4 Seasons sở dĩ quá nổi tiếng, theo em, ko phải đơn giản vì nội dung âm nhạc của nó mà vì linh hồn của nó. Cho nên, rất khó để phân định ai là người chơi hay nhất vì mỗi nghệ sỹ đều có cách diễn đạt của riêng mình và đều hợp với 4 Seasons cả .Trong Wenesday, đó là bản Winter I. Allegro Non Molto cung Mi trưởng, được làm soundtrack của film,
còn bài trong link của mợ đưa là Summer cũng trong tổ khúc 4 mùa - Four Seasons của ông.
Rất nhiều nghệ sỹ trình tấu lại cái tổ khúc 4 mùa kinh điển kia, nhưng cá nhân em thì thấy Nigel Kenedy người có phong cách riêng nhất và truyền tải được cái sắc thái các 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông với một phong cách rất bông đùa và khoáng đạt.
-----
Trong Wenesday espisode 1 season 1, đoạn giữa phim là Paint it black của Rolling Stone. Bài này được con bé Wenesday chơi với hai sắc thái duy nhất: đen và trắng, y như cái bộ đồ nó mặc trên người, một năng lượng đen hoàn toàn, nồng nặc qua tiếng đàn từ cây Cello của nó.
Đó là cây đàn Harpsichord (tiếng Pháp là clavecin). Nó là tiền thân của Piano ngày nay. Đến thời Bach thì Harpsichord dần bị thay thế bằng forte-piano và đến thời Beethoven thì Grand Piano quét tất cả đám kia vào sọt rác để nổi lên sánh vai cùng viloin trở thành ông hoàng và bà chúa của âm nhạc/khí nhạc.Link cụ gửi là tổ hợp đủ 4 mùa mà. Theo thứ tự Xuân- Hạ - Thu - Đông. Em đã nghe xong tất cả các version các cụ gửi và sẽ thêm Vivaldi là nhạc sỹ phải nghe. Em thích theo thứ tự Hạ - Thu - Đông - Xuân. Mà em để ý trong 4 tác phẩm đều có cái đàn j như piano nhỉ? Nó kết hợp với violin làm nên chất rất riêng của Vialdi, em ko thấy sự kết hợp này trong các tác phẩm của các nhạc sỹ khác như Beethoven, Mozart..
Đây không phải âm nhạc cụ (với em). Nó là một hình thức minh hoạ, người ta xếp nó vào thể loại easy listening hay trong giới audiophile gọi nó là (nhạc) "thuốc".
Cover mà cụ. Không phải nhạc gốc. Nhưng ý em là thử suy xem nó có thể diễn tả như "bản gốc" được không..Đây không phải âm nhạc cụ (với em). Nó là một hình thức minh hoạ, người ta xếp nó vào thể loại easy listening hay trong giới audiophile gọi nó là (nhạc) "thuốc".
Gu của cụ là gì ạEm ghé nghe gu nhạc của các cụ
Cover thì nói làm gì cụ, cái này là chuyển soạn thì đúng hơn - tức diễn tả bằng ngôn ngữ/ công cụ (nhạc cụ) khác. Với chuyển soạn, yêu cầu đầu tiên là nhà soạn nhạc phải nắm được linh hồn của tác phẩm để đưa những nét phác hoạ của nó ngay trong phần mở đầu (predule), sau đó mới khai thác tiếp các mảng nội dung của nó... hoặc cũng chỉ cần 1 mảng cũng được. Còn với kiểu note by note như trên thì giống bài tập ký âm (nghe rồi ghi lại các note nhạc) của sinh viên nhạc viện hơn là một tác phẩm.Cover mà cụ. Không phải nhạc gốc. Nhưng ý em là thử suy xem nó có thể diễn tả như "bản gốc" được không..
