[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Trong “Thập đại kiệt tác” khúc nhạc gây ấn tượng cho nhiều người nhất là “Cao sơn lưu thủy” (高山流水). Khúc nhạc được danh cầm Quản Bình Hồ (1879 - 1967) - người chơi đàn Cổ cầm hay nhất thế kỷ 20 chơi. Vào năm 1977, kiệt tác “Cao sơn lưu thủy” đã được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) gửi phát vào không gian vũ trụ qua các con tàu thám hiểm vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2. Câu chuyện tri âm Bá Nha (Du Thụy) - Tử Kỳ (Chung Huy) đã có rất nhiều phiên bản và GS Google ghi nhớ tất cả. Ý kiến cá nhân em, danh khúc này không chỉ đơn giản như vậy.

Điển tích "cao sơn" (núi cao) và "lưu thủy" (nước chảy) này được Liệt Ngự Khấu người nước Trịnh trong "Thang vấn" sách Liệt Tử đời Xuân Thu - Chiến Quốc ghi lại rằng:

Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: "Hay thay! vời vợi tựa Thái sơn" (Thiện tại hồ cổ cầm, ngụy ngụy hồ nhược Thái sơn). Chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: "Hay thay! mênh mang như sông nước" (Thiện tại hồ cổ cầm, đãng đãng hồ nhược lưu thủy). Bất luận là chí tại cao sơn hay chí tại lưu thuỷ, Bá Nha trong mỗi khúc nhạc đều biểu hiện chủ đề hoặc tư tưởng của mình, nhờ đó Chung Tử Kỳ có thể lĩnh hội được ý tứ đó. Nghe nhạc vốn dĩ là cảm cái khúc ý mà người chơi gửi gắm, đạo lý này vốn dĩ đă có từ ngàn xưa vậy.

Một ngày, Bá Nha cùng Chung Tử Kỳ chơi núi Thái sơn, gặp trời mưa to, hai người dừng lại dưới một mỏm núi đá. Bá Nha trong tâm phiền muộn bèn tấu một khúc nhạc. Khúc nhạc ban đầu biểu hiện cảnh mưa rơi xuống một dòng suối trên núi, tiếp đó khúc nhạc mô phỏng âm thanh của nước lên cuồn cuộn cùng đất đá đổ nát. Mỗi khúc nhạc vừa hoàn thành, Chung Tử Kỳ đều ngay lập tức nói ngay được ý tứ mỗi bài. Bá Nha thấy thế bỏ đàn mà rằng: "Giỏi thay! Các hạ có thể nghe thấu cái chí thú trong khúc nhạc, ý của các hạ cũng là ý của ta vậy". Từ đó hai người trở thành một cặp nhân sinh tri kỷ mà đời sau vẫn ca ngợi.

Lã thị Xuân Thu cũng kể lại câu chuyện Bá Nha, Tử Kỳ tương tự như Liệt Tử, nhưng khác chút về kết cục, rằng sau khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha quẳng đàn, dứt dây đến tận cuối đời không chơi đàn; từ đó trên nhân thế không có ai có thể gọi là cầm giả nữa.

Sau sách Liệt Tử và Lã thị Xuân Thu, đời Tây Hán có Hàn Thi ngoại truyện, Hoài Nam Tử, Thuyết uyển; đời Đông Hán có Phong tục thông nghĩa, Cầm tháo, Âm phổ giải đề v.v. đều viện dẫn câu chuyện này.


Cao Sơn Lưu Thủy do đời sau biên soạn để ca ngợi tình bạn Bá Nha và Tử Kỳ, có nguồn gốc ở vùng Giang Nam, bản lưu truyền ngày nay chủ yếu là bản do Xuyên Phái đời Thanh phát triển. Khúc nhạc này được phân thành 8 đoạn và một vĩ thanh, cụ thể là 4 bộ phận lớn: khởi, thừa, chuyển và hợp (gần giống như bố cục một bài thơ Đường Luật). Bốn đoạn này cũng ứng với "vời vợi Thái Sơn", "mênh mang sông nước", "mưa rơi trên suối" và "nước cuốn đất đá (lũ)".

