[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
À, hoá ra Nick của Cụ là viết tắt của ông ấy. Cụ có thể cho cho em nghe tác phẩm nào mà cụ thích nhất của ông ấy được ko? Em chưa nghe Rachmaninoff bao h vì thấy bảo ông ấy có ngón tay rất dài, ôm trọn 13 phím đàn hay tay có thể vuon tới quãng thứ 13 nên tác phẩm của ông ấy chắc khó chơi lắm. En thuộc dạng ko thích cái j khó và phức tạp. Tuy nhiên, dạo này gần đây em thấy mọi người hay nhắc tới ông và hôm rồi cũng có hẳn một chương trình hoà nhạc chỉ chơi tác phẩm của ông nên em cũng muốn nghe thử, nếu có người là Fan của ông giới thiệu thì tốt quá. Tránh trường hợp như em đã từng sợ nghe Beethoven khi lần đầu tiên biết đến ông qua Sonata no 14, nếu biết ông qua Concerto no 5 thì em đã ko sợ rồi.
Trong thread có 1 số bản của Rach mà mợ (trang mấy quên rùi á)
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Nghe qua 4 bản Concerto cho piano và dàn nhạc của Rach - cảm thấy âm nhạc của ông phức hợp, rộng lớn và sâu xa....
 

rach

Xe tải
Biển số
OF-122402
Ngày cấp bằng
29/11/11
Số km
423
Động cơ
363,377 Mã lực
À, hoá ra Nick của Cụ là viết tắt của ông ấy. Cụ có thể cho cho em nghe tác phẩm nào mà cụ thích nhất của ông ấy được ko? Em chưa nghe Rachmaninoff bao h vì thấy bảo ông ấy có ngón tay rất dài, ôm trọn 13 phím đàn hay tay có thể vuon tới quãng thứ 13 nên tác phẩm của ông ấy chắc khó chơi lắm. En thuộc dạng ko thích cái j khó và phức tạp. Tuy nhiên, dạo này gần đây em thấy mọi người hay nhắc tới ông và hôm rồi cũng có hẳn một chương trình hoà nhạc chỉ chơi tác phẩm của ông nên em cũng muốn nghe thử, nếu có người là Fan của ông giới thiệu thì tốt quá. Tránh trường hợp như em đã từng sợ nghe Beethoven khi lần đầu tiên biết đến ông qua Sonata no 14, nếu biết ông qua Concerto no 5 thì em đã ko sợ rồi.
Em thích nhiều bản của Rach, khó mà nói được thích bản nào nhất vì cái đó tùy thuộc vào tâm trạng, có lúc là piano concerto No.2, No.3, có lúc là những bản prelude, có lúc lại là những bản etudes tableaux. Nói chung âm nhạc của ông ấy cần phải nghe tập trung hơn thôi chứ không hẳn là khó nghe, em thường nghe Piano Concerto No.2 cho lúc mà em xác định là chỉ tập trung nghe nhạc.

Khó tìm được vẻ đẹp lộng lẫy của Vivaldi, tình yêu dạt dào của Chopin hay tinh thần chiến thắng tuyệt đối của Beethoven trong nhạc của Rach, mà nhạc của ông nếu nhẹ nhàng sẽ như một bức tranh buồn man mác, nếu mạnh mẽ sẽ là sức mạnh ngầm cuộn chảy mà không phô trương. Có cảm giác như ông ta viết nhạc không cần khán giả, ai nghe được thì nghe vậy. Có một câu không thể hay hơn về Rach: “Rachmaninov was made of steel and gold: steel in his hands, gold in his heart.”

Gửi mợ ba ví dụ cho ý trên, đầu tiên là "Rachmaninoff Vocalise" để tiếp nối những gì đang nói về Vivaldi, sau đó là hai bản khá đặc trưng của của ông ta:



 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Em thích nhiều bản của Rach, khó mà nói được thích bản nào nhất vì cái đó tùy thuộc vào tâm trạng, có lúc là piano concerto No.2, No.3, có lúc là những bản prelude, có lúc lại là những bản etudes tableaux. Nói chung âm nhạc của ông ấy cần phải nghe tập trung hơn thôi chứ không hẳn là khó nghe, em thường nghe Piano Concerto No.2 cho lúc mà em xác định là chỉ tập trung nghe nhạc.

