[Funland] Vé máy bay VN vì sao đắt?

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,373
Động cơ
757,145 Mã lực
Mỗi lúc Tết đến xuân về mà nhìn giá vé hãi quá

Khi còn là CEO Bamboo Airways, tôi luôn nghĩ: bay với dịch vụ như vậy ở các nước tiên tiến thì giá vé là rẻ.
Nhưng bây giờ, sáng 10/3, khi tự mình vào web đặt vé cho chuyến bay từ Australia về Việt Nam, câu hỏi này quay trở lại. Tôi bỗng muốn tìm câu trả lời từ phía khách hàng, về giá vé máy bay ở Việt Nam tính trên thu nhập bình quân đầu người, so với một số nước trên thế giới.
Hãy cùng lấy ví dụ về giá bình quân của chặng bay phổ biến nhất trên thế giới - là khoảng một giờ. Chẳng hạn, ở Việt Nam sẽ là Hà Nội - Đà Nẵng, ở Mỹ là Los Angeles - San Francisco hay Atlanta - Miami, ở Australia là Melbourne - Sydney, hay gần chúng ta về mức thu nhập bình quân là Thái Lan, chặng Bangkok - Phuket.
Kết quả tìm kiếm giá vé của tôi vào sáng 10/3 như sau:
Hà Nội - Đà Nẵng (1 giờ 20 phút) rẻ nhất là Vietjet 141$
Bangkok - Phuket (1 giờ 30 phút) rẻ nhất là Thai Asia 94$
Miami - Atlanta (1 giờ 50 phút) rẻ nhất là 70$
Melbourne - Sydney (1 giờ 20 phút) rẻ nhất là 114$
Tôi tiếp tục xem GDP bình quân đầu người của mỗi nước (số liệu World Bank, 2022): Việt Nam là 4.163 USD, Thái Lan là 6.910 USD, Mỹ là 76.330 USD, Australia là 65.100 USD.
Vậy với cùng một chặng bay, người Việt mất tới 12 ngày làm việc; Thái Lan là 5 ngày, Mỹ là 0,3 ngày và Australia là 0,6 ngày.
Như vậy, giá vé là quá đắt so với thu nhập của người dân Việt Nam.
Cùng một câu hỏi, tôi đã đưa ra hai câu trả lời hoàn toàn khác nhau, tùy vào vị trí của mình. Mâu thuẫn xuất phát từ thực tế: dù giá vé máy bay khá đắt so với thu nhập của người dân, các hãng bay vẫn có thể thua lỗ.
Vậy, làm sao để giải bài toán đáp ứng hai điều kiện: ngành hàng không có lợi nhuận, và giá vé máy bay dễ tiếp cận hơn với người dân?
Hàng không là một lĩnh vực siêu đặc thù, lại rất phức tạp, đòi hỏi quản trị chi phí khổng lồ, liên quan tới: an toàn bay (tính mạng hàng trăm con người), tài chính, dịch vụ, bán hàng, khai thác hàng ngày... Để hình thành một hãng hàng không, bạn sẽ phải tuân thủ hàng trăm, thậm chí là hàng nghìn, điều kiện về an toàn của hàng không thế giới. Và để đáp ứng những tiêu chuẩn an toàn đó bạn phải chi chính xác đến từng đồng. Mỗi một dịch vụ phát sinh dù nhỏ trên máy bay, nhân lên với hàng nghìn hàng triệu hành khách, lại trở thành con số khổng lồ. Vì vậy mà chi phí hàng không như muối bỏ biển, cộng thêm nguy cơ rủi ro. Có dịch bệnh, thiên tai, địch họa là máy bay nằm đất hàng loạt, trong khi vẫn phải duy trì chi phí tương đương.
Trong bối cảnh chung đó, điều góp phần làm cho giá vé máy bay ở Việt Nam trở nên quá cao so với thu nhập bình quân đầu người là lương phi công cũng như tiếp viên phải đi theo mặt bằng thu nhập chung của ngành này trên thế giới, mới đủ sức hút lao động nước ngoài, trong tình trạng các lao động đặc thù này luôn thiếu. Lương một phi công tại Việt Nam có thể gấp trung bình 20-30 lần thu nhập bình quân đầu người; tương ứng tiếp theo với kỹ thuật viên, tiếp viên... Tất cả chi phí từ nhân sự, bảo dưỡng kỹ thuật, chi phí thuê mua tàu bay... chúng ta vẫn phải theo tỷ giá USD và bằng mặt bằng chung với các nước tiên tiến. Đây là nguyên nhân chính và lớn nhất dẫn tới việc người dân ở các nước đang phát triển phải chấp nhận giá vé máy bay cao hơn nhiều lần so với thu nhập bình quân đầu người.

