Các bác chém kinh quá
https://www.facebook.com/hienbau/posts/436124889782884
Mình không phải bạn của Huyền Chip ở FB, có like trang Xách Ba lô, nhưng cũng mới chỉ 1 lần duy nhất cmt ở trang đó.
Lần đó là do 1 bạn (Luong Thi Hien) có PM nói mình cmt "ngăn" H đừng đi nhờ tàu của thủy thủ Somalia vì quá nguy hiểm!
Thực ra cũng không ngăn, và cũng nói với em Hiền là ngăn làm sao được. Nếu em Huyền đã muốn đi thì kiểu gì cũng đi, như hồi đi học vướng chuyện iêu đương ấy, bố mẹ bạn bè nào ngăn được
Lần đó em H không trả lời lại cmt của mình, mình hiểu em H còn trẻ, tự tin và có cái tôi cũng như cá tính rất mạnh.
Và mình cũng không bao giờ cmt thêm một lần nào khác ở trang Xách ba lô.
Mình không có sách của H, chưa đọc được hết notes và cũng không biết gì đế bênh hay phản đối. Chỉ có vài ý kiến xung quanh những thắc mắc mà tác giả của bài báo trên CAND cho là vô lí, không thật.
- Báo: "Cũng theo lời kể của Huyền còn nhiều điều vô lý như: "Khi đặt chân đến đâu, tôi đi làm thêm ở đó một thời gian, dành dụm tiền rồi lại đi tiếp".
----------> việc này với kinh nghiệm của mình không quá vô lí, ngược lại khá phổ biến với thanh niên nước ngoài, Âu, Mỹ, Phi, châu Á có Nhật nhiều nhất.
Ở các nước tiên tiến visa khó khăn, quản lí ngặt thì đúng là làm vậy là làm chui, nhưng cũng không phải hiếm. Tìm không dễ, nhưng những việc thời vụ: ví dụ phục vụ khách sạn, nhà hàng, quán bar mùa cao điểm ngoài biển, hoặc mùa trượt tuyết trên núi, đều là những việc ở nc ngòai thanh niên có thể đi lang thang và xin làm theo tuần. Vì làm ngắn nên cũng hạn chế khả năng bị tóm, chủ thì thích vì chi phí nhân công rẻ. Thậm chí có người chỉ cần được nuôi ăn, nuôi ở, không lương!
Bọn sv ở kí túc mình ngày xưa đi làm kiểu này rất nhiều, bọn nó đi làm từ thời phổ thông, có khi còn rủ rê nhau cả bầy rất vui.
- Bạn Cát Khuê có thắc mắc về công việc ở các nước nghèo (theo chị hiểu là châu Phi), nghèo thế sao có thể trả lương cho mình?
Thực ra hình như trong note nào đó của H có nói bạn ấy xin việc, nếu ko tìm đc việc trả lương thì xin làm tình nguyện cho các tổ chức từ thiện... để có chỗ ăn ở.
--------> việc này cực kì phổ biến với thanh niên ở các nước bên này, và khá đơn giản, thậm chí nếu mình có khả năng thì họ cần mình hơn mình cần họ.
Châu Phi cực kì nhiều các tổ chức NGO nước ngoài (nhiều hơn châu Á nhiều). Có rất nhiều công việc, IT, kế toán, sổ sách... người địa phương không làm được, mà thuê nhân viên cố định tốn kém (nhân viên quốc tế ngòai lương rất nhiều benefit khác), họ luôn có chương trình kêu gọi thanh niên tình nguyện.
Tuy ko đc trả lương, hoặc lương rất thấp, nhưng nếu tuyển từ nước ngòai sẽ được trả tiền vé đi lại, được lo ăn, ở, các chi phí sinh hoạt tối thiểu. Tất nhiên tuyển tại chỗ còn lợi hơn vì bớt khỏan vé (trường hợp như H).
