[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 444: CẢI TIẾN THUỐC ĐÍCH EGFR THẾ HỆ 3 OSIMERTINIB



1.
Song song với hướng đi tìm ra những Thuốc mới tốt hơn, hiệu quả hơn thì còn một hướng đi nữa là cải tiến những thuốc đang có sẵn để trở thành một phiên bản tốt hơn của chính nó.

Chủ đề cải tiến này mình đã bàn trên nhóm cách đây 3 tháng-trong bài đó chúng ta đã bàn về việc cải tiến Thuốc đích ALK th3 Lorlatinib.

Hôm nay chúng ta trở lại chủ đề này và mục tiêu cải tiến lần này là Thuốc đích EGFR th3 Osimertinib !


2. Vào ngày 7/2/2025, Chuyên gia Baohui Han cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả ở phase1 của Thuốc Asandeutertinib. Thuốc Asandeutertinib được thiết kế là phiên bản cải tiến của Thuốc đích EGFR thế hệ 3 Osimertinib. Sự cải tiến này nhằm mong muốn đem lại hiệu quả hơn và ít độc tố hơn!

Tổng cộng 105 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển DƯƠNG TÍNH đột biến gen EGFR EXON19 hoặc L858R đã được đưa vô nghiên cứu. Bệnh nhân trong nghiên cứu được điều trị bằng Thuốc Asandeutertinib ở liều lên thang từ 20mg cho đến 200mg một lần mỗi ngày. Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 85.9% và trung vị thời gian sống không bệnhh tiến triển đạt 21.5 tháng.
=>> Xét riêng phân nhóm bệnh nhân dương tính đột biến gen L858R ( được coi là đáp ứng kém hơn so với đột biến EXON19): Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 86.1% và trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 19.3 tháng.
=>> Tỷ lệ bệnh nhân mắc tác dụng phụ từ mức độ 3 trở lên là 30.5%.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Thuốc Asandeutertinib được cải tiến từ Thuốc đích EGFR th3 Osimertinib đã đem lại khả năng dung nạp và hiệu quả đáng kể khi điều trị cho những bệnh nhân ung thu phổi không tế bào nhỏ DƯƠNG TÍNH đột biến gen EGFR, ĐẶC BIỆT là đối với bệnh nhân dương tính L858R.”




platform-developed-to-enhance-drug-discovery-384239-960x540.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 445: THUỐC MIỄN DỊCH NIVOLUMAB CHÍNH THỨC ĐI THEO CON ĐƯỜNG TIÊM DƯỚI DA THAY THẾ CHO TRUYỀN TĨNH MẠCH


1
. Vào ngày 27/12/2024, Tập đoàn dược phẩm Bristol Myers Squibb ra thông cáo báo chí về việc Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã phê duyệt tiêm dưới da Thuốc miễn dịch Nivolumab+ Enzyme rHuPH20 cho hầu hết các chỉ định mà Thuốc miễn dịch Nivolumab đã được phê duyệt trước đó.

Quyết định này được đưa ra sau thành công ở phase3 của nghiên cứu CheckMate-67T. Nghiên cứu CheckMate-67T chỉ ra:

=>> Việc tiêm dưới da cho dược động học không kém hơn, tỷ lệ đáp ứng toàn bộ tương đương và hồ sơ an toàn tương tự với việc truyền tĩnh mạch.


2. Enzyme rHuPH20 do Tập đoàn Halozyme nghiên cứu và phát triển. Sự kết hợp của rHuPH20 và Nivolumab đã giúp Nivolumab từ truyền tĩnh mạch có thể chuyển sang tiêm dưới da. Việc tiêm dưới da đã giúp rút ngắn thời gian điều trị từ 30 phút như hiện nay giảm xuống chỉ còn từ 3 đến 5 phút.

-> Thuốc đích dạng uống thì được cải tiến theo hướng hiệu quả hơn.
-> Thuốc miễn dịch dạng truyền tĩnh mạch thì được cải tiến theo hướng tiêm dưới da để rút ngắn thời gian điều trị.

Chúc mừng cộng đồng ung thư !





cover-opdivo-tumores-solidos-reportemedico.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 446: TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG UNG THƯ PHỔI



1.
Trí Tuệ Nhân Tạo AI đang mang đến những thay đổi không thể tưởng đượng được trong cuộc sống con người. Ban đầu, ở thuở sơ khai nhiều chục năm trước, còn dấy lên nhiều hoài nghi về khả năng phát triển của Khoa Học Máy Tính mà cụ thể là Trí Tuệ Nhân Tạo. Nhưng hiện nay, thế chỗ cho những hoài nghi đó là sự lo sợ đang bắt đầu thành hình của con người khi được tận mắt chứng kiến khả năng dường như vô tận của Cỗ Máy AI.

-> AI biết làm thơ.
-> AI không có đối thủ trong bộ môn Cờ Vua hay Cờ Vây- kể cả cho đối thủ có là kỳ thủ vĩ đại nhất.
-> AI biết giải toán và thậm chí trình độ của nó hiện giờ còn tương đương với huy chương vàng toán quốc tế !!!
-> AI có thể viết các bài báo khoa học nghiêm túc và theo nhận định của các chuyên gia hàng đầu, chỉ cần chỉnh sửa một chút thôi, những bài báo do AI viết hoàn toàn đủ điều kiện để đăng trên các tạp chí khoa học hạng trung !!!

Tương lai con người sẽ đi về đâu nếu xuất hiện một Cỗ Máy gi gỉ gì gi cái gì nó cũng biết???