“Lão tăng ba mươi năm trước lúc chưa tham thiền, thấy núi là núi, thấy sông là sông. Sau này tham thiền, gặp thiện tri thức có được chỗ vào, thấy núi không phải là núi, thấy sông không phải là sông. Hôm nay được chỗ nghỉ ngơi, thấy núi vẫn là núi, thấy sông vẫn là sông”. Như vậy, với 03 cảnh giới quan sát và cảm ngộ nhân sinh như thiền sư Duy Tín tổng kết trong Chỉ Nguyệt Lục, cái gọi là "tri âm" của Tử Kỳ với tư tưởng của bậc sỹ phu như Bá Nha chỉ dừng lại ở cảnh giới thứ nhất thôi sao !? Và nếu chỉ đơn giản như vậy thì không cần thiết phải có thêm đoạn "mưa rơi trên suối" và "nước lũ cuốn đất đá".

Sơn thủy hữu tình luôn là đề tài bất tận trong văn học nghệ thuật đến triết học của Trung Quốc - “Nhân giả lạc sơn, trí giả lạc thủy".

Khổng Tử nói với các đồ đệ: “ Người thông minh thích nước, kẻ nhân đức yêu núi. Người thông minh tính tình hoạt bát như nước, kẻ nhân đức lại an tịnh như núi. Người thông minh cuộc sống vui vè, kẻ nhân đức hưởng đời trường thọ”.

Tử Cống liển hỏi :” Thưa thầy, sao người nhân đức lại vui khi thấy núi ?”

Khổng Tử đáp :” Núi ư, cao to hùng vĩ, tại sao người nhân đức lại vui khi thấy núi ? Bởi trên núi cỏ cây sum suê, chim thú tụ họp, mọi thứ con người sản xuất phục vụ cuộc sống đều được lấy từ núi. Núi còn kéo giống tố làm mây mưa để khai thông trời đất , điều hoa hai khí âm dương, rỏ sương ngọt cho vạn vật sinh trưởng, dân chúng nhờ đó ấm no đầy đủ, đó cũng là nguồn cơn khiến người nhân đức yêu núi”.

Tử Cống lại hỏi :” Thế tại sao khẻ thông minh lại vui khi thấy nước”.

Khổng Tử đáp:” Nước ư, tất cả vật thế sống trong nước đều bắt nguồn tư tự nhiên, cũng giống vậy như mỹ đức của con người; nước sẵn sàng chảy vào nơi thấp, quanh co uốn lượn nhưng luôn có một phương hướng nhất định, chẳng khác nào chính nghĩa ; nước mênh mông không biên giới, tựa đức hạnh của con người. Nếu con người khai đập cho nước chảy, nước sẵn sàng vượt vạn lý xa, dù rằng chay qua sơn cốc sâu vạn trượng, nước cũng không hề sợ sệt, như lòng dũng cảm của con người. Nước tuy yếu ớt, nhưng không nói lại lại thiếu bóng nước. Vạn vật nhờ có nước, mà trở nên tươi mát sạch trong, tựa hồ cái thiện là do giáo hóa. Đây chẳng phải là phẩm chất của người trí tuệ sao?”.


Quan điểm này sau đó còn đi vào huyền không học - phong thủy - với núi và nước là yếu tố nghiên cứu chủ đạo. Môn học này tổng kết rằng "ở gần núi thì con cháu đầy đàn, ở gần nước thì tài phú tràn ngập".

Vậy là, đẳng cấp của Cao sơn Lưu thủy đâu chỉ dừng lại ở tả cảnh thiên nhiên hay tưởng niệm người tri âm trong thiên hạ. Từ Kỳ thấy một Bá Nha "nhân giả" trong đoạn Cao Sơn, thấy một Bá Nha "trí giả" trong đoạn Lưu Thủy .... và còn thấy gì nữa khi Bá Nha gảy "mưa rơi" và "nước lũ"...!?

Cuối cùng, còn cầm giả nào có đủ khả năng đưa thính giả tới cảnh giới thứ ba "thấy núi vẫn là núi, thấy sông vẫn là sông.." ??!!
Hihihi.. các cụ có thấy em giống nước còn cụ Asura giống núi ko? Anywai, cụ thế này bảo em dốt em cũng ko xấu hổ. Cu ví dụ một bài mà cụ cảm thấy có đủ Khởi, Thừa, Chuyển và Hợp đi cụ.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Trong “Thập đại kiệt tác” khúc nhạc gây ấn tượng cho nhiều người nhất là “Cao sơn lưu thủy” (高山流水). Khúc nhạc được danh cầm Quản Bình Hồ (1879 - 1967) - người chơi đàn Cổ cầm hay nhất thế kỷ 20 chơi. Vào năm 1977, kiệt tác “Cao sơn lưu thủy” đã được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) gửi phát vào không gian vũ trụ qua các con tàu thám hiểm vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2. Câu chuyện tri âm Bá Nha (Du Thụy) - Tử Kỳ (Chung Huy) đã có rất nhiều phiên bản và GS Google ghi nhớ tất cả. Ý kiến cá nhân em, danh khúc này không chỉ đơn giản như vậy.