Chị đã từng đăng kí ctrình tình nguyện như thế này, chỉ vì muốn đi thêm 1 nước nào đó, coi như được đi chơi miễn phí, vừa chơi vừa làm (mỗi tội vừa đăng kí xong thì xin được việc cố định nên thôi).
Châu Âu rất rất nhiều các ctrình này, tổ chức NGO, UN nào cũng có, có nhiều nước để đăng kí: Phi, Đông Âu, Á, Nam Mỹ, các đảo nam TBD...
Cách đây vài năm cũng từng biết 1 bạn trai ng Việt đi lòng vòng với số tiền mặt khởi điểm 200$. Bạn này làm IT, đến đâu xin việc đến đó, hết hạn visa lại đi tiếp sang nước khác.
Có thể cách giật tít "đi vòng quanh TG với 700$" ko hoàn toàn chính xác. Theo chị hiểu đó là dự định của H, nhưng sau đó H đã quay về nửa chừng, nên nói đi vòng quanh thế giới là không chính xác. Cũng như 700$ là chỉ số tiền khởi điểm.
Nhưng cũng tương tự như bài báo nói về anh Steve Tran: "năm 2007 một tạp chí du lịch của Mỹ từng ghi danh anh "người Việt đầu tiên đi vòng quanh thế giới".
Theo chị biết, anh Steve Tran, nick trên Phượt là anh Net Walker, cũng từng có dự định "là người VN đầu tiên đi vòng quanh TG bằng đường bộ (ô tô)" nhưng vì nhiều lí do chưa thực hiện được.
--------> cách bạn phóng viên đưa tin kiểu này cũng là tù mù với độc giả.
Báo chí VN hay đưa tin "tạp chí nổi tiếng nước ngoài", "triển lãm quốc tế", "các nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước", trong khi có thể đưa tin đơn giản, rõ ràng, ko tù mù "tạp chí ABC trong bài viết tiêu đề XYZ có nói ...".
Thậm chí báo có đưa vậy thì chắc hỏi trực tiếp anh Net cũng ko dám nhận mình là người VN đầu tiên đi vòng quanh TG?!
(vòng quanh TG world tour khác với khái niệm đã từng đặt chân lên nhiều nước nhé)
- Huyền trả lời tỉnh bơ kiểu như: "Có khi cũng chả cần gì. Áo quần cũng chỉ cần 2 - 3 bộ, thiếu thì mua. Mà hết tiền mua áo quần thì khỏi thay đồ luôn"
---------> Thực ra nếu đi du lịch bụi nước ngoài, ở các hostel bụi sẽ gặp rất nhiều các bạn kiểu này, trẻ nhiều, mà già cũng không hiếm.
Đây chỉ là life style, có thể thích hoặc không thích, nhưng không thuộc phạm trù đạo đức, và cũng không cần phải hô hào noi theo
Mình đã từng gặp vô số bạn, ví dụ 1 bạn Nhật đi làm bảo vệ đêm 1 tháng ở công trường XD đc 3000$, rồi với 3000$ đó đi lòng vòng các nc châu Á trong 1 năm. 1 năm bạn này ko mua sắm quần áo, ko cắt tóc, ko cạo râu, chi phí tối giản, đôi dép tông mòn vẹt, cái bàn chải đánh răng cũng trơ lông...
Ở VN Huyền có thể tự hào là cô gái VN đầu tiên ở tuổi H có chuyến đi phiêu lưu thế này. Nhưng thực ra, ở nước ngòai thì những người như Huyền không ít, thậm chí còn nhiều bạn trẻ hơn H rất nhiều cũng đi kiểu này, và cũng làm đủ thứ việc miễn tồn tại và có tiền đi tiếp. Vì không hiếm nên ở nước ngoài cũng không phải là sự kiện gì, và cũng không tạo nên 1 trào lưu thần tượng nào cả.
Hãy cứ đơn giản là những chia sẻ trải nghiệm sau một chuyến đi dài!
Âu cũng là truyền thông giật tít, fan hâm mộ quá đà, haizzzzzzzzzzz