Bẩm các cụ các mợ,
kể từ khi con đường (tạm gọi là) cao tốc đầu tiên ở nước ta, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, ra đời năm 2002, đến nay cũng đã hơn 10 năm.
Tính cho đến hết 2013, nước ta đã xây dựng được nhiều đoạn đường cao tốc (hay gần cao tốc) khác với tổng chiều dài nhiều trăm km.
Như vậy, đường thì có đã lâu, và càng ngày sẽ càng nhiều hơn, nhưng đi đôi với nó là quy định pháp luật chưa được "update" cũng như hướng dẫn đầy đủ cho người TGGT, dẫn đến tình trạng văn hóa đi đường cao tốc của chúng ta cho đến nay gần như chưa được hình thành.
Hôm nay lại một lần nữa em xin được đề cập đến vấn đề này, em tạm gọi là "văn hóa cao tốc" của chúng ta. Tuy nhiên, các cụ cho phép em chỉ khoanh vùng phạm vi tham khảo là các đường cao tốc ở miền Bắc, khu vực quanh Hà Nội (Đại Lộ Thăng Long, vành đai 3, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Bắc Ninh, vv...) vì đời em mới chỉ loanh quanh được có thế
Ở ta hiện có 3 hành vi em gọi là "thiếu văn hóa" phổ biến trên đường cao tốc:
1. Bám trái, đi không đủ tốc độ cao tốc:
các xe luôn có xu hướng bám sát làn đường bên trái (em gọi là làn ngoài), ngay cả khi làn trong rất vắng không có xe nào. Có nhiều lái xe chạy chậm (không đạt tốc độ tối đa hoặc gần tối đa cho phép) nhưng vẫn bám trái và kiên quyết không chịu nhường đường khi xe khác xin vượt (thực ra là cù nhầy )
2. Không tuân thủ nguyên tắc khoảng cách an toàn tối thiểu:
Rất nhiều người cầm lái hoặc là chưa hình dung ra hoặc là cố tình phớt lờ sự nguy hiểm của việc bám đuôi quá sát, không có khái niệm về quãng đường phanh khi chạy 100km/h so với 50km/h và đương nhiên là không cần biết đến hậu quả
Chỉ cần nhìn vào những tấm hình dưới đây, các cụ hẳn đã thấy sự khác biệt của "văn hóa cao tốc" ở VN so với TG:
Đại lộ Thăng Long (cao tốc có 3 làn ô tô - đẹp nhất VN )
Pháp Vân - Cầu Giẽ (cao tốc lâu đời nhất VN)
Hà Nội - Thái Nguyên (cao tốc mới khánh thành)
Có một điểm chung giữa các bức ảnh này là đa số xe đều đi về bên trái, bám sát dải phân cách (em gọi là làn ngoài), kể cả khi làn phải rất thoáng, không có chiếc xe nào.
Trong khi đó, ở nước ngoài (tất nhiên trừ những nước chạy xe tay lái nghịch ra), người ta luôn cố gắng đi dẹp về phía bên phải, để dành làn ngoài cùng bên trái cho những xe vượt nhau, dành cho những người mê tốc độ và muốn trả tiền phạt . Vì thế cho nên làn ngoài cùng bên trái thường rất thoáng.
Ở Đức:
Ở Mỹ:
3. Hỗn loạn khi tắc đường cao tốc:
Khi xảy ra sự cố, phía trước đường tắc, lập tức các xe dồn thành 3-4 hàng, chen nhau. Đa số chen lên cả làn dừng khẩn cấp (làn trong cùng bên phải - cũng là làn đường dành cho xe công an, cấp cứu đến hiện trường). Chưa biết cách đi theo thứ tự (nhường nhau thế nào) khi làn đường bị thu hẹp do sự cố.
