[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Bẩm báo cáo giáo xư cứ bình thân >:). Đây là tác phẩm thể loại classical tiền phong thể nghiệm của nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo-1 nhà soạn nhạc người Pháp gốc Việt nổi tiếng, ít nhất đã được giới nhạc hàn lâm Pháp công nhận. Đây vẫn là nhạc không lời, không phải nhạc hát có lời dù rằng chính ông ấy tự hát. Các sự kết hợp của âm thanh có nghĩa hoặc vô nghĩa, rên rỉ và hét thậm chí là chửi, đều nên cảm nhận là sự tổ chức âm thanh một cách có chủ ý (tức là nghệ thuật của việc kết hợp mọi loại âm thanh) thành bản nhạc. Tương tự như thơ vô nghĩa (do bởi sự kết hợp của các từ hoàn toàn vô nghĩa) nhưng vẫn có thể là thơ nếu nó tạo ra 1 cảm giác tốt, ngoài việc thơ có nghĩa như ta vẫn đọc thấy nhan nhản. Giáo xư nên hiểu như thế. =)) Có những loại nhạc không lời như vậy, và những loại thơ văn nghệ thuật như vậy.
:-& :-& :-&
#:-s#:-s#:-s
Em cảm không nổi...
Nghe xong bị Thiên đầu thống.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,044
Động cơ
320,111 Mã lực
Tuổi
58
:-& :-& :-&
#:-s#:-s#:-s
Em cảm không nổi...
Nghe xong bị Thiên đầu thống.
:)) thế là cụ cảm được âm thanh rồi, nó có tác dụng rồi đấy.
Cụ nghe tiếng hót những con chim đắt tiền của những nghệ nhân chưa, hay không ạ.
Em đoán cụ thích, vì cụ thích nhạc không lời mà :P.
Nhưng vì sao cụ lại thích nhỉ, à tại cụ nghĩ nó đang hót là khúc hoan ca.
Em thì cho là tiếng gào thét mất tự do. :D
Có vẻ đồng đội cụ để cụ bơ vơ cô đơn khi bị cụ chả biết là talon hay tailon...bả, nick gì mà kỳ thặc ý. :P
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,066
Động cơ
621,359 Mã lực
:)) thế là cụ cảm được âm thanh rồi, nó có tác dụng rồi đấy.
Cụ nghe tiếng hót những con chim đắt tiền của những nghệ nhân chưa, hay không ạ.
Em đoán cụ thích, vì cụ thích nhạc không lời mà :P.
Nhưng vì sao cụ lại thích nhỉ, à tại cụ nghĩ nó đang hót là khúc hoan ca.
Em thì cho là tiếng gào thét mất tự do. :D
Có vẻ đồng đội cụ để cụ bơ vơ cô đơn khi bị cụ chả biết là talon hay tailon...bả, nick gì mà kỳ thặc ý. :P

Bẩm báo cáo giáo xư cứ bình thân >:). Đây là tác phẩm thể loại classical tiền phong thể nghiệm của nhạc sĩ Nguyễn Thiên Đạo-1 nhà soạn nhạc người Pháp gốc Việt nổi tiếng, ít nhất đã được giới nhạc hàn lâm Pháp công nhận. Đây vẫn là nhạc không lời, không phải nhạc hát có lời dù rằng chính ông ấy tự hát. Các sự kết hợp của âm thanh có nghĩa hoặc vô nghĩa, rên rỉ và hét thậm chí là chửi, đều nên cảm nhận là sự tổ chức âm thanh một cách có chủ ý (tức là nghệ thuật của việc kết hợp mọi loại âm thanh) thành bản nhạc. Tương tự như thơ vô nghĩa (do bởi sự kết hợp của các từ hoàn toàn vô nghĩa) nhưng vẫn có thể là thơ nếu nó tạo ra 1 cảm giác tốt, ngoài việc thơ có nghĩa như ta vẫn đọc thấy nhan nhản. Giáo xư nên hiểu như thế. =)) Có những loại nhạc không lời như vậy, và những loại thơ văn nghệ thuật như vậy.
Đến đoạn lảm nhảm rồi hả các cụ?
 

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Ta có thể trình bày sơ lược với các giáo xư như thế này:

Mọi đứa trẻ con đều biết nghe nhạc qua âm thanh êm dịu và biết vẽ nguệch ngoạc trước khi biết đi. Như vậy mầm mống hội họa trong con người thì cổ xưa hơn âm nhạc. Tiếp đó khi con người đi học thì biết viết. Vậy nên hội họa ai cũng có thể tự cho là biết vẽ vì đều có tay và mắt, âm nhạc là thứ ai cũng có thể tự cho là biết nghe vì ai cũng có tai, cũng như ai cũng có thể tự cho là biết viết văn vì ai cũng biết viết ra chữ. Tuy nhiên không phải thế. Việc tổ chức các thành phần ai cũng có một cách cố ý có chủ định thành nghệ thuật là việc của nghệ sỹ. Nhạc gì thì cũng chỉ là tập hợp của âm thanh một cách có chủ định, văn học cũng là tổ chức các từ ngữ có chủ định, hội họa là tổ chức các mảng màu sắc có chủ định (bởi vì nếu không có chủ định, thì không phải là nghệ thuật).

Nói về việc nghe từ góc nhìn của người thưởng thức, từ cái nền rộng là nhạc phổ thông ai cũng có thể cảm được ít nhiều, tới nhạc classical đã thu hẹp chỉ còn lại một nhóm nhỏ kinh viện tháp ngà, tới thể loại nhạc tiền phong thể nghiệm lại thu vào nhóm hẹp hơn nữa mang tính cấp tiến-vì vậy mới gọi là tiền phong, và mới đang là thử nghiệm. Nếu trong thời gian đủ lâu mà còn tồn tại thì nó sẽ lại trở thành kinh viện.

Việc thưởng thức nghệ thuật Avant Garde cần có kiến thức bao quát-đặc biệt về triết học, bởi nó là nghệ thuật ý niệm-tức là quan niệm trước 1 vấn đề cụ thể mà tác giả đưa ra. Nghệ thuật của ý niệm khác với nghệ thuật của cảm xúc tâm hồn vì nó mang tính tức thời và ngắn hạn, và ý niệm thì khác với cảm xúc-vì ý niệm là xác lập thái độ trước đối tượng. Đó là do bởi tác động của thế giới hiện đại (nhanh-tốc độ-khoa học) dẫn đến nhu cầu sinh ra và thưởng thức thứ nghệ thuật này. Vì vậy đừng vội cho chữ nghệ thuật này vào trong ngoặc kép với ý mỉa mai. Mọi sự bảo thủ khép kín tự đóng khung đều là không nên làm với người có tri thức. Sơ lược với các giáo xư tháp ngà như vậy.