Chưa ai trả lời được câu hỏi này !!!



2. Vào ngày 6/2/2025, Tập đoàn y tế kỹ thuật số Onc.AI ra thông cáo báo chí về việc Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã cấp chỉ định Thiết Bị Đột Phá cho Serial CTRS trong chăm sóc và điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Serial CTRS là một bộ công cụ Trí Tuệ Nhân Tạo có khả năng phân tích các kết quả chụp CT rồi từ đó đưa ra sự phân tầng bệnh nhân thành các nhóm có nguy cơ tử vong cao hoặc thấp. Việc này sẽ giúp các bác sĩ theo dõi sát sao và tối ưu hoá quá trình điều trị cho người bệnh.

Quyết định này được đưa ra sau báo cáo mà Tập đoàn Onc.AI trình bày tại Hội Nghị SITC 2024 tổ chức ở thành phố Houston, bang Texas, Mỹ cách đây 3 tháng. Trong báo cáo đó, kết quả chỉ ra:

=>> Serial CTRS sở hữu khả năng VƯỢT TRỘI so với Tiêu chuẩn RECIST trong việc tiên lượng sống còn cho bệnh nhân ung thư phổi. ( Tiêu chuẩn RECIST là bộ hướng dẫn hiện đang được các bác sĩ ung thư trên toàn thế giới sử dụng nhằm đánh giá sự thay đổi của kích thước khối u trong suốt quá trình điều trị ).

Chúc mừng cộng đồng ung thư !




ai-medicine-scanner-lung-cancer-diagnosis-1024x585.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 447: TIẾP TỤC LÀ TIN VUI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ KHÁNG THUỐC


1.
Vào ngày 10/2/2025, Chuyên gia Alejandro Navarro cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả ở phase1/2 của nghiên cứu LUPER. Nghiên cứu LUPER được thiết kế để đánh giá hiệu quả và tính an toàn của phác đồ gộp Thuốc Lurbinectedin + Thuốc miễn dịch Pembrolizumab khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ có bệnh TÁI PHÁT và trước đó CHƯA dùng Thuốc miễn dịch.


2. Tổng cộng 28 bệnh nhân đủ điều kiện đã được đưa vô nghiên cứu. Trong đó số bệnh nhân ko hợp Hoá Trị chiếm tới 50%. Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 46.4%. Trong đó có 3 bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn.

=>> Trung vị thời gian duy trì đáp ứng đạt 7.8 tháng. Trong đó có 40% bệnh nhân vượt mốc thời gian duy trì đáp ứng 12 tháng.

=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 4.6 tháng và trung vị thời gian sống còn toàn bộ đạt 10.5 tháng.

=>> Khi phân tích phân nhóm: Bệnh nhân hợp hoá trị có thời gian sống còn TỐT HƠN RẤT NHIỀU so với bệnh nhân ko hợp hoá trị. Cụ thể:
+ Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của bệnh nhân hợp hoá trị GẤP 3 LẦN bệnh nhân ko hợp hoá trị, cụ thể là 8.0 tháng so với 2.8 tháng.
+ Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân hợp hoá trị GẤP ĐÔI bệnh nhân ko hợp hoá trị, cụ thể là 15.7 tháng so với 7.1 tháng.

=>> Tỷ lệ bệnh nhân mắc tác dụng phụ từ mức độ 3 trở lên là 71.4%.


Nhóm nghiên cứu kết luận :” Phác đồ gộp Thuốc Lurbinectedin + Thuốc miễn dịch Pembrolizumab cho thấy hiệu quả đầy hứa hẹn khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có bệnh tái phát. Hiệu quả này đặc biệt tốt đối với nhóm bệnh nhân hợp hoá trị”.


QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:

=>>
Nghiên cứu có quy mô nhỏ NHƯNG trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển 8.0 tháng và sống còn toàn bộ đạt 15.7 tháng ở những bệnh nhân hợp hoá trị là thực sự ấn tượng. Với lựa chọn điều trị hạn chế hiện nay dành cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ có bệnh tái phát, hướng đi này sẽ là một lựa chọn !

=>> Hướng đi này có nguyên lý tương tự với hướng đi trong nghiên cứu IMFORTE ( Nghiên cứu IMFORTE đã được mình đề cập cách đây 4 tháng ). Việc chúng ta cần làm sắp tới là tìm ra những dấu ấn sinh học khác của nhóm bệnh nhân sống sót lâu dài ngoài dấn ấn hợp hay ko hợp hoá trị.




ddb5cdb92282b73752c902716257786e3724e77b-4630x2595.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 448: HÀNH TRÌNH HƯỚNG TỚI THAY ĐỔI TẬN GỐC CÁCH DÙNG MIỄN DỊCH ĐỂ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ CỦA ÔNG VUA MIỄN DỊCH IVONESCIMAB



1
. Vào ngày 5/2/2025, Tập đoàn dược phẩm Akeso ra thông cáo báo chí về việc đã hoàn tất khâu tuyển bệnh nhân cho nghiên cứu HARMONi-6/AK112-306. Nghiên cứu HARMONi-6/AK112-306 được thiết kế ở phase3 nhằm so sánh ĐỐI ĐẦU giữa phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Ivonescimab + Hoá trị với phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Tislelizumab ( ức chế PD1 ) + Hoá trị khi điều trị BƯỚC ĐẦU cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ loại biểu mô tế bào vảy.


