[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 290: THÊM LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ CHO ĐỘT BIẾN HIẾM EGFR.


Vào ngày thứ 3 của Hội nghị ASCO 2024-tức ngày 2/6/2024, Chuyên gia Byoung Chul Cho đã báo cáo kết quả mới nhất ở nhánh C của nghiên cứu CHRYSALIS-2. Nhánh C của nghiên cứu CHRYSALIS-2 được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Phác đồ gộp Thuốc Amivantamab+ Thuốc đích th3 Lazertinib khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ mang đột biến EGFR HIẾM ( KO có đột biến EXON19, L858R và đột biến chèn gen EGFR EXON20). Bệnh nhân được tuyển vô nghiên cứu phải thoả mãn CHƯA từng điều trị hoặc đã trải qua điều trị KO nhiều hơn 2 phác đồ trước đó.

Tổng số 105 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu. Trung vị tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu là 64, trong đó có 50% là nữ. Có 68% bệnh nhân là người Châu Á, 30% là người da trắng và 35% bệnh nhân mắc di căn hệ thần kinh trung ương tại thời điểm phát hiện bệnh. Các đột biến hiếm xuất hiện nhiều nhất là G719X, L861X, S768X với tỷ lệ lần lượt là 57%, 26% và 24%.

Kết quả cho thấy:

=>> Tại trung vị thời gian theo dõi 16.1 tháng, tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 52%, trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 11.1 tháng và trung vị thời gian sống còn toàn bộ hiện chưa hoàn thiện.

=>> Đối với những bệnh nhân nhận phác đồ gộp Thuốc Amivantamab+ Thuốc đích th3 Lazertinib làm điều trị BƯỚC ĐẦU: Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 57%, trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 19.5 tháng và trung vị thời gian sống còn toàn bộ hiện chưa hoàn thiện.

=>> Đối với những bệnh nhân nhận phác đồ gộp Thuốc Amivantamab+ Thuốc đích th3 Lazertinib làm điều trị BƯỚC 2 HOẶC BƯỚC 3: Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 48%, trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 7.8 tháng và trung vị thời gian sống còn toàn bộ đạt 22.8 tháng.

QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA:

=>>
Phác đồ gộp Thuốc Amivantamab+ Thuốc đích th3 Lazertinib cho thời gian sống không bệnh tiến triển lên đến 19.5 tháng khi dùng làm điều trị BƯỚC ĐẦU cho nhóm đột biến EGFR hiếm. Dữ liệu này là tốt hơn nếu so với Thuốc đích th2 Afatinib hay Thuốc đích th3 Osimertinib khi xét trong cùng bối cảnh. Thực sự ấn tượng!

=>> Thời gian sống không bệnh tiến triển lên đến 19.5 tháng là một con số KO thường thấy trong điều trị đột biến EGFR hiếm. Nếu việc tiếp cận thuốc ko phải vấn đề thì đây sẽ là lựa chọn hàng đầu cho nhóm bệnh nhân mang đột biến EGFR hiếm.







rare-egfr-mutation-types.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 291: TIẾP TỤC NHẮC NHỞ DINH DƯỠNG ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI ĐANG ĐIỀU TRỊ ĐÍCH. TUYỆT ĐỐI KHÔNG KIÊNG ĂN!



Tại Hội Nghị ASCO 2024 năm nay, Chuyên gia Zhiting Tang đã báo cáo về mối liên quan giữa điều trị bằng Thuốc đích th3 Osimertinib với việc thiếu hụt dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 11 năm, kể từ tháng 2/2013 cho đến tháng 1/2024. Tổng số 4264 bệnh nhân dùng Thuốc đích th3 Osimertinib đã được phân tích để so sánh với những bệnh nhân dùng Thuốc đích th1 và th2 ( Gefitinib, Erlotinib, Afatinib, Dacomitinib).

Kết quả cho thấy:

=>> So với Thuốc đích th1 và th2, Thuốc đích th3 có nguy cơ gây ra thiếu hụt Vitamin B CAO HƠN 50%, cụ thể HR 1.52.

=>> So với Thuốc đích th1 và th2, Thuốc đích th3 có nguy cơ gây ra thiếu hụt Vitamin D CAO GẤP 2 LẦN, cụ thể HR 2.58.

=>> So với Thuốc đích th1 và th2, Thuốc đích th3 có nguy cơ gây ra thiếu sắt CAO GẤP 5 LẦN, cụ thể HR 5.42.

