa nhân cách).
Thời gian là thử thách khắc nghiệt nhất. Tôi nghĩ mọi loại hình nghệ thuật, nếu đã tồn tại hàng trăm năm trở lên, đều có những giá trị của nó, có sự tinh tế, tinh túy ở trong đó. Người thưởng thức không thấy hay thì là vì không phù hợp, không thẩm được chứ không phải vì nghệ thuật dở. Mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau là khác nhau, so sánh chúng với nhau là khập khiễng.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Zimerman chơi Chopin tuyệt vời! Cụ cứ tìm nghe tạm trên Spotify có một số bản.

Ballade số 1 mà nghe trong đêm yên tĩnh, tắt hết đèn đóm, nhìn ra phố xá lặng lẽ phê không thể tả.


Tôi chỉ biết nghe thấy hay thôi, còn bàn bạc mô tả cảm xúc giống các cụ trên thì chịu :(
Zimerman thì khỏi nói rồi. Chắc tại em hơi ghét Chopin nên bỏ sót bác này.

Ngoài 2 bản concerto cho piano (được người khác viết phần cho dàn nhạc) thì Ballade số 1 là tác phẩm "có chiều sâu" thực sự của Chopin. Có lẽ vì lý do đó mà đạo diễn phim The Pianist mới quyết định sửa kịch bản gốc, dùng Ballade số 1. Em từng bàn đến bài này trong thớt, giờ lười tìm lại quá :-&
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,479
Động cơ
185,516 Mã lực
Em xin lỗi cụ chút nhưng vì đụng đến điện ảnh nên cần làm rõ. Bản Nocturne này đương nhiên là hay và nó xuất hiện trong nguyên tác truyện/hồi ký cùng tên. Tuy nhiên, khi dựng phim, đến trường đoạn này thì đạo diễn và biên kịch thống nhất đổi thành bản Ballade số 1. Cụ hay tay YouTuber kia ghép bản Nocturne vào không chỉ sai kịch bản mà còn làm trường đoạn kinh điển đó mất 1/2 vẻ đẹp nghệ thuật.
Tôi không có hiểu biết nhiều về âm nhạc, chỉ là người nghe nhạc bình thường. Tôi đã xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần trường đoạn này trong phim, biểu cảm trên mặt sĩ quan Đức, tiếng nhạc cất lên và tiếng thở dài rất nhẹ và kìm nén, không biết nên mô tả cảm xúc của viên sĩ quan này thế nào, chắc là ông ta nghĩ liệu có gì trớ trêu hơn cảnh này không. Còn tên bản nhạc thì nghe nói đó là bản Nocturne C sharp, hay còn gọi Nocturne 20 vì ông Chopin có gần 30 bản Nocturne.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Tôi không có hiểu biết nhiều về âm nhạc, chỉ là người nghe nhạc bình thường. Tôi đã xem đi xem lại không biết bao nhiêu lần trường đoạn này trong phim, biểu cảm trên mặt sĩ quan Đức, tiếng nhạc cất lên và tiếng thở dài rất nhẹ và kìm nén, không biết nên mô tả cảm xúc của viên sĩ quan này thế nào, chắc là ông ta nghĩ liệu có gì trớ trêu hơn cảnh này không. Còn tên bản nhạc thì nghe nói đó là bản Nocturne C sharp, hay còn gọi Nocturne 20 vì ông Chopin có gần 30 bản Nocturne.
Vâng, Nocturne số 20 đúng là bản được chơi thực sự theo nguyên tác, tức truyện hồi ký The Pianist của con gái người nghệ sỹ piano đó. Ballade 1 được chọn thay thế trong phiên bản điện ảnh vì nó xứng đáng và hợp với những gì các cụ vừa bàn hơn.