- Em đánh giá cụ gần như là No.1 ở đây rồi. Nên muốn hỏi cụ xem ý kiến ra sao thôi. Chứ nói riêng, thì mấy thể loại này không sánh nổi nhạc gốc. Vì nó cover lại rồi, sao bằng cái gốc gác được ạ
Đúng như em nghĩ...cụ thật sự hiểu rất rộng. Và suy nghĩ cũng sâu xa.Cover thì nói làm gì cụ, cái này là chuyển soạn thì đúng hơn - tức diễn tả bằng ngôn ngữ/ công cụ (nhạc cụ) khác. Với chuyển soạn, yêu cầu đầu tiên là nhà soạn nhạc phải nắm được linh hồn của tác phẩm để đưa những nét phác hoạ của nó ngay trong phần mở đầu (predule), sau đó mới khai thác tiếp các mảng nội dung của nó... hoặc cũng chỉ cần 1 mảng cũng được. Còn với kiểu note by note như trên thì giống bài tập ký âm của sinh viên nhạc viện hơn là một tác phẩm.
Để em lấy ví dụ cho cụ thẩm, mà lấy luôn tác phẩm sử dụng chất liệu ngũ âm (phương đông) cho dễ so sánh... Truyên cổ tích Nghìn lẻ một đêm ..chắc cụ biết rồi
Nhân nói đến Asturias em lại nhớ đến chị Ana Vidovic , cũng là bản nhạc chuông một thời trên điện thoại của mình, cũng tình cờ trên các tổng đài IP dùng SIP làm core protocol như Freeswitch nó được làm nhạc chờ ( music on hold) MOH mà em một thời implement các features cho nó.Nhân tiện cụ NguyenAnhPhan nói chuyện "chuyển soạn" và đang dở câu chuyện về hệ thống âm thanh với cụ Leean từ VNAV sang đến OF làm em nhớ đến chuyện tuần trước, ko hiểu là vui hay buồn...
Dân chơi thứ dữ test hệ thống âm thanh gồm 2 cục power Passlabs X350.5 kéo cặp BW 801D. Nhìn hơi choáng nên em cũng ko ngó được phần Pre-amp với transporter/player nhưng chắc cả bộ có giá sách cũng loanh quanh 1 tỷ. Đương nhiên với bộ công suất khủng long như vậy thì test bass là phần chủ yếu. Tiếng bass đều được ae nhận định là "như từ dưới đất chui lên" .... Đương nhiên, nhưng nhìn cái vỏ CD thấy dòng chữ "...Drumming for Drummies.." em lại thoáng chạnh lòng, ! Đúng là dắt khủng long đi cày ruộng..
Hôm sau, có bác trong hội hỏi em
A: Nhạc cổ điển có bài nào mô tả bão táp khủng khiếp nhất em ?
E: Sao anh chơi dữ vậy !!
A: À, anh tập gym... nghe bài đó cho máu
E: Bão táp mà dữ dội em nghĩ chắc chỉ có chương Summer 3 - Presto trong 4 Mùa của Vivaldi .. link...
....nghe
A: Không phải bài này. Nó ở trong LP này.. (ảnh).. LP Suite Espagnol...
E: Đây là Tổ khúc Tây Ban Nha của Albeniz viết cho piano. Nó được chuyển soạn thành cho giàn nhạc giao hưởng vì không gian âm nhạc rộng lớn của nó, em nhớ là ko có cơn bão nào cả !
A: Hoặc không phải là bão, chỉ là bài anh được nghe bạn anh chơi guitar từ hồi sinh viên
E: Tổ khúc này chất lượng bình thường. Nó chỉ có duy nhất một bài nghe được và khá nổi tiếng khi chuyển soạn cho guitar - Asturias
A: Chắc là bài này..
E: ...Link..
A: Chuẩn nó. Anh cám ơn
.... 2 ngày sau...
A: Bản này nó phối kiểu hiện đại nhỉ?
E: Đây là phối chuẩn, giảm bớt bè violin 1 để thêm vai trò cho cây guitar
A: Cái cậu giậm chân nhìn lạ quá, lần đầu anh thấy. Không biết giậm chân vào đâu mà tiếng bass hay thế...