=>> So với Thuốc đích th1 và th2, Thuốc đích th3 có nguy cơ gây ra thiếu máu do thiếu Vitamin B12 CAO GẤP 2 LẦN, cụ thể HR 2.02.

=>> So với Thuốc đích th1 và th2, Thuốc đích th3 có nguy cơ gây ra thiếu máu do thiếu Vitamin B9 CAO GẤP 2 LẦN, cụ thể HR 2.40.

=>> So với Thuốc đích th1 và th2, Thuốc đích th3 có nguy cơ gây ra thiếu máu do thiếu sắt CAO HƠN 50%, cụ thể HR 1.56.


Nghiên cứu kết luận:” Thuốc đích th3 Osimertinib gây ra việc THIẾU HỤT DINH DƯỠNGTHIẾU MÁU CAO HƠN so với Thuốc đích th1 và th2. Một lý giải cho việc này có thể hiểu do Thuốc đích th3 Osimertinib với khả năng tiêu diệt ung thư mạnh mẽ, khiến việc điều trị diễn ra trong thời gian DÀI. Các bác sĩ cần theo dõi sát sao bệnh nhân, xử lý từ sớm nếu nguy cơ thiếu dinh dưỡng xảy ra”.

BÀI HỌC RÚT RA:

=>>
Tuyệt đối KO nghe người này người nọ nói kiêng đường, kiêng ăn thịt đỏ hay kiêng ăn con vật 4 chân chỉ nên ăn con vật 2 chân…

=>> ĂN HẾT! KO KIÊNG GÌ CẢ!

=>>
Ăn ngon, ăn sạch, ăn đa dạng đủ cơm thịt cá rau. Hãy sắm 1 cái cân để theo dõi cân nặng trong quá trình điều trị. Tuyệt đối KO được để sụt cân khi điều trị ung thư!






cơmcanhcuacàmuối.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 292: NỖ LỰC ĐẦU TIÊN TRONG VIỆC NGĂN CHẶN UNG THƯ PHỔI CHUYỂN DẠNG TỪ KHÔNG TẾ BÀO NHỎ SANG TẾ BÀO NHỎ!



Cách đây 6 tháng, mình đã từng bàn về các nguyên nhân kháng thuốc đích EGFR do chuyển dạng sang tế bào nhỏ. Ở trong bài viết đó, chúng ta biết rằng việc xuất hiện đột biến TP53 và đột biến RB1 tại thời điểm chẩn đoán bệnh sẽ làm TĂNG NGUY CƠ bệnh nhân bị chuyển đổi từ không tế bào nhỏ sang tế bào nhỏ trong quá trình điều trị.


Phác đồ điều trị tiêu chuẩn cho ung thư phổi tế bào nhỏ là Hoá trị platinum+ Etoposide. Dựa vào những phân tích ở cấp độ phân tử, Chuyên gia Monica F Chen cùng các đồng nghiệp tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York Mỹ đã đưa ra giả thuyết là KO đợi đến khi ung thư chuyển dạng sang tế bào nhỏ thì mới sử dụng phác đồ Hoá trị platinum+ Etoposide mà sử dụng luôn phác đồ Hoá trị platinum+ Etoposide ngay TỪ ĐẦU- từ khi ung thư vẫn còn ĐANG ở dạng KO tế bào nhỏ.

Chiến lược này nhằm mong muốn NGĂN CHẶN và tiêu diệt từ trong trứng nước mầm mống chuyển đổi từ ko tế bào nhỏ sang tế bào nhỏ ở những bệnh nhân ung thư phổi có nguy cơ cao ( dương tính TP53, RB1).

Xuất phát từ giả thuyết này, nghiên cứu NCT03567642 đã được ra đời. Nghiên cứu NCT03567642 được thiết kế để đánh giá hiệu quả của phác đồ gộp Thuốc đích th3 Osimertinib+ Hoá trị Platinum+ Etoposide khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi KO tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR và có đột biến TP53, RB1 ngay tại thời điểm phát hiện bệnh.

Bệnh nhân trong nghiên cứu sẽ được điều trị bằng Thuốc đích th3 Osimertinib đơn độc trong 3 tháng đầu, rồi sau đó trải qua 4 chu kỳ phác đồ gộp Thuốc đích th3 + Hoá trị platinum+ Etoposide và quay trở về dùng đơn độc Thuốc đích th3 Osimertinib cho tới khi bệnh tiến triển. Tổng số 11 bệnh nhân đủ điều kiện đã được đưa vào nghiên cứu. Kết quả cho thấy:

=>> Tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 82%.

