Ballade số 1 cung Sol thứ, Op. 23 là bản ballade dành cho piano độc tấu, được Chopin viết và hoàn thành năm 1835. Bản Ballade khởi động nhẹ nhành và càng về sau, giai điệu của bản nhạc càng kịch tính. Bản nhạc có cấu trúc phức tạp và không giới hạn ở bất kỳ hình thức cụ thể, nó được kết hợp các ý tưởng chủ yếu từ các dạng
sonata và biến thể. Một điểm đặc biệt của Ballade số 1 là nhịp của nó. Trong khi ba bản còn lại được viết bằng nhịp cố đinh với nhịp
6/8, Ballade số 1 lại mở đầu với nhịp
4/4, và phần coda (vỹ thanh) được viết bằng nhịp
2/2. Phần còn lại của bản nhạc lại viết được viết bằng nhịp
6/4, chứ không phải là
6/8 đặc trưng cho 3 bản sau nó. Có lẽ vì lý do đó mà Ballade số 1 của Chopin được lý giải với nhiều cách chơi khác nhau.
Đầu tiên là bộ phim đình đám The pianist (Nghệ sỹ dương cầm) năm 2002. Phân cảnh đẹp nhất của bộ phim, Wladyslaw Szpilman chơi bản ballade này khi bị đồng chí sỹ quan Đức phát hiện đang lẩn trốn trong khu nhà và yêu cầu ông ấy chơi piano. Trong thực tế, theo lời kể của Wladyslaw Szpilman, ông ấy chơi bản Nocturne No.1 nhưng có lẽ trong âm nhạc Chopin chỉ có bản ballade số 1 mới đủ tầm vóc để diễn tả hết những gì đạo diễn, nhà biên kịch muốn truyền tải thông qua bộ phim - có hiện thực u ám không lối thoát, có dằn vặt mất mát khi mình còn sống mà tất cả người thân đã đến lò thiêu xác, có hoài niệm về những tháng ngày tươi đẹp, có mơ ước bay bổng gửi gắm vào tương lai... Và trên hết là nỗi nhớ quê hương vô bờ của Chopin khi lang thang trên đất Pháp. Tâm trạng của cả người chơi đàn lẫn người nghe đều giống Chopin, người nghệ sỹ ở trên quê hương của mình nhưng đã không thuộc về mình và người thính giả ở trên mảnh đất mình chiếm được nhưng không phải quê hương của mình. Và cuối cùng,
"..đứng trước âm nhạc, người Đức luôn là những chú mèo nhỏ hiền lành, dễ bị thôi miên.."
Sau đó, trong một bộ phim lấy âm nhạc làm chủ đề, quy tụ những tác phẩm xuất sắc nhất với những cách diễn giải vô cùng sáng tạo và hấp dẫn, bản Ballade số 1 của Chopin được chọn làm bản nhạc "tổng kết" cho tất cả, gửi gắm những cung bậc tình cảm phức tạp và đẹp đến mức phát khóc suốt 22 tập phim.
Your Lie In April
Câu chuyện xoay quanh thần đồng piano Arima Kōsei trên hành trình âm nhạc, tình bạn, tình yêu của cậu. Mẹ của Arima là một nghệ sỹ Piano tài năng nhưng mắc bệnh nan y. Trước khi từ giã cõi đời, người mẹ vì lo lắng cho tương lai của con đã quyết định huấn luyện Arima trở thành nghệ sỹ piano tài năng với mong muốn cậu có thể sống được với nghề còn Amira không hề biết và chỉ cố gắng làm vui lòng mẹ. Với tài năng thiên bẩm và chương trình huấn luyện khắc nghiệt đến tàn nhẫn của mẹ, Arima đã trở thành cái "máy chơi Piano" chính xác tuyệt đối và thống trị tất cả các giải đấu mà cậu tham gia. Nhưng, cái giá phải trả khi biến thành "bộ máy chính xác" quá lớn. Arima bị căn bệnh mất thính giác kỳ lạ, cậu không thể nghe thấy tiếng đàn piano của mình nữa... và mâu thuẫn giữa 2 mẹ con đạt tới đỉnh điểm. Do đó, khi người mẹ qua đời, Arima đoạn tuyệt với âm nhạc kinh điển. Tài năng của cậu chỉ còn dành cho việc ghi lại nhạc phổ cho mục đích sản xuất các bản karaoke và sống cuộc sống bình lặng với hai người bạn thân Tsubaki và Watari
Sau hai năm, một cô gái lạ mặt có tên là Miyazono Kaori đã xuất hiện và thay cuộc đời cậu một lần nữa. Miyazono Kaori là một nhạc công violin với thiên hướng tự do để những nốt nhạc phản ảnh cảm xúc của bản thân. Nhiệt thành, vui vẻ, luôn sống với cảm xúc bùng nổ hết mình và "yêu quý" cậu bạn mới Kōsei một cách bất thường, Miyazono Kaori lập kế hoạch để giúp Arima trở lại với thế giới âm nhạc và cho cậu thấy nó là cả thế giới tự do mà không gò bó như cách cậu từng chơi.
Hành trình trở lại với âm nhạc của Arima cũng song hành với mối quan hệ tình bạn, tình yêu thú vị của tuổi teen và cũng giúp cậu vén bức màn bí mật của quá khứ. Tuy nhiên, một lần nữa, Arima phải đối mặt với sự thực phũ phàng. Miyazono Kaori vốn là một fan cuồng nhiệt của cậu từ xưa, cô bé chơi violin chỉ với một ước muốn được Amira đệm đàn và ...cũng mắc bệnh nan y. Cuộc sống của cô chỉ được tính bằng ngày .... Một lời nói dối đáng yêu cũng đáng hận !!??
Âm nhạc trong bộ phim được lựa chọn, chau chuốt... cực đẹp. Có thể bạn đã xúc động khi nghe bản Ballade số 1 của Chopin trong The Pianist (2002) với tình cảm, khát vọng của những người con xa quê và mất mát. Và bạn sẽ tìm thấy cảm xúc mới mẻ, mãnh liệt không kém khi "xem" Amira chơi bản Ballade này để vĩnh biệt một tình yêu. Vẫn là những cảm xúc đó nhưng bản nhạc đã được phủ gam màu lấp lánh của tình yêu thay vì tone màu trầm đầy chất "chính luận" của The Pianist.