Còm trên trả lời cụ
hd-vt , cụ mới chê từ "hàn lâm" xong mà
Em xin đóng góp chút ít. Thứ nhất, tụi Tây nghe rất nhiều nhạc Á nha cụ, media nhà mình ít đưa thôi. Nhưng nó nghe những tác phẩm được viết, trình tấu một cách nghiêm túc. Ví dụ, nghe Rimsky-Korsakov thì chẳng ai dám nói nhạc phương Đông "không bác học" cả vì ông ấy là nhạc sỹ phối phí hàng đầu. Mình cùng mơ "nghìn lẻ một đêm" nào !!
Thứ hai, từ "bác học" người ta dùng ở đây ko có nghĩa tiêu cực mà do chưa tìm được từ nào tốt hơn. Âm nhạc classic buộc người ta phải nghĩ, suy ngẫm, liên tưởng ..đến cuộc sống nói riêng và "tam quan" nói chung (thế giới quan, giá trị quan, nhân sinh quan). Cụ nghe thể loại khác thường chẳng cần nghĩ và để "không muốn nghĩ", đơn giản là giải trí, thư giãn thôi. Ví dụ bản Quan Sơn Nguyệt của Tàu đi.... Nó xuất phát từ một bản nhạc phủ (dân gian), nội dung chỉ đơn giản là người lính canh quan ải nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ bồ....không khác mấy nhạc Vàng của ta cả (
..Con biết xuân này mẹ chờ mong con ..hứ ừ ứ... - Khối người nghe giật mình
). Nhưng nếu cụ đọc bài thơ Quan Sơn Nguyệt của Lý Bạch thì khác roài ...(
Do lai chinh chiến địa, Bất kiến hữu nhân hoàn...). Đi tiếp đến Vương Xương Linh với Xuất tái 1 (T
ần thời minh nguyệt Hán thời quan, Vạn lý trường chinh nhân vị hoàn, Đãn sử Long Thành phi tướng tại, Bất giao Hồ mã độ Âm sơn)... hay chỉ là thi sỹ chán đời, lánh đời nào đó thốt lên "Vạn lý quan sơn, vô vân - Nhất luân cô nguyệt, độc minh" (Van dặn quan sơn một bóng nguyệt) thì bản nhạc đã khác rồi.
Càng nghĩ nhiều, càng sợ nhiều. Càng biết nhiều, càng khổ nhiều.. Ko phải tụi bác học dở hơi thì là gì !!
Thứ 3, nhạc Tây classic lắm lúc cũng "dở hơi" bỏ mie. Như bản Bolero của Ravel, chính tác giả của thấy "ngại" vì nó chẳng có cái gì ngoài một nhịp điệu Araq (Châu Á nhé) ngắn ngủn và đơn điệu. Nhưng khi được chơi bởi dàn nhạc 107 người với hơn chục họ nhạc cụ khác nhau thì thấy nó được phối khí tuyệt vời. Chỉ một giai điệu dài lặp đi lặp lại, với cách phối khí đổi khác mỗi lần giai điệu lặp lại, to dần, vang dần, trầm dần, rồi phát triển dần lên đến khi nó kết thúc với âm thanh đồ sộ nhất từ một dàn nhạc. Nhưng trong quá trình phát triển đó, nó cho ta cơ hội để lắng nghe tất cả các bộ phận của dàn nhạc, qua những sự kết hợp tuyệt vời, và theo một cách độc nhất. Và dĩ nhiên, ta vẫn phải "suy nghĩ" xem đoạn nào được nhạc cụ nào chơi..