=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 15.6 tháng và trung vị thời gian sống còn toàn bộ đạt 37.9 tháng.

=>> Tại thời điểm kháng thuốc, có tới GẦN MỘT NỬA ( chiếm 46%) bệnh nhân trong nghiên cứu bị chuyển dạng sang tế bào nhỏ.

Nhóm nghiên cứu kết luận:” Bổ sung Hoá trị ngay từ sớm KHÔNG GIÚP NGĂN CHẶN được việc chuyển đổi mô học từ KO tế bào nhỏ sang tế bào nhỏ”.







asco-auditorium.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 293: BÀN TIẾP VỀ NGUYÊN NHÂN KHÁNG THUỐC ĐÍCH ALK SỚM.



1
.Cách đây 10 tháng, mình đã từng bàn về các nguyên nhân gây ra việc kháng Thuốc đích ALK sớm.
Hôm nay chúng ta tiếp tục trở lại chủ đề này!


2. Vào cuối tháng 5/2024, Chuyên gia Yunan Nie cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về ảnh hưởng của bộc lộ miễn dịch PDL1 tới việc đáp ứng Thuốc đích ALK trong điều trị bước đầu cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 7 năm, kể từ năm 2015 cho tới năm 2022 tại Đại Học Colorado, Mỹ. Tổng số 130 bệnh nhân đủ điều kiện phân tích đã được đưa vào nghiên cứu.
Bộc lộ miễn dịch PDL1 từ 50% trở lên được định nghĩa là PDL1 cao.
Bộc lộ miễn dịch PDL1 âm tính hoặc từ 1% cho đến 49% được định nghĩa là PDL1 thấp.

Kết quả cho thấy:

=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của nhóm bệnh nhân sở hữu PDL1 cao THẤP HƠN NHIỀU so với nhóm bệnh nhân sở hữu PDL1 thấp, cụ thể là 11 tháng so với 21 tháng.

=>> Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của nhóm bệnh nhân sở hữu PDL1 cao KHÔNG KHÁC BIỆT so với nhóm bệnh nhân sở hữu PDL1 thấp, cụ thể là 91 tháng so với 107 tháng.

=>> Phân tích phân nhóm bệnh nhân dùng Thuốc đích th2 Alectinib ( có 89 bệnh nhân): những bệnh nhân sở hữu PDL1 cao có tỷ lệ mắc tiến triển ở hệ thần kinh trung ương CAO HƠN khi so với những bệnh nhân sở hữu PDL1 thấp, cụ thể là 93.0% so với 73.9%.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Bộc lộ miễn dịch PDL1 cao ( từ 50% trở lên) đi kèm với trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển NGẮN HƠN và tỷ lệ mắc tiến triển hệ thần kinh trung ương CAO HƠN ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dùng Thuốc đích ALK “.





genes-x--pe4x9oz85fxut49zxllvgwgnipnizanpp2a722c4p4.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 294: TIN VUI CHO CỘNG ĐỒNG EGFR.


Cách đây chưa đầy 24 tiếng, tức vào ngày 10/6/2024, Tập đoàn dược phẩm Astrazeneca ra thông cáo báo chí về việc Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã chấp nhận và ưu tiên xem xét Hồ sơ đăng ký thuốc mới bổ sung cho Thuốc đích th3 Osimertinib khi dùng làm điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR ( EXON19, L858R) ở giai đoạn 3 KO thể mổ cắt bỏ và ĐÃ trải qua hoá xạ trị.

Quyết định này của FDA được thông qua dựa trên báo cáo cực kỳ thành công của Nghiên cứu LAURA tại Hội Nghị ASCO 2024 trước đó 8 ngày ( mình đã viết ở trên nhóm chiến thắng ung thư phổi- bài số 354).

Suresh Ramalingam, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu Ung thư Winship thuộc Đại học Emory phát biểu trước báo giới:” Tôi tin rằng điều này sẽ có tác động NGAY LẬP TỨC đến mô hình điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3. Hiện nay, với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 ko thể mổ cắt bỏ, chúng ta chỉ có thể thực hiện hoá trị và xạ trị cho bệnh nhân rồi tiếp tục theo dõi. Nghiên cứu LAURA đã chỉ ra, nếu ko có bất cứ liệu pháp điều trị nào khác được thực hiện thì chỉ trong vòng 5 đến 6 tháng sẽ có đến MỘT NỬA số bệnh nhân bị tái phát bệnh”.