Em cũng ngại viết lại về Ballade 1. Tuy nhiên, cá nhân em ko đa cảm nên em lại thấy một thông điệp khác. Người Đức khô khan, lạnh lùng, cứng nhắc...nhưng đứng trước âm nhạc, họ lại trở thành những chú mèo đa sầu đa cảm. Rất nhiều trường hợp đã được ghi lại trong Thế chiến 2. Và rất nhiều nghệ sỹ đã thoát chết chỉ vì họ biết chơi nhạc. Do đó, biểu cảm trên mặt viên sỹ quan Đức không có gì khó mô tả. Chiến tranh mà, nó làm con người ta mất đi nhân tính. Nhưng khi âm nhạc thực thụ cất lên, họ tìm lại được mình. Em ko đánh giá cao tạo hình của nghệ sĩ piano mà là cách ngồi nghe của viên sỹ quan. Ko dựa lưng vào ghế mà hơi hướng về phía trước với hai tay nắm nhẹ, mắt nhìn thẳng, không chớp... Một hình ảnh quen thuộc khi nghe nhạc classical của bất cứ ai. Nó rất "con người" trong một thế giới đã mất nhân tính. Sức mạnh thực sự của âm nhạc classical
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Zimerman chơi Chopin tuyệt vời! Cụ cứ tìm nghe tạm trên Spotify có một số bản.

Ballade số 1 mà nghe trong đêm yên tĩnh, tắt hết đèn đóm, nhìn ra phố xá lặng lẽ phê không thể tả.


Tôi chỉ biết nghe thấy hay thôi, còn bàn bạc mô tả cảm xúc giống các cụ trên thì chịu :(
Nghe thấy hay là đã cảm nhận được rồi cụ ạ.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Thời gian là thử thách khắc nghiệt nhất. Tôi nghĩ mọi loại hình nghệ thuật, nếu đã tồn tại hàng trăm năm trở lên, đều có những giá trị của nó, có sự tinh tế, tinh túy ở trong đó. Người thưởng thức không thấy hay thì là vì không phù hợp, không thẩm được chứ không phải vì nghệ thuật dở. Mỗi loại hình nghệ thuật khác nhau là khác nhau, so sánh chúng với nhau là khập khiễng.
Ra quốc tế bị vậy là do "trển". Ảnh hưởng từ "trển" mà thành ra một số "dân gian". Riết rồi thành "vết hằn"..
* Nói ra thì không được. Không nói ra thì lúc nào cũng như cái nhọt trong người...
* Ai cũng biết mà cụ. Thôi không nói tránh vỡ nhọt gây đau.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Nếu dùng bản Nocturne thì ko ra được những điều cụ nói đâu >:)
Em nghe nhiều khi không nhớ tên tác phẩm. Thỉnh thoảng quên tác giả. Cảm nhận theo cá nhân thôi cụ. Em cũng không rõ vụ như cụ nói. Vậy nó không phải Nocturne à cụ.
E hèm...
 

Mưa tháng 11

Xe tăng
Biển số
OF-545767
Ngày cấp bằng
14/12/17
Số km
1,479
Động cơ
185,516 Mã lực
Vâng, Nocturne số 20 đúng là bản được chơi thực sự theo nguyên tác, tức truyện hồi ký The Pianist của con gái người nghệ sỹ piano đó. Ballade 1 được chọn thay thế trong phiên bản điện ảnh vì nó xứng đáng và hợp với những gì các cụ vừa bàn hơn.

Em cũng ngại viết lại về Ballade 1. Tuy nhiên, cá nhân em ko đa cảm nên em lại thấy một thông điệp khác. Người Đức khô khan, lạnh lùng, cứng nhắc...nhưng đứng trước âm nhạc, họ lại trở thành những chú mèo đa sầu đa cảm. Rất nhiều trường hợp đã được ghi lại trong Thế chiến 2. Và rất nhiều nghệ sỹ đã thoát chết chỉ vì họ biết chơi nhạc. Do đó, biểu cảm trên mặt viên sỹ quan Đức không có gì khó mô tả. Chiến tranh mà, nó làm con người ta mất đi nhân tính. Nhưng khi âm nhạc thực thụ cất lên, họ tìm lại được mình. Em ko đánh giá cao tạo hình của nghệ sĩ piano mà là cách ngồi nghe của viên sỹ quan. Ko dựa lưng vào ghế mà hơi hướng về phía trước với hai tay nắm nhẹ, mắt nhìn thẳng, không chớp... Một hình ảnh quen thuộc khi nghe nhạc classical của bất cứ ai. Nó rất "con người" trong một thế giới đã mất nhân tính. Sức mạnh thực sự của âm nhạc classical
Vâng, âm nhạc cũng như nghệ thuật khác có sức cứu rỗi con người. Chả thế mà Thạch Sanh cũng phải mang theo cây đàn để lay động công chúa; nàng Kiều cũng phải dùng tiếng đàn để nói hộ lòng mình. Văn chương nghệ thuật đều ca tụng âm nhạc, điện ảnh không phải ngoại lệ. Chả phải chỉ người Đức mới mềm lòng vì âm nhạc đâu cụ ạ. Hồ Tôn Hiến "mặt sắt cũng ngây vì tình" khi nghe đàn của cô Kiều.
 