Ảnh này em chụp chiều mùng 5 tết vừa qua trên đoạn Cầu Giẽ - Pháp Vân, gần Thường Tín. Có hai cụ Taxi quý nhau đi chung 1 làn cả trăm mét
Nhiều cụ khác còn vui tính hơn khi phi vào làn trong cùng, chặn cả đường xe cấp cứu với xxx đến hiện trường. Nhiều cụ chắc cũng thắc mắc như em, chặn đường xxx thì ai giải quyết cho chúng ta về sớm đây???
Khách nước ngoài đến VN, người ta hỏi em: "hình như ở nước mày ai cũng thiếu thời gian?"
- Đúng! nước tao ai cũng bận rộn lắm, nên hễ ra đường là phải tranh thủ chèn ép nhau, đường cao tốc cứ bám sát bên trái mà đi, thấy đèn đỏ cũng mặc kệ phóng qua, mình không có thời gian mà (mặc dù sau khi chờ đến đèn xanh đi khoảng vài ba trăm mét em lại vượt chính những người không có thời gian dừng đèn đỏ ấy )
Quay trở lại với "văn hóa cao tốc", em nhận thấy một điều, nên thông cảm là đa số chúng ta ở VN hiện nay khi cầm vô lăng chưa được chỉ cách đi đúng đắn ở trên đường cao tốc. Em xin phép đưa ra vài ý kiến sau đây:
1- Luật GTĐB, mục 26 quy định khá sơ sài về giao thông trên đường cao tốc.
Thiếu hẳn môt ý cơ bản: nguyên tắc đi về bên tay phải, vượt về bên trái (em tạm gọi là nguyên tắc "dẹp đường").
Một thiếu sót nữa là quy định về khái niệm khoảng cách an toàn tối thiểu, cũng như nguyên tắc giữ khoảng cách với xe đi trước trên đường cao tốc. Cụ nào đã từng lái xe ở Đức chắc cũng biết, cảnh sát không chỉ có bắn tốc độ mà còn có "bắn" khoảng cách và họ phạt rất nặng. Mặc dù vậy lỗi này vẫn là lỗi vi phạm phổ biến nhất trên đường cao tốc ở đây.
2- Việc bố trí phân làn theo phương tiện (xe tải làn trong, xe còn làn ngoài) cũng rất chi là "dớ dẩn", ấu trĩ. Do tốc độ tối đa quy định nhỏ hơn nên xe tải chỉ được đi làn trong, còn xe con PHẢI được phép đi trên tất cả các làn đường cao tốc nhưng vẫn nên tuân thủ nguyên tắc "dẹp đường", tức là đi về tay bên phải. Như vậy mới không có chuyện các cụ cứ lao ra bám bên trái để đỡ bị xxx tuýt còi.
3- Cách đào tạo và cấp bằng lái xe của nước ta từ lâu nay rõ ràng là rất có vấn đề. Em không thể hình dung ra tại sao giờ này còn duy trì kiểu tập lái và chấm thi trong sa hình Nó thể hiện sự chậm "update" rất nhiều so với thời đại. Người ta dạy và học lái chỉ để thi đỗ tấm bằng, chứ không phải để người cầm bằng biết cách lái xe an toàn. Trong phạm vi thớt này em xin phép không kể hết ra đây. Chương trình đào tạo lái xe thiếu nghiêm trọng các giờ thực hành ở ngoài đường, và nhất là đường cao tốc. Vì thế nên ra đến cao tốc là bỡ ngỡ.
Các tỉnh vùng sâu vùng xa em không nói, nhìn biển xe đó còn có thể thông cảm, chứ loanh quanh khu vực Hà Nội, mà không có "văn hóa cao tốc" thì không thể nào chấp nhận được!
4- Khái niệm về khoảng cách an toàn tối thiếu:
Để khỏi phải định nghĩa loằng ngoằng, các cụ/mợ chỉ cần nhớ cho em khoảng cách này bằng 1/2 tốc độ đang đi, tính theo đơn vị mét. Nghĩa là chạy 100km/h thì phải cách xe phía trước ít nhất 50m.