=>> Trong khi đó, nếu bệnh nhân dùng Thuốc đích th3 Osimertinib thì tgian tái phát bệnh sẽ là HƠN 3 NĂM!!!





ramalingam-presents-at-asco-annual-meeting.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 295: CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ BỔ TRỢ SAU MỔ. DÙNG THUỐC MIỄN DỊCH ATEZOLIZUMAB GIÚP TĂNG GẤP ĐÔI THỜI GIAN SỐNG KHÔNG BỆNH!!!



1
.Cách đây 5 tháng, mình đã từng bàn sơ lược về các phác đồ điều trị bổ trợ cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn sớm. Trong bài viết đó, chúng ta biết rằng Thuốc miễn dịch Atezolizumab đã được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA phê duyệt làm điều trị bổ trợ sau thành công của Nghiên cứu IMPOWER010.

Hôm nay, chúng ta sẽ cập nhật dữ liệu mới nhất của nghiên cứu IMPOWER010 để xem xem lợi ích cụ thể của việc dùng bổ trợ thuốc miễn dịch Atezolizumab đã rõ ràng hơn như thế nào?


2. Vào đầu tháng 6/2024, Chuyên gia Heather A. Wakelee cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả mới nhất ở phase3 của nghiên cứu IMPOWER010.

Nghiên cứu IMPOWER010 được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Thuốc miễn dịch Atezolizumab khi dùng làm điều trị bổ trợ SAU mổ và Hoá trị Platinum đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ từ giai đoạn 2 cho đến giai đoạn 3A sở hữu bộc lộ miễn dịch PDL1 >=1%. Bệnh nhân sẽ được dùng bổ trợ Thuốc miễn dịch Atezolizumab trong thời gian 1 năm SAU phẫu thuật và hoá trị Platinum.

Kết quả cho thấy:

=>> Tại trung vị thời gian theo dõi tối thiểu 5 năm: trung vị thời gian sống không bệnh của bệnh nhân khi dùng bổ trợ thuốc miễn dịch Atezolizumab dài GẦN GẤP ĐÔI so với bệnh nhân KO dùng thuốc miễn dịch Atezolizumab mà chỉ chăm sóc nâng đỡ tối ưu, cụ thể là 68.5 tháng so với 37.3 tháng!!

=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn toàn bộ 3 năm của bệnh nhân dùng bổ trợ thuốc miễn dịch Atezolizumab cũng CAO HƠN so với bệnh nhân KO dùng thuốc miễn dịch Atezolizumab mà chỉ chăm sóc nâng đỡ tối ưu, cụ thể là 82.1% so với 78.9%.

=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn toàn bộ 5 năm của bệnh nhân dùng bổ trợ thuốc miễn dịch Atezolizumab cũng CAO HƠN so với bệnh nhân KO dùng thuốc miễn dịch Atezolizumab mà chỉ chăm sóc nâng đỡ tối ưu, cụ thể là 74.8% so với 66.3%.

=>> Bệnh nhân khi dùng bổ trợ thuốc miễn dịch Atezolizumab cho thời gian sống còn toàn bộ DÀI HƠN bệnh nhân KO dùng thuốc miễn dịch Atezolizumab mà chỉ chăm sóc nâng đỡ tối ưu, cụ thể là thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân khi dùng bổ trợ thuốc miễn dịch Atezolizumab hiện CHƯA HOÀN THIỆN còn trung vị thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân KO dùng thuốc miễn dịch Atezolizumab mà chỉ chăm sóc nâng đỡ tối ưu là 87.1 tháng!!


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Lợi ích của thời gian sống không bệnh đã dẫn đến lợi ích về thời gian sống còn toàn bộ khi dùng Thuốc miễn dịch Atezolizumab so với việc chỉ chăm sóc nâng đỡ tối ưu. Những dữ liệu này tiếp tục khẳng định vai trò của Thuốc miễn dịch Atezolizumab trong bối cảnh điều trị bổ trợ sau mổ”.






photo-1-16933659430931206196758.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 296: UNG THƯ- KẺ THÙ KHÔNG BAO GIỜ NGỦ.


1.
Trong quá điều trị ung thư, điều mà bệnh nhân quan tâm nhất là kích cỡ khối u giảm đi hay tăng lên. Lúc này, kích cỡ của khối u sẽ phản ánh kết quả của việc điều trị.

