[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 316: TIN VUI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DƯƠNG TÍNH ĐỘT BIẾN GEN MET EXON14 SKIPPING ( METex14).


1
.Vào ngày 26/7/2024, Chuyên gia Jin-Ji Yang cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả phase2 của Nghiên cứu KUNPENG. Nghiên cứu KUNPENG được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Thuốc đích Vebreltinib khi điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn hoặc tiến triển cục bộ dương tính đột biến gen METex14.


2. Nghiên cứu được thực hiện trong gần 3 năm, kể từ 17/1/2020 cho đến 9/8/2022 ở 17 Trung Tâm Y Tế trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Tổng cộng 197 bệnh nhân đã được tuyển vào nghiên cứu, trong đó có 113 bệnh nhân đủ điều kiện để tham gia. Tại thời điểm cut-off dữ liệu, có 52 bệnh nhân đủ điều kiện để phân tích trong đó có 35 bệnh nhân CHƯA từng điều trị và 17 bệnh nhân trước đó ĐÃ trải qua điều trị các phác đồ như Hoá Trị, Thuốc đích, Miễn dịch. Kết quả cho thấy:

=>> Thuốc đích Vebreltinib cho tỷ lệ kiểm soát bệnh lên đến 96.2%!

=>> Thuốc đích Vebreltinib cho Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 75%. Cụ thể, tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 77.1% ở những bệnh nhân CHƯA từng điều trị và 70.6% ở những bệnh nhân ĐÃ từng điều trị.

=>> Thuốc đích Vebreltinib cho trung vị thời gian duy trì đáp ứng 15.9 tháng, trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 14.1 tháng và trung vị thời gian sống còn toàn bộ đạt 20.7 tháng.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Thuốc đích Vebreltinib cho thấy hiệu quả cực kỳ hứa hẹn khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen METex14”.







pills-drugs-pharma-580x358.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 317: TIN VUI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ĐANG RƠI VÀO CẢNH HẾT BÀI!!!


Vào cuối tháng 7/2024, Tập đoàn dược phẩm MAIA Biotechnology có trụ sở tại Chicago, Mỹ đã cập nhật thông tin mới nhất ở phase2 của nghiên cứu THIO-101.

Nghiên cứu THIO-101 được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Thuốc THIO khi dùng tuần tự cùng Thuốc miễn dịch Cemiplimab trong điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển trước đó ĐÃ KHÁNG ít nhất 2 phác đồ điều trị. Kết quả cho thấy:

=>> Phác đồ dùng tuần tự Thuốc THIO và Thuốc miễn dịch Cemiplimab cho thấy khả năng dung nạp tốt và độc tính THẤP HƠN phác đồ điều trị tiêu chuẩn hiện đang được áp dụng cho nhóm bệnh nhân ĐÃ kháng ít nhất 2 phác đồ điều trị.

=>> Tại thời gian theo dõi ít nhất 12 tháng, VẪN CÓ 6 bệnh nhân hiện đang điều trị ổn định. Đặc biệt, có 1 bệnh nhân đã hoàn thành 21 chu kỳ điều trị của phác đồ- tương đương với việc bệnh ổn định đã được 16 tháng!!!


Vlad Vitoc, Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Tập đoàn dược phẩm MAIA Biotechnology phát biểu trước báo giới:” Với các phác đồ điều trị hiện có, thời gian hợp thuốc của bệnh nhân ở bước 2 thường chỉ được 3 đến 4 tháng, ở bước 3 thời gian hợp thuốc thậm chí còn ngắn hơn! Thật tốt khi bệnh nhân dùng Thuốc THIO của chúng tôi cho thời gian hợp thuốc lâu hơn thế. Thuốc THIO cho thấy tiềm năng sẽ là một liệu pháp điều trị đầy hứa hẹn dành cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đang phải đối mặt với việc còn ÍT lựa chọn điều trị”.

Chúng ta cùng chờ xem!







1636272824phpiM3mHt.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 318: BÀN TIẾP VỀ XẠ NÃO CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DƯƠNG TÍNH ĐỘT BIẾN GEN EGFR, ALK.



Vào ngày 24/7/2024, Chuyên gia Luke R.G. Pike cùng các đồng nghiệp đã công bố kết quả của nghiên cứu TURBO.

Nghiên cứu TURBO được thiết kế để so sánh hiệu quả của xạ phẫu não trước rồi cho bệnh nhân dùng Thuốc đích so với việc CHỈ dùng đơn độc Thuốc đích khi điều trị BƯỚC ĐẦU cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não dương tính đột biến gen EGFR,ALK đang có chỉ định dùng loại Thuốc đích với khả năng lên não tốt.


Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 9 năm, kể từ năm 2013 cho đến năm 2022 tại 7 Trung Tâm Y Tế trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Tổng cộng 317 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu. Toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu đều DI CĂN NÃO và được chỉ định dùng loại Thuốc đích có khả năng lên não tốt với 250 bệnh nhân dùng Thuốc đích th3 EGFR Osimertinib và 61 bệnh nhân dùng Thuốc đích th2 ALK Alectinib. Trong đó:

->Có 200 bệnh nhân CHỈ dùng đơn độc Thuốc đích.
->Có 117 bệnh nhân được xạ phẫu não rồi mới dùng Thuốc đích.


Kết quả cho thấy:

=>> Trung vị thời gian sống còn toàn bộ là KHÔNG KHÁC BIỆT ở nhóm bệnh nhân chỉ dùng đơn độc Thuốc đích so với nhóm bệnh nhân xạ phẫu não rồi mới dùng Thuốc đích, cụ thể là 41 tháng so với 40 tháng!

=>> Khi phân tích đa biến, nhóm bệnh nhân xạ phẫu não rồi mới dùng Thuốc đích cho CẢI THIỆN đáng kể về thời gian tiến triển hệ thần kinh trung ương so với nhóm bệnh nhân chỉ dùng đơn độc Thuốc đích với tỷ số nguy hại HR 0.63.

=>> Nhóm bệnh nhân xạ phẫu não rồi mới dùng Thuốc đích cho CẢI THIỆN đáng kể về khả năng kiểm soát di căn hệ thần kinh trung ương tại chỗ so với nhóm bệnh nhân chỉ dùng đơn độc Thuốc đích với tỷ số nguy hại HR 0.30, nhưng không có khác biệt ở 2 nhóm khi xét về khả năng kiểm soát di căn hệ thần kinh trung ương xa.

=>> Phân tích phân nhóm, xạ phẫu não rồi mới dùng Thuốc đích cho lợi ích thời gian tiến triển hệ thần kinh trung ương so với chỉ dùng đơn độc Thuốc đích ở nhóm bệnh nhân di căn não có đường kính khối u từ 1cm trở lên.