Nhà nước, cụ thể là Bộ Tài chính và Bộ Giao thông, đang giải quyết bài toán đặt ra trên đây chủ yếu bằng cách áp giá trần vé máy bay, và điều chỉnh bảng giá này khi cần. Năm nay, từ ngày 1/3, giá trần vé máy bay nội địa tăng lên 4 triệu đồng, theo Thông tư số 34 của Bộ Giao thông Vận tải.
Theo tôi, có mấy vấn đề có thể làm ngay để giải quyết câu hỏi về giá vé.
Thứ nhất, Chính phủ cần mở cửa cho lĩnh vực hàng không. Mở cửa, tạo cơ chế cạnh tranh sòng phẳng là điều kiện đầu tiên để đưa giá cả trở về với bản chất thực của nó. Thái Lan gần 72 triệu dân mà có gần 10 hãng hàng không, trong khi Việt Nam 100 triệu dân mà thực tế chỉ có ba hãng hoạt động chính. Thủ tục thành lập hãng hàng không tại Việt Nam có thể coi là ngặt nghèo nhất thế giới. Sau Vietravel Airlines (ra đời 2019), đến nay chưa có thêm dự án hàng không nào được hình thành hay cấp phép. Nếu có thể tạo lập một thị trường kinh doanh mở cho mọi doanh nghiệp tham gia, chắc chắn sẽ có nhiều mô hình kinh doanh, mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng, tạo cơ hội để giá vé đi xuống.
Lĩnh vực thứ hai cần mở cửa là đầu tư hạ tầng hàng không, thay vì gần như cố gắng gói gọn trong Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV. Mỗi chiếc vé bán ra, các hãng tự động phải trả cho ACV một khoản phí, ngoài ra các hãng lại vẫn có hợp đồng phục vụ mặt đất riêng với ACV, tức là cùng một loại phí cho cùng một dịch vụ nhưng lại đang thu hai lần... Đấy chỉ là một ví dụ trong số rất nhiều sự chồng chéo của thuế phí - một tác nhân đẩy giá vé lên cao.
Khi còn làm trong ngành hàng không, tôi luôn tìm mọi cách để giảm giá vé bay nhằm cạnh tranh, nhưng có rất nhiều phí dịch vụ gần như không thể đàm phán mà bị áp đặt, bởi sự độc quyền một mình một sân.
Vấn đề thứ ba là về nguồn nhân lực, muốn giải quyết được bài toán chi phí nhân sự quá cao, phải giải quyết tận gốc rễ là khả năng tự đào tạo phi công. Để làm được việc này thì lại cần Chính phủ cho phép mở cửa bầu trời đối với khai thác và đào tạo phi công cơ bản cho lĩnh vực tư nhân. Phi công cơ bản hiện nay hầu hết đang phải đào tạo ở nước ngoài, vừa chảy máu ngoại tệ, vừa làm tăng chi phí nhân sự. Tự tạo nguồn cung về nhân sự (từ phi công tới kỹ thuật viên, điều phối viên... ) là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm chi phí nhân sự khổng lồ cho các hãng bay.
Vấn đề cuối cùng, theo tôi là không nên áp giá sàn hay giá trần vé máy bay. Hãy để thị trường, các hãng và người tiêu dùng quyết định việc họ sẽ bay với bao nhiêu "ngày công làm việc". Nhưng thị trường chỉ có thể "làm việc của nó" nếu nhà điều hành táo bạo cởi trói sự độc quyền trong mọi lĩnh vực hàng không, tăng cường năng lực quản trị và giám sát thay vì khống chế để dễ quản lý như hiện nay.
Nếu loay hoay do dự, ngành hàng không sẽ khó phát triển, và cơ hội bay - tức sử dụng một phát minh giao thông vĩ đại từ thế kỷ trước - vẫn là giấc mơ với nhiều người Việt ở thế kỷ này.
Nguồn: Đặng Tất Thắng
Hàng không cũng như đường bộ ở VN thôi. Còn nhiều sự chồng chéo bất hợp lý.