Khó tìm được vẻ đẹp lộng lẫy của Vivaldi, tình yêu dạt dào của Chopin hay tinh thần chiến thắng tuyệt đối của Beethoven trong nhạc của Rach, mà nhạc của ông nếu nhẹ nhàng sẽ như một bức tranh buồn man mác, nếu mạnh mẽ sẽ là sức mạnh ngầm cuộn chảy mà không phô trương. Có cảm giác như ông ta viết nhạc không cần khán giả, ai nghe được thì nghe vậy. Có một câu không thể hay hơn về Rach: “Rachmaninov was made of steel and gold: steel in his hands, gold in his heart.”

Gửi mợ ba ví dụ cho ý trên, đầu tiên là "Rachmaninoff Vocalise" để tiếp nối những gì đang nói về Vivaldi, sau đó là hai bản khá đặc trưng của của ông ta:



Cụ có thích nghe ai ngoài Rach nữa không ạ ? Oginsky hay massenet chẳng hạn ?
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Em chỉ lọc ra để tìm hiểu. Chứ không ngâm cứu hết đâu cụ ạ.
Yesss .. vì vậy ta cần đi nhiều người mới nhanh được, nhất là trong giai đoạn đầu - tìm hiểu.

Âm nhạc classical không chỉ đơn giản là cảm xúc. Cảm xúc có thể tìm thấy trong nhạc pop-rock nhanh hơn nhiều và cùng tiện hơn nhiều vì nội dung thực sự của nó chỉ gói trong 3-4 ô nhịp/1-3 phút trình bày. Còn trong classical ?!.. Ví dụ dễ thấy nhất là Mahler đi. Ông ấy là từ bỏ mọi hào quang có thể tới nhanh chóng trong các thể loại khác để tập trung vào Symphony. Bản symphony số 3 của ông ấy dài khoảng 90-100 phút tuỳ ý đồ của nhạc trưởng, bản symphony số 8 cần khoảng 1000 người tham gia trình diễn =))

Nếu chỉ lướt trên youtube sẽ khó có thể với tới yêu cầu tối thiểu để "cảm nhận" được Mahler vì 6 trong số 10 bản giao hưởng của ông ấy dùng off-stage. Tức là có nguyên một dàn nhạc trình diễn trong ...cánh gà hoặc hậu trường. Tức là có thể cần tới 2 nhạc trưởng chỉ huy.
 
Chỉnh sửa cuối:

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Cụ cho em hỏi, đích đến trong âm nhạc của Cụ là gì vậy? Tìm tác phẩm nào nghe hay nhất hả?
Mục tiêu dài hơi ... nhiều lắm.

Mục tiêu ngắn hạn .. Em đã trình bày trong "Đừng dễ dãi với âm nhạc classical' rồi !
 

rach

Xe tải
Biển số
OF-122402
Ngày cấp bằng
29/11/11
Số km
423
Động cơ
363,377 Mã lực
Cụ có thích nghe ai ngoài Rach nữa không ạ ? Oginsky hay massenet chẳng hạn ?
Em thích nhiều tác giả, kể ra thì nhiều lắm, mỗi người có cái hay riêng. Oginsky hay Massenet em thích Polonaise và Thais meditation.

Qua những videos cụ post thì dường như cụ thích những bản nhạc mạnh mẽ, gửi cụ tham khảo bản O Fortuna này, bản nhạc thì chắc chắn cụ nghe nhiều rồi, nhưng trong video còn có phụ đề tiếng Anh dịch từ tiếng Latin của bản gốc, qua đó mình biết bản nhạc nói về cái gì và càng thêm kính phục cái tinh thần bất khuất mà nó thể hiện, bên cạnh việc nghe hay đơn thuần.

 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,799
Động cơ
365,667 Mã lực
Em là fan của nhiều nhạc sĩ, nếu chỉ được chọn một thì chắc em chọn Rachmaninoff.