Điển tích "cao sơn" (núi cao) và "lưu thủy" (nước chảy) này được Liệt Ngự Khấu người nước Trịnh trong "Thang vấn" sách Liệt Tử đời Xuân Thu - Chiến Quốc ghi lại rằng:

Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: "Hay thay! vời vợi tựa Thái sơn" (Thiện tại hồ cổ cầm, ngụy ngụy hồ nhược Thái sơn). Chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: "Hay thay! mênh mang như sông nước" (Thiện tại hồ cổ cầm, đãng đãng hồ nhược lưu thủy). Bất luận là chí tại cao sơn hay chí tại lưu thuỷ, Bá Nha trong mỗi khúc nhạc đều biểu hiện chủ đề hoặc tư tưởng của mình, nhờ đó Chung Tử Kỳ có thể lĩnh hội được ý tứ đó. Nghe nhạc vốn dĩ là cảm cái khúc ý mà người chơi gửi gắm, đạo lý này vốn dĩ đă có từ ngàn xưa vậy.

Một ngày, Bá Nha cùng Chung Tử Kỳ chơi núi Thái sơn, gặp trời mưa to, hai người dừng lại dưới một mỏm núi đá. Bá Nha trong tâm phiền muộn bèn tấu một khúc nhạc. Khúc nhạc ban đầu biểu hiện cảnh mưa rơi xuống một dòng suối trên núi, tiếp đó khúc nhạc mô phỏng âm thanh của nước lên cuồn cuộn cùng đất đá đổ nát. Mỗi khúc nhạc vừa hoàn thành, Chung Tử Kỳ đều ngay lập tức nói ngay được ý tứ mỗi bài. Bá Nha thấy thế bỏ đàn mà rằng: "Giỏi thay! Các hạ có thể nghe thấu cái chí thú trong khúc nhạc, ý của các hạ cũng là ý của ta vậy". Từ đó hai người trở thành một cặp nhân sinh tri kỷ mà đời sau vẫn ca ngợi.

Lã thị Xuân Thu cũng kể lại câu chuyện Bá Nha, Tử Kỳ tương tự như Liệt Tử, nhưng khác chút về kết cục, rằng sau khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha quẳng đàn, dứt dây đến tận cuối đời không chơi đàn; từ đó trên nhân thế không có ai có thể gọi là cầm giả nữa.

Sau sách Liệt Tử và Lã thị Xuân Thu, đời Tây Hán có Hàn Thi ngoại truyện, Hoài Nam Tử, Thuyết uyển; đời Đông Hán có Phong tục thông nghĩa, Cầm tháo, Âm phổ giải đề v.v. đều viện dẫn câu chuyện này.


Cao Sơn Lưu Thủy do đời sau biên soạn để ca ngợi tình bạn Bá Nha và Tử Kỳ, có nguồn gốc ở vùng Giang Nam, bản lưu truyền ngày nay chủ yếu là bản do Xuyên Phái đời Thanh phát triển. Khúc nhạc này được phân thành 8 đoạn và một vĩ thanh, cụ thể là 4 bộ phận lớn: khởi, thừa, chuyển và hợp (gần giống như bố cục một bài thơ Đường Luật). Bốn đoạn này cũng ứng với "vời vợi Thái Sơn", "mênh mang sông nước", "mưa rơi trên suối" và "nước cuốn đất đá (lũ)".

“Lão tăng ba mươi năm trước lúc chưa tham thiền, thấy núi là núi, thấy sông là sông. Sau này tham thiền, gặp thiện tri thức có được chỗ vào, thấy núi không phải là núi, thấy sông không phải là sông. Hôm nay được chỗ nghỉ ngơi, thấy núi vẫn là núi, thấy sông vẫn là sông”. Như vậy, với 03 cảnh giới quan sát và cảm ngộ nhân sinh như thiền sư Duy Tín tổng kết trong Chỉ Nguyệt Lục, cái gọi là "tri âm" của Tử Kỳ với tư tưởng của bậc sỹ phu như Bá Nha chỉ dừng lại ở cảnh giới thứ nhất thôi sao !? Và nếu chỉ đơn giản như vậy thì không cần thiết phải có thêm đoạn "mưa rơi trên suối" và "nước lũ cuốn đất đá".