2. Một khối u ung thư có kích cỡ 1cm3 sẽ nặng khoảng 1gam. Ước tính trong một khối u ung thư kích cỡ 1cm3 sẽ chứa khoảng 1 tỷ tế bào ( có tài liệu ước tính khoảng 1 trăm triệu tế bào ).

=>> Cứ cho là bệnh nhân đáp ứng cực tốt với điều trị. Sau khi chụp chiếu xác định khối u co ngót giảm kích cỡ đi 10 lần, tức kích cỡ khối u lúc này chỉ còn 1/10 so với trước khi điều trị. Vậy chúng ta đã có thể yên tâm với việc u bé đi 10 lần như thế chưa?
Câu trả lời là CHƯA!
Khối u 1cm3 có 1 tỷ tế bào, vậy việc nó giảm kích cỡ đi còn 1/10 thì nó vẫn còn chứa tới 1 trăm triệu tế bào nữa!!!


=>> Tiến thêm một nấc nữa, lúc này cứ cho là bệnh nhân đáp ứng cực cực tốt với điều trị đi. Sau khi chụp chiếu xác định khối u co ngót giảm kích cỡ đi 100 lần!!! tức kích cỡ khối u lúc này chỉ còn 1/100 so với trước khi điều trị. Vậy chúng ta đã có thể yên tâm với việc u bé đi 100 lần chưa?
Câu trả lời là CHƯA!
Khối u 1cm3 có 1 tỷ tế bào, vậy khi nó giảm kích cỡ đi còn 1/100 thì nó vẫn còn chứa tới 10 triệu tế bào nữa!!!


3. Những con số này nhắc nhở chúng ta điều gì?

=>> Tuyệt đối tuân thủ điều trị theo đúng kế hoạch mà bác sĩ đề ra. KHÔNG tự ý ngừng thuốc, KHÔNG tự ý ngắt quãng việc điều trị.

=>> Điều trị muốn đạt hiệu quả cao nhất phải đa mô thức- kết hợp từ nhiều phương pháp, NHƯNG các phương pháp này phải là các phương pháp ở VIỆN- do những người có chuyên môn ra quyết định điều trị, chứ ko phải là sự kết hợp giữa Tây Y với Thuốc nam, thuốc bắc hay thực phẩm chức năng!!! Kết hợp là kết hợp giữa các phương pháp khoa học chứ ko phải là kết hợp giữa tây y với lá lẩu!!!







istockphoto-1623197589-612x612.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 297: NHỮNG NỖ LỰC ĐẦU TIÊN TRONG VIỆC GIẢM THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ CỦA BỆNH NHÂN MÀ VẪN GIỮ NGUYÊN ĐƯỢC HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ.



1
.Các phương pháp chụp chiếu hiện nay đã phát triển đến mức độ cực kỳ tinh vi. Ví dụ như máy chụp CT 32 dãy, máy chụp CT 64 dãy, máy chụp CT 128 dãy, máy chụp CT 256 dãy… rồi thì máy PET/CT, máy chụp cộng hưởng từ MRI… Mục đích của các máy này là dựng chi tiết đến từng milimét về cơ thể người, qua đó giúp phát hiện ra những bất thường hay mầm mống bệnh tật.

Tuy vậy, dù có chi tiết và tinh vi đến cỡ nào thì máy chụp vẫn có giới hạn- nó ko thể khảo sát được ở cấp độ phân tử. Vậy nếu mầm mống bệnh tật đang ở cấp độ phân tử và chụp chiếu ko thể xác định thì chúng ta sẽ làm gì để phát hiện bệnh???

Như mình đã từng viết ở các bài cũ, có nhiều cách để theo dõi sự tồn tại và tình trạng của khối u. Ngoài việc chụp chiếu thì biện pháp đo nồng độ DNA khối u lưu hành tự do trong máu ( ctDNA) là một biện pháp cực kỳ hứa hẹn và đang được phát triển hoàn thiện với tốc độ như vũ bão!!!

Trong vòng đời của mình, khối u sẽ ăn và thải, DNA khối u là một trong những thứ mà khối u thải vô máu. Kỹ thuật xét nghiệm ctDNA sẽ tìm kiếm DNA có trong máu để nhận diện sự tồn tại của khối u.
->Nếu kết quả xét nghiệm ctDNA dương tính, vậy chứng tỏ khối u vẫn còn tồn tại.
->Nếu kết quả xét nghiệm ctDNA âm tính, vậy khả năng là cơ thể đã sạch banh u??? Có âm tính giả nhưng hiện nay kỹ thuật xét nghiệm ctDNA vẫn đang được hoàn thiện.