E: Thế giới của nhạc classical rộng lớn lắm anh, ko phải cứ mua một cái đĩa có tên bài / bản nhạc là đủ..
Dĩ nhiên, em ko nói về bản chuyển soạn rất thành công khi tác giả của nó có thể dung hợp vũ điệu Flamenco vào trong. Nếu không nắm được linh hồn của tác phẩm thì khó mà làm được. Và điều quan trọng nhất là sân khấu chơi nhạc classical thường làm bằng gỗ hộp để tiêu âm tốt. Cái hình hộp này vô tình tạo thành một mặt trống khủng lồ (rộng tới hơn 200m2). Người vũ công/nhạc sỹ chơi flamenco phải luyện tập trên 'mặt trống" đó cả tuần lễ để có được âm lượng hoài hoà với dàn nhạc.. Trên hết, đó là tiếng bass khủng bố nhất với dải tần có thể xuống tới 5Hz và thực sự "chui lên từ lòng đất" . Chỉ có nó mới cần đến bộ đôi khủng long kia để cùng thăng hoa
Mời các cụ thưởng ngoạn một góc vẻ đẹp của âm nhạc classical
Woww wow wow.. bản này chơi kịch tính thật, em nghe Mùa đông ko biết bao nhiêu lần và cứ nghĩ mình đã phản bội mùa Hạ, nhưng khi nghe lại mùa Hạ thì ko chắc chắn đã thay đổi, sang mùa Thu thì thấy hấp dẫn bởi sự mới mẻ và quay trở lại mùa Đông thì thấy vẫn giữ nguyên được cảm xúc ban đầu. Tuyệt vời cụ Asura ạ, cảm ơn cụ khi đã cẩn thận chọn bản xuất sắc nhất cả về chất lượng. Em để ý xuyên suốt trong thớt này, cụ luôn đưa những bản có chất lượng tốt nhất và chơi hay nhất trong giới hạn của Youtube. Đúng là người đẹp trai và tinh tế thì làm j cũng ko bao h hời hợt nhỉĐó là cây đàn Harpsichord (tiếng Pháp là clavecin). Nó là tiền thân của Piano ngày nay. Đến thời Bach thì Harpsichord dần bị thay thế bằng forte-piano và đến thời Beethoven thì Grand Piano quét tất cả đám kia vào sọt rác để nổi lên sánh vai cùng viloin trở thành ông hoàng và bà chúa của âm nhạc/khí nhạc.
Đơn giản chỉ là chăm chỉ và phần việc còn lại do AI của YouTube làm nốt. Còn AI đó nó biết gout của người dùng thông quá lịch sử truy cập đấy.Woww wow wow.. bản này chơi kịch tính thật, em nghe Mùa đông ko biết bao nhiêu lần và cứ nghĩ mình đã phản bội mùa Hạ, nhưng khi nghe lại mùa Hạ thì ko chắc chắn đã thay đổi, sang mùa Thu thì thấy hấp dẫn bởi sự mới mẻ và quay trở lại mùa Đông thì thấy vẫn giữ nguyên được cảm xúc ban đầu. Tuyệt vời cụ Asura ạ, cảm ơn cụ khi đã cẩn thận chọn bản xuất sắc nhất cả về chất lượng. Em để ý xuyên suốt trong thớt này, cụ luôn đưa những bản có chất lượng tốt nhất và chơi hay nhất trong giới hạn của Youtube. Đúng là người đẹp trai và tinh tế thì làm j cũng ko bao h hời hợt nhỉ
Nói thật, em cảm nhận bản này đậm chất giới tính- manly. Mà chính cậu ý chuyển soạn hả cụ? Xuất sắc nhỉ? Vâng, đẹp trai cũng thu hút hơn. Nhưng nhắc lại với cụ, khi em nghe classical em thường chỉ nghe và ko xem. Lần sau cùng em mới xem ạ.Đơn giản chỉ là chăm chỉ và phần việc còn lại do AI của YouTube làm nốt. Còn AI đó nó biết gout của người dùng thông quá lịch sử truy cập đấy.