Ví dụ : lĩnh vực đường bộ, các xe ô tô ở VN phải mua cái gọi là "Phí bảo trì đường bộ" hàng năm, nó là 1 cái tem và chủ xe phải dán ở kính chắn gió phía trước....Trong khi phần lớn các con đường, chỉ trừ đường nội đô TP, đều có trạm thu phí, phí đường cao tốc thì tăng vô tội vạ và không cần hỏi ý kiến người dân.
Vô hình chung, các xe ô tô ở VN bị 2 lần phí đường bộ đấy. Bảo sao chi phí Logicstics ở VN cao. :))
 

danleduc

Xe container
Biển số
OF-727286
Ngày cấp bằng
28/4/20
Số km
5,373
Động cơ
757,145 Mã lực
thực ra giá thì em ko bàn, mà em thấy bậy nhất là cấm mang nước với đồ ăn nhẹ (snack)... xong lại bán. Cái này nói thẳng là điều kiện đảm bảo tối thiểu về quyền con người là không đúng, ai cũng phải được tiếp cận nước, không khí ở mức cơ bản. Nếu cấm mang chai nước vào thì phải cung cấp nước vòi, nước miễn phí.

Sent from Other Universe via OTOFUN
Cấm mang đồ ăn lên máy bay là chuẩn quốc tế, đâu phải chỉ mỗi ở VN.....:D

Không cấm để các cụ mang đồ ăn, rượu, thịt... lên máy bay mở tiệc " 1-2-3 zô, 1-2-3 zô, 2-3 uống" thì loạn à.
Đến vào rạp chiếu phim còn cấm mang đồ ăn, nước uống vào nữa là ( chỉ được mua bỏng ngô và nước uống của Nhà rạp mang vào thôi....) . :))
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
3,132
Động cơ
450,329 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Với cách tính giá xăng dầu ntn, chi phí cho nghành vận chuyển không phải là cao nhất tg thì mới lấy làm lạ.
Nghịch lý thì ở đâu cũng có, nhưng có những nghịch lý mà bố giáo sư khg thể giải thích nổi, như giá xăng dầu và giá nhà đất, các cụ qui theo tiền lương hoặc thu nhập gdp thì như thấy mình đang lơ lửng nơi thiền am bên bờ vũ trụ.
 

_voi_coi

Xe máy
Biển số
OF-64981
Ngày cấp bằng
26/5/10
Số km
80
Động cơ
436,086 Mã lực
tình hình này các cụ dự đoán bao giờ thì giá vé mới rẻ lại như trước ah
 

_voi_coi

Xe máy
Biển số
OF-64981
Ngày cấp bằng
26/5/10
Số km
80
Động cơ
436,086 Mã lực
Em khẳng định là khg bao giờ.
Lý do là điều hành xăng dầu và trần giá vé.
vok cụ, nhưng điều hành xăng dầu khác gì so với trc đây đâu ah, em thấy cắt chuyến và giá vé tăng cao, em nghĩ liên quan tới công suất, công suất sử dụng thấp do cầu thấp, chi phí cố định lãi vay khấu hao vẫn phải chịu bình thường nên lỗ nặng nên phải tăng giá vé bù vào
 

DCCHA

Xe buýt
Biển số
OF-838620
Ngày cấp bằng
13/8/23
Số km
958
Động cơ
19,372 Mã lực
Tác giả có một ý đúng, là nhất định phải tự đào tạo được phi công dân dụng. Ngành hàng không cũng có tầm quan trọng tương đương đường bộ, đường sắt, đường thủy, do vậy cần tự chủ được nhân lực. Tự chủ được nhân lực thì chi phí sẽ giảm được phần nào.
Bốc phét. Tự đào tạo đc phi công có mà thành Pháp, Đức, Mỹ lâu rồi. Cái gì ko làm đc thì thôi đừng làm nữa, tập trung vào cái khác.
 

