- Biển số
- OF-110238
- Ngày cấp bằng
- 24/8/11
- Số km
- 929
- Động cơ
- 398,886 Mã lực
Cảm ơn cụ nhiều. Giá như có nhiều người tu đạo, đắc đạo mà chịu ra giúp đời giống Khổng Tử, Lão Tử, Anh Tanh hay Sít tép phan Hốc kinh như cụ nói thì tốt cho chúng sinh quá cụ nhỉ.Mọi câu hỏi về Đức tin thì đều rất khó trả lời.
Một là chúng mình ở đây về cảnh giới trí tuệ như nhau, nói nhiều nói hay chẳng qua nghe nhiều hơn đọc nhiều hơn hoặc tìm hiểu nhiều hơn. Nhưng Ngộ được chưa chắc ai hơn ai.
Hai là những bậc tu hành trí tuệ hơn người cũng khó có thể trong một vài câu chữ mà giảng được cho cần lao chúng mình hiểu. Mà hiều chắc gì đã muốn tin.
Thôi thì, quần manh dẫn quần manh, em xin góp quan điểm của em thế này:
Đạo Phật vốn ban đầu là một triết học. Cả khi trở thành Tôn giáo do nhu cầu của cần lao, đạo Phật vẫn dựa trên nền tảng trí tuệ nhận thức thế giới chứ không yêu cầu điều kiện phải tin. Bụt cũng dặn đừng tin ai, tự dùng trí tuệ mình mà tìm hiểu, căn cơ được đến đâu thì giác ngộ đến đó.
Tu theo Phật là học tấm gương rèn luyện trí tuệ của Ngài để hiểu rõ về bản thân, đến cảnh giới "Thắng trí" thì hòa đồng cùng thế giới, đồng cảm với vũ trụ. Bởi thế, hành đạo là ăn ở hiền lành, không làm điều ác, từ bi hỉ xả rồi tránh xa những cám dỗ tầm thường để thân tâm được thanh thản khỏe mạnh thì trí tuệ được minh mẫn mà làm điều phải cho ra phải, tốt cho đúng tốt, hiểu biết được mở mang đến vô cùng vô tận.
Ở cảnh giới cần lao, thế giới hữu hình hay siêu hình đều là sản phẩm của tưởng trí, tưởng trí luân hồi là luân hồi, tưởng trí khổ là khổ, tưởng trí Niết bàn là Niết bàn. Bởi vậy mới nghĩ có luân hồi, có khổ, có Niết bàn. He he, nghe đã lộng óc. Tưởng trí có thế giới tâm linh là có thế giới tâm linh.
Ở cảnh giới các bậc "Thắng trí", trong đó có Phật, mọi sự vật hiện tượng được nhận chân là không, từ không về không. Giải thoát khỏi mọi vướng bận tục lụy phù hoa mà hòa nhập cùng vũ trụ. Như vậy không có nghĩa là không còn con người, mà là không còn những con người cần lao hàng ngày lo ăn lo mặc lo tranh giành, tiêu phí một kiếp người cho những điều kiện của thế giới tầm thường. Lúc đó có thể lấy những bậc trí tuệ như Khổng Tử, Lão Tử, Anh Tanh hay Sít tép phan Hốc kinh làm ví dụ về "Thắng Trí", dĩ nhiên theo tiêu chuẩn của nhà chùa thì các vị ấy chưa đến cảnh giới đó.
Bác cũng đừng hiểu rằng cứ tu theo Phật là sẽ diệt tận sự sinh đẻ để cuối cùng không còn mống ông người nào. Các nước phía nam Á tu theo Tiểu thừa vẫn đông dân số đây thây. Nhưng ai cũng vào chùa tu học, rồi hoàn tục sinh sống, rồi lại vào chùa tu đến già. Các nước phía bắc theo Đại Thừa thì tích hợp nhiều tín ngưỡng lý luận địa phương, làm cho biến dạng cả sự tu hành và cần lao dễ chìm vào vô số cùng vô số tận các hoang mang.
Em cũng thấy câu nói của Phật đại ý tu thì đừng bám vào bất kỳ thứ gì để tu. Nhưng đồng thời đạo Phật cũng lại đưa ra Pháp, ra Giới cho người tu. Làm cho con người cần lao như em đã vô minh lại càng vô minh ạ.