Đây chưa phải là phiên bản chuyển soạn tốt nhất cho Cello nhưng Luka Sulik là người khá đặt biệt. 2Cellos đã từng khuấy động sân khấu crossover với cách chơi rock như classical và classical như rock. Sau thành công rực rỡ của 2Cellos, Hauser chọn theo con đg ngôi sao giải trí thì Luka Sulik lại học tiếp thạc sỹ âm nhạc và kiên định trên con đường classical.
Mợ phải biết là người Ý là khán giả classical củ chuối nhất thế giới, nhất là tại thánh đường Verdi Theater ở Trieste. Họ sẵn sàng la ó phản đối ngay nếu nghệ sỹ chơi dở, thậm chí có tin bên lề là có cả guốc dép ném lên rồi. Vậy mà một người Czech dám đem phiên bản chuyển soạn tác phẩm vỹ đại bậc nhất của người Ý, do chính mình viết, đến trình diễn trong thánh địa âm nhạc của người Ý. Cái sự liều lĩnh cũng đủ để người ta ngả mũ rồi. Mợ thích cungz ko lạ. Bản thân Luka đẹp trai mà, lại còn chất rock nổi bần bật không giống ai khi trình tấu 4 Mùa.
Phiên bản tốt nhất là ai chơi vậy cụ? Có trên youtube ko cụ?Đơn giản chỉ là chăm chỉ và phần việc còn lại do AI của YouTube làm nốt. Còn AI đó nó biết gout của người dùng thông quá lịch sử truy cập đấy.
Đây chưa phải là phiên bản chuyển soạn tốt nhất cho Cello nhưng Luka Sulik là người khá đặt biệt. 2Cellos đã từng khuấy động sân khấu crossover với cách chơi rock như classical và classical như rock. Sau thành công rực rỡ của 2Cellos, Hauser chọn theo con đg ngôi sao giải trí thì Luka Sulik lại học tiếp thạc sỹ âm nhạc và kiên định trên con đường classical.
Mợ phải biết là người Ý là khán giả classical củ chuối nhất thế giới, nhất là tại thánh đường Verdi Theater ở Trieste. Họ sẵn sàng la ó phản đối ngay nếu nghệ sỹ chơi dở, thậm chí có tin bên lề là có cả guốc dép ném lên rồi. Vậy mà một người Czech dám đem phiên bản chuyển soạn tác phẩm vỹ đại bậc nhất của người Ý, do chính mình viết, đến trình diễn trong thánh địa âm nhạc của người Ý. Cái sự liều lĩnh cũng đủ để người ta ngả mũ rồi. Mợ thích cungz ko lạ. Bản thân Luka đẹp trai mà, lại còn chất rock nổi bần bật không giống ai khi trình tấu 4 Mùa.
Một phiếu tôn vinh cho Luka Sulik - Người Czech ở Trieste, rocker ở thánh đường Verdi Theater
Thế mới phải giao lưu và học hỏi mà cụ. Em cũng thừa nhận rằng từ khi vào đây em có cơ hội được nghe nhiều tác phẩm hay. Bốn mùa là một ví dụ. Trước em cũng đã nghe nhưng ko ấn tượng lắm, trước em nghe đĩa than và em bi nhạc hiệu thời tiết làm cho mất hết cảm xúc. Nhưng mấy hôm nay nghe lại thì thấy khác hẳn. Cụ Asura nói đúng, chất lượng thu âm, người chơi có ảnh hưởng rất lớn với bản nhạc. Khi nghe 1 tác phẩm ko chỉ là nghe tác giả mà quan trọng là người chơi và dàn nhạc nữa, em đã bỏ qua điều này và đã để lỡ nhiều tác phảm hay.Tầu ngầm hóng các cụ luận về classic mới thấy thế giới classic rộng lớn, thâm sâu thật. Tự hổ thẹn mới mình dù đã nghe classic hơn chục năm nay.
Cám ơn các cụ.