Delta

Xe buýt
Biển số
OF-346820
Ngày cấp bằng
15/12/14
Số km
890
Động cơ
783,153 Mã lực
Zimerman thì khỏi nói rồi. Chắc tại em hơi ghét Chopin nên bỏ sót bác này.

Ngoài 2 bản concerto cho piano (được người khác viết phần cho dàn nhạc) thì Ballade số 1 là tác phẩm "có chiều sâu" thực sự của Chopin. Có lẽ vì lý do đó mà đạo diễn phim The Pianist mới quyết định sửa kịch bản gốc, dùng Ballade số 1. Em từng bàn đến bài này trong thớt, giờ lười tìm lại quá :-&
Ủa, phần dàn nhạc của 2 concerto cho piano của Chopin do người khác viết à? Ai viết vậy cụ? Lần đầu tôi nghe vụ này đấy.
 

MAZDA_VIETNAM

Xe buýt
Biển số
OF-361551
Ngày cấp bằng
5/4/15
Số km
533
Động cơ
864,458 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông, Hà Nội
Zimerman chơi Chopin tuyệt vời! Cụ cứ tìm nghe tạm trên Spotify có một số bản.

Ballade số 1 mà nghe trong đêm yên tĩnh, tắt hết đèn đóm, nhìn ra phố xá lặng lẽ phê không thể tả.


Tôi chỉ biết nghe thấy hay thôi, còn bàn bạc mô tả cảm xúc giống các cụ trên thì chịu :(
Chopin nhà cháu mới chỉ có vài cd của bác Đặng Thái Sơn.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Nay GS, không biết cc trong này có ai theo đạo không nhỉ.
Dù có hay không cũng chúc cc GS vui vẻ nhé.
:) :) :)
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Vâng, âm nhạc cũng như nghệ thuật khác có sức cứu rỗi con người. Chả thế mà Thạch Sanh cũng phải mang theo cây đàn để lay động công chúa; nàng Kiều cũng phải dùng tiếng đàn để nói hộ lòng mình. Văn chương nghệ thuật đều ca tụng âm nhạc, điện ảnh không phải ngoại lệ. Chả phải chỉ người Đức mới mềm lòng vì âm nhạc đâu cụ ạ. Hồ Tôn Hiến "mặt sắt cũng ngây vì tình" khi nghe đàn của cô Kiều.
Hình như cụ lại đánh đồng ! Hồ Tôn Hiến say vì sắc đẹp chứ không phải say vì âm nhạc.

Trong lịch sử âm nhạc, từ kỷ nguyên Baroque tới ngày nay, người Đức luôn là trung tâm của âm nhạc Châu Âu (và thế giới) trong cả lĩnh vực sáng tác lẫn biểu diễn. Cũng chỉ có ở Đức mới có kiểu "sân khấu ruộng nho", tức chỉ phục vụ duy nhất biểu diễn khí nhạc classical mà không thể biểu diễn các loại hình khác. Cũng trong Thế chiến 2, câu chuyện liên quan tới âm nhạc cứu sống các nghệ sỹ hầu như chỉ dính dáng đến Đức chứ ko thấy nhắc đên Nhật và Ý (dù Ý cũng là trung tâm âm nhạc lớn).

1.jpg
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Ủa, phần dàn nhạc của 2 concerto cho piano của Chopin do người khác viết à? Ai viết vậy cụ? Lần đầu tôi nghe vụ này đấy.
Berlioz từng nhận xét về Piano Concerto của Chopin “Mọi sự quan tâm đều dồn hết vào phần piano; dàn nhạc trong các concerto của ông đều chả là gì ngoài một phần đệm lạnh lùng và vô dụng”.

