Xin lỗi cụ chủ thớt vì lại "có lời". Em xin bù lại gấp 10 lần hơn
Trước tiên là bóc một số điển tích, điển cố lớn ra cho dễ hiểu nhé mợ
Bang lang
1. Lời tác giả Nguyên Hiếu Vấn :
Năm Ất Sửu Thái Hoà thứ năm, tới Tinh Châu thi, đường gặp người bắt nhạn nói: "Hôm nay bắt được một con nhạn, đem giết. Con thoát được lưới buồn hót không chịu đi, cuối cùng lao xuống đất mà chết." Tôi bèn mua lấy, đem chôn trên sông Phần, đắp đá thành mộ chí, gọi là mồ chim nhạn. Khi đó nhiều người cùng đi làm thơ phú, tôi cũng làm bài "Nhạn khâu từ". Bài cũ đó không theo nhạc điệu, nay sửa lại.
Vào năm Thái Hòa thứ 5 thời Kim Chương Tông (1205), Nguyên Hiếu Vấn khi đó 16 tuổi tới Tịnh Châu dự thi, lúc đi qua sông Phần, ông thấy một thợ săn đang cầm 2 con chim nhạn đã chết. Người thợ săn đó nói:
“Buổi sáng hôm nay, tôi dùng lưới bắt được một con chim nhạn rồi giết chết nó. Khi đó, có một con chim nhạn khác từ trong lưới bay ra, nó nhìn thấy con chim nhạn kia đã chết, thì đau khổ kêu khóc, bay vòng vòng trên không trung thật lâu mà không chịu rời đi. Cuối cùng, nó lao xuống từ không trung, đầu chạm đất mà chết”. Nguyên Hiếu Vấn nghe xong câu chuyện liền bỏ tiền mua 2 con chim nhạn, chôn cạnh bờ sông Phần. Bốn bên đắp bằng đá cuội để làm dấu hiệu, gọi là “Gò Nhạn”. Những sĩ tử đi cùng lúc đó thi nhau làm thơ để tỏ lòng thương tiếc, Nguyên Hảo Vấn cũng viết một bài có tựa đề “Mạc ngư nhi. Nhạn khâu từ”.
View attachment 7077715
2. Tiết tháo trung trinh của chim nhạn.
Người xưa cho rằng, chim nhạn bản tính trung trinh, một khi đã chọn bạn đời thì sẽ bên nhau như hình với bóng. Nếu như một trong 2 con bất hạnh mà chết sớm, thì con kia sẽ sống đơn độc một mình như thế cho đến hết phần đời còn lại, nó sẽ không chọn thêm bất kì một con chim nhạn nào khác ở bên bầu bạn nữa. Thời Tần -Hán - Đường, trước khi đón dâu, có một nghi lễ quan trọng gọi là “tế chim nhạn”. Khi nhà trai đến nhà gái rước râu, trước tiên phải dâng cho nhà gái một con chim nhạn lớn, để biểu thị thành ý trung trinh, mãi mãi không bao giờ thay đổi. Nó giống như Trầu Cau của Việt Nam ta vậy (Em cũng ko rõ hiện tại Trung Quốc còn dùng ko nữa. Nhạc sỹ Phan Huỳnh Điểu cũng có Truyện ca Trầu Cau rất hay nhưng chủ yếu vẫn dùng nôm - bạch thoại nên ý cảnh ko thể so sánh với Nhạn khâu từ được)
3. Thiên sơn mộ tuyết không phải "ngàn núi tuyết". Người Trung Quốc cổ cho rằng Thiên Sơn là ngọn núi cao nhất thiên hạ, quanh năm tuyết phủ, con người ko đặt chân tới được. Vì nó án ngữ phía Tây nên Âm Dương Gia - Đạo gia đặt vào hành Kim trong ngũ hành. Trên đỉnh tương truyền có hồ Dao Trì quanh năm ấm áp, nơi ở của một trong Tam Hoàng (Đạo giáo) là Kim hoàng Tây Vương Mẫu. Nóđược coi là thánh địa của Đạo giáo sau này (từ đời Đường). Và cũng chỉ loài chim nhạn di cư bắc - nam mới đủ sức bay qua Thiên Sơn. Khoa học ngày nay đã chứng minh chim nhạn là loài chim "khỏe nhất", có hành trình di cư khoảng 81.000km