Nhóm nghiên cứu kết luận:” Sử dụng xạ phẫu não trước khi dùng loại Thuốc đích có khả năng lên não tốt sẽ cho cải thiện thời gian tiến triển hệ thần kinh trung ương và kiểm soát di căn hệ thần kinh trung ương tại chỗ nhưng KHÔNG cải thiện thời gian sống còn toàn bộ. Những bệnh nhân có khối u di căn não đường kính từ 1cm trở lên là những người nhận được nhiều lợi ích nhất khi áp dụng biện pháp xạ phẫu não trước rồi mới dùng Thuốc đích”.











srssss.jpg
 

poiuy

Xe ba gác
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
21,443
Động cơ
623,024 Mã lực
Có bà chị dâu họ vừa phát hiện UT phối GĐ 2 mà không phù hợp với phương pháp điều trị đích. Hy vọng bà ấy gặp may mắn vì còn trẻ.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 319: NỒNG ĐỘ MAGIE TRONG HUYẾT THANH CŨNG CÓ THỂ LÀ MỘT DẤU ẤN SINH HỌC TIÊN LƯỢNG THỜI GIAN HỢP THUỐC ĐÍCH CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ EGFR.



1
.Vào ngày 24/7/2024, Chuyên gia Fang-Zhou Xu cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về việc nồng độ Magie (Mg) trong huyết thanh cũng có thể là một dấu ấn sinh học tiên lượng thời gian sống còn ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong gần 6 năm, kể từ tháng 3/2016 cho đến tháng 10/2021. Tổng cộng 91 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR đã được đưa vào nghiên cứu. Trung vị tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu là 61.57 với 52.75% bệnh nhân trong nghiên cứu là nam giới. Có 44 bệnh nhân ( chiếm 48.35%) đã từng Hoá Trị TRƯỚC khi dùng Thuốc đích. Thuốc đích Gefitinib là thuốc đích được sử dụng nhiều nhất, tiếp theo là thuốc đích Icotinib và Erlotinib.

Giá trị tiên lượng của nồng độ Mg ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ EGFR dùng thuốc đích được chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn TRƯỚC khi dùng Thuốc đích và giai đoạn SAU khi dùng thuốc đích.


2. Giai đoạn TRƯỚC khi dùng Thuốc đích:
Chỉ số Mg=0.87 mmol/L được lấy làm ngưỡng để phân loại bệnh nhân.
-> Có 55 bệnh nhân ( chiếm 60.44%) có nồng độ Mg từ 0.87 trở lên được coi là nhóm bệnh nhân có nồng độ Mg cao.
-> Có 36 bệnh nhân ( chiếm 39.56%) có nồng độ Mg thấp hơn 0.87 được coi là nhóm bệnh nhân có nồng độ Mg thấp.

Kết quả phân tích cho thấy:
=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg cao DÀI HƠN ĐÁNG KỂ so với nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg thấp, cụ thể là 369 ngày so với 275 ngày.

=>> Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg cao DÀI GẤP ĐÔI so với nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg thấp, cụ thể là 1026 ngày so với 517 ngày. Hơn nữa, sự khác biệt thời gian sống còn toàn bộ giữa nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg cao với nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg thấp có ý nghĩa thống kê cao với P=0.00089.


3. Giai đoạn SAU khi dùng Thuốc đích được 60 ngày:
Chỉ số Mg= 0.73 mmol/L được lấy làm ngưỡng để phân loại bệnh nhân.
-> Có 81 bệnh nhân ( chiếm 89.01%) có nồng độ Mg từ 0.73 trở lên được coi là nhóm bệnh nhân có nồng độ Mg cao.
-> Có 10 bệnh nhân ( chiếm 10.99%) có nồng độ Mg thấp hơn 0.73 được coi là nhóm bệnh nhân có nồng độ Mg thấp.

Kết quả phân tích cho thấy:
=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg cao DÀI HƠN ĐÁNG KỂ so với nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg thấp, cụ thể là 363 ngày so với 204 ngày.

=>> Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg cao DÀI HƠN GẤP ĐÔI so với nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg thấp, cụ thể là 876 ngày so với 346 ngày. Hơn nữa, sự khác biệt thời gian sống còn toàn bộ giữa nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg cao với nhóm bệnh nhân sở hữu nồng độ Mg thấp có ý nghĩa thống kê cao với P=0.00091.



Nhóm nghiên cứu kết luận:” Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng nồng độ Mg trong huyết thanh có thể là một yếu tố mang tính tiên lượng về thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR đang điều trị bằng Thuốc đích”.








magnesium-test-with-blood-sample-top-view-isolated-on-office-desk-healthcaremedical-concept-WG...jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 320: THUỐC KHÁNG SINH CÓ THỂ LÀM GIẢM THỜI GIAN SỐNG CÒN CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ HOÁ TRỊ HOẶC THUỐC MIỄN DỊCH!



1
.Các nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng trước đây đã chỉ ra hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá cũng như hiệu quả của nhiều loại thuốc ung thư. Thuốc kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, và điều này có tác dụng bất lợi đối với các liệu pháp chống ung thư.

Cách đây 2 năm mình đã từng nói về việc kháng sinh có ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả điều trị của thuốc ung thư. Hôm nay chúng ta sẽ trở lại chủ đề này!


2. Vào ngày 31/7/2024, Chuyên gia Emanuela Taioli cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về mối liên quan giữa việc sử dụng Thuốc kháng sinh với thời gian sống còn ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển đang được điều trị bằng Thuốc miễn dịch hoặc Hoá trị!

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 2 năm, kể từ năm 2015 cho đến ngày 31/12/2017. Tổng cộng 788 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu. Toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu đều được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối vào năm 2015 và được điều trị bằng Phác đồ Hoá trị đơn độc hoặc Phác đồ Hoá trị gộp Thuốc miễn dịch hoặc Phác đồ Hoá trị tuần tự với Thuốc miễn dịch.

Có 440 bệnh nhân ( chiếm 56%) đã dùng kháng sinh trong 2 tháng trước hoặc sau khi bắt đầu điều trị ung thư.

Tại trung vị thời gian theo dõi 11.64 tháng, kết quả phân tích cho thấy:

=>> Phân tích sống còn theo phương pháp Kaplan-Meier:
+ Cho KHÁC BIỆT có ý nghĩa thống kê về thời gian sống còn của những bệnh nhân dùng kháng sinh so với những bệnh nhân KO dùng kháng sinh ( P=0.0066 ).

+ Cho KHÁC BIỆT có ý nghĩa thống kê về thời gian sống còn của những bệnh nhân dùng từ 2 đợt kháng sinh trở lên so với những bệnh nhân KO dùng kháng sinh hoặc chỉ dùng 1 đợt kháng sinh ( P=< 0.0001).

+ KO KHÁC BIỆT về thời gian sống còn giữa những bệnh nhân dùng kháng sinh trong 2 tháng trước khi bắt đầu điều trị ung thư so với những bệnh nhân dùng kháng sinh trong 2 tháng sau khi bắt đầu điều trị ung thư ( P= 0.1525).