Nghe nhạc cũng như thưởng thức món ăn thôi, nếu mợ không phải là nhà phê bình hoặc nhà nghiên cứu thì việc mợ ăn thấy ngon quan trọng hơn việc mợ nói được món ăn đó ngon thế nào hay chứng minh được vì sao nó phải ngon. Âm nhạc đánh vào cảm xúc, mà cảm xúc thì không thuyết phục được. Cho nên việc mợ thấy Vivaldi hay, hợp khẩu vị là duyên giữa mợ và ông ấy, không phải cứ mợ giỏi là có được, cũng không cần phải nói được nhiều về nhạc của ông ấy để mà giỏi.
Suy nghĩ của cụ quá chuẩn, em vote câu này là câu nói của năm.
Rất tâm đắc.
Tks cụ,
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Suy nghĩ của cụ quá chuẩn, em vote câu này là câu nói của năm.
Rất tâm đắc.
Tks cụ,
Em lại ko đồng tình :)). Nếu chỉ đơn giản là cảm xúc thì đâm đầu vào cái hố vôi Classical làm gì cho mệt

Về nội dung, thớt này đã bàn khá nhiều rồi. Về kỹ thuật, em chỉ lấy đơn cử như Violin thôi. Các cụ nếu đã chơi đồ hi - end đều biết rằng trở kháng của loa thay đổi khi tần số âm thanh thay đổi, càng lên cao trở kháng càng thấp. Ví dụ loa có trở kháng danh định 8Ohm thì khi lên 2kHz, trở kháng của nó tụt xuống chỉ còn tầm 3Ohm. Các loa 4Ohm còn kinh dị nữa, có khi chỉ còn tầm 1.3Ohm. Dẫn đến cường độ dòng vọt lên cao và không phải Amply nào cũng chịu đựng được. Nếu là các thể loại nhạc và nhạc cụ khác, các note nhạc trên 2k Hz không duy trì quá lâu và thường là rời rạc. Tuy nhiên, với violin nói riêng và bộ strings nói chung thì với kỹ thuật rung (vibraro), láy (Trillo)... thì các note này là liền mạch và kéo dài liên tục trong vài phút là chuyện thường. Ampli ko tốt sẽ bốc khói hoặc tự động "cắt ngọn" sóng sin, tạo ra âm thanh rất khó chịu...
 
Chỉnh sửa cuối:

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Em thích nhiều tác giả, kể ra thì nhiều lắm, mỗi người có cái hay riêng. Oginsky hay Massenet em thích Polonaise và Thais meditation.

Qua những videos cụ post thì dường như cụ thích những bản nhạc mạnh mẽ, gửi cụ tham khảo bản O Fortuna này, bản nhạc thì chắc chắn cụ nghe nhiều rồi, nhưng trong video còn có phụ đề tiếng Anh dịch từ tiếng Latin của bản gốc, qua đó mình biết bản nhạc nói về cái gì và càng thêm kính phục cái tinh thần bất khuất mà nó thể hiện, bên cạnh việc nghe hay đơn thuần.

Em nghe cả trữ tinh nhẹ nhàng sâu lắng đến dữ dội và cao trao. Còn nghe cả thê lương, thổng khổ (kiểu như những bản tang lễ).
- Bản nhạc cụ up đúng như cụ nói. Em TA rất dở. Em chỉ cảm được âm điệu của nó mà thôi.
- Ở đáy có cụ Asura ý. Như Giáo Sư vậy. Cụ ấy sẽ hiểu hơn em nhiều.
- Cụ cũng hiểu rất chi là rộng. Thật vui khi có thêm người như cụ ở đây.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,900
Động cơ
946,848 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
Hạ Long
Yesss .. vì vậy ta cần đi nhiều người mới nhanh được, nhất là trong giai đoạn đầu - tìm hiểu.