Từ đây nảy ra một câu hỏi là đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đang điều trị đích khi đi tái khám chụp chiếu KO CÒN U NỐT gì. Vậy chúng ta có thể dùng xét nghiệm ctDNA để ra quyét định tiếp tục hay tạm ngừng thuốc đích cho bệnh nhân hay ko? Nếu có thể ngừng điều trị mà hiệu quả vẫn được giữ nguyên thì thực sự rất tốt. Việc này giúp giảm chi phí cũng như giúp bệnh nhân nhẹ bớt độc tố của phác đồ điều trị.



2. Vào ngày 13/6/2024, Chuyên gia Song Dong cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu dựa vào nồng độ DNA khối u lưu hành tự do trong máu ( ctDNA) để ra quyết định tạm dừng điều trị Thuốc Đích cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển đang điều trị đích.

Nghiên cứu được thực hiện trong 2 năm, kể từ ngày 3/6/2020 cho tới ngày 19/7/2022. Tổng số 60 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen đã được đưa vào nghiên cứu. Toàn bộ 60 bệnh nhân này khi chụp chiếu đã xác định trên hình ảnh KO CÒN U NỐT sau khi trải qua điều trị bằng Thuốc đích và liệu pháp điều trị củng cố cục bộ. Toàn bộ 60 bệnh nhân đều có kết quả xét nghiệm máu ctDNA âm tính và CEA trong mức bình thường.

Khi ngừng điều trị, bệnh nhân sẽ được tái khám lần đầu tiên sau 6 tuần, rồi tiếp theo đó là cứ 3 tháng một lần. Ở những lần tái khám, bệnh nhân sẽ được chụp CT ngực, MRI não, xét nghiệm CEA và ctDNA.

Bệnh nhân sẽ được điều trị lại bằng Thuốc đích nếu như 1 trong các yếu tố sau xảy ra:
->Trên hình ảnh phim chụp xác nhận u xuất hiện trở lại.
->Chỉ số CEA tăng trên 5.5 ng/mL.
->Xét nghiệm ctDNA dương tính.

Sau 3 tháng điều trị lại bằng Thuốc đích, bệnh nhân sẽ được đánh giá. Nếu u nốt ko còn xuất hiện nữa và CEA trở về bình thường, xét nghiệm ctDNA âm tính thì bệnh nhân lại được tiếp tục dừng điều trị.

Kết quả cho thấy:
Tại thời điểm phân tích dữ liệu:
=>> Có 14 Bệnh nhân âm tính ctDNA, CEA bình thường và chụp chiếu vẫn ko xuất hiện u nốt. Nhóm này tiếp tục dừng điều trị và có trung vị thời gian dừng điều trị là 20.3 tháng.

=>> Có 31 Bệnh nhân dương tính ctDNA hoặc CEA tăng nhưng chụp chiếu vẫn chưa xuất hiện u nốt. Nhóm này điều trị trở lại và có trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 20.2 tháng và trung vị thời gian dừng điều trị là 8.8 tháng.

=>> Có 15 Bệnh nhân chụp chiếu u nốt xuất hiện. Nhóm này điều trị trở lại và có trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 5.5 tháng.

=>> Tỷ lệ đáp ứng của bệnh nhân khi điều trị trở lại bằng Thuốc đích đạt 96%.

=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đạt 18.4 tháng và trung vị thời gian dừng điều trị là 9.1 tháng.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng chiến lược tạm dừng điều trị Thuốc đích là KHẢ THI ở những bệnh nhân không còn phát hiện u nốt trên phim chụp và xét nghiệm ctDNA âm tính”.

Liệu chiến lược tạm dừng điều trị Thuốc đích dựa vào xét nghiệm ctDNA sẽ trở thành tiêu chuẩn?
Chúng ta cùng chờ xem!!!