2. Ngoài HARMONi-6/AK112-306, một số nghiên cứu ở phase3 khác cũng đang được tiến hành nhằm đưa Thuốc miễn dịch Ivonescimab trở thành tiêu chuẩn điều trị mới cho tất cả các chỉ định mà nó hướng tới:

-> Riêng trong ung thư phổi, có 6 nghiên cứu ở phase3 đang được thiết kế nhằm đánh giá hiệu quả của Thuốc miễn dịch Ivonescimab trong các chỉ định điều trị khác nhau. Nổi bật trong 6 nghiên cứu này có thể kể đến nghiên cứu HARMONi-3. Nghiên cứu HARMONi-3 được thiết kế để so sánh ĐỐI ĐẦU giữa phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Ivonescimab + Hoá trị với phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Pembrolizumab + Hoá trị khi điều trị BƯỚC ĐẦU cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ cả dạng vảy và ko vảy.

-> Là Thuốc miễn dịch thế hệ 2, mục đích của Ivonescimab là làm tốt hơn và kế thừa TẤT CẢ những gì mà các loại Thuốc miễn dịch thế hệ đầu đã làm được. Ngoài ung thư phổi, Ivonescimab còn đang được đánh giá trong ung thư đường mật, ung thư tuyến tuỵ, ung thư vú bộ ba âm tính, ung thư đại trực tràng, ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư buồng trứng, ung thư dạ dày…


Ông vua Ivonescimab đang trên đường định nghĩa lại tất cả các cách sử dụng miễn dịch để điều trị ung thư trên toàn thế giới !!!





d2577d1a456ac23f0b111576ba773041.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 449: DI CĂN NÃO CÓ ẢNH HƯỞNG TỚI SỐNG CÒN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DƯƠNG TÍNH ALK NHƯ THẾ NÀO KHI ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU BẰNG THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 2 ?



1
. Cách đây 1.5 năm, mình đã từng bàn về mối liên hệ giữa đột biến gen và tỷ lệ di căn não trong ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển. Trong bài viết đó, chúng ta thấy rằng những bệnh nhân sở hữu ALK hoặc RET là những bệnh nhân có nguy cơ di căn não CAO NHẤT.

Thật trái khoáy, ALK là nhóm bệnh nhân sở hữu Thuốc đích tốt nhất, có tiên lượng thời gian sống còn dài nhất nhưng cũng lại là nhóm có nguy cơ di căn não thuộc hàng…cao nhất !!!

Vậy việc di căn não này sẽ ảnh hưởng tới sống còn của bệnh nhân ALK như thế nào? Hôm nay, chúng ta sẽ bàn tới vấn đề này !



2. Vào ngày 4/2/2025, Chuyên gia Dipesh Uprety cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về mối liên hệ giữa di căn não và tiên lượng sống còn của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ DƯƠNG TÍNH ALK khi điều trị BƯỚC ĐẦU bằng Thuốc đích thế hệ 2.

Tổng cộng 1040 bệnh nhân đủ điều kiện đã được đưa vào nghiên cứu. Toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu đều được dùng Thuốc đích ALK thế hệ 2 Alectinib hoặc Brigatinib làm điều trị bước đầu. Chúng ta định nghĩa:
-> Bệnh nhân mắc di căn não trong thời gian 1 năm kể từ ngày bắt đầu nghiên cứu được gọi là nhóm di căn não ban đầu.
-> Bệnh nhân mắc di căn não sau thời gian 1 năm ( KO tính những bệnh nhân mắc di căn não ban đầu ) kể từ ngày bắt đầu nghiên cứu được gọi là nhóm di căn não mắc phải.

Theo định nghĩa này thì trong 1040 bệnh nhân của nghiên cứu:
-> Có 289 bệnh nhân ( chiếm 28%) thuộc nhóm di căn não ban đầu.
-> Có 751 bệnh nhân ko thuộc nhóm di căn não ban đầu.


Kết quả phân tích sống còn cho thấy:

=>> Xét riêng 751 bệnh nhân ko thuộc nhóm di căn não ban đầu: Tỷ lệ mới mắc tích luỹ của di căn não là 20% sau 5 năm.

=>> Sau 4 năm, Tỷ lệ mới mắc tích luỹ của di căn não đạt CAO NHẤT ở những bệnh nhân trên 85 tuổi với 25% và ở những bệnh nhân ko thuộc chủng tộc da trắng với 23%.

=>> Bệnh nhân thuộc nhóm di căn não mắc phải có nguy cơ tử vong CAO GẤP 2.6 LẦN so với những bệnh nhân ko mắc di căn não.

=>> Bệnh nhân thuộc nhóm di căn não ban đầu có nguy cơ tử vong CAO GẤP 1.5 LẦN so với những bệnh nhân ko mắc di căn não.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” DI CĂN NÃO vẫn là một gánh nặng đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ DƯƠNG TÍNH ALK mặc cho việc họ đã được điều trị bước đầu bằng Thuốc đích thế hệ 2. Cần theo dõi sát sao và có biện pháp bổ sung khi cần thiết cho bệnh nhân”.


Bạn thấy đấy, việc điều trị KO BAO GIỜ là một đường thẳng. Như một chuyến hành trình, nó sẽ có những trạm nghỉ, những lần nối chuyến. Dựa vào thống kê, người ta sẽ tiên lượng trạm nghỉ và những lần nối chuyến của mỗi bệnh nhân, để rồi từ đó có chỉ định và biện pháp can thiệp đúng thời điểm sao cho phù hợp.

