1- Nhà cháu muốn đề cập đến các trường hợp chung nhất, về mặt nguyên tắc lưu thông, sao cho có thể tạo ra một chuẩn để khi chuẩn bị đi vào giao cắt thì các xe có thể đoan chắc xe khác ở hướng khác sẽ hành xử thế nào, xe nào được quyền cắt qua mặt xe nào, kể cả sau khi đã giảm tốc độ để nhường nhau.
Từ đó mà hạn chế được các yếu tố bất ngờ, bất định do xe khác có thể gây ra, hạn chế việc hiểu nhầm ý định của nhau, tránh dẫn đến tai nạn, kụ ạ.
(kể cả khi đi bộ vào thang máy, tốc độ rất chậm, chắc các kụ không chỉ một lần bị cộc đầu nhau, hoặc cùng nhùng nhằng chẳng ai vào trước, chỉ vì người này không hiểu ý người kia, chẳng biết người nào sẽ nhường người nào vào trước).
Các trường hợp chung này được thiết kế với giả định các xe đều đi đúng luật, không vi phạm tốc độ, tuân thủ đúng hiệu lệnh đèn.
2- Trên cơ sở nguyên tắc chung đó, luật sẽ xem xét các trường hợp riêng. Ví dụ, khi có đèn vàng thì sao khi đi vào giao cắt không có tín hiệu đèn thì sao, khi trời mưa thì sao, v.v... Nhưng tự trung vẫn cần tuân thủ nguyên tắc "một ưu tiên", để các xe biết trách nhiệm xe A là phải dừng lại để nhường đường, trách nhiệm xe B là phải giảm tốc phòng ngừa. Nhưng chỉ một xe được quyền cắt qua mặt xe kia để đi tiếp. Nếu cả 2 xe đều có quyền cắt mặt nhau, chắc chắn sớm muộn sẽ xảy ra tai nạn.
3- Nhà cháu tham khảo về điều kiện giao thông ở các nước châu Âu, thấy họ lưu thông rất lịch sự, nhường nhịn nhau, nhưng tất cả đều biết quyền hạn của từng xe trong từng tình huống cụ thể. Xảy ra một hành vi cụ thể nào đó thường họ phân định được ngay ai sai luật, ai đúng luật.
Nếu nói về điều kiện giao thông, thì ở các nước châu Âu hay Bắc Âu, điều kiện giao thông vào mùa đông còn khắc nghiệt hơn ở Vn mình nhiều (tuyết rơi, đường đóng băng trơn trượt, băng tan, sương mù, 6 tháng không có mặt trời...). Tại sao họ vẫn duy trì được nguyên tắc "một ưu tiên" đó? Tại sao giao thông của họ rất quy củ, an toàn?