Trong “Thập đại kiệt tác” khúc nhạc gây ấn tượng cho nhiều người nhất là “Cao sơn lưu thủy” (高山流水). Khúc nhạc được danh cầm Quản Bình Hồ (1879 - 1967) - người chơi đàn Cổ cầm hay nhất thế kỷ 20 chơi. Vào năm 1977, kiệt tác “Cao sơn lưu thủy” đã được Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) gửi phát vào không gian vũ trụ qua các con tàu thám hiểm vũ trụ Voyager 1 và Voyager 2. Câu chuyện tri âm Bá Nha (Du Thụy) - Tử Kỳ (Chung Huy) đã có rất nhiều phiên bản và GS Google ghi nhớ tất cả. Ý kiến cá nhân em, danh khúc này không chỉ đơn giản như vậy.
Điển tích "cao sơn" (núi cao) và "lưu thủy" (nước chảy) này được Liệt Ngự Khấu người nước Trịnh trong "Thang vấn" sách Liệt Tử đời Xuân Thu - Chiến Quốc ghi lại rằng:
Bá Nha chơi đàn tuyệt hay, Chung Tử Kỳ nghe đàn càng giỏi. Bá Nha chơi đàn, chí tại núi cao, Chung Tử Kỳ nói: "Hay thay! vời vợi tựa Thái sơn" (Thiện tại hồ cổ cầm, ngụy ngụy hồ nhược Thái sơn). Chí để nơi dòng nước chảy, Chung Tử Kỳ nói: "Hay thay! mênh mang như sông nước" (Thiện tại hồ cổ cầm, đãng đãng hồ nhược lưu thủy). Bất luận là chí tại cao sơn hay chí tại lưu thuỷ, Bá Nha trong mỗi khúc nhạc đều biểu hiện chủ đề hoặc tư tưởng của mình, nhờ đó Chung Tử Kỳ có thể lĩnh hội được ý tứ đó. Nghe nhạc vốn dĩ là cảm cái khúc ý mà người chơi gửi gắm, đạo lý này vốn dĩ đă có từ ngàn xưa vậy.
Một ngày, Bá Nha cùng Chung Tử Kỳ chơi núi Thái sơn, gặp trời mưa to, hai người dừng lại dưới một mỏm núi đá. Bá Nha trong tâm phiền muộn bèn tấu một khúc nhạc. Khúc nhạc ban đầu biểu hiện cảnh mưa rơi xuống một dòng suối trên núi, tiếp đó khúc nhạc mô phỏng âm thanh của nước lên cuồn cuộn cùng đất đá đổ nát. Mỗi khúc nhạc vừa hoàn thành, Chung Tử Kỳ đều ngay lập tức nói ngay được ý tứ mỗi bài. Bá Nha thấy thế bỏ đàn mà rằng: "Giỏi thay! Các hạ có thể nghe thấu cái chí thú trong khúc nhạc, ý của các hạ cũng là ý của ta vậy". Từ đó hai người trở thành một cặp nhân sinh tri kỷ mà đời sau vẫn ca ngợi.
Lã thị Xuân Thu cũng kể lại câu chuyện Bá Nha, Tử Kỳ tương tự như Liệt Tử, nhưng khác chút về kết cục, rằng sau khi Chung Tử Kỳ chết, Bá Nha quẳng đàn, dứt dây đến tận cuối đời không chơi đàn; từ đó trên nhân thế không có ai có thể gọi là cầm giả nữa.
Sau sách Liệt Tử và Lã thị Xuân Thu, đời Tây Hán có Hàn Thi ngoại truyện, Hoài Nam Tử, Thuyết uyển; đời Đông Hán có Phong tục thông nghĩa, Cầm tháo, Âm phổ giải đề v.v. đều viện dẫn câu chuyện này.
Cao Sơn Lưu Thủy do đời sau biên soạn để ca ngợi tình bạn Bá Nha và Tử Kỳ, có nguồn gốc ở vùng Giang Nam, bản lưu truyền ngày nay chủ yếu là bản do Xuyên Phái đời Thanh phát triển. Khúc nhạc này được phân thành 8 đoạn và một vĩ thanh, cụ thể là 4 bộ phận lớn: khởi, thừa, chuyển và hợp (gần giống như bố cục một bài thơ Đường Luật). Bốn đoạn này cũng ứng với "vời vợi Thái Sơn", "mênh mang sông nước", "mưa rơi trên suối" và "nước cuốn đất đá (lũ)".