Nhân tiện ta nói thêm, cả tuần nay vào OTF nhất là những trang có nhiều video như trang này, máy tính của ta rất khổ sở treo liên tục load mãi không xong, vì bị Javascript chạy nặng quá. Hiện tượng này mới có 1 tuần nay.
 
Chỉnh sửa cuối:

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Nhiều khi tranh luận mãi cũng thấy vô vị. Nhất là đã biết rõ khó thay đổi một hay một số người nào đó mà trường tư tưởng của họ quá kiên định với những gì họ cho là đúng.
😶😶😶
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Nhiều khi tranh luận mãi cũng thấy vô vị. Nhất là đã biết rõ khó thay đổi một hay một số người nào đó mà trường tư tưởng của họ quá kiên định với những gì họ cho là đúng.
😶😶😶
Keke, giờ cụ mới nhận ra à ??!!!

Thực ra, xã hội bây giờ nhiều hiện tượng lạ, khi sinh hoạt vật chất thừa thãi và quá nhàn hạ là người ta có nhu cầu đến mức "khát khao" được buôn chuyện (thậm chí là cãi lộn). Chỗ em có cái bể bơi bốn mùa và có một chuyện em vô cùng khó chịu là luộn có một đội (NAM nhé, đủ già trẻ..) cứ đến tập trung buôn chuyện và đứng chiếm hết đường bơi. Mà không hiểu sao họ nhiều chuyện vậy, buôn vài tiếng mỗi ngày, ngày này qua ngày khác... Nhiều khi em bực mình nhắc khéo .." trên bờ có trang bị bàn và ghế, ghế nghỉ.. đoàng hoàng, sao các anh ko lên đó mà buôn, cứ đứng ở đường bơi làm gì, nước thì toàn hoá chất và nước tiểu ..??". Thế là bị lườm cháy mặt đấy =))

Ngoài ra còn có hình thái "nghệ thuật quả chuối" như trên cái link kia, dành cho một số người lười tư duy. Họ không thích tìm hiểu sâu nên luôn có nhu cầu về cái MỚI, cái gì cũng được, miễn là mới (mà người ta gọi là Trend/ Xu hướng). Bởi vậy mới có chuyện trong thế giới nghệ thuật có tác phẩm Quả chuối hay triển lãm trưng bay cái BỒN TIỂU...

Có rất nhiều người ca ngợi Âm nhạc 12 âm phi điệu tính của Arnold Schoenberg và say mê tác phẩm Đêm biến hình (Verklärte Nacht) của ông ấy và cũng là tác phẩm nổi tiếng nhất, được trình diễn nhiều nhất khi nói đến Schoenberg, (em cũng thích) và cho rằng đó là âm nhạc 12 âm... !! Nhưng, sự thật phũ phàng là nó được viết theo luật classical, tức có chủ điệu, Cung Rê thứ - D minor !!
 
Chỉnh sửa cuối:

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Hãy thừa nhận đi, bạn ghét nghệ thuật đương đại!

Nghệ thuật đương đại ở đây được hiểu là loại hình nghệ thuật cách tân với những điểm kỳ dị, không tuân theo chuẩn mực thông thường. Từ lâu loại hình nghệ thuật này đã trở thành “mốt” trên thế giới và bây giờ là Việt Nam. Những bức tranh trừu tượng, nghệ thuật sắp đặt, rồi cả loại âm nhạc không theo một thang âm nào cả. Rất nhiều người tò mò nhưng không ai biết bao nhiêu người trong số đó thực sự hiểu hoặc thực sự thích. Nhà bình luận Spengler cho rằng ngay cả ở phương Tây, sự đam mê với kiểu nghệ thuật này cũng là một thứ “giả đò” màu mè.


Bạn quả quyết: “Tôi không biết nhiều về nghệ thuật. Nhưng tôi biết cái tôi thích”. Thực tế là bạn không biết. Bạn bị cuốn vào một sự ham thích giả điệu về cái được gọi là nghệ thuật mà trên thực tế đã làm bạn sởn da gà, và bạn đã sợ phải thừa nhận nó vì lo rằng bạn sẽ trở nên ngốc nghếch. Điều này đã diễn ra quá lâu đến nỗi bạn quên mất gu của chính bạn.

Bạn không đơn độc. Các bảo tàng đầy những khách viếng thăm ngắm nhìn các tác phẩm mà họ âm thầm ghét, và giá được trả cho các tác phẩm của nghệ thuật đương đại không ngừng tăng lên. Một trong những bức tranh kiểu nhỏ giọt của Jackson Pollock được bán năm ngoái với giá 140 triệu USD, một kết quả đáng kể cho một người say chưa bao giờ học vẽ và chỉ biết rắc màu vẽ lung tung trên toan.

Còn đối với người được coi là cha đẻ của thứ nghệ thuật trừu tượng, Wassily Kandinsky (1866-1944), tranh của ông được bán với giá cao nhất là 40 triệu USD. Kandinsky là bạn và người hợp tác với cha đẻ của nhạc trừu tượng, Arnold Schoenberg (1874-1951). Cả đôi được thế giới nhìn nhận là những người sáng tạo ra chủ nghĩa hiện đại.

Điều khác biệt nhất giữa hai cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại này là: giá một tác phẩm khiêm tốn nhất của Kandinsky cũng lớn hơn số tiền mà hoàng gia trả cho buổi biểu diễn nhạc của Schoenberg. Dù chương trình biểu diễn đó là không phải bắt buộc đi nữa, các nhạc công luôn luôn chơi nhạc Schoenberg vào giữa buổi và không bao giờ vào cuối buổi, vì khán giả sẽ bỏ về khi nghe một thứ hỗn độn chói tai. Schoenberg chết trong nghèo đói năm 1951, vợ và ba con của ông hầu như chỉ sống lay lắt với tiền bản quyền từ những bản nhạc của ông. Gia đình ông vẫn nghèo trong khi con cháu của những họa sĩ hiện đại nổi tiếng lại rất giàu có.

Nghệ thuật đương đại mang tính tư tưởng và chính những người sáng tạo ra nó cũng thừa nhận điều này. Chính những nhà tư tưởng, mà chủ yếu là những nhà phê bình, đã tạo danh tiếng cho trường phái ấn tượng trừu tượng, nổi tiếng nhất chính là sự ủng hộ mà Clement Greenberg dành cho Jackson Pollock qua bài viết trên tờ The Partisan Review. Ông này cho rằng nghệ thuật đó không làm hài lòng người thưởng thức từ cái nhìn đầu tiên mà thách thức người thưởng thức phải nghĩ hoặc cân nhắc.

Nhưng tại sao những người hâm mộ nghệ thuật đương đại chỉ hạnh phúc khi tiếp thu những bức thông điệp mang tính tư tưởng của chủ nghĩa hiện đại khi dạo quanh các phòng triển lãm tranh, nhưng lại miễn cưỡng phải nghe bức thông điệp tương tự ở các phòng hòa nhạc?