Sơn thủy hữu tình luôn là đề tài bất tận trong văn học nghệ thuật đến triết học của Trung Quốc - “Nhân giả lạc sơn, trí giả lạc thủy".

Khổng Tử nói với các đồ đệ: “ Người thông minh thích nước, kẻ nhân đức yêu núi. Người thông minh tính tình hoạt bát như nước, kẻ nhân đức lại an tịnh như núi. Người thông minh cuộc sống vui vè, kẻ nhân đức hưởng đời trường thọ”.

Tử Cống liển hỏi :” Thưa thầy, sao người nhân đức lại vui khi thấy núi ?”

Khổng Tử đáp :” Núi ư, cao to hùng vĩ, tại sao người nhân đức lại vui khi thấy núi ? Bởi trên núi cỏ cây sum suê, chim thú tụ họp, mọi thứ con người sản xuất phục vụ cuộc sống đều được lấy từ núi. Núi còn kéo giống tố làm mây mưa để khai thông trời đất , điều hoa hai khí âm dương, rỏ sương ngọt cho vạn vật sinh trưởng, dân chúng nhờ đó ấm no đầy đủ, đó cũng là nguồn cơn khiến người nhân đức yêu núi”.

Tử Cống lại hỏi :” Thế tại sao khẻ thông minh lại vui khi thấy nước”.

Khổng Tử đáp:” Nước ư, tất cả vật thế sống trong nước đều bắt nguồn tư tự nhiên, cũng giống vậy như mỹ đức của con người; nước sẵn sàng chảy vào nơi thấp, quanh co uốn lượn nhưng luôn có một phương hướng nhất định, chẳng khác nào chính nghĩa ; nước mênh mông không biên giới, tựa đức hạnh của con người. Nếu con người khai đập cho nước chảy, nước sẵn sàng vượt vạn lý xa, dù rằng chay qua sơn cốc sâu vạn trượng, nước cũng không hề sợ sệt, như lòng dũng cảm của con người. Nước tuy yếu ớt, nhưng không nói lại lại thiếu bóng nước. Vạn vật nhờ có nước, mà trở nên tươi mát sạch trong, tựa hồ cái thiện là do giáo hóa. Đây chẳng phải là phẩm chất của người trí tuệ sao?”.


Quan điểm này sau đó còn đi vào huyền không học - phong thủy - với núi và nước là yếu tố nghiên cứu chủ đạo. Môn học này tổng kết rằng "ở gần núi thì con cháu đầy đàn, ở gần nước thì tài phú tràn ngập".

Vậy là, đẳng cấp của Cao sơn Lưu thủy đâu chỉ dừng lại ở tả cảnh thiên nhiên hay tưởng niệm người tri âm trong thiên hạ. Từ Kỳ thấy một Bá Nha "nhân giả" trong đoạn Cao Sơn, thấy một Bá Nha "trí giả" trong đoạn Lưu Thủy .... và còn thấy gì nữa khi Bá Nha gảy "mưa rơi" và "nước lũ"...!?

Cuối cùng, còn cầm giả nào có đủ khả năng đưa thính giả tới cảnh giới thứ ba "thấy núi vẫn là núi, thấy sông vẫn là sông.." ??!!
Cao nhân này đi ngủ sớm nhỉ! Rất điệu độ! Mai chắc dạy từ 5:00 sáng uống trà rồi mới còm các cụ ạ.
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Hihihi.. các cụ có thấy em giống nước còn cụ Asura giống núi ko? Anywai, cụ thế này bảo em dốt em cũng ko xấu hổ. Cu ví dụ một bài mà cụ cảm thấy có đủ Khởi, Thừa, Chuyển và Hợp đi cụ.
Sáng ra hắt hơi nổ mũi, cứ tưởng đêm qua ngủ quên đắp chăn, hóa ra có đội tụ tập nói xấu ta >:)

Đường thi (thơ Đường) đều theo luật đó mợ ạ. Lấy thể tứ tuyệt (bốn câu) cho dễ nhé. Bốn câu, mỗi câu một nhiệm vụ. Vậy là rất rõ ràng. Câu thứ nhất là khai, khởi hoặc phá đề - Giữ vị trí khiêm tốn, chỉ là sự mở đề, tạo ra "duyên cớ" để triển khai tứ thơ nhưng thường ngay trong câu đầu đã hàm chứa nội dung, hàm chứa tình cảm tác giả. Câu thứ hai là thừa, có nghĩa là thừa tiếp, thừa hành " nhiệm vụ" câu một nêu lên. Câu thứ ba là câu chuyển (hoặc tỉ). Dương Tải (đời Nguyên) nói: "câu hết mà ý chưa hết, phần lớn là do biết lấy câu ba làm chủ còn câu bốn thì chỉ phát triển tiếp... Uyển chuyển biến hoá, công phu là ở câu ba, nếu ở đây chuyển được tốt thì câu bốn cứ như thuyền thuận trôi theo dòng vậy, câu thứ ba là câu "bản lề "có thể tạo nên những bước ngoặt thú vị nên phải đặc biệt lưu ý" . Điều đó cho thấy, có nhiều câu thứ ba chỉ là dây dẫn cho sự bùng nổ ở câu bốn, là câu hợp (hoặc kết). Ở mức sâu hơn, câu thứ tư đóng vai trò của một tư tưởng. Câu thứ tư như là một "tổng kết" có nhiệm vụ mở ra hướng mới. "Câu kết trong tứ tuyệt cổ điển không những điêu luyện hơn về kỹ thuật ngôn từ mà còn sâu xa về ý tứ: phần lớn đều tổng kết được một nhận thức có tính chân lý hoặc một nét khắc hoạ tình cảm nào đó của con người mang tầm vóc vũ trụ".

Em lấy Xuất tái - Lương Châu từ của Vương Chi Hoán đi.

Hoàng Hà viễn thượng bạch vân gian,
Nhất phiến cô thành vạn nhận sơn.
Khương địch hà tu "oán Dương liễu”,

Xuân phong bất độ Ngọc Môn quan.

Xa xa, sông Hoàng Hà leo lên tận khoảnh mây trắng
Một tòa thành cô quạnh, một ngọn núi cao vài nghìn mét
Tiếng sáo người Khương đâu cần thổi bài “Chiết dương liễu”
Vì gió xuân nào có thổi tới được cửa ải Ngọc Môn đâu!


Câu 1 - Khai: Tác giả xuất tái (qua cửa ải Ngọc Môn quan phía tây China) toàn sa mạc cát vàng. Nhìn lên trời chỉ thấy Lương Châu ngoài cát ra thì còn có gì nữa, gió thổi một cái là cuốn tận trời, cứ như sông Hoàng Hà chảy trong mây vậy. Đó là Thiên.

Câu 2 - Thừa: Nhìn xuống đất chỉ thấy một tòa thành cô độc, bốn phía là núi cao đen xì. Hùng vỹ và thê lương đan xen. Đó cũng là Địa. Thiên Địa đã dựng lên một bức tranh hoành tráng, khí thế ngùn ngụt.

Câu 3 - Chuyển: Rất khí thế, có điều quá khí thế, nhiệm vụ của câu 3 trở lên nặng nề. Tác giả rất khéo léo dùng luôn thuyết tam tài Thiên - Địa - Nhân để chuyển. "Chiết dương liễu" nguyên là tên một nhạc khúc từ đời Hán, miêu tả khi tiễn biệt nhau, đôi bên đều bẻ cành dương liễu trao cho nhau làm kỷ vật, cũng là chúc bình an. Tục lệ này người đời Đường vẫn theo.

Câu 4 - Kết: Quá tuyệt vời rồi, đầy đủ cả nghĩa đen - nghĩa bóng, nghĩa rộng - nghĩa hẹp, vẽ tranh - họa ý... Dương liễu nảy chồi vào mùa xuân, khi đó liễu giòn, dễ bẻ chứ nó dài ra rồi thì dẻo dai vô cùng. Thổi bài "bẻ liễu" làm chi, sa mạc Lương Châu đâu có mùa xuân mà đòi bẻ liễu. Thương nhớ lúc tiễn đưa làm gì, gió xuân từ phương đông đâu thổi tới được cực tây Ngọc Môn quan. Xa hơn nữa, chiến tranh loài người chẳng bao giờ chấm dứt... !!

Hai câu đầu tả tòa thành hùng vĩ tráng lệ được bao vây bởi núi cao sa mạc, làm người ta sinh hào khí, hai câu sau ai oán triền miên, binh sĩ thổi "chiết dương liễu", hoài niệm cố hương của mình, hoang lương và hùng hồn, ai oán và hoài niệm đan xen, ý chí và tình cảm giao hòa. Khí thế hùng hồn, lại uyển chuyển miên man. Mà thực ra, em ko dịch được hết nghĩa của chữ "ĐỘ" trong câu 4 đấy. Tiếng Việt ko có từ cùng quy mô với nó.

Nhưng.... Thiên - Địa - Nhân hợp nhất chỉ để tạo thành tiếng thở dài của tao nhân mặc khách trước sở thích của loài người - chiến tranh :))

Trở lại Cao Sơn Lưu Thủy, thiên - địa thay bằng sơn - thủy. Khởi đề bằng cao sơn. Qua tâm nhãn của cảnh giới thứ 2 (nhìn núi ko phải núi, nhìn sông ko phải sông) để hướng tới "nhân giả" - người nhân nghĩa. Thừa đề tiếp tục hoàn thiện "bức tranh" phân loại với "lưu thủy" hướng tới "trí giả".

Chuyển đề bằng "mưa rơi trên núi", vẫn là thủy nhưng không phải sông nước mà là nước mưa để dẫn nguồn cho phần 4 - Kết, nước chảy thành suối cuốn đất đá (lũ). Tại sao Bá Nha u oán khi gảy "mưa rơi trên núi" ?! Trở lại thời Xuân Thu - Chiến quốc, China chia thành hơn trăm nước chư hầu chiến tranh liên miên. Bách gia chư tử nở rộ, tranh phong, đua tiếng (rời rạc như mưa rơi) cũng chém giết nhau ko kém phần khốc liệt. Sân diễn cho nhân giả đâu còn nên phải ở ẩn trên núi cao như Tử Kỳ. Tài trí của trí giả thay vì như nước chảy mang lợi đến muôn nhà thì lại biến thành lũ quét. Cũng có thể, Bá Nha có mong ước xuất hiện một trí giả vượt trội, quy tụ kẻ trí, quét sạch rác rưởi đất đá trong thiên hạ - Tần Thủy Hoàng Đế chấm dứt thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc (hay Xuyên phái đời Thanh đưa lịch sử vào khi biên soạn nhạc khúc này =)) ). Suy cho cùng, nghe thấy câu chuyện nào còn phụ thuộc vào tài năng và tư tưởng của cầm giả - nghệ sỹ.

Còn đến cảnh giới thứ 3 - Nhìn núi vẫn là núi, nhìn sông vẫn là sông - thì dành cho mợ cảm nhận tiếp nhé.
 
Chỉnh sửa cuối:

wave thái xịn

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-779240
Ngày cấp bằng
4/6/21
Số km
804
Động cơ
16,944 Mã lực
Dành cho hội trẻ trâu thích thôi, những người có chiều sâu, Thuỳ mị nết na như em ko cảm được cụ ah :))
Mợ hợp với đội cụ asura roài, em chính chỉ thiên về thô lỗ thế này thoai, còn lúc nhạc nhẽo vẫn phải có chai bia bên cạnh. :D
IMG_20220516_173810.jpg
IMG_20220516_173641.jpg
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Dành cho hội trẻ trâu thích thôi, những người có chiều sâu, Thuỳ mị nết na như em ko cảm được cụ ah :))
Mợ hợp với đội cụ asura roài, em chính chỉ thiên về thô lỗ thế này thoai, còn lúc nhạc nhẽo vẫn phải có chai bia bên cạnh. :D
IMG_20220516_173810.jpg
IMG_20220516_173641.jpg
Hai nhóc nhà cụ cao bằng nhau à? Hai đứa nhắc em chênh nhau phải 30cm.
Thực ra trước em cũng thích xem phim đấy, kể cả hành động em cũng xem. Nhưng chả hiểu mấy năm nay em ko thích xem, chắc già rồi. Em thỉnh thoảng cho bọn trẻ con đi xem thì chỉ hoạt hình thôi. Nói ra hơi xấu hổ chứ hồi mọi người bàn nhau phim Titanic em còn ko biết ý, còn hỏi Jack là thằng nào? Cuối cùng thì cũng cố ngồi xem hết nhưng chả thấy hay gì, kể cả bài hát.
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,962
Động cơ
116,995 Mã lực
Sáng ra hắt hơi nổ mũi, cứ tưởng đêm qua ngủ quên đắp chăn, hóa ra có đội tụ tập nói xấu ta >:)

Đường thi (thơ Đường) đều theo luật đó mợ ạ. Lấy thể tứ tuyệt (bốn câu) cho dễ nhé. Bốn câu, mỗi câu một nhiệm vụ. Vậy là rất rõ ràng. Câu thứ nhất là khai, khởi hoặc phá đề - Giữ vị trí khiêm tốn, chỉ là sự mở đề, tạo ra "duyên cớ" để triển khai tứ thơ nhưng thường ngay trong câu đầu đã hàm chứa nội dung, hàm chứa tình cảm tác giả. Câu thứ hai là thừa, có nghĩa là thừa tiếp, thừa hành " nhiệm vụ" câu một nêu lên. Câu thứ ba là câu chuyển (hoặc tỉ). Dương Tải (đời Nguyên) nói: "câu hết mà ý chưa hết, phần lớn là do biết lấy câu ba làm chủ còn câu bốn thì chỉ phát triển tiếp... Uyển chuyển biến hoá, công phu là ở câu ba, nếu ở đây chuyển được tốt thì câu bốn cứ như thuyền thuận trôi theo dòng vậy, câu thứ ba là câu "bản lề "có thể tạo nên những bước ngoặt thú vị nên phải đặc biệt lưu ý" . Điều đó cho thấy, có nhiều câu thứ ba chỉ là dây dẫn cho sự bùng nổ ở câu bốn, là câu hợp (hoặc kết). Ở mức sâu hơn, câu thứ tư đóng vai trò của một tư tưởng. Câu thứ tư như là một "tổng kết" có nhiệm vụ mở ra hướng mới. "Câu kết trong tứ tuyệt cổ điển không những điêu luyện hơn về kỹ thuật ngôn từ mà còn sâu xa về ý tứ: phần lớn đều tổng kết được một nhận thức có tính chân lý hoặc một nét khắc hoạ tình cảm nào đó của con người mang tầm vóc vũ trụ".

Em lấy Xuất tái - Lương Châu từ của Vương Chi Hoán đi.

Hoàng Hà viễn thượng bạch vân gian,
Nhất phiến cô thành vạn nhận sơn.
Khương địch hà tu "oán Dương liễu”,

Xuân phong bất độ Ngọc Môn quan.

Xa xa, sông Hoàng Hà leo lên tận khoảnh mây trắng
Một tòa thành cô quạnh, một ngọn núi cao vài nghìn mét
Tiếng sáo người Khương đâu cần thổi bài “Chiết dương liễu”
Vì gió xuân nào có thổi tới được cửa ải Ngọc Môn đâu!


Câu 1 - Khai: Tác giả xuất tái (qua cửa ải Ngọc Môn quan phía tây China) toàn sa mạc cát vàng. Nhìn lên trời chỉ thấy Lương Châu ngoài cát ra thì còn có gì nữa, gió thổi một cái là cuốn tận trời, cứ như sông Hoàng Hà chảy trong mây vậy. Đó là Thiên.

Câu 2 - Thừa: Nhìn xuống đất chỉ thấy một tòa thành cô độc, bốn phía là núi cao đen xì. Hùng vỹ và thê lương đan xen. Đó cũng là Địa. Thiên Địa đã dựng lên một bức tranh hoành tráng, khí thế ngùn ngụt.

Câu 3 - Chuyển: Rất khí thế, có điều quá khí thế, nhiệm vụ của câu 3 trở lên nặng nề. Tác giả rất khéo léo dùng luôn thuyết tam tài Thiên - Địa - Nhân để chuyển. "Chiết dương liễu" nguyên là tên một nhạc khúc từ đời Hán, miêu tả khi tiễn biệt nhau, đôi bên đều bẻ cành dương liễu trao cho nhau làm kỷ vật, cũng là chúc bình an. Tục lệ này người đời Đường vẫn theo.

Câu 4 - Kết: Quá tuyệt vời rồi, đầy đủ cả nghĩa đen - nghĩa bóng, nghĩa rộng - nghĩa hẹp, vẽ tranh - họa ý... Dương liễu nảy chồi vào mùa xuân, khi đó liễu giòn, dễ bẻ chứ nó dài ra rồi thì dẻo dai vô cùng. Thổi bài "bẻ liễu" làm chi, sa mạc Lương Châu đâu có mùa xuân mà đòi bẻ liễu. Thương nhớ lúc tiễn đưa làm gì, gió xuân từ phương đông đâu thổi tới được cực tây Ngọc Môn quan. Xa hơn nữa, chiến tranh loài người chẳng bao giờ chấm dứt... !!