Cả 2 bản concerto đều được viết khi Chopin còn là sinh viên ở Ba Lan. Có lẽ tài năng Piano của ông đã khiến bạn bè ông thúc dục viết các tác phẩm quy mô lớn cho dàn nhạc và họ hỗ trợ ông viết phần cho dàn nhạc vì Chopin "chỉ có piano". Sau này khi lưu vong ở Pháp cho đến cuối đời, ông ấy chỉ viết độc tấu Piano.

Nhiều nhà nghiên cứu sau này cho rằng một vài bạn học đã giúp đỡ Chopin trong việc sáng tác cho dàn nhạc. Có 2 cái tên chắc chắn đã ít nhất tham gia vào là Ignacy Feliks Dobrzyński (1807-1867) và Tomasz Nidecki (1807-1852). Vì vậy, nhiều nghệ sĩ sau này đã can thiệp, chỉnh sửa một vài thay đổi trong phần này. Có thể kể đến Alfred Cortot đã tự mình soạn lại phần dàn nhạc và thu âm tác phẩm này vào năm 1935 với John Barbirolli và London Philharmonic. Hay gần đây nhất là Mikhail Pletnev đã phối lại cả 2 piano concerto của Chopin và chỉ huy Mahler Chamber Orchestra với Danill Trifonov chơi piano.

https://www.medici.tv/en/concerts/trifonov-pletnev-chopin-piano-concertos
 
Chỉnh sửa cuối:

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Em nghe nhiều khi không nhớ tên tác phẩm. Thỉnh thoảng quên tác giả. Cảm nhận theo cá nhân thôi cụ. Em cũng không rõ vụ như cụ nói. Vậy nó không phải Nocturne à cụ.
E hèm...
Nocturne thì quá đơn giản và "một màu" cụ ạ ! Cụ nhìn cách bấm phím ở ngay đoạn đầu tiên ... Nocturne sao được :P

Ông sử dụng nhiều kỹ thuật kết cấu và giai điệu trữ tình để viết nên một loại âm nhạc mạnh mẽ, anh hùng. Thể loại ballade đánh dấu thời kỳ trưởng thành trong âm nhạc của ông, nó như chỉ dành riêng cho tài năng và kỹ thuật của ông. Một bản ballade điển hình của Chopin bắt đầu với giai điệu ngọt ngào và trữ tình, sau đó âm nhạc chuyển dần sang bi thương một cách tự nhiên, theo cách ấy thì giai điệu được viết tiếp sẽ trở nên huyền ảo, mơ mộng. Ballade được xem là rất khó dựa trên cả âm nhạc và kỹ thuật, chúng thường nằm trong tiết mục biểu diễn của các nghệ sĩ piano hiện đại.

James Huneker (một nhạc sỹ và nhà bình phê bình nhạc người Mỹ) gọi tác phẩm này là “Odyssey trong tâm hồn Chopin” (Odyssey là một tác phẩm sử thi của Hy Lạp cổ đại). Ông viết bản ballade đầu tiên này tại Vienna và hoàn tất tại Paris năm 1936. Dựa theo một số tài liệu văn học, bản ballade này được truyền cảm hứng bởi một nhà thơ sống tại Paris cùng thời với Chopin tên Adam Mickiewicz.

Bản nhạc được xây dựng trên hai chủ đề chính, chủ đề thứ nhất bắt đầu ở ô nhịp thứ 7 và chủ đề thứ hai bắt đầu ở ô nhịp 69. Nhịp điệu chính là 6/4, ngoại trừ khúc giới thiệu đầu là 4/4 và ở coda là 2/2. Mỗi phần của bản nhạc đều đòi hỏi nhiều kỹ thuật như chạy ngón phức tạp, hợp âm cực nhanh và rộng, các nốt ở quãng 8 và các hợp âm nửa cung ở phần cuối bài. Cấu trúc phức tạp của nó được lấy từ thể loại sonata và variation (biến tấu). Như là một người kể chuyện, khúc mở đầu của bản nhạc tràn ngập cảm xúc ảm đạm, tối tăm. Vài phút sau, nhịp điệu tăng nhanh dần và theo thời gian, những giai điệu đẹp đẽ và lãng mạn nhất của Chopin tuôn trào, chúng ta cảm nhận được vẻ anh hùng, cảm xúc mạnh mẽ. Chopin đã viết ra một giai điệu không thể nào quên của ông, đẹp đẽ, lãng mạn, chủ đề lượn vòng quanh những chuỗi nốt liên ba. Chủ đề chính trở lại nhanh chóng, nhưng chỉ là một chiếc cầu nối dựng nên những sự bày tỏ mạnh mẽ cho nhiều chủ đề luân phiên khác nhau, sau đó là những cảm xúc bi thương lên đến tột đỉnh – một điều đặc trưng trong âm nhạc Chopin. Giai điệu lại ảm đạm, tối tăm, bão tố dẫn đến một cái kết bi thảm và đầy lo âu, lấp lánh sắc màu và nhiều mâu thuẫn.