Khi bạn nhìn một bức tranh trừu tượng, bạn có thể kiểm soát được thời gian. Bạn có thể thưởng thức lâu hoặc chóng, tặc lưỡi và cố gắng nói điều gì đó ra vẻ hiểu biết, và nếu bạn tự phụ một chút thì có thể trích dẫn một số câu nào đó về những nghệ sĩ này mà bạn đã đọc được trên mạng trước khi đến phòng triển lãm. Khi bạn nghe thứ âm nhạc không theo nhịp điệu, ví dụ như Schoenberg, bạn bị dính chặt vào cái ghế của bạn trong vòng 15 phút với cảm giác giống như ngồi hàng giờ trong chiếc ghế của nha sĩ. Bạn không thể chạy trốn. Bạn không chiêm ngưỡng sự trừu tượng từ một khoảng cách mà bạn thực sự sống trong đó.

Đó là lý do tại sao một số họa sĩ hiện đại kiếm được bộn tiền nhưng không một nhạc sĩ trừu tượng nào có thể kiếm sống từ âm nhạc của mình. Chỉ có nhạc sĩ thành Viên Alban Berg (1885-1935) có bản opera Wozeck trở nên một hiện tượng ở Châu Âu năm 1925, một thứ âm nhạc pha trộn giữa phong cách trừu tượng của Schoenberg với chủ nghĩa lãng mạn thông thường. Tiểu sử của ông nói rằng vở opera mang lại cho ông “một cuộc sống thoải mái”.
Sau nhiều thập kỷ ủng hộ một cách từ thiện cho âm nhạc trừu tượng (âm nhạc không theo nhịp điệu), các dàn nhạc giao hưởng đã từ bỏ việc tra tấn những thính giả bất đắc dĩ, và thay vào đó là tìm mua nhưng tác phẩm từ các nhà soạn nhạc có phong cách sáng tác dễ tiếp cận hơn. Theo một bản báo cáo trên tờ Wall Street Journal, việc trở lại với âm nhạc nhịp điệu truyền thống “diễn ra khi các dàn nhạc lớn phải đối mặt với tình trạng người nghe giảm. Số lượng người đến nghe các dàn nhạc giao hưởng trên khắp nước Mỹ đã giảm 13% xuống còn 27,7 triệu trong mùa 2003-2004 so với mùa 1999-2000, theo Liên đoàn nhạc giao hưởng Mỹ”.

Bức thông điệp về tư tưởng vẫn như vậy, nhưng các phòng tranh thì kín người, trong khi những phòng hòa nhạc thì vắng vẻ. Đó là bởi vì bạn có thể giữ một khoảng cách an toàn khi các bức tranh được treo trên tường, nhưng bạn không thể trốn khỏi nó khi nó chui vào tai bạn. Nói một cách khác, sự chán ngán bản năng của bạn đối với thứ âm nhạc trừu tượng phản ánh thực chất sự cảm nhận thông thường của bạn đối với nghệ thuật trừu tượng. Và rất đơn giản là bạn có thể kiềm chế những cảm nhận này tại các phòng tranh.

Tất nhiên cũng có những người thực sự ngưỡng mộ nghệ thuật trừu tượng. Nhà sưu tập nổi tiếng Charles Saatchi, người sở hữu một công ty quảng cáo, là một trong những ví dụ hiếm hoi về sự ngưỡng mộ đối với thứ nghệ thuật này. Khi Damien Hirst tổ chức buổi triển lãm đầu tiên của mình tại London Docklands, báo viết: “Saatchi đã đến buổi triển lãm trong chiếc Rolls-Royce màu xanh và đứng há mồm kinh ngạc trước tác phẩm sắp đặt “động vật” đầu tiên của Hirst, tác phẩm Một nghìn năm là một cái cốc thủy tinh lớn chứa những con giòi và ruồi đang ăn một cái đầu bò đã bị thối rữa”. Cũng ông này đã mua tác phẩm đó.

Nhưng bạn không phải là người như vậy. Bạn chỉ giả vờ thích nghệ thuật đương đại bởi vì bạn muốn tỏ ra là mình sáng tạo. Nhưng trên thực tế, bạn không sáng tạo. Trong lịch sử nhân loại, chỉ có vài trăm người thực sự được coi là sáng tạo.

Trong suốt lịch sử của nghệ thuật và khoa học, bao nhiêu người được coi là không thể thiếu được, và lịch sử đã không như vậy nếu thiếu những đóng góp của họ. Có thể tranh luận rất nhiều điều xung quanh vấn đề này nhưng những cái tên được nêu ra là không nhiều. Châu Âu không tiến mấy khỏi định luật của Acsimet cho đến khi Isaac Newton và Gttfiried Leibniz sáng tạo ra toán học. Sau Kepler chỉ có Newton, và sau Newton chỉ có Albert Einstein thay đổi cơ bản quan điểm của chúng ta về sự vận động của các hành tinh.

Vậy có bao nhiêu nhà soạn nhạc đã tạo ra nền nhạc cổ điển phương Tây? Trong số hàng trăm nhà soạn nhạc được biểu diễn trên sân khấu hoặc tại nhà thờ ở thời Johann Sebastian Bach, ngày nay chúng ta chỉ còn nghe 1 số rất ít các tác phẩm của họ. Những nhạc sĩ của thế kỷ thứ 18 không phấn đấu để đạt tới thiên tài, mà chỉ mong muốn đạt tới một kỹ năng bền vững.

Để thỏa mãn tham vọng sáng tạo của các nghệ sĩ, thế kỷ 20 đã biến phát minh của thế giới nghệ sĩ thành một kiểu kinh doanh sản xuất hàng loạt. Thay vì những kỹ năng khiêm tốn của thời Bach, thế giới nghệ sĩ ngày nay chia nghệ thuật của mình thành các phong trào. Để được nhìn nhận đến trong thế kỷ 20, các nghệ sĩ phải sáng tạo ra phong cách riêng và ngôn ngữ riêng của mình. Các nhà phê bình coi thường những nghệ sĩ chỉ đơn giản là tái sản xuất các sản phẩm đã được định hình trong quá khứ, và ca ngợi những người sáng lập ra các trường phái: Ấn tượng, Lập thể, Nguyên sơ, Biểu hiện, Trừu tượng,… và rất nhiều thứ khác nữa.

Nếu không được thế kỷ giàu có này đỡ đầu, nghệ thuật đương đại đã không có cơ hội thành công. Hàng ngày, chúng ta đều đọc thấy tin về những bức tranh được bán ra với mức giá kỷ lục mới, như bức tranh của Jackson Pollock được bán cho gã khổng lồ về truyền thông David Geffen với giá 140 triệu USD. Những người rất giầu có thích thể hiện rằng họ là những thiên tài, và rằng kỹ năng hay sự may mắn của họ trong việc quảng bá âm nhạc có thể biến họ thành những trọng tài về gu thẩm mỹ. Những doanh nhân thành công thường rất thông minh, nhưng họ có xu hướng là những nhà bác học ngu ngốc với cái nhìn sắc bén về ngành công nghiệp tạo ra của cải nhưng lại không có ý niệm gì về những vấn đề nằm ngoài chuyên môn của họ. Bởi vì thế giới đua nhau ca tụng sự giàu có, những người giàu lại càng có xu hướng nghĩ rằng họ là những vị chúa nhỏ và dễ nhạy cảm hơn với niềm đam mê sáng tạo trong nghệ thuật.