Opel Astra

Xe điện
Biển số
OF-803182
Ngày cấp bằng
24/1/22
Số km
4,654
Động cơ
60,598 Mã lực
Tuổi
24
Tác giả có một ý đúng, là nhất định phải tự đào tạo được phi công dân dụng. Ngành hàng không cũng có tầm quan trọng tương đương đường bộ, đường sắt, đường thủy, do vậy cần tự chủ được nhân lực. Tự chủ được nhân lực thì chi phí sẽ giảm được phần nào.
Bác muốn đào tạo, trước hết phải có Giáo án, phải được thẩm định bởi vài tổ chức nào đó do tụi nó chỉ định, ví dụ Cục đăng kiểm Việt Nam chẳng hạn.

Giáo viên đào tạo: Như chên.
Cơ sở vật chất: Như chên.

Sau đó mới đến cái vụ Giáo án riêng cho từng loại tàu bay, từ MBBG đến A380.

Túm lại: Ta chưa làm được.

Tương tự với tự tổ chức bảo dưỡng định kỳ + sửa chữa mái bai.
 

Haiprozzz

Xe buýt
Biển số
OF-749435
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
877
Động cơ
89,135 Mã lực
Tuổi
35
So sánh giá vé máy bay với thu nhập bình quân thì ngáo mẹ nó rồi.
Cũng đúng 1 phần cụ, nhiên liệu thì như nhau, lương cán bộ, tiếp viên thì thấp hơn vài lần so với người ta, mà vẫn than lỗ
 

muathuhanoi883

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-856084
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
204
Động cơ
5,394 Mã lực
Tuổi
43
Trc dịch thì HN SG đầy vé 6, 700k cả phí. Giờ thì rẻ nhất cũng gấp đôi. Rõ là độc quyền ăn dày để bù lỗ đợt dịch
 

DCCHA

Xe buýt
Biển số
OF-838620
Ngày cấp bằng
13/8/23
Số km
958
Động cơ
19,372 Mã lực
Trc dịch thì HN SG đầy vé 6, 700k cả phí. Giờ thì rẻ nhất cũng gấp đôi. Rõ là độc quyền ăn dày để bù lỗ đợt dịch
700x2 = 1,4K. Cụ mua ở đâu đc vé HN - SG giá này mua giúp em với. Chứ em mua toàn 1,4k x2 thôi ạ. Độc quyền này chưa bằng Điện đc, cứ thi thoảng làm phát tăng. Nhà em từ 400k mà các ngài nhà Điện làm 1 lúc giờ lên 700k rồi. Rõ là các ngài bảo tăng mà ko ảnh hưởng đến ai đó.
 

muathuhanoi883

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-856084
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
204
Động cơ
5,394 Mã lực
Tuổi
43
700x2 = 1,4K. Cụ mua ở đâu đc vé HN - SG giá này mua giúp em với. Chứ em mua toàn 1,4k x2 thôi ạ. Độc quyền này chưa bằng Điện đc, cứ thi thoảng làm phát tăng. Nhà em từ 400k mà các ngài nhà Điện làm 1 lúc giờ lên 700k rồi. Rõ là các ngài bảo tăng mà ko ảnh hưởng đến ai đó.
Trc dịch em hầu như tháng nào cũng bay ra HN, đi VJ và chọn vé thấp nhất thì cả thuế phí lúc 600k, lúc 700k.
Giờ đặt thì cứ auto thấp nhất 3tr2, 3tr4
 

muathuhanoi883

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-856084
Ngày cấp bằng
27/3/24
Số km
204
Động cơ
5,394 Mã lực
Tuổi
43
Hàng không cũng như đường bộ ở VN thôi. Còn nhiều sự chồng chéo bất hợp lý.