Bệnh cảnh mỗi người mỗi khác- ko ai giống ai !!!




mri-radiologists-in-the-control-room-GettyImages-1326234214-3000x2000.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 450: TRUNG QUỐC ĐANG TỪNG BƯỚC LẤN SÂN DIỆN RỘNG BAO PHỦ LẤY TOÀN BỘ LĨNH VỰC ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI



Vào ngày 12/2/2025, Tập đoàn dược phẩm Akeso ra thông cáo báo chí về việc đã bắt đầu tuyển những bệnh nhân đầu tiên cho nghiên cứu COMPASSION-30/AK104-309. Nghiên cứu COMPASSION-30/AK104-309 được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Thuốc miễn dịch Cadonilimab khi so sánh với Thuốc miễn dịch Sugemalimab khi làm điều trị củng cố cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển cục bộ KO thể mổ cắt bỏ và có bệnh ko tiến triển SAU khi đã trải qua Hoá Xạ đồng thời hoặc tuần tự.

-> Thuốc miễn dịch Sugemalimab đã được mình nhắc đến trên nhóm cách đây 6 tháng. Trong bài đó, chúng ta biết rằng Thuốc miễn dịch Sugemalimab do Tập đoàn dược phẩm Cstone của Trung Quốc nghiên cứu và phát triển đã được Uỷ Ban Châu Âu phê duyệt khi gộp với Hoá Trị platinum trong điều trị BƯỚC ĐẦU cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn ÂM TÍNH với đột biến gen EGFR, ALK, ROS1, RET. Việc phê duyệt này của Uỷ Ban Châu Âu đã đánh dấu một cột mốc lịch sử khi nó khiến Thuốc miễn dịch Sugemalimab trở thành thuốc miễn dịch ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI được phê duyệt ở Châu Âu trong điều trị bước đầu cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở CẢ dạng vảy lẫn dạng ko vảy!!!

-> Thuốc miễn dịch ức chế PD1 đã rất quen thuộc với bệnh nhân Việt Nam là Pembrolizumab ( Keytruda ). Còn Thuốc miễn dịch ức chế CTLA-4 có thể kể đến những cái tên như Ipilimumab và Tremelimumab. Thuốc miễn dịch Cadonilimab do Tập đoàn Akeso tự nghiên cứu và phát triển là loại thuốc miễn dịch ĐẦU TIÊN trên thế giới ức chế được đồng thời cả PD1 và CTLA-4 !!!


Thuốc miễn dịch Cadonilimab đã được phê duyệt và dùng rộng rãi ở Trung Quốc trong điều trị ung thư cổ tử cung kể từ năm 2022. Hiện nay, có hơn 23 nghiên cứu khác nhau đang diễn ra nhằm đánh giá hiệu quả của Thuốc Cadonilimab trong điều trị ung thư cổ tử cung, ung thư dạ dày, ung thư gan và ung thư phổi.

Nhìn rộng ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang tìm mọi cách để giữ lại ngôi vị độc tôn bá chủ toàn cầu của Mỹ trước tốc độ đi lên kinh hoàng của Con rồng Trung Hoa.

Nhưng muộn mất rồi, Con Rồng đã bay lên !!!




Dying-to-survive-pill-2018-e1530775217963.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 451: CHỤP CT LIỀU THẤP CHO NHÓM DÂN SỐ CÓ NGUY CƠ TRUNG BÌNH ĐÃ GÂY RA CHẨN ĐOÁN QUÁ MỨC UNG THƯ PHỔI



1.
Cách đây 2.5 năm mình đã từng bàn về lợi ích của việc sàng lọc ung thư phổi hằng năm bằng phương pháp chụp CT LIỀU THẤP cho nhóm dân số ở độ tuổi từ 50 cho đến 80, hiện đang hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc trong 20 năm, hoặc kể cả đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua.

Cách đây 1.5 năm mình đã từng bàn về lợi ích của tầm soát ung thư phổi bằng CT LIỀU THẤP so với X QUANG.

Lợi ích của CT LIỀU THẤP thì đã quá rõ rồi nhưng cũng giống như bất kỳ thủ thuật y tế nào trên đời này, CT LIỀU THẤP cũng có những mặt trái và nếu lạm dụng- áp dụng ko đúng, nó sẽ gây ra hại nhiều hơn lợi.



2. Chẩn đoán quá mức là chẩn đoán phát hiện ra bệnh nhưng căn bệnh đó lại không bao giờ gây ra triệu chứng cũng như KO khiến người mang bệnh tử vong trong suốt chiều dài cuộc đời được dự kiến của họ. Nói theo nghĩa đen, việc xuất hiện của bệnh hoàn toàn không ảnh hưởng tới chất lượng sống cũng như tuổi thọ của người bệnh. Căn bệnh khi đó hoàn toàn ko gây ra bất kỳ mối đe doạ nào. Chẩn đoán quá mức là mặt trái của việc sàng lọc quá sớm. Mặc dù sàng lọc trong một số trường hợp đã cứu được người bệnh nhưng nếu việc sàng lọc ko được thực hiện một cách chọn lọc sẽ đem lại những hệ luỵ ko tốt, thậm chí còn có thể gây hại. Khi ấy người bệnh có thể phải trải qua những phương pháp điều trị ko cần thiết, rồi tâm lý căng thẳng sợ hãi cũng như gây tốn kém cho cả cá nhân gia đình người bệnh và hệ thống y tế.



3. Vào ngày 13/2/2025, Chuyên gia Dongchen Xie và các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về việc Chụp CT LIỀU THẤP cho nhóm dân số có nguy cơ trung bình đã gây ra chẩn đoán quá mức ung thư phổi.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu 46978 ca mắc ung thư phổi với 34475 trường hợp tử vong trong vòng 18 năm, kể từ năm 2002 cho đến năm 2020 tại khu vực có quy mô dân số xấp xỉ 3.2 triệu người là Quận Phố Đông ở Thượng Hải Trung Quốc. Kể từ năm 2011, CT LIỀU THẤP đã được đưa vào sử dụng rộng rãi ở Trung Quốc.

Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Kể từ năm 2011: Tỷ suất mắc mới chuẩn hoá theo tuổi của ung thư phổi tăng nhanh chóng ở cả nam và nữ trong khi tỷ suất tử vong chuẩn hoá theo độ tuổi giảm.

=>> Tỷ suất mắc mới có xu hướng tăng được quan sát thấy chủ yếu ở những bệnh nhân nữ ung thư giai đoạn đầu và loại biểu mô tuyến.

=>> Ko có tình trạng chẩn đoán quá mức đáng kể nào được quan sát thấy ở nam giới nhưng tỷ suất chẩn đoán quá mức lại tăng từ 22% trong giai đoạn 2011-2015 lên đến 50% trong giai đoạn 2016-2020 ở nữ giới. Phân tích sâu hơn cho thấy số ca ung thư phổi biểu mô tuyến tăng là do chẩn đoán quá mức, cụ thể tăng từ 8% trong giai đoạn 2011-2015 lên 22% trong giai đoạn 2016-2020 ở nam giới và tăng từ 85% lên 89% trong các giai đoạn tương ứng ở nữ giới.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra việc chẩn đoán quá mức ung thư phổi biểu mô tuyến đang diễn ra ở cả nam giới và nữ giới tại Trung Quốc. Những Hướng Dẫn Y Tế là rất cần thiết để tối đa hoá lợi ích của việc chụp CT LIỀU THẤP đồng thời giảm thiểu việc chẩn đoán quá mức ung thư phổi”.


Bạn thấy đấy ! Làm bất cứ cái gì cũng phải tính toán đến thiệt hơn. Tuyệt đối ko được hành động theo cảm tính- thích thì chụp, thích thì chọc, thích thì uống!

Đúng và đủ-KO lạm dụng!




e39fb119-abd0-45ff-88df-23b7340582e7.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 452: LỰA CHỌN TỐI ƯU CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN 3 SAU KHI KHÁNG THUỐC


1
. Ở các bài cũ, mình đã từng bàn về Tiêu Chuẩn Điều Trị hiện nay cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 không thể mổ cắt bỏ là Hoá Xạ đồng thời rồi sau đó điều trị củng cố bằng Thuốc miễn dịch Durvalumab với thời gian lên đến 12 tháng. Phác đồ này đã chính thức trở thành tiêu chuẩn điều trị sau khi nhận được phê duyệt từ Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ FDA vào ngày 16/2/2018.

Dẫu vậy, có đến 2/3 bệnh nhân đã bị tái phát bệnh và thường sau đó phải chuyển sang điều trị bằng một liệu pháp điều trị toàn thân. Lựa chọn điều trị toàn thân cho bệnh nhân lúc này có 2 lựa chọn:
-> Dùng phác đồ Hoá trị đơn độc.
-> Dùng phác đồ có chứa Thuốc miễn dịch, có thể là Thuốc miễn dịch đơn độc hoặc Thuốc miễn dịch + Hoá trị.

Vậy nếu đem 2 lựa chọn này ra so sánh thì sẽ hơn kém nhau như thế nào ?


2. Vào ngày 11/2/2025, Chuyên gia Francesco Cortiula cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu so sánh hiệu quả của Phác đồ có chứa thuốc miễn dịch với Phác đồ hoá trị đơn độc khi điều trị cho những bệnh nhân bị tái phát bệnh sau khi đã trải qua Hoá xạ đồng thời + thuốc Durvalumab.

Tổng cộng 197 bệnh nhân đủ điều kiện từ 10 Trung Tâm Y Tế ở 4 nước Ý, Israel, Mỹ, Hà Lan đã được đưa vô nghiên cứu. Trong đó:
-> Có 93 bệnh nhân điều trị bằng phác đồ Hoá trị đơn độc.
-> Có 104 bệnh nhân điều trị bằng phác đồ có chứa Thuốc miễn dịch.

Kết quả phân tích sống còn cho thấy:

=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của Phác đồ có chứa Thuốc miễn dịch TỐT HƠN so với Phác đồ Hoá trị đơn độc, cụ thể là 5.9 tháng so với 4.9 tháng ( tỷ số nguy hại HR 0.67 ).

=>> Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của Phác đồ có chứa Thuốc miễn dịch TỐT HƠN so với Phác đồ Hoá trị đơn độc, cụ thể là 14.6 tháng so với 8.9 tháng ( tỷ số nguy hại HR 0.61 ).

=>> Khi phân tích phân nhóm:
+Những bệnh nhân có thời gian sống không bệnh tiến triển từ 12 tháng trở lên khi điều trị bằng Thuốc Durvalumab: Dùng Phác đồ có chứa thuốc miễn dịch cho trung vị thời gian sống còn toàn bộ GẤP ĐÔI phác đồ Hoá trị đơn độc, cụ thể là 22.0 tháng so với 9.8 tháng.
+Những bệnh nhân có thời gian sống không bệnh tiến triển ít hơn 12 tháng khi điều trị bằng Thuốc Durvalumab: Dùng Phác đồ có chứa thuốc miễn dịch cho trung vị thời gian sống còn toàn bộ KO KHÁC BIỆT so với phác đồ Hoá trị đơn độc.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Đối với những bệnh nhân có thời gian sống không bệnh tiến triển từ 12 tháng trở lên khi điều trị bằng Thuốc Durvalumab, việc sử dụng phác đồ có chứa Thuốc miễn dịch tại thời điểm bệnh tiến triển sau khi đã trải qua hoá xạ + Durvalumab sẽ đem lại lợi ích sống còn toàn bộ so với Phác đồ Hoá trị đơn độc “.





97199.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 453: THÊM MỘT LẦN KHẲNG ĐỊNH KHÔNG DÙNG THUỐC MIỄN DỊCH ĐỂ TRỊ KHÁNG THUỐC ĐÍCH EGFR



1
. Chủ đề KO DÙNG Thuốc miễn dịch để trị kháng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ DƯƠNG TÍNH EGFR hoặc ALK đã được mình bàn rất nhiều lần trên nhóm.

Hôm nay, chúng ta thêm một lần trở lại chủ đề này !


2. Vào ngày 15/2/2025, Chuyên gia Kenji Morimoto cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả của nghiên cứu SPIRAL-STEP.

Nghiên cứu SPIRAL-STEP được thiết kế để so sánh hiệu quả của Phác đồ gộp 4 Thuốc là Thuốc miễn dịch Atezolizumab + Bevacizumab + Carboplatin + Paclitaxel ( viết tắt là phác đồ ABCP ) với Phác đồ Hoá trị khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển DƯƠNG TÍNH đột biến gen EGFR ĐÃ KHÁNG Thuốc đích.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong gần 6 năm, kể từ tháng 1/2017 cho đến tháng 7/2022. Tổng cộng 408 bệnh nhân đủ điều kiện tại 20 Trung Tâm Y Tế ở Nhật Bản đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó:
-> Có 306 bệnh nhân được điều trị bằng Hoá trị ( có hoặc ko có Thuốc kháng sinh mạch Bevacizumab ) .
-> Có 102 bệnh nhân được điều trị bằng Phác đồ 4 thuốc ABCP.

Kết quả phân tích sống còn cho thấy:

=>> KHÔNG CÓ KHÁC BIỆT về thời gian sống không bệnh tiến triển giữa phác đồ ABCP và phác đồ Hoá trị, cụ thể là 7.2 tháng và 6.0 tháng.

=>> KHÔNG CÓ KHÁC BIỆT về thời gian sống còn toàn bộ giữa phác đồ ABCP và phác đồ Hoá trị, cụ thể là 21.3 tháng và 22.5 tháng.

=>> Khi phân tích phân nhóm: Những bệnh nhân sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 cao từ 50% trở lên khi dùng Phác đồ ABCP cho thời gian sống không bệnh tiến triển dài hơn so với phác đồ Hoá trị, cụ thể là 7.9 tháng so với 4.8 tháng.


Nhóm nghiên cứu kết luận :” Phác đồ 4 thuốc ABCP TƯƠNG ĐƯƠNG Phác đồ Hoá trị khi trị kháng cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ DƯƠNG TÍNH đột biến gen EGFR ĐÃ KHÁNG Thuốc đích”.

QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:

=>>
Tôi nghĩ cánh cửa dùng miễn dịch để trị kháng cho bệnh nhân EGFR ĐÃ ĐÓNG LẠI sau nghiên cứu KEYNOTE 789 ( Bài số 409 ) và nghiên cứu IMPOWER 151 ( Bài số 242 ). Nghiên cứu SPIRAL-STEP hôm nay tiếp tục xác nhận điều đó ! Lợi ích sống không bệnh tiến triển được quan sát thấy ở những bệnh nhân sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 cao chỉ là một phân tích phân nhóm chứ ko phải mục tiêu của nghiên cứu. KO có sự khác biệt nào được đem đến ở đây cả. Cánh cửa đã khép lại !




cancer_medications.jpeg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 454: NHỜ SỰ TIẾN BỘ KHÔNG NGỪNG CỦA CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ MỚI, THỜI GIAN SỐNG CÒN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN CUỐI ĐÃ TĂNG GẦN GẤP 3 LẦN TRONG 20 NĂM QUA.



1
. Cuộc cách mạng trong chăm sóc và điều trị ung thư phổi được bắt đầu kể từ khi xuất hiện Thuốc Đích và Thuốc Miễn Dịch. Thuốc đích cùng với Thuốc miễn dịch đã đem đến những thay đổi không thể tưởng tượng được cho cộng đồng ung thư. Từ một căn bệnh từng được coi là ko thể điều trị, ung thư phổi ngày nay đã ko còn đồng nghĩa với án tử. Một bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối, mặc cho di căn bét nhè toàn thân từ chân tới đầu vẫn hoàn toàn có thể có một cuộc sống khoẻ mạnh trong cả chục năm. Chuyện này đã ko còn lạ lẫm ! Nó đã trở nên bình thường, rất đỗi bình thường !

Hiệu quả của thuốc điều trị RẤT TỐT và còn tốt hơn nữa là việc các Thuốc mới này ra đời LIÊN TỤC. Tre chưa già mà măng đã mọc- thuốc trước ra đời gia nhập thị trường còn chưa ấm chỗ thì đã bị đe doạ thay thế bởi các thuốc đi sau thậm chí còn tốt hơn. Từ đây, nảy sinh một vấn đề là THỜI ĐIỂM thuốc được phê duyệt đưa vào thị trường sẽ ảnh hưởng tới sống còn của bệnh nhân như thế nào?


2. Vào ngày 17/2/2025, Chuyên gia Hironori Satoh cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về sự thay đổi thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4 trong 20 năm qua.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 20 năm, kể từ năm 2001 cho tới năm 2021. Tổng cộng 2555 bệnh nhân tại Bệnh Viện ung thư quốc gia Nhật Bản đã được đưa vào nghiên cứu. Bệnh nhân trong nghiên cứu chia thành 4 giai đoạn:
-> Giai đoạn 2001-2005.
-> Giai đoạn 2006-2010.
-> Giai đoạn 2011-2015.
-> Giai đoạn 2016-2021.

Kết quả phân tích sống còn cho thấy:

=>> Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân TĂNG LÊN ĐÁNG KỂ qua các giai đoạn. Cụ thể:
+ Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân trong giai đoạn 2001-2005 là 10.68 tháng.
+ Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân trong giai đoạn 2006-2010 TĂNG LÊN thành 14.12 tháng.
+ Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân trong giai đoạn 2011-2015 TIẾP TỤC TĂNG LÊN thành 16.49 tháng.
+ Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân trong giai đoạn 2016-2021 TĂNG ĐỘT BIẾN LÊN thành 25.46 tháng ( điều này tương đương với việc sau 20 năm, thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn cuối tăng lên GẦN GẤP 3 LẦN ).

=>> Đáng chú ý, những bệnh nhân trong giai đoạn 2016-2021 có tỷ lệ bệnh nhân cao tuổi ( từ 75 tuổi trở lên ) và tỷ lệ bệnh nhân di căn não tăng lên so với các giai đoạn trước. Điều này đáng lẽ ra sẽ là một yếu tố bất lợi nhưng nhờ sự phát triển vượt bậc của các liệu pháp điều trị mới, những bệnh nhân trong giai đoạn này lại trở thành những bệnh nhân có thời gian sống còn TĂNG ĐỘT BIẾN !!! Sự tăng đột biến này được quan sát thấy đặc biệt rõ trên những bệnh nhân DƯƠNG TÍNH EGFR hoặc ALK !!!



Nhóm nghiên cứu kết luận:” Thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn cuối đã TĂNG LÊN ĐÁNG KỂ theo thời gian. Sự cải thiện này là đặc biệt rõ rệt trong thời gian gần đây bất chấp việc gia tăng tỷ lệ bệnh nhân lớn tuổi và tỷ lệ bệnh nhân mắc di căn não. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra vai trò CỰC KỲ QUAN TRỌNG của các LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ MỚI trong việc cải thiện sống còn cho bệnh nhân”.






pharma-news-for-regeneron-astrazeneca-syndax.png
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 455: XUẤT HIỆN TIẾN BỘ BOM TẤN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI GIAI ĐOẠN SỚM. KẾT QUẢ NÀY SẼ ĐỊNH HÌNH LẠI BỨC TRANH ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI.



1
. Cách đây 1 năm, mình đã từng bàn sơ lược về các phác đồ điều trị đi kèm phẫu thuật dành cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm. Các phác đồ điều trị đi kèm này có thể được thực hiện trước mổ, sau mổ hoặc thậm chí là cả trước và sau mổ.

Trong bài viết đó, chúng ta biết rằng vào ngày 4/3/2022, Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã phê duyệt Thuốc miễn dịch Nivolumab gộp với Hoá trị bộ đôi platinum làm điều trị tân bổ trợ TRƯỚC mổ đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IB ( >=4cm), giai đoạn 2 và giai đoạn 3A. Người bệnh theo đó sẽ được truyền TRƯỚC mổ bằng Thuốc miễn dịch Nivolumab+ Hoá trị bộ đôi platinum 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tuần.

Việc phê duyệt này được thông qua sau thành công của nghiên cứu CHECKMATE-816. Nghiên cứu CHECKMATE-816 chỉ ra: Đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IB (>=4cm), giai đoạn 2 và giai đoạn 3A BẤT KỂ tình trạng bộc lộ miễn dịch PDL1 ra sao khi điều trị tân bổ trợ TRƯỚC mổ bằng phác đồ Nivolumab+ Hoá trị sẽ có trung vị sống thêm không sự kiện vượt trội so với phác đồ Hoá trị đơn độc, cụ thể là 31.6 tháng so với 20.8 tháng.

Kể từ thời điểm FDA phê duyệt, Thuốc miễn dịch Nivolumab đã chính thức trở thành Tiêu Chuẩn Điều Trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm.

Dù vậy, như mình đã từng nói ở các bài cũ, lợi ích sống còn toàn bộ mới là MỤC TIÊU CAO NHẤTKHÓ ĐẠT ĐƯỢC NHẤT trong điều trị ung thư. Thống kê chỉ ra hiện chỉ chưa đầy 1/3 số phác đồ mà FDA đã phê duyệt là đem lại lợi ích sống còn toàn bộ !!!! ( nao mình sẽ dành hẳn 1 bài viết về việc này ). Tức là 2/3 số phác đồ còn lại kia tuy có đem lại lợi ích nhưng là những lợi ích ở tầng thấp hơn như thời gian sống không bệnh tiến triển, sống thêm ko sự kiện...

Vậy Thuốc miễn dịch Nivolumab trong bối cảnh làm điều trị tân bổ trợ TRƯỚC mổ, liệu nó có đạt được mục tiêu đỉnh cao trong điều trị ung thư phổi là thời gian sống còn toàn bộ ko ???



2. Cách đây chưa đầy 24 tiếng, tức vào ngày 19/2/2025, Tập đoàn dược phẩm Bristol Myers Squibb đã ra thông cáo báo chí về kết quả sống còn toàn bộ cuối cùng được phân tích từ phase3 của Nghiên cứu CHECKMATE-816.