Một thế hệ những nhà phê bình mới lại mọc ra phục vụ cho những niềm đam mê ngu ngốc này. Tại sao người ta đến bảo tàng để xem bức vẽ lung tung của Pollock mà lại không bao giờ nghe tác phẩm âm nhạc 12 quãng của Schoenberg? Nhạc trưởng Thomas Beecham đã từng có câu nói nổi tiếng rằng họ không thích nhạc đó, nhưng họ thích nghe cái cách mà nó vang lên. Trong trường hợp của Pollock, mọi người không thích tác phẩm của ông ta và cũng không thích cách mà nó được vẽ; cái mà mọi người thích là ý tưởng rằng họa sĩ với sự kiêu căng của mình có thể định hình lại thế giới theo cách riêng của ông ta.

Thomas Mann trong cuối tiểu thuyết Doktor Faustus kể câu chuyện về một nhà soạn nhạc dựa trên cuộc đời của Schoenberg. Nhân vật chính của Mann không thể sáng tạo, trong sự giận dữ muốn trả thù của mình, ông ta đã tìm cách “phá hỏng” các tác phẩm của Ludwig van Beethoven, bằng cách viết những bản đả kích không theo nhạc điệu về những tác phẩm của Beethoven với hy vọng sẽ phá hủy khả năng thưởng thức bản gốc của người nghe.

Bằng cách áp đặt lên chúng ta những thứ xấu xí, các nghệ sĩ đương đại tin rằng họ sẽ xóa bỏ được khả năng thưởng thức cái đẹp của chúng ta. Tôi nghĩ, đó chính là lý do họ đặt xác động vật chết vào những cái bình thủy tinh lớn hoặc những thùng phoóc-môn và gọi đó là nghệ thuật.





http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=769&Itemid=1

https://m.facebook.com/nt/screen/?params={"note_id":1346995735631839}&path=/notes/note/

Tại sao bạn lại giả đò thích nghệ thuật hiện đại

https://www.facebook.com/notes/972520636561902/?pnref=story
 
Chỉnh sửa cuối:

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Tại sao bạn lại giả đò thích nghệ thuật hiện đại !!?

Sau khi tôi viết “Hãy thừa nhận đi - bạn thực sự ghét nghệ thuật hiện đại” (Tháng 1/2007), nhiều bạn đọc quả quyết với tôi rằng tôi đã rất sai lầm về họ. Đặc biệt nhiều người trong số các trí thức chóp bu tuyên bố sẽ đem theo tình yêu nghệ thuật hiện đại xuống mồ, và tôi cần phải giải thích cho họ bằng cách nào đó, dù với giá phải trả là hầu hết những người bạn ít ỏi còn sót lại.

Bạn giả vờ thích nghệ thuật hiện đại vì bạn muốn có tính sáng tạo. Thực ra, bạn chẳng mảy may có tính sáng tạo gì hết. Trong toàn bộ lịch sử nhân loại chúng ta biết chỉ có vài trăm đàn ông và đàn bà thực sự sáng tạo. Nhưng tôi lấy làm buồn khi phải thông báo rằng bạn không phải một trong những người đó. Bạn nghĩ, khi khăng khăng cho bạn là không sáng tạo, tôi nói bạn không quan trọng ư. Tôi không có ý nói như vậy, nhưng chúng ta sẽ quay lại đề tài này sau.

Bạn hằng mong muốn bạn có tính sáng tạo vì bạn muốn tôn thờ chính mình, con cái của mình, hoặc một kẻ mạo danh tự phụ nào đó, hơn là Đức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Sự thiếu đức tin của bạn không làm cho bạn có lý trí hơn. Ngược lại, nó làm bạn trở thành nực cười khi ngưỡng mộ những thần thánh hề đồng lố bịch, mà trong số đó lố bịch nhất lại chính là bạn. G. K. Chersterton đã nói rằng một khi bạn không tin vào Chúa Trời nữa, bạn sẽ tin bất cứ thứ gì.

Trong một thời gian khá dài, các nhà phê bình bảo thủ từng công kích cái ý tưởng ngông cuồng rằng mỗi đứa bé còn đang đi vườn trẻ sẽ phải trở nên sáng tạo. Hai mươi năm trước, trong cuốn “Sự kết thúc của tư tưởng Mỹ”, giáo sư Allan Bloom từng nhận định rằng khả năng sáng tạo cho đến mãi gần đây vẫn là một thuộc tính của Chúa Trời, chứ không phải của con người. Đòi hỏi mỗi con người phải có thuộc tính sáng tạo thì cũng y như nói rằng mỗi con người là một ông trời con.

Nhưng chúng ta phải hiểu cái gì là tính sáng tạo đây? Trong khoa học và toán học, điều này phải được quy vào các phát minh thực sự kỳ dị, tức là, không thể nào rút ra được từ bất kỳ kiến thức nào có từ trước đó.

Chúng ta có thể phải hỏi: Trong toàn bộ lịch sử của nghệ thuật và khoa học, có bao nhiêu người là không thể thiếu được tới mức mà lịch sử sẽ không như hiện giờ nếu không có các đóng góp của họ? Có nhiều điều có thể tranh cãi ở đây, song thật khó mà tìm được hơn một tá tên tuổi. Châu Âu chẳng tiến bộ gì nhiều trong toán học ngoài các đóng góp của Archimedes xứ Syracuse cho đến khi Isaac Newton và Gottfried Leibniz sáng tạo ra phương pháp tính vi phân - tích phân. Trước Nicolaus Copernicus và Johannes Kepler, châu Âu dựa trên các công trình từ thế kỷ thứ nhất của Ptolemy. Sau Kepler chỉ có Newton, và sau Newton chỉ có Albert Einstein mới thay đổi cơ bản quan đểm của chúng ta về chuyển động của các hành tinh. Các học giả hiện còn đang cãi lộn rằng giả dụ không có Einstein thì liệu có ai khác có thể phát minh ra thuyết tương đối hẹp không, nhưng có vẻ như đều đồng ý rằng thuyết tương đối rộng chưa hề có tiền lệ.

Có bao nhiêu nhà soạn nhạc thực sự sáng tạo ra âm nhạc cổ điển phương Tây?