Ví dụ : lĩnh vực đường bộ, các xe ô tô ở VN phải mua cái gọi là "Phí bảo trì đường bộ" hàng năm, nó là 1 cái tem và chủ xe phải dán ở kính chắn gió phía trước....Trong khi phần lớn các con đường, chỉ trừ đường nội đô TP, đều có trạm thu phí, phí đường cao tốc thì tăng vô tội vạ và không cần hỏi ý kiến người dân.
Vô hình chung, các xe ô tô ở VN bị 2 lần phí đường bộ đấy. Bảo sao chi phí Logicstics ở VN cao. :))
Bảo trì thì chỉ sửa đường 1 phần. Sao đủ làm cao tốc? Chưa kể cao tốc ai muốn mới đi. Mắc gì lấy bảo trì ra làm?
Phí cao tốc có lộ trình tăng. Hỏi ý kiến cụ à? Cụ làm chức gì?
 

DCCHA

Xe buýt
Biển số
OF-838620
Ngày cấp bằng
13/8/23
Số km
958
Động cơ
19,372 Mã lực
Trc dịch em hầu như tháng nào cũng bay ra HN, đi VJ và chọn vé thấp nhất thì cả thuế phí lúc 600k, lúc 700k.
Giờ đặt thì cứ auto thấp nhất 3tr2, 3tr4
Em còn đc cấp cả acc của VNA vào đặt mà giá tầm 3 trẹo. Nghĩ ló chán cái cuộc sống. Năm nay nhà em chọn ô tô đi chơi, máy bay thôi tạm dừng. Đi Hà Nội - Nha Trang cả gia đình 4 người cả đi, ăn, ngủ cũng chit bằng vé máy bay. Đấy là xe em V6 còn hốc xăng như bia đấy.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,709
Động cơ
856,464 Mã lực
tình hình này các cụ dự đoán bao giờ thì giá vé mới rẻ lại như trước ah
Cụ chờ qua mùa cao điểm du lịch là 2/9 thì rẻ ngay mà.

HN-SG thì em vừa check giá ivivu có hết thuế phí thì giá chỉ 1tr5 một chiều đợt này thôi mà.
 

DCCHA

Xe buýt
Biển số
OF-838620
Ngày cấp bằng
13/8/23
Số km
958
Động cơ
19,372 Mã lực
Hàng không cũng như đường bộ ở VN thôi. Còn nhiều sự chồng chéo bất hợp lý.

Ví dụ : lĩnh vực đường bộ, các xe ô tô ở VN phải mua cái gọi là "Phí bảo trì đường bộ" hàng năm, nó là 1 cái tem và chủ xe phải dán ở kính chắn gió phía trước....Trong khi phần lớn các con đường, chỉ trừ đường nội đô TP, đều có trạm thu phí, phí đường cao tốc thì tăng vô tội vạ và không cần hỏi ý kiến người dân.
Vô hình chung, các xe ô tô ở VN bị 2 lần phí đường bộ đấy. Bảo sao chi phí Logicstics ở VN cao. :))
Phí gửi 1 Container hàng từ Hà Nội - Said Gòn bằng phí gửi sang Mỹ rồi. Thế thì Logistic của ta cạnh tranh làm sao đc.
 

Dr Thanh Bùi

Xe lăn
Biển số
OF-46445
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
10,567
Động cơ
86,974 Mã lực
Nơi ở
Nam Định
Mọi năm nhà em ủng hộ các anh ấy 1-2 chục củ, năm nay nhà e đăng ký đi du lịch gần thôi cho tiết kiệm. Để tiền đó nâng cấp khách sạn, nhà hàng cho thiết thực
 

DCCHA

Xe buýt
Biển số
OF-838620
Ngày cấp bằng
13/8/23
Số km
958
Động cơ
19,372 Mã lực
Cụ chờ qua mùa cao điểm du lịch là 2/9 thì rẻ ngay mà.

HN-SG thì em vừa check giá ivivu có hết thuế phí thì giá chỉ 1tr5 một chiều đợt này thôi mà.
Cụ đặt thử đi ạ. Xem tổng ra bao nhiêu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top