5- Quy tắc đi khi làn đường bị thu hẹp do sự cố (tắc đường):
- tuyệt đối giữ đúng làn đường, không đi vào làn dừng khẩn cấp
- khi làn đường bị thu hẹp đi theo kiểu "kéo khóa" (ảnh):
xe vàng đầu tiên (trên làn đường bị thu hẹp) đi đến sát chướng ngại vật, bật xin nhan, được nhường đường bởi xe xanh thứ 1 (làn bên cạnh), nhập làn, đi trước, rồi đến xe xanh thứ 1, tiếp tục đến xe vàng thứ 2, xe xanh thứ 2, vv...
Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề đáng lưu ý khác khi đi đường cao tốc, chẳng hạn như:
- đi xe đạp, xe máy ngược chiều, đùa với tử thần trên đường cao tốc:
- một số cụ có sở thích mỗi hàng bánh đi trên 1 làn đường (lấy vạch phân làn làm chuẩn) ví dụ như cụ này:
- một số cụ như cụ xanh lè Mót tè dưới đây lại thích vượt hẳn vào trong cùng bên phải (làn dừng khẩn cấp hay là làn xe máy trên đường Mỹ Lộc - Liêm Tuyền) Ảnh em mới chụp gần đây.
Em chỉ muốn viết ra đây để mong các cụ các mợ cùng vào tiếp thêm ý kiến, góp phần làm nên cái "văn hóa cao tốc" cho nó xứng đáng với truyền thống dân tộc, xứng đáng với quyết tâm xây dựng đất nước giàu đẹp, xã hội công bằng văn minh của **** và nhân dân lao động Việt Nam .
Mà "văn hóa cao tốc" đó để làm gì, nó chính là để đảm bảo an toàn cho chúng ta mỗi khi lưu thông trên đường
Em xin hết ạ
kể từ khi con đường (tạm gọi là) cao tốc đầu tiên ở nước ta, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, ra đời năm 2002, đến nay cũng đã hơn 10 năm.
Tính cho đến hết 2013, nước ta đã xây dựng được nhiều đoạn đường cao tốc (hay gần cao tốc) khác với tổng chiều dài nhiều trăm km.
Như vậy, đường thì có đã lâu, và càng ngày sẽ càng nhiều hơn, nhưng đi đôi với nó là quy định pháp luật chưa được "update" cũng như hướng dẫn đầy đủ cho người TGGT, dẫn đến tình trạng văn hóa đi đường cao tốc của chúng ta cho đến nay gần như chưa được hình thành.
Hôm nay lại một lần nữa em xin được đề cập đến vấn đề này, em tạm gọi là "văn hóa cao tốc" của chúng ta. Tuy nhiên, các cụ cho phép em chỉ khoanh vùng phạm vi tham khảo là các đường cao tốc ở miền Bắc, khu vực quanh Hà Nội (Đại Lộ Thăng Long, vành đai 3, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Bắc Ninh, vv...) vì đời em mới chỉ loanh quanh được có thế
Ở ta hiện có 3 hành vi em gọi là "thiếu văn hóa" phổ biến trên đường cao tốc:
1. Bám trái, đi không đủ tốc độ cao tốc:
các xe luôn có xu hướng bám sát làn đường bên trái (em gọi là làn ngoài), ngay cả khi làn trong rất vắng không có xe nào. Có nhiều lái xe chạy chậm (không đạt tốc độ tối đa hoặc gần tối đa cho phép) nhưng vẫn bám trái và kiên quyết không chịu nhường đường khi xe khác xin vượt (thực ra là cù nhầy )
2. Không tuân thủ nguyên tắc khoảng cách an toàn tối thiểu:
Rất nhiều người cầm lái hoặc là chưa hình dung ra hoặc là cố tình phớt lờ sự nguy hiểm của việc bám đuôi quá sát, không có khái niệm về quãng đường phanh khi chạy 100km/h so với 50km/h và đương nhiên là không cần biết đến hậu quả
Chỉ cần nhìn vào những tấm hình dưới đây, các cụ hẳn đã thấy sự khác biệt của "văn hóa cao tốc" ở VN so với TG:
Đại lộ Thăng Long (cao tốc có 3 làn ô tô - đẹp nhất VN )
Pháp Vân - Cầu Giẽ (cao tốc lâu đời nhất VN)
Hà Nội - Thái Nguyên (cao tốc mới khánh thành)
Có một điểm chung giữa các bức ảnh này là đa số xe đều đi về bên trái, bám sát dải phân cách (em gọi là làn ngoài), kể cả khi làn phải rất thoáng, không có chiếc xe nào.