4. Khúc "Chiêu hồn". Bài thơ này được Khuất Nguyên sáng tác trên đường đi đày sau khi nghe tin Sở Hoài Vương chết. Có thuyết cho là tác phẩm cùa Tống Ngọc làm để chiêu hồn Khuất Nguyên. Đám ma thời cổ đại có tục lệ trèo lên mái nhà gọi hồn người chết. Lời hát khi chiều hồn thay đổi theo đối tượng. Lời trong bài Chiêu hồn của Khuất Nguyên là khóc cho Sở Hoài Vưong bị giam chết ở nước Tần. Theo Sử ký ghi chép: Tần Chiêu Vương nhằm xâm chiếm đất đai nước Sở, lừa Sở Hoài Vương vào nước Tần và ép buộc không được, sau đó bất giam ông. Ba năm sau, Sở Hoài Vương chết tại đất Tần. Khi còn ở trong triều Khuất Nguyên kiên quyết phản đối việc Sở Hoài Vương đến Tần. Lúc Sở Hoài Vương mất, Khuất Nguyên đang trên đường đi đày, ông đau lòng thương cho số mệnh của Hoài Vương và tương lai đất nước Sở. Chủ đề của Chiều hồn là kêu gọi hồn Hoài Vương trở về Giang Nam.
5. Khúc "Sơn Quỷ".
Sơn Quỷ là thiên danh trong
« Sở Từ – Cửu Ca ». Thân phận của Sơn Quỷ được lưu truyền trong dân gian Trung Hoa với nhiều truyền thuyết khác nhau, bao gồm các chủng loại như nữ thần, yêu tinh, sơn thần. Bài hát này là bài ca dùng để cúng tế sơn thần, miêu tả tư thái và phục sức của vị thần mang hệ nữ này. Nội dung phần lớn thể hiện tình cảm biệt ly ưu sầu ai oán.
Sơn Quỷ là bài ca thứ chín trong
« Cửu Ca », một tổ hợp các bài ca tế thần do Khuất Nguyên chỉnh sửa và viết lại từ các bài dân ca nước Sở. Phần lớn nội dung
« Cửu Ca » miêu tả đời sống tình cảm của quỷ thần, ví dụ như
« Tương Quân », « Tương Phu Nhân», « Vân Trung Quân ».
6. Thiên nhược hữu tình
Hán Vũ Đế là vị vua hùng tài đại lược, danh xưng Tần Hoàng - Hán Vũ - Đường Tông lưu truyền thiên cổ cũng đủ để nói nên vai trò của ông rồi. Thuở sinh tiền, do ngạo khí kiêu hùng của bậc đế vương, muốn mình sánh ngang cùng trời đất nên Hán Vũ Đế cho dựng một tượng tiên nhân bằng đồng, hai tay bưng một mâm vàng hứng sương khuya từ mặt trăng rơi xuống để luyện thuốc trường sinh bất lão. Khi Vũ đế qua đời, người ta vẫn hằng đêm nghe tiếng ngựa hý ở nấm mộ của ông ở Mậu Lăng, sáng ra không còn dấu vết. Đến năm Thanh Long thứ nhất (233), Nguỵ Minh Đế Tào Toàn (người kế nghiệp Tào Phi) hạ chiếu cho người kéo tượng đồng về đặt trước cung điện mình. Các cung quan làm gãy mâm, khi xe chuẩn bị kéo đi, tượng tiên nhân bỗng nhiên ngậm ngùi nhỏ lệ. Cháu trong hoàng tộc nhà Đường là Lý Trường Cát bèn làm bài thơ về pho tượng tiên nhân bằng đồng rời cung Hán.