“Lão tăng ba mươi năm trước lúc chưa tham thiền, thấy núi là núi, thấy sông là sông. Sau này tham thiền, gặp thiện tri thức có được chỗ vào, thấy núi không phải là núi, thấy sông không phải là sông. Hôm nay được chỗ nghỉ ngơi, thấy núi vẫn là núi, thấy sông vẫn là sông”. Như vậy, với 03 cảnh giới quan sát và cảm ngộ nhân sinh như thiền sư Duy Tín tổng kết trong Chỉ Nguyệt Lục, cái gọi là "tri âm" của Tử Kỳ với tư tưởng của bậc sỹ phu như Bá Nha chỉ dừng lại ở cảnh giới thứ nhất thôi sao !? Và nếu chỉ đơn giản như vậy thì không cần thiết phải có thêm đoạn "mưa rơi trên suối" và "nước lũ cuốn đất đá".
Sơn thủy hữu tình luôn là đề tài bất tận trong văn học nghệ thuật đến triết học của Trung Quốc - “Nhân giả lạc sơn, trí giả lạc thủy".
Khổng Tử nói với các đồ đệ: “ Người thông minh thích nước, kẻ nhân đức yêu núi. Người thông minh tính tình hoạt bát như nước, kẻ nhân đức lại an tịnh như núi. Người thông minh cuộc sống vui vè, kẻ nhân đức hưởng đời trường thọ”.
Tử Cống liển hỏi :” Thưa thầy, sao người nhân đức lại vui khi thấy núi ?”
Khổng Tử đáp :” Núi ư, cao to hùng vĩ, tại sao người nhân đức lại vui khi thấy núi ? Bởi trên núi cỏ cây sum suê, chim thú tụ họp, mọi thứ con người sản xuất phục vụ cuộc sống đều được lấy từ núi. Núi còn kéo giống tố làm mây mưa để khai thông trời đất , điều hoa hai khí âm dương, rỏ sương ngọt cho vạn vật sinh trưởng, dân chúng nhờ đó ấm no đầy đủ, đó cũng là nguồn cơn khiến người nhân đức yêu núi”.
Tử Cống lại hỏi :” Thế tại sao khẻ thông minh lại vui khi thấy nước”.
Khổng Tử đáp:” Nước ư, tất cả vật thế sống trong nước đều bắt nguồn tư tự nhiên, cũng giống vậy như mỹ đức của con người; nước sẵn sàng chảy vào nơi thấp, quanh co uốn lượn nhưng luôn có một phương hướng nhất định, chẳng khác nào chính nghĩa ; nước mênh mông không biên giới, tựa đức hạnh của con người. Nếu con người khai đập cho nước chảy, nước sẵn sàng vượt vạn lý xa, dù rằng chay qua sơn cốc sâu vạn trượng, nước cũng không hề sợ sệt, như lòng dũng cảm của con người. Nước tuy yếu ớt, nhưng không nói lại lại thiếu bóng nước. Vạn vật nhờ có nước, mà trở nên tươi mát sạch trong, tựa hồ cái thiện là do giáo hóa. Đây chẳng phải là phẩm chất của người trí tuệ sao?”.
Quan điểm này sau đó còn đi vào huyền không học - phong thủy - với núi và nước là yếu tố nghiên cứu chủ đạo. Môn học này tổng kết rằng "ở gần núi thì con cháu đầy đàn, ở gần nước thì tài phú tràn ngập".
Vậy là, đẳng cấp của Cao sơn Lưu thủy đâu chỉ dừng lại ở tả cảnh thiên nhiên hay tưởng niệm người tri âm trong thiên hạ. Từ Kỳ thấy một Bá Nha "nhân giả" trong đoạn Cao Sơn, thấy một Bá Nha "trí giả" trong đoạn Lưu Thủy .... và còn thấy gì nữa khi Bá Nha gảy "mưa rơi" và "nước lũ"...!?
Cuối cùng, còn cầm giả nào có đủ khả năng đưa thính giả tới cảnh giới thứ ba "thấy núi vẫn là núi, thấy sông vẫn là sông.." ??!!