https://nhaccodien.vn/ballade-no-1-giong-son-thu-op-23/
 
Chỉnh sửa cuối:

hungf1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-844279
Ngày cấp bằng
29/11/23
Số km
97
Động cơ
401 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em rất muốn xem trực tiếp kiểu biểu diễn Nhà hát lớn,nhưng quá ít và quá đắt đỏ với thể loại giao hưởng,múa ba lê,opera.Chưa nói tới chất lượng nhé ạ!
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Em rất muốn xem trực tiếp kiểu biểu diễn Nhà hát lớn,nhưng quá ít và quá đắt đỏ với thể loại giao hưởng,múa ba lê,opera.Chưa nói tới chất lượng nhé ạ!
Ở Hà Nội có 2 địa điểm chính tổ chức là Nhà hát Lớn và Học viện Âm nhạc (Hào Nam). Giá vé thường chỉ quanh 300 nghìn đến 800 nghìn VND thôi cụ. Cá biệt lắm mới có 1,5 triệu, có khi không bằng vé gửi xe của mấy chương trình nhạc POP khác ấy chứ !!

Còn Nhà hát Hồ Gươm mới khánh thành thì em chưa đi (và cũng ko muốn đi) nên ko rõ.
 

MAZDA_VIETNAM

Xe buýt
Biển số
OF-361551
Ngày cấp bằng
5/4/15
Số km
533
Động cơ
864,458 Mã lực
Nơi ở
Hà Đông, Hà Nội
Ở Hà Nội có 2 địa điểm chính tổ chức là Nhà hát Lớn và Học viện Âm nhạc (Hào Nam). Giá vé thường chỉ quanh 300 nghìn đến 800 nghìn VND thôi cụ. Cá biệt lắm mới có 1,5 triệu, có khi không bằng vé gửi xe của mấy chương trình nhạc POP khác ấy chứ !!

Còn Nhà hát Hồ Gươm mới khánh thành thì em chưa đi (và cũng ko muốn đi) nên ko rõ.
Chính xác đó, mua vé vào nhà hát lớn nghe giao hưởng rẻ thôi, ko đắt nhưng mọi người nghĩ.
 

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Em rất muốn xem trực tiếp kiểu biểu diễn Nhà hát lớn,nhưng quá ít và quá đắt đỏ với thể loại giao hưởng,múa ba lê,opera.Chưa nói tới chất lượng nhé ạ!
Vé nghe giao hưởng có đắt thì cũng chỉ vài trăm k, vẫn còn rẻ chán so với mua vé xem 2 thằng nhãi nhép Sơn Tùng và thằng Đờm và các thằng con nhố nhăng đến cả vài củ. Ông nên mạnh dạn chi tiền dù có đến 1 củ cũng không phải là đắt mà vào nghe giao hưởng, cũng là ủng hộ các công nhân kéo nhị để họ có tiền tập tành cho tử tế chơi cho tốt hơn =)).
 

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Hồi xưa tôi quen 1 cô kéo nhị trong dàn nhạc Giao hưởng quốc gia, nên thường được cho vé vào xem free. Bây giờ đã chia tay cô ấy nên tôi éo còn suất được vào miễn phí nữa =)). Hồi xưa viện Gớt Nguyễn Thái Học cũng thường có vé mời, miễn là đăng ký làm hội viên của Viện, khi có họ sẽ gửi chương trình vào email và qua lấy vé. Giờ không biết còn kiểu ấy không.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top