Hai câu đầu tả tòa thành hùng vĩ tráng lệ được bao vây bởi núi cao sa mạc, làm người ta sinh hào khí, hai câu sau ai oán triền miên, binh sĩ thổi "chiết dương liễu", hoài niệm cố hương của mình, hoang lương và hùng hồn, ai oán và hoài niệm đan xen, ý chí và tình cảm giao hòa. Khí thế hùng hồn, lại uyển chuyển miên man. Mà thực ra, em ko dịch được hết nghĩa của chữ "ĐỘ" trong câu 4 đấy. Tiếng Việt ko có từ cùng quy mô với nó.

Nhưng.... Thiên - Địa - Nhân hợp nhất chỉ để tạo thành tiếng thở dài của tao nhân mặc khách trước sở thích của loài người - chiến tranh :))

Trở lại Cao Sơn Lưu Thủy, thiên - địa thay bằng sơn - thủy. Khởi đề bằng cao sơn. Qua tâm nhãn của cảnh giới thứ 2 (nhìn núi ko phải núi, nhìn sông ko phải sông) để hướng tới "nhân giả" - người nhân nghĩa. Thừa đề tiếp tục hoàn thiện "bức tranh" phân loại với "lưu thủy" hướng tới "trí giả".

Chuyển đề bằng "mưa rơi trên núi", vẫn là thủy nhưng không phải sông nước mà là nước mưa để dẫn nguồn cho phần 4 - Kết, nước chảy thành suối cuốn đất đá (lũ). Tại sao Bá Nha u oán khi gảy "mưa rơi trên núi" ?! Trở lại thời Xuân Thu - Chiến quốc, China chia thành hơn trăm nước chư hầu chiến tranh liên miên. Bách gia chư tử nở rộ, tranh phong, đua tiếng (rời rạc như mưa rơi) cũng chém giết nhau ko kém phần khốc liệt. Sân diễn cho nhân giả đâu còn nên phải ở ẩn trên núi cao như Tử Kỳ. Tài trí của trí giả thay vì như nước chảy mang lợi đến muôn nhà thì lại biến thành lũ quét. Cũng có thể, Bá Nha có mong ước xuất hiện một trí giả vượt trội, quy tụ kẻ trí, quét sạch rác rưởi đất đá trong thiên hạ - Tần Thủy Hoàng Đế chấm dứt thời kỳ Xuân Thu - Chiến quốc (hay Xuyên phái đời Thanh đưa lịch sử vào khi biên soạn nhạc khúc này =)) ). Suy cho cùng, nghe thấy câu chuyện nào còn phụ thuộc vào tài năng và tư tưởng của cầm giả - nghệ sỹ.

Còn đến cảnh giới thứ 3 - Nhìn núi vẫn là núi, nhìn sông vẫn là sông - thì dành cho mợ cảm nhận tiếp nhé.
Cụ giỏi nhỉ! Em phải đọc đi đọc lại mà vẫn ko hiểu hết, bắt đầu từ Cao Sơn Lưu Thuỷ. Mà cảnh giới nhìn núi là núi, nhìn sông vẫn là sông thì có j phải cảm nhận cụ nhỉ? Chả nhẽ nhìn núi thành sông hả cụ? Mà bài Cao Sơn Lưu Thuỷ kia đầy đủ 4 phần há cụ?
 

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,287
Động cơ
301,246 Mã lực
Cụ giỏi nhỉ! Em phải đọc đi đọc lại mà vẫn ko hiểu hết, bắt đầu từ Cao Sơn Lưu Thuỷ. Mà cảnh giới nhìn núi là núi, nhìn sông vẫn là sông thì có j phải cảm nhận cụ nhỉ? Chả nhẽ nhìn núi thành sông hả cụ? Mà bài Cao Sơn Lưu Thuỷ kia đầy đủ 4 phần há cụ?
Thứ nhất, nhìn núi vẫn là núi... Cảnh giới này em cũng chỉ thỉnh thoảng bắt được tí xíu, còn xa mới đủ trình độ để giải thích rõ ràng cho mợ >:)

Thứ hai, nhân giả - trí giả của Cao Sơn Lưu Thủy là cả câu chuyện dài, ít nhất mợ phải đọc xong bộ Xuân thu - Chiến quốc (hay Đông Chu Liệt quốc), Bách gia chư tử thì sẽ hiểu nó rõ hơn chứ em cũng ko đủ trình độ để tóm tắt trong một trang giấy được.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,909
Động cơ
246,801 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Các cụ các mợ toàn cao thủ....thật may cho nền âm nhạc 🙂
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top