Em có một trăn trở, một ưu tư, một tí ngứa ngáy và một tí âm ỉ phải hỏi cụ Phan (chủ thớt) một tí ạ.
Sao mọi người gọi nhạc cổ điển nói chung của hội Tây lông trắng là quý sờ tộc nhỉ?
Trong khoái khẩu khi thẩm, hít hà món Âm thì thực ra là ta đang nghe một mớ âm thanh hỗn độn dài thòng (thỉnh thoảng có lúc ngừng hehe). Như em chẳng hạn, nghe được gần hết nhạc khắp mọi miền... quả đất này, và thấy hay. Tất nhiên nhạc VN vẫn là đỉnh nhất.
Hội quý sờ tộc kia, theo em dự chúng chẳng nghe được đa dạng như em (như nhạc Á chúng chẳng nghe đâu). Mà âm nhạc là tinh hoa là đỉnh cao của tạo hóa phân biệt người với ngợm. Ngợm cũng ăn ngủ đu i như người, chỉ khác là đếch có nhạc để thẩm.
Vậy ai nghe nhiều, đa dạng, cảm nhận được tinh hoa của tạo hóa là tinh hoa (nôm nà quý sờ tộc) chứ nhể cụ nhờ.
Như em biết thì thực ra Nhạc Cổ Điển hiện nay không được gọi là nhạc quý tộc cụ ạ. Bởi nó đưa đến cho đông đảo công chúng thưởng thức - Từ giầu hay nghèo, sang hay hèn, ít học hay lắm học. Và nó cũng không như nhầm lẫn xưa kia gọi là "Nhạc Bác Học". Bằng chứng là đông đảo người dân từ nông thôn đến thành thị, dây cày hay giáo sư đều có thể nghe và cảm thụ được. Nếu nó là nhạc "Bác Học" thì dễ chắc chỉ dành cho Bác Học nghe. Dân thường chẳng hiểu gì. Vậy nó chỉ còn trong viện bảo tàng, hay thi thoảng trình tấu chỉ cho các bác học nghe mà thôi. Không thì sẽ mai một và thất truyền ngay...
- Vấn đề này đã được chỉnh lại nhiều năm gần đây. Nên khi nói về Classic, người ta không gắn cái mác "Bác Học" cho nó nữa. Nghe vừa ghàn và khệnh khạng.
- Thế còn khái niệm Hàn Lâm thì sao ? Ngày xưa - thời kì phát triển của thể loại này nó đúng là Hàn Lâm thật. Bởi dân thường đâu có mấy ai chơi. Nghệ sĩ nghèo cũng thường là có nguồn gốc quý tộc, hoặc có danh, có nghề gia truyền. Hiếm nghệ sĩ nào xuất phát điểm từ 0 đi cả. Mà thể loại này nó lại cần được những thế lực có máu mặt ủng hộ. Phải minh chứng được trước các hội đồng khoa học, lễ giáo hay những tổ chức, cá nhân có thế lực, có tầm ảnh hưởng lớn...hoặc trong các trường dòng, nhà thờ lớn (có thế lực), hay được các Bá Tước, Vua Chúa, Cha xứ.... Trong khi thời đó là phong kiến, khái niệm đó thường chỉ về các học viện, nhà thờ, viện hàn lâm, nghị viện....nên thời đó nó có khái niệm như thế.
Và những người được "thưởng thức một cách đúng đắn" (phải có tiền thuê nhạc công có tiếng biểu diễn - kèm theo những nhạc cụ chất lượng tốt, đắt giá, hiếm) thì phải là giới thượng lưu, quý tộc, giầu có hay có quyền thế, địa vị mới được. Chứ dân thường - dù biết hay am hiểu thậm chí bị cấm biểu diễn. Lớ vớ tù đày oan. Bởi thời thế ấy nó ấy. Chưa xin phép, không được cho phép thì không được làm theo ý mình. Kẻo mang vạ vào thân ngay...
- Nay thì dân cày, trí thức, bác học, nghèo hay giầu đều có thể chơi, học, biểu diễn, tự up lên Net...nên khái niệm Hàn Lâm nó không phù hợp và không đúng chút nào nữa.
* Nhiều năm gần đây, nhiều nhạc sĩ, nhà soạn nhạc nói riêng, nhà phê bình...đặt ra vấn đề không nên đưa 2 khái niệm Bác Học và Hàn Lâm cho classic nữa. Bởi như thế thì nó không hợp với thời đại nữa. Và người ta đã bỏ 2 khái niệm ấy vào dĩ vãng rồi.
+ Tiêu đề thread em cũng không đưa 2 khái niệm ấy vào. Như thế để tránh mọi người hiểu nhầm về bản chất thực sự của nó.
+ Còn cụ hiểu cả nhạc Ta lẫn Tây, Âu lẫn Á như thế là cụ đã hơn người rồi. Tây lông thì kệ lông chứ. Đâu phải cứ rậm lông là tài giỏi cả đâu
. Mà bọn nó chỉ hiểu mỗi nhạc nó, vì nó nghĩ của nó là nhất. Chứ thực ra nó nhất hay không, khách quan đánh giá. Chứ "mũ ni che tai" là lại tự huyễn mình. Thì tính làm gì ạ
.
* Một chút hiểu biết đơn giản, chắc không đủ làm hài lòng thắc mắc của cụ. Em chỉ nói theo cách hiểu và những gì em biết thôi ạ. Cụ đọc chơi xem có nhặt được câu gì tàm tạm không nhé