Kết quả chỉ ra:

=>> Phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Nivolumab + Hoá trị cho CẢI THIỆN ĐÁNG KỂ thời gian sống còn toàn bộ so với Hoá trị khi làm điều trị tân bổ trợ trước mổ cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn IB (>=4cm), giai đoạn 2 và giai đoạn 3A BẤT KỂ tình trạng bộc lộ miễn dịch PDL1.

Dana Walker, phó chủ tịch của Tập đoàn Bristol Myers Squibb phát biểu trước báo giới:” Nghiên cứu checkmate-816 đã trở thành nghiên cứu phase3 ĐẦU TIÊNDUY NHẤT chỉ ra điều trị tân bổ trợ trước mổ bằng Thuốc miễn dịch đã đem lại lợi ích sống còn toàn bộ cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có thể phẫu thuật”.

Tập đoàn Bristol Myers Squibb dự định sẽ công bố dữ liệu đầy đủ trong một Hội Nghị gần nhất.

QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:

=>>
Bùm! Quả bom đã phát nổ ! Chỉ cần 3 lần truyền trước mổ, Thuốc miễn dịch Nivolumab gộp Hoá trị đã đem lại lợi ích sống còn toàn bộ. Vâng ! Chỉ cần 3 lần truyền trước mổ và hoàn toàn KO điều trị bổ trợ gì sau mổ cả, hoàn toàn ko!!! Đây là lúc chúng ta cần đặt lại câu hỏi về vai trò và giá trị của việc điều trị bổ trợ sau mổ. Một câu hỏi nghiêm túc cần được thảo luận ngay để xem xét lại tận gốc toàn bộ các mô hình điều trị.

=>> Thực sự là một kết quả ngoài sức tưởng tượng ! Sức nặng của thông tin này ko khác gì một quả bom ! Tôi đã phải véo má mình để nhận ra rằng CHỈ CẦN 3 lần truyền trước mổ và hoàn toàn ko làm gì sau mổ là cách có thể giúp chúng ta đạt được cải thiện thời gian sống còn toàn bộ. Tôi thích những mô hình điều trị kiểu này: giảm thiểu gánh nặng điều trị cho người bệnh nhưng đồng thời kết quả thu được lại là TỐT NHẤT !

=>>
Đây là một cột mốc đánh dấu bước ngoặt trong chăm sóc và điều trị ung thư phổi. Kết quả này buộc chúng ta phải PHÂN LOẠI BỆNH NHÂN kĩ càng hơn nữa nhằm xem xem bệnh nhân nào cần dùng bổ trợ sau mổ và bệnh nhân nào ko.

Chúc mừng cộng đồng ung thư phổi !!!




Cancer-Prevention-and-Treatment.jpg
 

xemay12345678

Xe tăng
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
1,029
Động cơ
266,391 Mã lực
BÀI SỐ 456: TIN VUI: GẦN NHƯ CHẮC CHẮN TRONG NĂM NAY THUỐC ĐÍCH ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI CHO ĐỘT BIẾN GEN HER2 SẼ ĐƯỢC PHÊ DUYỆT !


1
. Cách đây 2 tháng mình đã từng bàn về Thuốc đích Zongertinib dùng để điều trị đột biến gen HER2. Trong bài viết đó, chúng ta thấy rằng Thuốc đích Zongertinib cho tỷ lệ đáp ứng cao với khả năng lên não tốt. Ngoài hiệu quả thì thuốc đích Zongertinib còn sở hữu khả năng dung nạp tốt khi mà hầu hết những tác dụng phụ đều chỉ xảy ra ở mức độ thấp và có thể xử lý được.

Tin vui là gần như chắc chắn trong năm nay Thuốc đích Zongertinib sẽ được đưa vào sử dụng trên thị trường !


2. Vào ngày 19/2/2025, Tập đoàn dược phẩm Boehringer Ingelheim ra thông cáo báo chí về việc Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã chấp nhận ưu tiên xem xét Hồ sơ đăng ký thuốc mới NDA của Thuốc đích Zongertinib trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn hoặc không thể mổ cắt bỏ DƯƠNG TÍNH đột biến gen HER2 ĐÃ trải qua điều trị toàn thân trước đó.

Hồ sơ đăng ký thuốc mới thuộc diện ưu tiên xem xét đồng nghĩa với việc chỉ trong vòng 6 tháng tới, Cục quản lý thực phẩm dược phẩm Hoa Kỳ FDA sẽ đưa ra quyết định có phê duyệt hay là ko. Nếu thành công, Thuốc đích Zongertinib sẽ trở thành Thuốc đích điều trị đột biến gen HER2 ĐẦU TIÊN trên thế giới được đưa vào sử dụng thương mại hoá trên thị trường.

Shashank Deshpande, đại diện của Tập đoàn Boehringer Ingelheim phát biểu trước báo giới :” Việc ưu tiên xem xét Thuốc đích Zongertinib của FDA đã cho thấy nhu cầu cấp thiết hiện nay của nhóm bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ DƯƠNG TÍNH đột biến gen HER2. Chúng tôi tin rằng Thuốc đích Zongertinib sẽ trở thành một tiến bộ đột phá cho nhóm bệnh nhân hiện đang có ít lựa chọn điều trị này”.

Vậy là danh sách Những Kẻ Thay Đổi Cuộc Chơi trong điều trị ung thư sắp có thêm một thành viên mới !








pharma-news-for-eisai-vanda-cartesian.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top