3d-illustration-ctdna-circulating-tumor-600nw-1925076506.jpg
 

Yeuyenthanh

Xe tải
Biển số
OF-688123
Ngày cấp bằng
15/7/19
Số km
271
Động cơ
102,054 Mã lực
Tuổi
45
Ông già em đã ổn định K phổi dù phát hiện giai đoạn muộn các cụ ạ. Truyền miễn dịch tháng 2 lọ chi phí tầm 70 triệu. Truyền đến 16 đợt thì khỏi nhưng lại bị tác dụng phụ của thuốc gây xơ phổi.
Chúc mừng gia đình cụ! Mong mỏi may mắn của bố cụ đến với bố em. Bố em bắt đầu phác đồ hoá chất + miễn dịch ạ
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,995
Động cơ
398,693 Mã lực
Chúc mừng gia đình cụ! Mong mỏi may mắn của bố cụ đến với bố em. Bố em bắt đầu phác đồ hoá chất + miễn dịch ạ
Thế thì ok được mấy năm, yên tâm. Tầm 16-10 đợt thì nên đánh giá lại, nếu có một lần bị viêm phổi phải vào điều trị 2-3 ngày rồi mới truyền tiếp thì cụ nên xin dừng điều trị. Vì truyền tiếp khả năng viêm phổi kẽ rất cao, mà viêm phổi kẽ thì không có phác đồ nào đâu.... Một hai lần viêm phổi kẽ còn được, lần thứ ba thứ tư là dễ suy hô hấp....
 

Yeuyenthanh

Xe tải
Biển số
OF-688123
Ngày cấp bằng
15/7/19
Số km
271
Động cơ
102,054 Mã lực
Tuổi
45
Thế thì ok được mấy năm, yên tâm. Tầm 16-10 đợt thì nên đánh giá lại, nếu có một lần bị viêm phổi phải vào điều trị 2-3 ngày rồi mới truyền tiếp thì cụ nên xin dừng điều trị. Vì truyền tiếp khả năng viêm phổi kẽ rất cao, mà viêm phổi kẽ thì không có phác đồ nào đâu.... Một hai lần viêm phổi kẽ còn được, lần thứ ba thứ tư là dễ suy hô hấp....
Vâng cảm ơn cụ nhiều ạ! Lại thêm một kinh nghiệm quý báu với gia đình em, những người đang chập chững bước vào con đường này. Em cũng dặn mọi người theo dõi rất sát phản ứng phụ khi điều trị ạ. Dự kiến thứ 2 bố em sẽ truyền đợt đầu tiên.
Em định đọc lại topic hết một lượt nữa rồi mới vào comment (mấy ngày trước em đã đọc toàn bộ khi bố em được chẩn đoán k phổi giai đoạn 3c nhưng lúc đó chưa có kết quả xét nghiệm gen nên em cứ đọc hết tất cả kiến thức, kinh nghiệm của các cụ để trang bị cho mình cái nhìn tổng quan nhất. Kết quả là cái gì cũng mang máng😊 Nay đọc lại những gì liên quan đến bố em, cụ thể là hoá chất và miễn dịch.
Nhân đây, một lần nữa em gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến cụ xemay12345678 (sao em không thể tag được nhỉ) - chủ topic ạ. Em đã nhắn tin nhờ cụ ấy tư vấn và được Cụ tư vấn rất nhiệt tình. Quả thực em vô cùng cảm động. Một lần nữa em chúc cụ Xemay và gia đình luôn bình an, mạnh khoẻ ạ.
 

Yeuyenthanh

Xe tải
Biển số
OF-688123
Ngày cấp bằng
15/7/19
Số km
271
Động cơ
102,054 Mã lực
Tuổi
45
Thế thì ok được mấy năm, yên tâm. Tầm 16-10 đợt thì nên đánh giá lại, nếu có một lần bị viêm phổi phải vào điều trị 2-3 ngày rồi mới truyền tiếp thì cụ nên xin dừng điều trị. Vì truyền tiếp khả năng viêm phổi kẽ rất cao, mà viêm phổi kẽ thì không có phác đồ nào đâu.... Một hai lần viêm phổi kẽ còn được, lần thứ ba thứ tư là dễ suy hô hấp....
Cụ cho em hỏi dừng điều trị nghĩa là sao ạ? Dừng hẳn hay dừng chu kỳ đó (3 tuần)
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
22,995
Động cơ
398,693 Mã lực
Cụ cho em hỏi dừng điều trị nghĩa là sao ạ? Dừng hẳn hay dừng chu kỳ đó (3 tuần)
Nên bàn với bác sỹ xem có nên dừng hẳn theo dõi một thời gian rồi mới tiếp tục cụ ạ
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 298: CÙNG ĐI LÀM RÕ HƠN LỢI ÍCH CỦA VIỆC KẾT HỢP XẠ TRỊ TRONG QUÁ TRÌNH ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI.