Thiên nhược hữu tình thiên diệc lão.
Huề bàn độc xuất nguyệt hoang lương,
Nếu trời có tình thì ắt cũng phải già đi (vì thương xót cuộc chia ly)
Tượng đồng ôm mâm vàng đi lẻ loi một mình (bỏ lại) ánh trăng hoang lương
Vậy là chúng ta có thể "diễn nghĩa" lại bài Nhạn khâu từ rồi. Cứ hát theo đúng phiên âm Hán - Việt là chuẩn nhất.
Vấn thế gian tình thị hà vật,
Trực giao sinh tử tương hứa?
Thiên nam địa bắc song phi khách,
Lão sí kỷ hồi hàn thử.
Hỏi thế gian, tình là vật chi
Để lứa đôi thề nguyền sinh tử?
Từ trời nam tới đất bắc, hai kẻ vẫn luôn bay bên nhau,
Sát cánh cùng trải qua ấm lạnh.
Hoan lạc thú,
Ly biệt khổ,
Tựu trung cánh hữu si nhi nữ.
Quân ưng hữu ngữ,
Diểu vạn lý tằng vân.
Niềm vui khi hoan lạc,
Nỗi khổ lúc biệt ly,
Chung quy đều chỉ vì có tình si nam nữ.
Giọng nói của người (mới quanh đây)
(giờ) Đã xa mịt mù trên tầng mây vạn dặm.
Thiên sơn mộ tuyết,
Chích ảnh hướng thuỳ khứ?
(Từ nay ta sớm chiều qua) Thiên Sơn phủ tuyết,
Lẻ bóng biết về đâu?
Hoành Phần lộ,
Tịch mịch đương niên tiêu cổ,
Hoang yên y cựu bình sở.
"Chiêu hồn" Sở ta hà ta cập,
"Sơn quỷ" ám đề phong vũ.
Trên dải sông Phần,
Tiếng tiêu cổ rộn rã năm xưa nay đã thành tịch mịch, (
mời xem lại Tịch dương tiêu cổ của cụ chủ thớt)
Khói/mây loang trên bình nguyên nước Sở (
Khuất Nguyên là người Sở).
Bài "Chiêu hồn" cất lên đâu còn kịp,
Khúc "Sơn quỷ" cũng ảm đạm trong gió mưa.
Thiên dã đố,
Vị tín dữ,
Trời xanh còn phải ghen tị đấy, (
em nghĩ là Nguyên Hiếu Vấn lấy ý từ Thiên nhược hữu tình..)
(người đời) vẫn chưa tin ?
Oanh nhi yến tử câu hoàng thổ.
Thiên sầu vạn cổ,
Vi lưu đãi tao nhân.
Cuồng ca thống ẩm,
Lai phỏng nhạn khâu xứ.
Đôi kẻ yến oanh rồi cũng trở thành nấm đất.
Mối sầu ngàn năm này đành để lưu truyền tới muôn đời sau,
Để làm đồ nhắm rượu cho những tao nhân mặc khách.
(Sẽ có kẻ) hát trong điên cuồng, uống rượu trong đau khổ,
(Khi) Tới tìm thăm lại nấm mộ chim nhạn này.
Thiên sầu vạn cổ, có lẽ chỉ có Vạn cổ sầu của Đặng Thế Phong mới đủ tầm đối (Sau ông mới đổi tên thành Giọt mưa thu - nhà quê!!)
Đến bao năm nữa trời
Vợ chồng Ngâu thôi khóc vì thu…
Về nghệ thuật trừu tượng (ý cảnh), thanh nhạc phương Tây còn xa mới đuổi kịp Trung Quốc cổ phong.
Mợ cảm được chưa, thử hát nhé. Chỗ nào chưa thấu hiểu thì để em phiên tiếp