Nếu các thế hệ tương lai chỉ biết khoảng một tá tên tuổi, họ sẽ vẫn hiểu rằng cái gì là thực sự cơ bản đối với loại hình nghệ thuật này. Chúng ta có thể tranh cãi về nguồn gốc của các thiên tài khoa học hay nghệ thuật, song chúng ta phải đồng ý rằng đó là hiện tượng cực kỳ hiếm hoi. Trong số hàng trăm nhà soạn nhạc được tuyển dụng như các nhạc sĩ cung đình hoặc giáo hội trong thời của Johann Sebastian Bach, ngày hôm nay chúng ta chỉ còn nghe được tác phẩm của một nhúm người. Các nhạc sĩ thế kỷ 18 không hề phấn đấu trở thành thiên tài, mà để có một tay nghề chắc chắn; làm thế nào mà Bach lại nổi lên giữa đám người đó là một điều không có một giải thích nhất quán. Đối với số còn lại, chúng ta có thể nói chắc chắn rằng nếu không có một Georg Phillip Telemann (một người đương thời thành công hơn Bach) thì một ai khác sẽ làm việc của ông ấy mà chẳng có mất mát nhiều về hình thức nghệ thuật.

Nếu chúng ta dùng từ “sáng tạo” để chỉ cái gì đó đại loại như “không thay thế được”, thì số cá nhân thực sự sáng tạo sẽ còn ít hơn nhiều. Rất khó có khả năng là bạn là một trong số họ. Nếu bạn lao động chăm chỉ trong chuyên môn của bạn, bạn rất may mắn có khả năng nối bước những gì mà những người tài giỏi nhất trong lĩnh vực đó đang làm, và nếu bạn cực kỳ giỏi, bạn có thể được hưởng cái ân huệ trau chuốt thêm những điểm đã được các bộ óc vĩ đại hơn chỉ ra. Cho dù điều đó có ích đến mấy đi chăng nữa, rất ít khả năng là nếu bạn không làm, thì sẽ chẳng có ai làm việc đó. Ngược lại, nếu bạn ở vị trí mũi nhọn trong nghiên cứu ở bất kỳ lĩnh vực nào, bạn sẽ làm mọi cách để công bố công trình của bạn càng nhanh càng tốt, để bạn có thể kể công trước khi có ai khác sẽ làm đúng y hệt như vậy. Ngay cả những bộ óc thông minh nhất trong chuyên môn cũng thường phải sống trong lo sợ rằng họ sẽ trở thành thừa nếu những kẻ khác công bố kết luận của họ trước.

Bach đề tặng mỗi tác phẩm của mình: “Vinh quang thuộc về Chúa Trời,” và cứ nhất định (một cách sai lầm) rằng bất kỳ ai làm việc chăm chỉ như mình đều có thể đạt được kết quả tốt như vậy. Ông hài lòng làm một người thợ siêng năng phục vụ Chúa Trời, và không có mục đích trở thành thiên tài; đơn giản vì ông đã là một thiên tài rồi. Đó là điểm khởi đầu của con người có đức tin. Người ta không sắp đặt để thành thiên tài, mà là để phục vụ (Chúa Trời); những năng khiếu khác thường là một trách nhiệm được sinh ra kèm với tính khiêm nhường. Sự kiếm tìm thiên tài xảy ra khi việc phục sự Chúa Trời không còn hấp dẫn các nghệ sĩ và nhà khoa học nữa.

Friedrich Nietzsche tuyên bố Chúa Trời đã chết, và nghệ sĩ xuất hiện như một người anh hùng, dùng hình mẫu của Richard Wagner, mà giá trị nghệ thuật của ông chúng ta có thể còn phải tranh luận. Wagner có phải thiên tài không còn là việc phải bàn, song không có nghi ngờ gì rằng những người hâm mộ Nietzsche chẳng phải là các Wagner, chứ chưa nói đến các Bach. Theo hình dung của Nietzsche, giải phóng mình khỏi quy ước tức là sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của riêng mình, nhưng rất ít nghệ sĩ có khả năng sáng tạo ra thế giới nghệ thuật của riêng mình. Điều này làm cho mọi người lâm vào tình trạng khó chịu.

Để thỏa mãn các tham vọng của các nghệ sĩ, thế kỷ 20 biến sự phát kiến của thế giới nghệ thuật thành một quy trình sản xuất đại trà. Thay vì thế giới thợ lành nghề khiêm nhường của Bach, giới nghệ thuật chia thành các trào lưu. Để được xem xét đàng hoàng trong thế kỷ 20, nghệ sĩ phải sáng chế ra phong cách của riêng mình và ngôn ngữ của riêng mình. Các nhà phê bình reo rắc sự khinh bỉ của mình lên các nghệ sĩ chỉ lắp lại những sản phẩm đặc trưng cho quá khứ, và ca ngợi các nhà sáng lập ra các trường phái như: Ấn tượng, Lập thể, Sơ khai, Trừu tượng Biểu hiện, và vân vân.

Nếu không được giới giàu có bảo trợ, nghệ thuật hiện đại đã chẳng thành công; hàng ngày chúng ta đọc các kỷ lục mới về giá tranh của thế kỷ 20, ví dụ nhà tài phiệt truyền thông David Geffen đã bán một bức tranh của Jackson Pollock với giá khoảng 140 triệu USD. Những người rất giàu có thích tự tâng bốc rằng họ là các thiên tài, và rằng kỹ năng hoặc sự may mắn của họ trong việc kinh doanh âm nhạc hoặc chương trình máy vi tính khiến họ đủ tư cách làm trọng tài của thẩm mỹ. Những doanh gia thành công thường cực kỳ khôn ranh, nhưng họ có khuynh hướng thành các nhà bác học ngốc nghếch, có thể nhìn thấu một vài chi tiết của kỹ nghệ để tạo ra nhiều của cải, nhưng chẳng có tí quan niệm gì về những vấn đề nằm ngoài lĩnh vực chuyên môn trực tiếp của họ. Vì cả thế giới hùa nhau tâng bốc giới giàu có, những người giàu có xu hướng nghĩ về mình như những ông trời con hơn là những người bình thường, và dễ lây nhiễm sự tôn sùng sáng tạo trong nghệ thuật.


Một tầng lớp các nhà phê bình mới đã làm bà đỡ cho sự ra đời của các con quái vật này. Tôi lấy làm lạ trong bài tiểu luận nêu trên trước một sự thực là sao những khách đi xem bảo tàng trầm trồ thán phục những giọt màu vẩy lung tung của Jackson Pollock, nhưng không bao giờ chịu nghe một tác phẩm nhạc 12 quãng của Arnold Schönberg tại phòng hoà nhạc. Nhạc trưởng Ngài Thomas Beecham từng nói một câu nổi tiếng rằng công chúng không thích âm nhạc mà chỉ thích cái cách mà nó vang lên thôi. Trong trường hợp của Pollock, công chúng chẳng thích cả bức tranh lẫn cái cách mà nó được trưng ra; cái mà họ thích là cái ý tưởng mà hoạ sĩ trong sự ngạo mạn của mình có thể định nghĩa lại thế giới bằng cái cách của riêng ông ta.