=>> Phân tích sống còn theo mô hình Cox:
+ Dùng kháng sinh đi kèm với thời gian sống còn KÉM HƠN so với những bệnh nhân ko dùng kháng sinh, cụ thể HR 1.17.

+ Dùng kháng sinh từ 2 đợt trở lên đi kèm với thời gian sống còn KÉM HƠN so với những bệnh nhân ko dùng hoặc dùng 1 đợt kháng sinh, cụ thể HR 1.35.



Nhóm nghiên cứu kết luận:” Sử dụng kháng sinh trong quá trình điều trị Hoá trị Miễn dịch sẽ đi kèm với thời gian sống còn kém hơn. Việc này càng rõ rệt hơn khi bệnh nhân sử dụng nhiều đợt kháng sinh”.


BÀI HỌC RÚT RA:

Dùng bất cứ thuốc gì? Dùng hay ko dùng? nếu dùng thì dùng như thế nào? dùng trong thời gian bao lâu? Dùng trong những bệnh cảnh nào phải do bác sĩ điều trị của bạn quyết định.

TUYỆT ĐỐI KO ĐƯỢC SAO CHÉP ĐƠN THUỐC CỦA NHAU!








2ED5DC0200000578-0-image-a-26_1528035537227.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 321: MỐI LIÊN HỆ GIỮA BIẾN THỂ PHÂN TỬ VÀ CƠ CHẾ KHÁNG THUỐC ĐÍCH ALK.


1.
Ở bài cũ, chúng ta đã từng bàn đến các loại biến thể phân tử có trong gia đình đột biến dung hợp gen ALK cũng như tiên lượng sống còn đối với từng loại biến thể. Hôm nay, chúng ta tiếp tục soi sâu xuống dưới cấp độ phân tử của đột biến dung hợp gen ALK và xem xem liệu có tồn tại mối liên hệ giữa các dạng biến thể phân tử và nguyên nhân kháng Thuốc đích?


2. Nghiên cứu này do chuyên gia Viola W. Zhu cùng các đồng nghiệp tiến hành. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 9 năm, kể từ tháng 1/2008 cho đến tháng 1/2017. Tổng cộng 129 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK đã được đưa vào nghiên cứu. Trong 129 bệnh nhân này thì có đến 123 bệnh nhân ( chiếm 95%) là dạng biến thể phân tử EML4-ALK, với:
-> 55 bệnh nhân ( chiếm 43%) là dạng EML4-ALK V1.
-> 51 bệnh nhân ( chiếm 40%) là dạng EML4-ALK V3.


Tổng cộng 77 bệnh nhân ( chiếm 60%) KHÁNG Thuốc đích ALK th1 và th2 đã được sinh thiết khối u nhằm tìm hiểu nguyên nhân kháng thuốc. Có 12 bệnh nhân phải sinh thiết 2 lần và 2 bệnh nhân phải sinh thiết 3 lần. Tổng cộng 93 lần sinh thiết đã được thực hiện. Trong 77 bệnh nhân được sinh thiết khối u này thì có 33 bệnh nhân là dạng EML4-ALK V1 và 44 bệnh nhân là dạng EML4-ALK V3. Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Nguyên nhân kháng thuốc do 1 biến thể phân tử khác trong gia đình ALK xuất hiện được tìm thấy ở dạng EML4-ALK V3 CAO HƠN so với dạng EML4-ALK V1, cụ thể là 57% so với 30%. Chi tiết:
+ Nguyên nhân kháng thuốc do 1 biến thể phân tử khác trong gia đình ALK xuất hiện được tìm thấy ở 25 bệnh nhân EML4-ALK V3 ( chiếm 57%).
+ Nguyên nhân kháng thuốc do 1 biến thể phân tử khác trong gia đình ALK xuất hiện được tìm thấy ở 10 bệnh nhân EML4-ALK V1 ( chiếm 30%).

=>> Đặc biệt, biến thể phân tử EML4-ALK G1202R ( biến thể phân tử được biết đến là nguyên nhân gây ra kháng thuốc nhiều nhất cho Thuốc đích ALK th1 và Thuốc đích ALK th2) lại KHÔNG xuất hiện ( chiếm 0%) ở bệnh nhân EML4-ALK V1 khi kháng thuốc nhưng lại xuất hiện ở 14 bệnh nhân EML4-ALK V3 ( chiếm 32%) khi kháng thuốc!!!



Nhóm nghiên cứu kết luận:” Các biến thể phân tử trong gia đình ALK CÓ LIÊN QUAN đến sự phát triển của nguyên nhân kháng Thuốc đích- đặc biệt là sự xuất hiện của G1202R. Dạng biến thể phân tử ALK mà bệnh nhân sở hữu sẽ là một yếu tố quan trọng trong chiến lược điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK”.








cancers-09-00118-g001.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 322: TIN VUI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ KHÁNG THUỐC ĐÍCH!



1
.Vào ngày 5/8/2024, Công ty công nghệ sinh học Lantern Pharma đã cập nhật kết quả ở phase2 của Nghiên cứu HARMONIC.

2. Nghiên cứu HARMONIC được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Thuốc LP-300 khi kết hợp cùng bộ đôi Hoá trị Pemetrexed và Carboplatin trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển chưa bao giờ hút thuốc và ĐÃ KHÁNG Thuốc đích EGFR, NTRK, ALK, MET, ROS1…

Tại thời điểm phân tích dữ liệu, có 7 bệnh nhân đủ điều kiện để phân tích, kết quả cho thấy:

=>> Có 6 bệnh nhân vẫn nhận được lợi ích từ LP-300 + Hoá trị trong khi có 1 bệnh nhân tiến triển bệnh.

=>> Trong 6 bệnh nhân cho đáp ứng với LP-300+ Hoá trị thì có 3 bệnh nhân đáp ứng một phần khi kích cỡ khối u giảm trung bình 51% và 3 bệnh nhân bệnh ổn định khi kích cỡ khối u giảm trung bình 13%! Đặc biệt, có 1 bệnh nhân đang tham gia nghiên cứu được 14 tháng và kích cỡ khối u giảm lên đến 57%!

=>> Phác đồ LP-300+ Hoá trị cho tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 86% và tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 43%.

=>> Nghiên cứu đang tiếp tục được mở rộng và đánh giá thêm dữ liệu từ 80 bệnh nhân khác.


Reggie Ewesuedo, phó chủ tịch Lantern Pharma phát biểu trước báo giới:” Tỷ lệ kiểm soát bệnh cao lên đến 86% từ phân tích dữ liệu sớm sẽ là động lực thúc đẩy chúng tôi đẩy nhanh quá trình mở rộng nghiên cứu ra phạm vi toàn cầu”

Điều đặc biệt cần nói về Lantern Pharma, Lantern Pharma ko phải một công ty thuần dược phẩm! Lantern Pharma là một công ty công nghệ sinh học hiện đang áp dụng những kỹ thuật tiên tiến nhất từ Học Máy và Trí Tuệ Nhân Tạo để giải quyết bài toán ung thư!!!

Chúng ta cùng chờ xem!







post-cover-243.jpg
 

wacwac

Xe buýt
Biển số
OF-124177
Ngày cấp bằng
14/12/11
Số km
998
Động cơ
389,072 Mã lực
Cụ xemay cho em xin tư vấn, đọc được bài này hơi muộn vì mấy bữa trước gia đình bối rối quá chỉ cấp cứu theo bác sĩ.
Mẹ em đột ngột sụt cân, sau khi cho đi khám BV tư tổng quát phát hiện xẹp phổi, chỉ số ung thư cao, u phổi, tràn dịch, u tử cung (CEA, Cyfra 21-1 cao chắc gấp 5-10 lần bt). Đưa khám BV tuyến Tw, sinh thiết xong thì Ung thư biểu mô tuyến, tế bào không nhỏ, khối u ở phổi phải lên tới 7cm x 10cm. BS kết luận GĐ4, T4N2M1c, di căn xương. Chưa kết luận tử cung, nhưng gia đình thấy sức yếu, và phổi là căn cơ chính, ko phục hồi phổi thì ko có cơ hội phục hồi chỗ khác nên quyết định chữa phổi trước.
XN gen có gen đột biến, EGFR exon 19. PDL1 90%.
BS cho phác đồ là pms Erlotinib uống. Còn truyền Avegra + zoledromic. Báo thuốc thế hệ 3 chờ sau. Còn sau 1 vài đợt khỏe lên thì đi khám tử cung chỗ phụ sản.

Em đọc mới dc nửa số trang thôi nhưng trông là đúng phác đồ các bài đã nói.
Mẹ em MRI não may chưa sao. Còn CT scan và MRI tử cung thì tương tự bv tuyến tw kết luận.
Cho em hỏi là ngoài phác đồ trên thì cần lưu ý bổ sung gì không vì từ lúc xuống cân mẹ em ăn uống kém. Chỉ có điều không đau chỗ nào, chỉ khó thở và sụt cân nhanh
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
Cụ xemay cho em xin tư vấn, đọc được bài này hơi muộn vì mấy bữa trước gia đình bối rối quá chỉ cấp cứu theo bác sĩ.
Mẹ em đột ngột sụt cân, sau khi cho đi khám BV tư tổng quát phát hiện xẹp phổi, chỉ số ung thư cao, u phổi, tràn dịch, u tử cung (CEA, Cyfra 21-1 cao chắc gấp 5-10 lần bt). Đưa khám BV tuyến Tw, sinh thiết xong thì Ung thư biểu mô tuyến, tế bào không nhỏ, khối u ở phổi phải lên tới 7cm x 10cm. BS kết luận GĐ4, T4N2M1c, di căn xương. Chưa kết luận tử cung, nhưng gia đình thấy sức yếu, và phổi là căn cơ chính, ko phục hồi phổi thì ko có cơ hội phục hồi chỗ khác nên quyết định chữa phổi trước.
XN gen có gen đột biến, EGFR exon 19. PDL1 90%.
BS cho phác đồ là pms Erlotinib uống. Còn truyền Avegra + zoledromic. Báo thuốc thế hệ 3 chờ sau. Còn sau 1 vài đợt khỏe lên thì đi khám tử cung chỗ phụ sản.

Em đọc mới dc nửa số trang thôi nhưng trông là đúng phác đồ các bài đã nói.
Mẹ em MRI não may chưa sao. Còn CT scan và MRI tử cung thì tương tự bv tuyến tw kết luận.
Cho em hỏi là ngoài phác đồ trên thì cần lưu ý bổ sung gì không vì từ lúc xuống cân mẹ em ăn uống kém. Chỉ có điều không đau chỗ nào, chỉ khó thở và sụt cân nhanh
Cụ inbox e nhé. Chúng ta sẽ bàn sâu về trường hợp nhà mình❤🤝
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 323: BÀN VỀ TÁC DỤNG PHỤ VIÊM NÃO GÂY RA BỞI THUỐC MIỄN DỊCH.


1
.Vào ngày 26/ 7/2024, Chuyên gia Monica W Buckley cùng các đồng nghiệp đã công bố báo cáo về tác dụng phụ Viêm Não của bệnh nhân ung thư khi điều trị bằng Thuốc miễn dịch.


2. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 6 năm, kể từ ngày 1/6/2014 cho đến ngày 31/7/2020 tại Bệnh Viện Johns Hopkins và Trung Tâm Y Tế Johns Hopkins Bayview.

Tổng cộng 14 bệnh nhân ung thư ( bệnh nhân ung thư phổi chiếm 35%) được điều trị bằng phác đồ có chứa Thuốc miễn dịch và gặp phải tác dụng phụ Viêm Não gây ra bởi Thuốc miễn dịch đã được đưa vào nghiên cứu. Trung vị tuổi của bệnh nhân là 57.5.

Bệnh nhân được chẩn đoán Viêm não khi:
->Xét nghiệm dịch não tuỷ cho kết quả tăng tế bào lympho ( chiếm 85% các trường hợp ) và tăng Protein ( chiếm 69%).
->Chụp cộng hưởng từ MRI não cho hình ảnh não bất thường ( chiếm 33%).
->Chụp PET-FDG cho hình ảnh não bất thường ( chiếm 25%).
->Điện não đồ cho kết quả bất thường ( chiếm 30%).
->Xuất hiện tự kháng thể ( chiếm 31%).

Trung vị thời gian khởi phát Viêm Não kể từ khi bắt đầu điều trị Thuốc miễn dịch là 70 ngày. Bệnh nhân Viêm Não được điều trị bằng:
->Thuốc Corticosteroids ( chiếm 86% các trường hợp ).
->Thuốc Immunoglobulin ( chiếm 36%).
->Thuốc Rituximab ( chiếm 29%).
->Tách huyết tương ( chiếm 7%).

Kết quả điều trị: KHÔNG có trường hợp nào tử vong và 12 bệnh nhân đã hồi phục đáng kể mặc dù việc xuất hiện các biến chứng lâu dài đã được ghi nhận. Tất cả bệnh nhân đều ngừng điều trị Thuốc miễn dịch.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Tác dụng phụ Viêm Não do Thuốc miễn dịch gây ra có thể điều trị và cải thiện bằng Thuốc Corticosteroids trong hầu hết các trường hợp. Một số trường hợp có thể cần phải bổ sung thêm Thuốc ức chế miễn dịch”.








Brain-Disorders.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 324: BÀN VỀ TÁC DỤNG PHỤ PHÁT BAN LICHENOID VÙNG MIỆNG Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ KHI ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC ĐÍCH EGFR.


Vào đầu tháng 8/2024, Chuyên gia Ruba Alchaikh Hassan cùng các đồng nghiệp đã báo cáo về tác dụng phụ phát ban Lichenoid vùng miệng cũng như cách xử lý khi điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR bằng Thuốc đích th3 Osimertinib.

CA LÂM SÀNG:
Một phụ nữ 75 tuổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi giai đoạn cuối loại biểu mô tuyến dương tính đột biến gen EGFR. Bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng Thuốc đích th3 Osimertinib. Sau 24 tháng điều trị ổn định, bệnh nhân xuất hiện tác dụng phụ ở vùng miệng với các sọc đỏ trắng ở xung quanh vùng miệng như niêm mạc má, nướu răng…

Thủ thuật sinh thiết đã được thực hiện ->Kết luận bệnh nhân mắc phát ban Lichenoid vùng miệng do tác dụng phụ của Thuốc đích th3 Osimertinib. Đánh giá theo thang điểm Najanro, bệnh nhân được xếp vào thang điểm 5!


ĐIỀU TRỊ:
Việc NGỪNG điều trị Thuốc đích Osimertinib có thể gây ảnh hưởng KO TỐT tới quá trình điều trị của bệnh nhân. Do đó, các bs quyết định điều trị tác dụng phụ phát ban Lichenoid vùng miệng trong khi vẫn chỉ định bệnh nhân tiếp tục dùng Thuốc đích Osimertinib. Bệnh nhân được yêu cầu:
->Ngừng ăn đồ cay, nóng.
->Súc miệng bằng Diphenhydramine HCL mỗi 6 giờ nếu cần thiết trước bữa ăn.

Trong lần tái khám sau đó 4 tuần, tác dụng phụ của bệnh nhân đã thuyên giảm.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Phát ban Lichenoid vùng miệng được coi là một tổn thương tiền ác tính khi chúng có thể chuyển đổi thành ung thư biểu mô tế bào vảy. Do đó, những bệnh nhân mắc tác dụng phụ phát ban Lichenoid vùng miệng khi dùng Thuốc đích th3 Osimertinib cần được theo dõi sát sao và xử lý kịp thời”.





lichen.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 325: TIN VUI CHO BỆNH NHÂN ÂM TÍNH ĐỘT BIẾN GEN!


Vào ngày 26/7/2024, Tập đoàn dược phẩm Cstone của Trung Quốc ra thông báo về việc Uỷ Ban Châu Âu đã phê duyệt Thuốc miễn dịch Sugemalimab gộp với Hoá Trị platinum trong điều trị BƯỚC ĐẦU cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn ÂM TÍNH với đột biến gen EGFR, ALK, ROS1, RET.


Quyết định phê duyệt của Uỷ Ban Châu Âu được thông qua sau thành công ở phase3 của Nghiên cứu GEMSTONE-302. Nghiên cứu GEMSTONE-302 được thiết kế để đánh giá hiệu quả phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Sugemalimab + Hoá trị so với phác đồ Hoá trị đơn độc trong điều trị BƯỚC ĐẦU cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn ÂM TÍNH với đột biến gen EGFR, ALK, ROS1, RET.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:
=>> Phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Sugemalimab + Hoá trị VƯỢT TRỘI về thời gian sống không bệnh tiến triển và thời gian sống còn toàn bộ so với phác đồ Hoá trị đơn độc.

Tập đoàn Cstone cho biết dữ liệu toàn bộ của nghiên cứu sẽ được công bố tại Hội Nghị ESMO 2024 diễn ra tại Barcelona Tây Ban Nha vào tháng 9 tới đây!


Việc phê duyệt này của Uỷ Ban Châu Âu đánh dấu một cột mốc lịch sử khi nó khiến Thuốc miễn dịch Sugemalimab trở thành thuốc miễn dịch ĐẦU TIÊN TRÊN THẾ GIỚI được phê duyệt ở Châu Âu trong điều trị bước đầu cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở CẢ dạng vảy lẫn dạng ko vảy!!!

Trung Quốc đang phát triển với tốc độ quá khủng khiếp về mọi mặt!

Thực sự khủng khiếp!!!





0211d081ddd54a8abbb59acbfec970f3.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 326: TIN VUI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DƯƠNG TÍNH ĐỘT BIẾN GEN KRAS G12C!


Vào ngày 8/8/2024, Chuyên gia Qing Zhou đã cập nhật kết quả phase2 của Nghiên cứu NCT05005234. Nghiên cứu NCT05005234 được thiết kế để đánh giá hiệu quả Thuốc đích IBI351 khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính đột biến gen KRAS-G12C trước đó ĐÃ KHÁNG ít nhất một liệu pháp điều trị toàn thân.

Tại thời điểm cut-off dữ liệu vào ngày 13/12/2023, tổng cộng 116 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu. Trong đó:
->Có 30% bệnh nhân bị di căn não.
->Có 84.5% bệnh nhân trước đó đã trải qua điều trị Thuốc miễn dịch và Hoá trị.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy:

=>> Thuốc đích IBI351 cho tỷ lệ kiểm soát bệnh đạt 90.5% và tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 49.1%.

=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 9.7 tháng và dữ liệu về sống còn toàn bộ hiện chưa hoàn thiện.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Thuốc đích IBI351 chứng tỏ hiệu quả đầy hứa hẹn khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen KRAS-G12C”.

Con số 49.1% và 9.7 tháng ở trong bối cảnh điều trị bước 2 là thực sự hứa hẹn và KO hề tầm thường!

Chúng ta cùng chờ xem!






Drug-research-illustration2.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 327: SO SÁNH HIỆU QUẢ TRONG THẾ GIỚI THỰC CỦA 3 THẾ HỆ THUỐC ĐÍCH EGFR KHI ĐIỀU TRỊ ĐỘT BIẾN HIẾM.


1
.Vào ngày 10/8/2024, Chuyên gia Adam Barsouk cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu so sánh hiệu quả của Thuốc đích th3 Osimertinib với Thuốc đích th2 Afatinib, Thuốc đích th1 Erlotinib khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến hiếm EGFR ( L861Q, G719X, S768I, chèn gen Exon20…) trong thế giới thực.

2. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 16 năm, kể từ năm 2007 cho tới năm 2023. Tổng cộng 355 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó có:
->36 bệnh nhân dương tính G719X ( chiếm 10%)
->11 bệnh nhân dương tính chèn gen exon20 ( chiếm 3%)
->7 bệnh nhân dương tính L861Q ( chiếm 2%)
->4 bệnh nhân dương tính S768I ( chiếm 1%)
->1 bệnh nhân dương tính C797S ( chiếm 0.3%).


Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy:

=>> Thuốc đích th3 Osimertinib cho trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển và thời gian sống còn toàn bộ VƯỢT TRỘI so với Thuốc đích th2 Afatinib, cụ thể là 22 tháng so với 12 tháng và 32 tháng so với 21 tháng!

=>> Thuốc đích th3 Osimertinib cho trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển và thời gian sống còn toàn bộ VƯỢT TRỘI so với Thuốc đích th1 Erlotinib, cụ thể là 22 tháng so với 9 tháng và 32 tháng so với 17 tháng!

=>> Thuốc đích th3 Osimertinib cũng sở hữu khả năng dung nạp TỐT HƠN so với Thuốc đích th2 Afatinib và Thuốc đích th1 Erlotinib khi tỷ lệ bệnh nhân phải giảm liều do tác dụng phụ của Thuốc đích th3 là 19% trong khi con số này ở thuốc đích th2 Afatinib là 24% và ở Thuốc đích th1 Erlotinib là 23%. Tỷ lệ bệnh nhân phải ngừng thuốc do tác dụng phụ ở Thuốc đích th3 Osimertinib cũng thấp hơn so với Thuốc đích th2 Afatinib và Thuốc đích th1 Erlotinib, cụ thể là 1% so với 2% và 2%!


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Trong nghiên cứu quy mô lớn ở thế giới thực, Thuốc đích th3 Osimertinib cho thời gian sống còn VƯỢT TRỘI so với Thuốc đích th2 Afatinib và Thuốc đích th1 Erlotinib khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến hiếm EGFR”.








EGFR_conformations_v3_legend.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 328: GÓC NHÌN ỦNG HỘ CHỌN THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 3 LORLATINIB LÀM ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ DƯƠNG TÍNH ALK.



1
.Ở các bài cũ về đột biến dung hợp gen ALK, mình đã từng bàn về việc KHÔNG nên chọn Thuốc đích th2 Ceritinib làm điều trị bước đầu và cân nhắc chọn 1 trong 3 Thuốc Alectinib, Brigatinib, Lorlatinib làm điều trị bước đầu.

Ở bài cân nhắc chọn 1 trong 3 Thuốc Alectinib, Brigatinib, Lorlatinib làm điều trị bước đầu. Chúng ta đã ủng hộ việc dùng Thuốc đích th2 Alectinib hoặc Brigatinib TRƯỚC rồi đến khi kháng mới đổi lên th3 Lorlatinib sau.

Sở dĩ chúng ta ủng hộ con đường đi đó là bởi SAU khi kháng Thuốc đích th2 thì vẫn có một tỷ lệ lớn bệnh nhân có thể đổi lên thế hệ 3 được.

Tuy vậy, mỗi lần đổi phác đồ là 1 lần CẦU NGUYỆN. Mỗi lần đổi phác đồ là một lần HAO HỤT BỆNH NHÂN. Sẽ có bệnh nhân lên được thế hệ sau và cũng có những bệnh nhân KO lên được thế hệ sau. Vậy liệu bệnh nhân mà chúng ta điều trị có chắc chắn thuộc nhóm đổi lên được th3 ko? Hay con đường đi của ung thư sẽ rẽ theo những hướng khác và th3 ko thể trị được?

Đồng xu nào cũng có 2 mặt. Lần trước chúng ta đã ủng hộ góc nhìn dùng tuần tự th2 rồi khi kháng mới lên th3. Hôm nay, chúng ta phản biện lại góc nhìn này bằng cách ủng hộ dùng th3 NGAY TỪ ĐẦU!



2
. Vào ngày 3/8/2024, Chuyên gia Jessica R. Bauman cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về việc điều trị tuần tự Thuốc đích ALK th2 rồi Thuốc đích ALK th3 cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK trong thế giới thực.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 4 năm, kể từ ngày 1/6/2017 cho đến ngày 30/4/2021. Tổng cộng 273 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó:
->Có 264 bệnh nhân ( chiếm 97%) nhận Thuốc đích th2 Alectinib làm điều trị bước đầu.
->Có 9 bệnh nhân ( chiếm 3%) nhận Thuốc đích th2 Brigatinib làm điều trị bước đầu.


Thứ tự điều trị của 273 bệnh nhân trong nghiên cứu được xác định như sau:
->Ở bước 1: Có 273 bệnh nhân thì 209 bệnh nhân bị kháng thuốc và 64 bệnh nhân vẫn tiếp tục dùng thuốc.
->Ở bước 2: Có 209 bệnh nhân thì có 117 bệnh nhân tiếp tục chuyển sang phác đồ điều trị ở bước 2 và 92 bệnh nhân KO chuyển được sang phác đồ điều trị bước 2.
->Ở bước 3: Có 117 bệnh nhân thì có 92 bệnh nhân bị kháng thuốc và 25 bệnh nhân vẫn tiếp tục dùng thuốc. Trong 92 bệnh nhân kháng thuốc này thì có 47 bệnh nhân tiếp tục chuyển sang phác đồ điều trị bước 3 trong khi 45 bệnh nhân KO chuyển được sang phác đồ điều trị bước 3.


Phác đồ điều trị được sử dụng trong thứ tự điều trị trên cụ thể như sau:
-> Trong 117 bệnh nhân chuyển sang điều trị ở bước 2 thì có đến 101 bệnh nhân ( chiếm 86%) vẫn tiếp tục điều trị bằng phác đồ Thuốc đích.
-> Thuốc đích th3 Lorlatinib và Thuốc đích th2 Brigatinib là những phác đồ được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị bước 2, cụ thể Lorlatinib được kê cho 66 bệnh nhân ( chiếm 56%) và Brigatinib được kê cho 18 bệnh nhân ( chiếm 15%).
->Có 15 bệnh nhân ( chiếm 13%) điều trị ở bước 2 bằng Hoá trị. Trong 15 bệnh nhân này thì có 6 bệnh nhân dùng GỘP cả Hoá trị và Thuốc đích.
->Thứ tự điều trị được các bác sĩ HAY SỬ DỤNG NHẤT là bước 1 dùng Alectinib rồi bước 2 là Lorlatinib.


Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy:
=>> Với 273 bệnh nhân được tuyển vào nghiên cứu thì trung vị thời gian ngừng điều trị ở bước 1 là 21.9 tháng và tỷ lệ bệnh nhân ngừng điều trị ở bước 1 tại mốc 1 năm, 2 năm và 3 năm lần lượt là 38%, 55% và 78%.

=>> Với 117 bệnh nhân chuyển sang điều trị ở bước 2 thì trung vị thời gian ngừng điều trị ở bước 2 là 7.3 tháng và tỷ lệ bệnh nhân ngừng điều trị ở bước 2 tại mốc 1 năm, 2 năm và 3 năm lần lượt là 68%, 89% và 98%. Thêm nữa, trung vị thời gian ngừng điều trị bước 2 của bệnh nhân dùng Thuốc đích là 9.4 tháng trong khi con số này ở bệnh nhân KO dùng Thuốc đích chỉ là 4.7 tháng.

=>> Khi kéo dài thời gian theo dõi ra thêm 2 năm, tức đến năm 2023. Kết quả cho thấy có 185 bệnh nhân ( chiếm 68%) đã NGỪNG phác đồ điều trị tuần tự Thuốc đích. Trong 185 bệnh nhân này thì có 50 bệnh nhân ( chiếm 27%) đã chuyển hẳn sang phác đồ ko có Thuốc đích hoặc kết hợp thêm điều trị nhưng ko phải Thuốc đích và có tới 135 bệnh nhân ( chiếm 73%) KHÔNG điều trị bổ sung sau khi ngừng điều trị tuần tự Thuốc đích. Trung vị tổng thời gian điều trị tuần tự Thuốc đích là 28.0 tháng với tỷ lệ bệnh nhân ngừng điều trị tuần tự Thuốc đích tại mốc 1 năm, 2 năm và 3 năm lần lượt là 29%, 48% và 70% ( trong khi trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của việc sử dụng Thuốc đích th3 Lorlatinib ở ngay bước đầu là lớn hơn 60 tháng!!! )



Nhóm nghiên cứu kết luận:” Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng việc sử dụng tuần tự Thuốc đích th2 ở bước đầu rồi tiếp theo mới sử dụng Thuốc đích th3 ở trong thế giới thực đã dẫn đến thời gian điều trị kéo dài được khoảng 2.5 năm NHƯNG một điều đáng chú ý là có 22% bệnh nhân đã tử vong sau khi kháng điều trị bước đầu do ko chuyển sang được điều trị ở bước 2 và có tới hơn 1/3 tổng số bệnh nhân đã kháng Thuốc đích th2 ở điều trị bước đầu chỉ trong 1 năm đầu tiên. Phát hiện của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc CÂN NHẮC CÁC LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ HIỆU QUẢ HƠN TRONG ĐIỀU TRỊ BƯỚC ĐẦU- chẳng hạn như dùng Thuốc đích th3 Lorlatinib ở ngay bước đầu đã cho thời gian hợp thuốc vượt 5 năm!!! “.


BÀI HỌC RÚT RA:
Việc phân loại bệnh nhân để rồi từ đó tìm ra phác đồ phù hợp với mỗi người là CỰC KỲ QUAN TRỌNG. Bệnh cảnh mỗi người mỗi khác-ko ai giống ai!!!







lorla.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 329: CẬP NHẬT MỚI NHẤT HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA PHÁC ĐỒ GỘP HOÁ TRỊ+ MIỄN DỊCH CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ SAU THỜI GIAN THEO DÕI 5 NĂM.



1
.Trong hơn 30 năm qua, phác đồ điều trị tiêu chuẩn BƯỚC ĐẦU cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn là Hoá trị platinum+ Etoposide. Dù vậy, hiệu quả điều trị của phác đồ này là RẤT THẤP khi số bệnh nhân đạt được mốc sống còn 5 năm chỉ xấp xỉ 2% và trung vị thời gian sống còn toàn bộ chỉ cỡ 10 tháng!!!

Kể từ khi xuất hiện, Thuốc miễn dịch Atezolizumab đã thực hiện một cuộc cách mạng trong điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn. Sự thành công của Nghiên cứu IMpower133 đã chứng tỏ Phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Atezolizumab+ Hoá trị Carboplatin+ Etoposide cho cải thiện đáng kể về thời gian sống còn so với Hoá trị đơn độc khi điều trị BƯỚC ĐẦU cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn.

Dù vậy, tính bền của phác đồ gộp Atezolizumab+ Carboplatin+ Etoposide vẫn chưa rõ ràng. Liệu khi lấy 5 năm làm mốc để phân biệt thì phác đồ gộp Atezolizumab+ Carboplatin+ Etoposide có đem lại con số tốt hơn con số 2% kể trên ko???

Xuất phát từ ý tưởng này, nhóm nghiên cứu do Chuyên gia Martin Reck đứng đầu đã mở rộng Nghiên cứu IMpower133 thành nghiên cứu IMbrella A. Nghiên cứu IMbrella A sẽ tiếp tục theo dõi bệnh nhân sau khi nghiên cứu IMpower133 kết thúc.



2. Vào ngày 10/8/2024, Chuyên gia Martin Reck cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về hiệu quả điều trị của phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Atezolizumab+ Carboplatin+ Etoposide cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ sau thời gian theo dõi 5 năm.

Kết quả phân tích cho thấy:
=>> Tại trung vị thời gian theo dõi 59.4 tháng, tỷ lệ bệnh nhân có thời gian sống còn toàn bộ đạt mốc 3 năm, 4 năm và 5 năm lần lượt là 16%, 13% và 12%!

Rõ ràng con số 12% so với con số 2% là một sự tiến bộ VƯỢT BẬC trong chủ đề siêu khó là ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn!!!

Khoa học không phải câu chuyện thần kỳ kiểu em bé tí hon sẽ trở thành người khổng lồ chỉ sau 1 đêm! Khoa học là một quá trình, mà ở đó sự tiến bộ sẽ đi lên từng bước từng bước một- như con số 2% với 12% kể trên!!!







shutterstock_203186941.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 330: THÊM TIN VUI CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ ĐANG RƠI VÀO CẢNH HẾT BÀI.



Vào ngày 14/8/2024, Tập đoàn dược phẩm Kiromic BioPharma ra thông cáo báo chí về việc Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã cấp chỉ định Theo Dõi Nhanh cho Thuốc Deltacel™ khi kết hợp cùng Xạ Trị liều thấp để điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn trước đó ĐÃ KHÁNG ít nhất 2 phác đồ điều trị tiêu chuẩn như Hoá trị platinum, Miễn Dịch và Thuốc Đích.

Chỉ định Theo Dõi Nhanh được cấp sau thành công ở phase1 của Nghiên cứu Deltacel-01. Nghiên cứu Deltacel-01 được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Thuốc Deltacel™ khi kết hợp cùng Xạ Trị liều thấp để điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn trước đó ĐÃ KHÁNG ít nhất 2 phác đồ điều trị tiêu chuẩn.

Nghiên cứu Deltacel-01 chỉ ra: Phác đồ gộp Thuốc Deltacel™ + Xạ Trị liều thấp cho thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 4.8 tháng!


Pietro Bersani, giám đốc điều hành của Tập đoàn Kiromic BioPharma phát biểu trước báo giới:” Việc nhận được chỉ định Theo Dõi Nhanh từ FDA là một cột mốc quan trọng. Điều đó nhấn mạnh tiềm năng của Thuốc Deltacel™ trong việc giải quyết các nhu cầu cấp thiết cho người bệnh. Chúng tôi rất vui mừng khi FDA công nhận cách tiếp cận sáng tạo này. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa với FDA để đưa Thuốc Deltacel™ vào các giai đoạn nghiên cứu tiếp theo”.

Khoa học đang phát triển với tốc độ như vũ bão.

Chúng ta cùng chờ xem!







shutterstock_1110645284-750x406.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 331: THÊM MỘT PHÁC ĐỒ TIÊU CHUẨN ĐƯỢC THIẾT LẬP TRONG UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN SỚM.



Cách đây chưa đầy 24 tiếng, tức vào ngày 15/8/2024, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã phê duyệt Thuốc miễn dịch Durvalumab gộp với Hoá trị platinum làm điều trị tân bổ trợ TRƯỚC mổ và dùng đơn độc Thuốc miễn dịch SAU mổ đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 2A đến 3B ( N2) ÂM TÍNH đột biến gen EGFR, ALK.


