Trước tiên là tặng cụ chủ thớt NguyenAnhPhan vì đam mê đàn tranh. Sau đó là lấy tinh thần cho nghệ sỹ dương cầm Bang lang định chuyển "phỏm" từ Tây sang Đông, từ piano sang guzheng.
Trong số các quốc gia phương Đông, ngoại trừ Nga không tính (vì lịch sử quá phức tạp và lộn xộn), Nhật Bản là nước tiếp xúc với âm nhạc thất cung (tả thực) của phương Tây sớm nhất. Ngay từ thế chiến thứ nhất, người Nhật đã học được cách làm nhạc cụ của phương Tây từ những tù binh chiến tranh. Do đó, họ trở thành điểm kết hợp tuyệt vời giữa kỹ thuật làm đàn tranh cổ điển của Trung Quốc và kỹ thuật hiện đại của phương Tây (từ người Đức). Ngoài ra, chất lượng nguyên liệu, thiết bị, trình độ (thái độ) của các nghệ nhân làm nhạc cụ nói riêng và người Nhật nói chung thì Trung Quốc của hiện tại ko so nổi. Và hơn nữa, kỹ thuật ghi âm của người Nhật cũng ko kém gì phương Tây.
Cổ tranh và Cổ cầm là một cặp bổng - trầm. Mợ
Bang lang từng nói ko hiểu cổ cầm diễn tấu những bản như Lan Lăng vương nhập trận khúc hay Tần Vương phá trận nhạc thì ra kiểu gì khi một phút mới "tưng" được một tiếng
, còn cổ tranh thì trong trẻo quá. Em mới mò đến đàn tranh của người Nhật thì câu trả lời cho mợ có rồi. Ngoại cổ tranh 13 dây truyền thống, người Nhật sáng tạo cây đàn cổ tranh cỡ bự với 17 dây. Vậy là đảm bảo cả trầm hùng và tốc độ cho Tần Vương phá nhạc trận.
Rồi, giờ mời các cụ các mợ nghe thử bản (龍星群) Ryuuseigun. Chữ tượng hình google dịch là Long Tinh quần, chữ Nhật phiên âm lại là Mưa sao băng. Cụ mợ nào rành tiếng Nhật xác minh lại giúp em. Nhạc cụ cổ điển phương Đông vốn hợp với dòng nhạc trừu tượng - ý cảnh, nhưng tác giả của nhạc khúc này sáng tác theo lối classic (chuẩn Sonata 3 đoạn) và 6 cây đàn tranh chơi không thua gì bộ dây 6 đàn truyền thống của phương Tây
.
P/S: Việc tìm hiểu kỹ hơn và viết "luận văn" về nhạc cụ và nội dung bản nhạc thì nhường mợ Bằng lăng
À, PP/S phát: âm nhạc này làm em liên tưởng đến âm nhạc của tình yêu - Schubert. Đố mợ
Bang lang tìm ra là bản nào (nổi tiếng lắm)