Trong khi đó, ở nước ngoài (tất nhiên trừ những nước chạy xe tay lái nghịch ra), người ta luôn cố gắng đi dẹp về phía bên phải, để dành làn ngoài cùng bên trái cho những xe vượt nhau, dành cho những người mê tốc độ và muốn trả tiền phạt . Vì thế cho nên làn ngoài cùng bên trái thường rất thoáng.
Ở Đức:
Ở Mỹ:
3. Hỗn loạn khi tắc đường cao tốc:
Khi xảy ra sự cố, phía trước đường tắc, lập tức các xe dồn thành 3-4 hàng, chen nhau. Đa số chen lên cả làn dừng khẩn cấp (làn trong cùng bên phải - cũng là làn đường dành cho xe công an, cấp cứu đến hiện trường). Chưa biết cách đi theo thứ tự (nhường nhau thế nào) khi làn đường bị thu hẹp do sự cố.
Ảnh này em chụp chiều mùng 5 tết vừa qua trên đoạn Cầu Giẽ - Pháp Vân, gần Thường Tín. Có hai cụ Taxi quý nhau đi chung 1 làn cả trăm mét
Nhiều cụ khác còn vui tính hơn khi phi vào làn trong cùng, chặn cả đường xe cấp cứu với xxx đến hiện trường. Nhiều cụ chắc cũng thắc mắc như em, chặn đường xxx thì ai giải quyết cho chúng ta về sớm đây???
Khách nước ngoài đến VN, người ta hỏi em: "hình như ở nước mày ai cũng thiếu thời gian?"
- Đúng! nước tao ai cũng bận rộn lắm, nên hễ ra đường là phải tranh thủ chèn ép nhau, đường cao tốc cứ bám sát bên trái mà đi, thấy đèn đỏ cũng mặc kệ phóng qua, mình không có thời gian mà (mặc dù sau khi chờ đến đèn xanh đi khoảng vài ba trăm mét em lại vượt chính những người không có thời gian dừng đèn đỏ ấy )
Quay trở lại với "văn hóa cao tốc", em nhận thấy một điều, nên thông cảm là đa số chúng ta ở VN hiện nay khi cầm vô lăng chưa được chỉ cách đi đúng đắn ở trên đường cao tốc. Em xin phép đưa ra vài ý kiến sau đây:
1- Luật GTĐB, mục 26 quy định khá sơ sài về giao thông trên đường cao tốc.
Thiếu hẳn môt ý cơ bản: nguyên tắc đi về bên tay phải, vượt về bên trái (em tạm gọi là nguyên tắc "dẹp đường").
Một thiếu sót nữa là quy định về khái niệm khoảng cách an toàn tối thiểu, cũng như nguyên tắc giữ khoảng cách với xe đi trước trên đường cao tốc. Cụ nào đã từng lái xe ở Đức chắc cũng biết, cảnh sát không chỉ có bắn tốc độ mà còn có "bắn" khoảng cách và họ phạt rất nặng. Mặc dù vậy lỗi này vẫn là lỗi vi phạm phổ biến nhất trên đường cao tốc ở đây.