Việc thông qua này dựa trên thành công ở phase3 của Nghiên cứu AEGEAN. Nghiên cứu AEGEAN là một nghiên cứu toàn cầu. Nghiên cứu được diễn ra trong thời gian 3 năm, kể từ ngày 2/1/2019 cho đến ngày 19/4/2022. Tổng cộng 802 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu. Bệnh nhân trong nghiên cứu sẽ được chia ngẫu nhiên làm 2 nhánh:

->Nhánh 1: Bệnh nhân được điều trị tân bổ trợ TRƯỚC mổ bằng phác đồ Thuốc miễn dịch Durvalumab+ Hoá trị platinum 4 chu kỳ mỗi 3 tuần một rồi SAU mổ điều trị bằng Thuốc miễn dịch Durvalumab 12 chu kỳ mỗi 4 tuần một.

->Nhánh 2: Bệnh nhân được điều trị tân bổ trợ TRƯỚC mổ bằng phác đồ Giả dược + Hoá trị platinum 4 chu kỳ mỗi 3 tuần một rồi SAU mổ điều trị bằng Giả dược 12 chu kỳ mỗi 4 tuần một.

Nghiên cứu được thiết kế như trên nhằm xem xem liệu Thuốc miễn dịch Durvalumab có thực sự đem lại lợi ích cho bệnh nhân hay không? tức là dùng thì có lợi hơn so với KO dùng ko! Giả dược tức là bên ngoài được đóng gói giống Y HỆT Thuốc miễn dịch Durvalumab- cũng đóng lọ chai tem mác đầy đủ nhưng kỳ thực ruột bên trong chỉ là dịch bình thường chứ KO phải là thuốc.

Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Bệnh nhân dùng Thuốc miễn dịch Durvalumab cho trung vị thời gian sống thêm không sự kiện TỐT HƠN so với Giả dược, cụ thể trung vị thời gian sống thêm ko sự kiện của giả dược là 25.9 tháng trong khi nhánh Thuốc miễn dịch Durvalumab dữ liệu thậm chí còn chưa hoàn thiện ( tức là sẽ còn tốt hơn nữa ).

=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống thêm ko sự kiện 1 năm của nhánh dùng Thuốc miễn dịch Durvalumab TỐT HƠN so với Giả dược, cụ thể là 73.4% so với 64.5%.

=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống thêm ko sự kiện 2 năm của nhánh dùng Thuốc miễn dịch Durvalumab TỐT HƠN so với Giả dược, cụ thể là 63.3% so với 52.4%.

Thêm một phác đồ điều trị, cơ hội tiến đến chữa khỏi ung thư phổi sẽ ngày càng gần.

Cố lên!!!







FDA-approved-stamp6.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
971
Động cơ
266,314 Mã lực
BÀI SỐ 332: THÁNG 8 CÙNG CHUYÊN GIA BẬC THẦY BÀN VỀ SỰ CẦN THIẾT CỦA XÉT NGHIỆM ĐỘT BIẾN GEN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI.


Vào ngày 17/8/2024, Chuyên gia David P. Carbone đã có cuộc trao đổi về sự cần thiết của xét nghiệm đột biến gen trong điều trị ung thư phổi.

=>> Ngày nay, hầu như mọi khía cạnh chăm sóc và điều trị của ung thư phổi đều được xác định thông qua việc sử dụng hiệu quả Xét nghiệm đột biến gen. Ban đầu, xét nghiệm đột biến gen chỉ có ảnh hưởng tới quyết định điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn di căn. Nhưng hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều chiến lược điều trị cho giai đoạn sớm phụ thuộc vào việc Xét nghiệm đột biến gen. Bởi vậy, bất kỳ bệnh nhân nào khi điều trị ung thư phổi đều cần được ưu tiên xét nghiệm đột biến gen trước khi bất kỳ quyết định điều trị nào được đưa ra.


=>> Mặc dù xét nghiệm đột biến gen đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong chăm sóc và điều trị ung thư phổi, nhưng trong thực tế có CHƯA ĐẾN MỘT NỬA số bệnh nhân nhận được kết quả xét nghiệm đột biến gen TRƯỚC khi việc điều trị được bắt đầu. Chúng ta hay bắt gặp những tình huống mà ở đó bệnh nhân đã được điều trị theo kinh nghiệm của bác sĩ và sau đó mới xuất hiện kết quả xét nghiệm đột biến gen, sự xuất hiện này khiến chiến lược điều trị buộc phải thay đổi! Quả thực, ko hề lý tưởng chút nào đối với những tình huống như vậy!!!


=>>
Ung thư phổi là một ví dụ điển hình cho thấy có những phân nhóm bệnh nhân rất nhỏ, chỉ cỡ 3% cho đến 5% được hưởng lợi từ Liệu Pháp Đích. Dù vậy, con số vài phần trăm này ko nói lên được tầm quan trọng của vấn đề khi chúng ta cần biết rằng phác đồ điều trị sẽ HOÀN TOÀN KHÁC BIỆT giữa một bệnh nhân được xét nghiệm đột biến gen và một bệnh nhân ko được xét nghiệm đột biến gen. Thông tin về phổ gen được xét nghiệm sẽ giúp các bác sĩ đảm bảo rằng mỗi bệnh nhân của họ được áp dụng những phác đồ phù hợp nhất.


=>> Vì lợi ích bệnh nhân, các bác sĩ phải có trách nhiệm tiến hành phân tích kỹ lưỡng các dấu ấn sinh học thông qua việc xét nghiệm đột biến gen. Vì sự cẩu thả đôi khi có thể dẫn đến điều trị KO HIỆU QUẢGÂY RA ĐỘC HẠI bằng Thuốc miễn dịch cho những bệnh nhân dương tính đột biến gen EGFR, ALK. Trong khi nếu áp dụng đúng, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng Thuốc Đích- việc này đơn giản chỉ là uống một viên thuốc mỗi ngày.


=>> Tôi nghĩ xét nghiệm đột biến gen phổ rộng là quan trọng đối với MỌI bệnh nhân trong MỌI giai đoạn của bệnh. Không chỉ những bệnh nhân ở giai đoạn di căn, mà cả những bệnh nhân ở giai đoạn 1,2 hoặc 3 chắc chắn cũng cần xét nghiệm. Tôi biết những bệnh nhân mới bị chẩn đoán ung thư, với tâm lý mong muốn chữa trị càng sớm càng tốt, thật khó có thể bảo họ đợi vài tuần chờ kết quả xét nghiệm đột biến gen. Nhưng nếu như các bác sĩ ngồi lại và giải thích cho họ hiểu tầm quan trọng của xét nghiệm đột biến gen sẽ dẫn đến việc lựa chọn ĐÚNG phác đồ điều trị. Tôi nghĩ hầu hết bệnh nhân sẽ đều chấp nhận việc chờ đợi!








adaptiveimage.resize.702.404.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top