Âm nhạc classical không chỉ đơn giản là cảm xúc. Cảm xúc có thể tìm thấy trong nhạc pop-rock nhanh hơn nhiều và cùng tiện hơn nhiều vì nội dung thực sự của nó chỉ gói trong 3-4 ô nhịp/1-3 phút trình bày. Còn trong classical ?!.. Ví dụ dễ thấy nhất là Mahler đi. Ông ấy là từ bỏ mọi hào quang có thể tới nhanh chóng trong các thể loại khác để tập trung vào Symphony. Bản symphony số 3 của ông ấy dài khoảng 90-100 phút tuỳ ý đồ của nhạc trưởng, bản symphony số 8 cần khoảng 1000 người tham gia trình diễn =))

Nếu chỉ lướt trên youtube sẽ khó có thể với tới yêu cầu tối thiểu để "cảm nhận" được Mahler vì 6 trong số 10 bản giao hưởng của ông ấy dùng off-stage. Tức là có nguyên một dàn nhạc trình diễn trong ...cánh gà hoặc hậu trường. Tức là có thể cần tới 2 nhạc trưởng chỉ huy.
Em nghe những bản mà sân khấu kít mít. Nhưng có lúc vẫn có cảm giác "hụt hơi" khi trình diễn thế nào ấy... sau này được biết có nhiều bản nhạc cần tới hàng nghìn nghệ sĩ biểu diễn cùng lúc mới toát hết được cái bao la, rộng lớn và hào hùng của nó...thì lúc ấy mới hiểu được cái cảm giác đã nói ở trên.
- Còn chuyện đi nhiều hay ít người, em sẽ "ngâm cứu thêm" xem sao. 😉
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,289
Động cơ
301,220 Mã lực
Em nghe những bản mà sân khấu kít mít. Nhưng có lúc vẫn có cảm giác "hụt hơi" khi trình diễn thế nào ấy... sau này được biết có nhiều bản nhạc cần tới hàng nghìn nghệ sĩ biểu diễn cùng lúc mới toát hết được cái bao la, rộng lớn và hào hùng của nó...thì lúc ấy mới hiểu được cái cảm giác đã nói ở trên.
- Còn chuyện đi nhiều hay ít người, em sẽ "ngâm cứu thêm" xem sao. 😉
Cụ chọc đúng một trong những trọng tâm của classical roài đó - Cảm giác !!

Em lấy luôn ví dụ bản Carmina Burana của Carl Orff bên trên. Nó được sáng tác vào năm 1937, thời điểm quyền lực của Đức Quốc xã đang ở đỉnh cao nhất. Trong lĩnh vực âm nhạc, thế giới Châu Âu đang bị làn sóng nhạc Jazz bao phủ, Đức Quốc xã lại cho rằng những nhịp điệu vui nhộn của nhạc Jazz là một hình thức "thoái hoá giống nòi", rất nhiều nhạc sỹ/ nhạc công đã bị tử hình vì quan điểm này. Nhưng trong Carmina Burana lại tràn ngập các nhịp điệu vui nhộn như vậy dù Carl đã rất khéo léo trong việc sử dụng bộ gõ (trống). Tại sao Carl có thể lách qua quy định của Đức Quốc xã !!? Vì ông ấy sử dụng cả Wagner :)) - vốn là "thần tượng" của Hitler lúc đó.Âm nhạc sử thi - thần thoại thể hiện rất rõ ngay trong đoạn mở màn O Fortuna.

Nhịp điệu đều đều được hỗ trợ bởi cách dùng bộ gõ không giống ai và cả sự đơn giản của những giai điệu mà đôi khi nó đơn sơ gần như là văn vần mẫu giáo. Tiết tấu lặp đi lặp lại không mệt mỏi mang lại một cảm giác như thôi miên. Mở đầu là nhịp điệu mạnh mẽ kiểu cuồn cuộn dâng lên khiến người nghe bị chấn động (choáng) rồi chỉ chốc lát đã trầm thấp xuống. Có điều trong loại trầm thấp này lại ẩn chứa sự kìm nén mang theo một loại tiết tấu ngạt thở làm cho sự hô hấp của của người nghe trở nên khó khăn. Đó là lý do tại sao cần hệ thống Hi-End để chơi nó. Về nguyên tắc, vùng sóng hạ âm (dưới 75Hz) bắt đầu gây ảo giác, hạ âm lại theo tiết tấu âm nhạc thì quá khủng khiếp. Đó là sự kìm nén mạnh mẽ với tất các các giác quan của con người.

Dĩ nhiên, cơ thể con người sẽ chuyển sang chế độ thích nghi nhưng Carl đã lợi dụng chính cơ chế phòng vệ/ thích nghi đó để điều khiển cảm giác của người nghe. Đầu tiên là đập cho một cái choáng váng, mất khả năng định hướng... Vừa nỗ lực đè tâm trạng sôi sục đó xuống thì bỗng nhiên lại bị âm nhạc đè xuống tiếp - 2 tầng áp bức... rồi lại cố gắng bật dây, nhưng lúc người ta tưởng rằng đã chống lại được giai điệu thôi miên kìm nén đó thì dàn nhạc đột nhiên vút lên giống như sư tử rống giận, gào thét... thế là bị kéo tuốt lên mây... =))

Để có được tiết tấu đó, hạ âm đó, các nhạc trưởng nghiêm túc sẽ phải dùng đến các giọng nam giới già ... và dĩ nhiên, nghe người Ý hát tiếng Latin cổ luôn luôn có sự khác biệt.

 
Chỉnh sửa cuối:

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,799
Động cơ
365,667 Mã lực
Em lại ko đồng tình :)). Nếu chỉ đơn giản là cảm xúc thì đâm đầu vào cái hố vôi Classical làm gì cho mệt

Về nội dung, thớt này đã bàn khá nhiều rồi. Về kỹ thuật, em chỉ lấy đơn cử như Violin thôi. Các cụ nếu đã chơi đồ hi - end đều biết rằng trở kháng của loa thay đổi khi tần số âm thanh thay đổi, càng lên cao trở kháng càng thấp. Ví dụ loa có trở kháng danh định 8Ohm thì khi lên 2kHz, trở kháng của nó tụt xuống chỉ còn tầm 3Ohm. Các loa 4Ohm còn kinh dị nữa, có khi chỉ còn tầm 1.3Ohm. Dẫn đến cường độ dòng vọt lên cao và không phải Amply nào cũng chịu đựng được. Nếu là các thể loại nhạc và nhạc cụ khác, các note nhạc trên 2k Hz không duy trì quá lâu và thường là rời rạc. Tuy nhiên, với violin nói riêng và bộ strings nói chung thì với kỹ thuật rung (vibraro), láy (Trillo)... thì các note này là liền mạch và kéo dài liên tục trong vài phút là chuyện thường. Ampli ko tốt sẽ bốc khói hoặc tự động "cắt ngọn" sóng sin, tạo ra âm thanh rất khó chịu...
Vâng, chuyện này sẽ khó nói tận tường, rành mạch được. Em trộm nghĩ dù nghe thế nào, dù người nghe có trình độ học thuật về âm nhạc hay không thì cuối cùng cái họ nhận được phải là hay. Đương nhiên nếu như có trình độ thì nghe sẽ hay/hiểu hơn, nhưng thử có được mấy ai hả cụ.
 

rach

Xe tải
Biển số
OF-122402
Ngày cấp bằng
29/11/11
Số km
423
Động cơ
363,377 Mã lực
Em nghe những bản mà sân khấu kít mít. Nhưng có lúc vẫn có cảm giác "hụt hơi" khi trình diễn thế nào ấy... sau này được biết có nhiều bản nhạc cần tới hàng nghìn nghệ sĩ biểu diễn cùng lúc mới toát hết được cái bao la, rộng lớn và hào hùng của nó...thì lúc ấy mới hiểu được cái cảm giác đã nói ở trên.
- Còn chuyện đi nhiều hay ít người, em sẽ "ngâm cứu thêm" xem sao. 😉
Tất nhiên là nghe một bản nhạc trong một phòng nghe mấy chục tỉ sẽ khác nhiều so với khi nghe trên một cặp loa bình dân, sự khác biệt như kiểu giữa một dòng sông và một cốc nước vậy cụ nhỉ.

Tuy nhiên, thà có cốc nước còn hơn chả có giọt nước nào, và cũng không nên vì mình biết có dòng sông mà mình nói người khác không nên động đến cốc nước; chưa nói đến chuyện cốc nước thì em với cụ mới chia sẻ được với nhau chứ dòng sông thì chia sẻ kiểu gì?

Em không tin là khi nghe "tiếng dương cầm trong khung nhà đổ" ta lại bỏ đi vì quen nghe hệ thống âm thanh xịn sò mất rồi. Quan trọng là mình có nghe cái đã, những cái khác khi có điều kiện mình sẽ đẩy dần lên.

 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top