Làm một nhân vật quan trọng trong cái hệ thống suy đồi này có nghĩa là huơ nắm đấm trước mặt Chúa Trời và xác lập thế giới bé nhỏ của riêng mình, cho dù cái thế giới đó có cù lần, lòe loẹt và nực cười đến mấy đi chăng nữa. Thiếu tính sáng tạo tức là tuyệt vọng. Thành ra sức thu hút của hằng hà sa số các trào lưu tư tưởng trong nghệ thuật tạo cho các nghệ sĩ đang tuyệt vọng một ảo tưởng về sự sáng tạo. Nhưng đó cũng không phải đúng lắm, vì Đức Chúa Do Thái – Ki tô giáo còn hơn cả nhà sáng tạo; Chúa Trời là một nhà sáng tạo yêu những sinh linh mà Người đã sáng tạo ra.

Trong thế giới của đức tin có một con đường hoàn toàn khác để làm người cần thiết, và con đường đó là qua các hành động tử tế và sự giúp đỡ. Một người mẹ là cần thiết cho đứa con của bà cũng như vợ chồng bạn bè là cần thiết cho nhau. Nếu ta bỏ qua cái tham vọng làm lại thế giới theo ý của ta, và chấp nhận rằng thế giới này là sáng tạo của Chúa Trời, thì tỏ lòng yêu thương đồng loại chính là noi theo Chúa Trời vậy.

Trong sự đòi hỏi tự thờ phụng chính mình các nghệ sĩ thế kỷ 20 đã sa đọa tới mức phi nghệ thuật cùng cực để tự an ủi mình rằng họ thực sự đã sáng tạo. Bị thôi thúc tự thờ phụng mình thay vì thờ phụng Chúa Trời, họ đã đẻ ra các ý tưởng nực cười, và chắc chắn là quái dị vượt xa các nhược điểm mà người ta gán cho tôn giáo. Sự tôn sùng tự biểu hiện của cá nhân là một thay thế đáng thương cho tôn giáo mà nó phấn đấu nhằm thay thế, và ảo tưởng về tính sáng tạo cá nhân còn là một sự thay thế tồi tệ hơn cho sự cứu rỗi.
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,044
Động cơ
320,111 Mã lực
Tuổi
58
Thớt bắt đầu hay à nha. Cụ thớt vững vàng kiên định, một chàng cao siêu nhưng chỉ thích trùm chăn, một nàng hay dỗi và một cụ thì ...kinh khủng. :D
Còn nữa...:P
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Thớt bắt đầu hay à nha. Cụ thớt vững vàng kiên định, một chàng cao siêu nhưng chỉ thích trùm chăn, một nàng hay dỗi và một cụ thì ...kinh khủng. :D
Còn nữa...:P
Em e là cụ thất vọng sớm thôi bởi em không có thời gian và tâm trí cho mấy trò vô bổ đó. OF cũng chỉ là một nơi/phương tiện để tìm tri âm/ tri kỷ - những người có thể giúp mình rút ngắn con đường tìm hiểu âm nhạc / nghệ thuật.

Tại sao em quote dài vậy !! ? vì đã đến lúc nói lời giã từ OF rồi
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Thớt bắt đầu hay à nha. Cụ thớt vững vàng kiên định, một chàng cao siêu nhưng chỉ thích trùm chăn, một nàng hay dỗi và một cụ thì ...kinh khủng. :D
Còn nữa...:P
Em vốn nông dân, nên hiểu loanh quanh là không nên phóng đại những thứ bth thôi cụ ạ.
- Các cao nhân thì ở đâu cũng có. Nên em chỉ dám khiêm tốn thôi.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Em e là cụ thất vọng sớm thôi bởi em không có thời gian và tâm trí cho mấy trò vô bổ đó. OF cũng chỉ là một nơi/phương tiện để tìm tri âm/ tri kỷ - những người có thể giúp mình rút ngắn con đường tìm hiểu âm nhạc / nghệ thuật.

Tại sao em quote dài vậy !! ? vì đã đến lúc nói lời giã từ OF rồi
Cụ quyết định bỏ Of à.
Có lí do gì ta...
 

hd-vt

Xe lăn
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
10,044
Động cơ
320,111 Mã lực
Tuổi
58
Em e là cụ thất vọng sớm thôi bởi em không có thời gian và tâm trí cho mấy trò vô bổ đó. OF cũng chỉ là một nơi/phương tiện để tìm tri âm/ tri kỷ - những người có thể giúp mình rút ngắn con đường tìm hiểu âm nhạc / nghệ thuật.

Tại sao em quote dài vậy !! ? vì đã đến lúc nói lời giã từ OF rồi
Em cho là giải trí, fun, như tên of. Cụ làm căng quá. :((
Em vốn nông dân, nên hiểu loanh quanh là không nên phóng đại những thứ bth thôi cụ ạ.
- Các cao nhân thì ở đâu cũng có. Nên em chỉ dám khiêm tốn thôi.
Dân VN thì đa phần là nông dân, sao cụ hay rên thế làm gì. Trong sạch thế còn...kiêu. :T
 

yadih

Tháo bánh
Biển số
OF-800791
Ngày cấp bằng
19/12/21
Số km
283
Động cơ
29,263 Mã lực
Hãy thừa nhận đi, bạn ghét nghệ thuật đương đại!

Nghệ thuật đương đại ở đây được hiểu là loại hình nghệ thuật cách tân với những điểm kỳ dị, không tuân theo chuẩn mực thông thường. Từ lâu loại hình nghệ thuật này đã trở thành “mốt” trên thế giới và bây giờ là Việt Nam. Những bức tranh trừu tượng, nghệ thuật sắp đặt, rồi cả loại âm nhạc không theo một thang âm nào cả. Rất nhiều người tò mò nhưng không ai biết bao nhiêu người trong số đó thực sự hiểu hoặc thực sự thích. Nhà bình luận Spengler cho rằng ngay cả ở phương Tây, sự đam mê với kiểu nghệ thuật này cũng là một thứ “giả đò” màu mè.


Bạn quả quyết: “Tôi không biết nhiều về nghệ thuật. Nhưng tôi biết cái tôi thích”. Thực tế là bạn không biết. Bạn bị cuốn vào một sự ham thích giả điệu về cái được gọi là nghệ thuật mà trên thực tế đã làm bạn sởn da gà, và bạn đã sợ phải thừa nhận nó vì lo rằng bạn sẽ trở nên ngốc nghếch. Điều này đã diễn ra quá lâu đến nỗi bạn quên mất gu của chính bạn.

Bạn không đơn độc. Các bảo tàng đầy những khách viếng thăm ngắm nhìn các tác phẩm mà họ âm thầm ghét, và giá được trả cho các tác phẩm của nghệ thuật đương đại không ngừng tăng lên. Một trong những bức tranh kiểu nhỏ giọt của Jackson Pollock được bán năm ngoái với giá 140 triệu USD, một kết quả đáng kể cho một người say chưa bao giờ học vẽ và chỉ biết rắc màu vẽ lung tung trên toan.

Còn đối với người được coi là cha đẻ của thứ nghệ thuật trừu tượng, Wassily Kandinsky (1866-1944), tranh của ông được bán với giá cao nhất là 40 triệu USD. Kandinsky là bạn và người hợp tác với cha đẻ của nhạc trừu tượng, Arnold Schoenberg (1874-1951). Cả đôi được thế giới nhìn nhận là những người sáng tạo ra chủ nghĩa hiện đại.

Điều khác biệt nhất giữa hai cha đẻ của chủ nghĩa hiện đại này là: giá một tác phẩm khiêm tốn nhất của Kandinsky cũng lớn hơn số tiền mà hoàng gia trả cho buổi biểu diễn nhạc của Schoenberg. Dù chương trình biểu diễn đó là không phải bắt buộc đi nữa, các nhạc công luôn luôn chơi nhạc Schoenberg vào giữa buổi và không bao giờ vào cuối buổi, vì khán giả sẽ bỏ về khi nghe một thứ hỗn độn chói tai. Schoenberg chết trong nghèo đói năm 1951, vợ và ba con của ông hầu như chỉ sống lay lắt với tiền bản quyền từ những bản nhạc của ông. Gia đình ông vẫn nghèo trong khi con cháu của những họa sĩ hiện đại nổi tiếng lại rất giàu có.

Nghệ thuật đương đại mang tính tư tưởng và chính những người sáng tạo ra nó cũng thừa nhận điều này. Chính những nhà tư tưởng, mà chủ yếu là những nhà phê bình, đã tạo danh tiếng cho trường phái ấn tượng trừu tượng, nổi tiếng nhất chính là sự ủng hộ mà Clement Greenberg dành cho Jackson Pollock qua bài viết trên tờ The Partisan Review. Ông này cho rằng nghệ thuật đó không làm hài lòng người thưởng thức từ cái nhìn đầu tiên mà thách thức người thưởng thức phải nghĩ hoặc cân nhắc.

Nhưng tại sao những người hâm mộ nghệ thuật đương đại chỉ hạnh phúc khi tiếp thu những bức thông điệp mang tính tư tưởng của chủ nghĩa hiện đại khi dạo quanh các phòng triển lãm tranh, nhưng lại miễn cưỡng phải nghe bức thông điệp tương tự ở các phòng hòa nhạc?

Khi bạn nhìn một bức tranh trừu tượng, bạn có thể kiểm soát được thời gian. Bạn có thể thưởng thức lâu hoặc chóng, tặc lưỡi và cố gắng nói điều gì đó ra vẻ hiểu biết, và nếu bạn tự phụ một chút thì có thể trích dẫn một số câu nào đó về những nghệ sĩ này mà bạn đã đọc được trên mạng trước khi đến phòng triển lãm. Khi bạn nghe thứ âm nhạc không theo nhịp điệu, ví dụ như Schoenberg, bạn bị dính chặt vào cái ghế của bạn trong vòng 15 phút với cảm giác giống như ngồi hàng giờ trong chiếc ghế của nha sĩ. Bạn không thể chạy trốn. Bạn không chiêm ngưỡng sự trừu tượng từ một khoảng cách mà bạn thực sự sống trong đó.

Đó là lý do tại sao một số họa sĩ hiện đại kiếm được bộn tiền nhưng không một nhạc sĩ trừu tượng nào có thể kiếm sống từ âm nhạc của mình. Chỉ có nhạc sĩ thành Viên Alban Berg (1885-1935) có bản opera Wozeck trở nên một hiện tượng ở Châu Âu năm 1925, một thứ âm nhạc pha trộn giữa phong cách trừu tượng của Schoenberg với chủ nghĩa lãng mạn thông thường. Tiểu sử của ông nói rằng vở opera mang lại cho ông “một cuộc sống thoải mái”.

Sau nhiều thập kỷ ủng hộ một cách từ thiện cho âm nhạc trừu tượng (âm nhạc không theo nhịp điệu), các dàn nhạc giao hưởng đã từ bỏ việc tra tấn những thính giả bất đắc dĩ, và thay vào đó là tìm mua nhưng tác phẩm từ các nhà soạn nhạc có phong cách sáng tác dễ tiếp cận hơn. Theo một bản báo cáo trên tờ Wall Street Journal, việc trở lại với âm nhạc nhịp điệu truyền thống “diễn ra khi các dàn nhạc lớn phải đối mặt với tình trạng người nghe giảm. Số lượng người đến nghe các dàn nhạc giao hưởng trên khắp nước Mỹ đã giảm 13% xuống còn 27,7 triệu trong mùa 2003-2004 so với mùa 1999-2000, theo Liên đoàn nhạc giao hưởng Mỹ”.

Bức thông điệp về tư tưởng vẫn như vậy, nhưng các phòng tranh thì kín người, trong khi những phòng hòa nhạc thì vắng vẻ. Đó là bởi vì bạn có thể giữ một khoảng cách an toàn khi các bức tranh được treo trên tường, nhưng bạn không thể trốn khỏi nó khi nó chui vào tai bạn. Nói một cách khác, sự chán ngán bản năng của bạn đối với thứ âm nhạc trừu tượng phản ánh thực chất sự cảm nhận thông thường của bạn đối với nghệ thuật trừu tượng. Và rất đơn giản là bạn có thể kiềm chế những cảm nhận này tại các phòng tranh.

Tất nhiên cũng có những người thực sự ngưỡng mộ nghệ thuật trừu tượng. Nhà sưu tập nổi tiếng Charles Saatchi, người sở hữu một công ty quảng cáo, là một trong những ví dụ hiếm hoi về sự ngưỡng mộ đối với thứ nghệ thuật này. Khi Damien Hirst tổ chức buổi triển lãm đầu tiên của mình tại London Docklands, báo viết: “Saatchi đã đến buổi triển lãm trong chiếc Rolls-Royce màu xanh và đứng há mồm kinh ngạc trước tác phẩm sắp đặt “động vật” đầu tiên của Hirst, tác phẩm Một nghìn năm là một cái cốc thủy tinh lớn chứa những con giòi và ruồi đang ăn một cái đầu bò đã bị thối rữa”. Cũng ông này đã mua tác phẩm đó.

Nhưng bạn không phải là người như vậy. Bạn chỉ giả vờ thích nghệ thuật đương đại bởi vì bạn muốn tỏ ra là mình sáng tạo. Nhưng trên thực tế, bạn không sáng tạo. Trong lịch sử nhân loại, chỉ có vài trăm người thực sự được coi là sáng tạo.

Trong suốt lịch sử của nghệ thuật và khoa học, bao nhiêu người được coi là không thể thiếu được, và lịch sử đã không như vậy nếu thiếu những đóng góp của họ. Có thể tranh luận rất nhiều điều xung quanh vấn đề này nhưng những cái tên được nêu ra là không nhiều. Châu Âu không tiến mấy khỏi định luật của Acsimet cho đến khi Isaac Newton và Gttfiried Leibniz sáng tạo ra toán học. Sau Kepler chỉ có Newton, và sau Newton chỉ có Albert Einstein thay đổi cơ bản quan điểm của chúng ta về sự vận động của các hành tinh.

Vậy có bao nhiêu nhà soạn nhạc đã tạo ra nền nhạc cổ điển phương Tây? Trong số hàng trăm nhà soạn nhạc được biểu diễn trên sân khấu hoặc tại nhà thờ ở thời Johann Sebastian Bach, ngày nay chúng ta chỉ còn nghe 1 số rất ít các tác phẩm của họ. Những nhạc sĩ của thế kỷ thứ 18 không phấn đấu để đạt tới thiên tài, mà chỉ mong muốn đạt tới một kỹ năng bền vững.

Để thỏa mãn tham vọng sáng tạo của các nghệ sĩ, thế kỷ 20 đã biến phát minh của thế giới nghệ sĩ thành một kiểu kinh doanh sản xuất hàng loạt. Thay vì những kỹ năng khiêm tốn của thời Bach, thế giới nghệ sĩ ngày nay chia nghệ thuật của mình thành các phong trào. Để được nhìn nhận đến trong thế kỷ 20, các nghệ sĩ phải sáng tạo ra phong cách riêng và ngôn ngữ riêng của mình. Các nhà phê bình coi thường những nghệ sĩ chỉ đơn giản là tái sản xuất các sản phẩm đã được định hình trong quá khứ, và ca ngợi những người sáng lập ra các trường phái: Ấn tượng, Lập thể, Nguyên sơ, Biểu hiện, Trừu tượng,… và rất nhiều thứ khác nữa.

Nếu không được thế kỷ giàu có này đỡ đầu, nghệ thuật đương đại đã không có cơ hội thành công. Hàng ngày, chúng ta đều đọc thấy tin về những bức tranh được bán ra với mức giá kỷ lục mới, như bức tranh của Jackson Pollock được bán cho gã khổng lồ về truyền thông David Geffen với giá 140 triệu USD. Những người rất giầu có thích thể hiện rằng họ là những thiên tài, và rằng kỹ năng hay sự may mắn của họ trong việc quảng bá âm nhạc có thể biến họ thành những trọng tài về gu thẩm mỹ. Những doanh nhân thành công thường rất thông minh, nhưng họ có xu hướng là những nhà bác học ngu ngốc với cái nhìn sắc bén về ngành công nghiệp tạo ra của cải nhưng lại không có ý niệm gì về những vấn đề nằm ngoài chuyên môn của họ. Bởi vì thế giới đua nhau ca tụng sự giàu có, những người giàu lại càng có xu hướng nghĩ rằng họ là những vị chúa nhỏ và dễ nhạy cảm hơn với niềm đam mê sáng tạo trong nghệ thuật.

Một thế hệ những nhà phê bình mới lại mọc ra phục vụ cho những niềm đam mê ngu ngốc này. Tại sao người ta đến bảo tàng để xem bức vẽ lung tung của Pollock mà lại không bao giờ nghe tác phẩm âm nhạc 12 quãng của Schoenberg? Nhạc trưởng Thomas Beecham đã từng có câu nói nổi tiếng rằng họ không thích nhạc đó, nhưng họ thích nghe cái cách mà nó vang lên. Trong trường hợp của Pollock, mọi người không thích tác phẩm của ông ta và cũng không thích cách mà nó được vẽ; cái mà mọi người thích là ý tưởng rằng họa sĩ với sự kiêu căng của mình có thể định hình lại thế giới theo cách riêng của ông ta.

Thomas Mann trong cuối tiểu thuyết Doktor Faustus kể câu chuyện về một nhà soạn nhạc dựa trên cuộc đời của Schoenberg. Nhân vật chính của Mann không thể sáng tạo, trong sự giận dữ muốn trả thù của mình, ông ta đã tìm cách “phá hỏng” các tác phẩm của Ludwig van Beethoven, bằng cách viết những bản đả kích không theo nhạc điệu về những tác phẩm của Beethoven với hy vọng sẽ phá hủy khả năng thưởng thức bản gốc của người nghe.

Bằng cách áp đặt lên chúng ta những thứ xấu xí, các nghệ sĩ đương đại tin rằng họ sẽ xóa bỏ được khả năng thưởng thức cái đẹp của chúng ta. Tôi nghĩ, đó chính là lý do họ đặt xác động vật chết vào những cái bình thủy tinh lớn hoặc những thùng phoóc-môn và gọi đó là nghệ thuật.





http://bmktcn.com/index.php?option=com_content&task=view&id=769&Itemid=1

https://m.facebook.com/nt/screen/?params={"note_id":1346995735631839}&path=/notes/note/

Tại sao bạn lại giả đò thích nghệ thuật hiện đại

https://www.facebook.com/notes/972520636561902/?pnref=story
Với những người từ chối đối thoại, ta sẽ bỏ qua. Đối thoại sòng phẳng là cách tốt nhất để nhận thức, tất nhiên không phải là lăng mạ miệt thị, vì ta khinh bỉ điều đó. Ta sẽ đối thoại với you trên cơ sở đó. Tuy nhiên những thứ ta viết ra là do chính ta, không phải như you viết bằng cách copy Nếu you out ra khỏi OTF thì thôi, còn nếu you vẫn reply ta thì ta sẽ reply you-dù rằng you đã từng nói không hợp đạo éo nói chuyện được. Sorry vì ta đang gõ trên đt hơi khó. Lát về ta sẽ gõ trên laptop.
 

Bang lang

Xe container
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
5,066
Động cơ
621,359 Mã lực
Với những người từ chối đối thoại, ta sẽ bỏ qua. Đối thoại sòng phẳng là cách tốt nhất để nhận thức, tất nhiên không phải là lăng mạ miệt thị, vì ta khinh bỉ điều đó. Ta sẽ đối thoại với you trên cơ sở đó. Tuy nhiên những thứ ta viết ra là do chính ta, không phải như you viết bằng cách copy Nếu you out ra khỏi OTF thì thôi, còn nếu you vẫn reply ta thì ta sẽ reply you-dù rằng you đã từng nói không hợp đạo éo nói chuyện được. Sorry vì ta đang gõ trên đt hơi khó. Lát về ta sẽ gõ trên laptop.
Em chờ mãi bài chất lượng của cụ với những ngôn từ làm người khác kính nể hơi lâu đấy. Cụ câu giờ hả?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top