2- Việc bố trí phân làn theo phương tiện (xe tải làn trong, xe còn làn ngoài) cũng rất chi là "dớ dẩn", ấu trĩ. Do tốc độ tối đa quy định nhỏ hơn nên xe tải chỉ được đi làn trong, còn xe con PHẢI được phép đi trên tất cả các làn đường cao tốc nhưng vẫn nên tuân thủ nguyên tắc "dẹp đường", tức là đi về tay bên phải. Như vậy mới không có chuyện các cụ cứ lao ra bám bên trái để đỡ bị xxx tuýt còi.
3- Cách đào tạo và cấp bằng lái xe của nước ta từ lâu nay rõ ràng là rất có vấn đề. Em không thể hình dung ra tại sao giờ này còn duy trì kiểu tập lái và chấm thi trong sa hình Nó thể hiện sự chậm "update" rất nhiều so với thời đại. Người ta dạy và học lái chỉ để thi đỗ tấm bằng, chứ không phải để người cầm bằng biết cách lái xe an toàn. Trong phạm vi thớt này em xin phép không kể hết ra đây. Chương trình đào tạo lái xe thiếu nghiêm trọng các giờ thực hành ở ngoài đường, và nhất là đường cao tốc. Vì thế nên ra đến cao tốc là bỡ ngỡ.
Các tỉnh vùng sâu vùng xa em không nói, nhìn biển xe đó còn có thể thông cảm, chứ loanh quanh khu vực Hà Nội, mà không có "văn hóa cao tốc" thì không thể nào chấp nhận được!
4- Khái niệm về khoảng cách an toàn tối thiếu:
Để khỏi phải định nghĩa loằng ngoằng, các cụ/mợ chỉ cần nhớ cho em khoảng cách này bằng 1/2 tốc độ đang đi, tính theo đơn vị mét. Nghĩa là chạy 100km/h thì phải cách xe phía trước ít nhất 50m.
5- Quy tắc đi khi làn đường bị thu hẹp do sự cố (tắc đường):
- tuyệt đối giữ đúng làn đường, không đi vào làn dừng khẩn cấp
- khi làn đường bị thu hẹp đi theo kiểu "kéo khóa" (ảnh):
xe vàng đầu tiên (trên làn đường bị thu hẹp) đi đến sát chướng ngại vật, bật xin nhan, được nhường đường bởi xe xanh thứ 1 (làn bên cạnh), nhập làn, đi trước, rồi đến xe xanh thứ 1, tiếp tục đến xe vàng thứ 2, xe xanh thứ 2, vv...
Ngoài ra còn rất nhiều vấn đề đáng lưu ý khác khi đi đường cao tốc, chẳng hạn như:
- đi xe đạp, xe máy ngược chiều, đùa với tử thần trên đường cao tốc:
- một số cụ có sở thích mỗi hàng bánh đi trên 1 làn đường (lấy vạch phân làn làm chuẩn) ví dụ như cụ này:
- một số cụ như cụ xanh lè Mót tè dưới đây lại thích vượt hẳn vào trong cùng bên phải (làn dừng khẩn cấp hay là làn xe máy trên đường Mỹ Lộc - Liêm Tuyền) Ảnh em mới chụp gần đây.
Em chỉ muốn viết ra đây để mong các cụ các mợ cùng vào tiếp thêm ý kiến, góp phần làm nên cái "văn hóa cao tốc" cho nó xứng đáng với truyền thống dân tộc, xứng đáng với quyết tâm xây dựng đất nước giàu đẹp, xã hội công bằng văn minh của **** và nhân dân lao động Việt Nam .
Mà "văn hóa cao tốc" đó để làm gì, nó chính là để đảm bảo an toàn cho chúng ta mỗi khi lưu thông trên đường
Em xin hết ạ
Chỉnh sửa cuối: