Chiều chủ nhật cuối tuần vào ofun chưa kịp định thần, thì đã thấy người réo tên, rồi sau đó lại có người ho vào ..............
Vội vã vào xem coi ntn, tưởng chuyện gì, thì hóa ra nói chuyện về cái âm .............. thanh của cây đàn piano!
Cảm ơn cả người réo lẫn người ho, và một khi đã có mặt, thì phải có ý kiến, và nó như thế này:
Đầu tiên là:
Tai bác Bastion.P có thẩm âm tốt đấy mà cái mồm bác Bang lang cùng khá bén!
Phàm thì trong những buổi biểu diễn ntn mà lại là Piano Concerto, thì cây piano phải đã được lên lên dây rất chuẩn xác.
Tuy nhiên, thông thường với một cây đàn piano cho dù tốt đến đâu, mà lúc lên dây (dầu bởi một Concert Tuner tầm cỡ) người thợ hay KTV uy tín, nhưng chỉ cần sơ xảy một chút (dăm ba chỗ) là có thể có chuyện: Vì với những tác phẩm phải đánh lâu, mạnh và liên tục cũng như pianist thích lối đánh nhanh Vd.: bà Martha Argerich chẳng hạn) thì sẽ có dăm bảy note phải xuống một chút (0.4 coma) độ lệch này là ở mức cho phép và là binh thường - vì tại người ta không thể nghe được trong phạm vi này chỉ có máy mới nhìn ra mà thôi!
Riêng cây đàn này, các notes ở trên cao (âm vực 6, 7) vẫn "chuẩn chỉ" duy chỉ có ở giữa (âm vực 3, 4) có vài note bị thấp nhiều, dẫn tới không tạo hiệu ứng cộng hưởng (hòa thanh) tuyệt đối cũng không hoàn toàn để có thể tạo sự long lanh cho tiếng đàn!
Nhưng đó không phải việc lớn!
FYI, trong tất cả các buổi biểu diễn và thu live đều gặp trường hợp này: Không những thế tổng thể âm thanh của cả dàn nhạc vẫn có điểm chưa vừa ý, lý do là bởi vì các nhạc công nhóm dàn dây (Violon, viola, Cello, Contra,..) lên lên dây bị lệch (cao) nhiều quá!
Thông thường nếu
cây đàn piano dùng cho biểu diễn, được lên dây ở tần số La A442 Hz thì các nhạc công nhóm dàn dây, họ sẽ lên cây đàn của mình cao hơn một chút (họ lấy La A444 Hz để đề phòng tiếng đàn xuống lúc gần cuối. Đang biểu diễn hay thu hình Live thì không ai có thể dừng lại để mà lên dậy!
Đã vậy, với những tác phẩm biểu diễn lâu và dài mạnh như bài này (và một số tác phẩm khác) thì những cây đàn càng quý càng cổ thì càng dễ xuống vì cái lỗ ........... đút nút kia khó mà đủ sức bóp chặt lâu trong hòan cảnh này: Cây mã vĩ kéo mài, đè miết mấy sợi dây mỏng manh như sợi lông ............ phải hứng chịu cái cơn đam mê của người nhạc sĩ có lúc hùng hục như .................. kia!
Và, đôi khi để cho "chắc ăn" các nhạc công biểu diễn nhóm dàn dây, có người sẽ lên cây đàn của mình lên cao hẳn nữa! để đến cuối bài nhạc xuống là vừa!
Đây là những "chuyện bếp núc" trong một buổi biểu diễn, do các bác không trong nghề chẳng biết được đâu!
Đó cũng là lý do mà tại sao bác
Bastion.P bảo là
"tiếng đàn vioin réo rắt nhưng lại rất mạnh mẽ, rền vang rất nam tính.", đơn giản là do ở phần đầu, cây đã được lên cao hơn một chút, tạo cảm giác/ ảo giác (illusion) cộng hưởng khác biệt nhưng càng về cuối ở phần cuối, các bác có thấy tiếng đàn mất hẳn độ réo rắt, mạnh mẽ phải không?
Đấy là ta chưa bàn đến một yếu tố khác là cái khán phòng (Hall)
The Royal Concertgebouw in Amsterdam đây là một căn phòng cổ xây dựng gần 200 năm (nó khánh thành ngày 11/4/1888!) nên nó chỉ phù hợp với gu thẩm mỹ thời đó nghe Live. Ngày nay thì do cấu trúc cũ dẫn tới việc điều chuyển vị trí của cây piano cũng như dành nhạc và khán giả sẽ khó để hài hòa tất cả mọi chuyện nên cây đàn piano không được để ở vị trí tối ưu dẫn tới các note ở trên cao nghe không được vang vọng và đẹp tối đa. Nếu chỉ sử dụng khán phòng này lúc biểu diễn độc tấu piano và thu âm thì chắc chắn rằng cây đàn piano sẽ được về đúng vị trí tốt nhất và phát huy hết công lực của mình!
In closing, Các Concert Hall (khán phòng hòa nhạc) cổ trước đây tuy đẹp, nhưng vẫn hạn chế của nó khi ghi âm vì không thể "
đập đi làm lại"!
Do đó, mới là lý do vì sao hiện nay người ta đã phát sinh ra thêm hai khán phòng mới Concert Hall cho người yêu nhạc và nghệ sĩ biểu diễn thỏa mãn! Ở
Hàn Quốc là Kumho và
Nhật bản là Sun Story.
Nếu các bác nghe âm thanh của hai căn phòng này, nhất là nghe những tác phẩm được thu và công bố chính thức (official release) trong những năm gần đây, thì các bác sẽ hiểu được thế nào là âm thanh chuẩn đẹp, thế nào là tiếng đàn đẹp.
BTW, Tôi tự hào mà tuyên bố rằng, tất cả các cây piano tôi lên xong (Fine tuning) ngoài việc không chỉ là chuẩn xác từng note còn đều theo (có tần số) đúng thang âm chuẩn của hai khán phòng này cũng như thang âm mà các pianist hàng đầu yêu thích. Đó là một trong những lý do vì sao mà một cây đàn piano dầu "quăng sọt rác" nhưng đánh nghe vẫn "vừa tai thuận nhĩ"!
Tôi không nói mồm không, bất cứ ai cần biết cứ Inbox tôi sẽ chứng minh điều mình nói.