1
.Lợi ích của việc sử dụng Liệu Pháp Xạ Trị trong quá trình điều trị ung thư phổi đã được mình bàn nhiều lần trên nhóm rồi. Hôm nay, cùng cái nhìn của một Chuyên gia nổi tiếng- Chuyên gia Percy Lee, chúng ta sẽ đi sâu hơn một chút vào mặt sáng và mặt tối của Xạ Trị khi dùng làm điều trị bổ sung cho bệnh nhân ung thư phổi đang điều trị bởi Đích HOẶC Miễn Dịch!

Trong bài thảo luận hôm 20/6/2024, Chuyên gia Percy Lee đã bàn đến chiến lược tối ưu cần có khi kết hợp Xạ Trị với Thuốc Đích hoặc Thuốc Miễn Dịch trong quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi. Hai nghiên cứu mà Chuyên gia Percy Lee đưa ra phân tích là nghiên cứu SINDAS và nghiên cứu LONESTAR.


2. Nghiên cứu SINDAS được thiết kế NGẪU NHIÊN ở phase3 nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Xạ Trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn giới hạn một vài vị trí đang được điều trị bằng Thuốc Đích. Tổng số 133 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu, trong đó có 68 bệnh nhân dùng Thuốc đích kết hợp Xạ Trị và 65 bệnh nhân dùng Thuốc đích đơn độc.

Tại trung vị thời gian theo dõi 23.6 tháng, kết quả cho thấy:

=>> Nhóm bệnh nhân dùng kết hợp Thuốc đích và Xạ Trị có trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển DÀI GẦN GẤP ĐÔI so với nhóm bệnh nhân dùng Thuốc đích đơn độc, cụ thể là 20.2 tháng so với 12.5 tháng.

=>> Nhóm bệnh nhân dùng kết hợp Thuốc đích và Xạ Trị có trung vị thời gian sống còn toàn bộ vượt trội so với nhóm bệnh nhân dùng Thuốc đích đơn độc, cụ thể là 25.5 tháng so với 17.4 tháng.


3. Nghiên cứu LONESTAR được thiết kế NGẪU NHIÊN ở phase3 nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung Xạ Trị ( Liệu pháp điều trị củng cố cục bộ) cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn giới hạn một vài vị trí đang được điều trị bằng phác đồ gộp 2 Thuốc miễn dịch Nivolumab+ Ipilimumab.

Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu LONESTAR sẽ được điều trị bằng phác đồ gộp 2 thuốc miễn dịch trong 12 tuần. Sau đó, những bệnh nhân KO mắc bệnh tiến triển sẽ được chia ngẫu nhiên vào 2 nhóm:
->Nhóm 1: Tiếp tục điều trị bằng phác đồ gộp 2 Thuốc miễn dịch trong thời gian tối đa 2 năm.
->Nhóm 2: Trải qua Xạ trị rồi mới tiếp tục điều trị bằng phác đồ gộp 2 thuốc miễn dịch trong thời gian tối đa 2 năm.


QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA PERCY LEE:

=>>
Nghiên cứu SINDAS chỉ ra lợi ích sống còn rõ ràng khi bổ sung Xạ Trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn giới hạn một vài vị trí đang được điều trị bằng Thuốc Đích.

=>> Nghiên cứu LONESTAR hiện nay vẫn đang diễn ra nhưng khi nghiên cứu được hoàn tất, chúng ta sẽ biết được liệu có phân nhóm bệnh nhân nào đang điều trị bằng Thuốc miễn dịch được hưởng lợi từ việc bổ sung Xạ Trị hay không?

=>> Chúng ta đều biết rằng các phương pháp điều trị xâm lấn như Xạ Trị có khả năng giúp tăng cường hệ miễn dịch thông qua việc giải phóng các kháng nguyên. Các kháng nguyên là thứ lạ lẫm với cơ thể, khi kháng nguyên bị nhận diện sẽ kéo theo hệ miễn dịch nhận ra tế bào ung thư, từ đó hệ miễn dịch sẽ đi săn lùng và tiêu diệt toàn bộ tế bào ung thư. Tuy vậy, mặt trái của Xạ trị là Xạ trị cũng có tác dụng gây ức chế hệ miễn dịch. Các tế bào T rất nhạy cảm với tia xạ, vì vậy nếu sử dụng một lượng lớn bức xạ sẽ khiến hiệu quả của Thuốc miễn dịch bị giảm từ đó giảm hiệu quả điều trị của phác đồ nói chung. Xạ trị là một con dao 2 lưỡi- việc chúng ta cần làm là tìm ra một chiến lược phù hợp nhất đối với từng bệnh nhân.







radiothe.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 299: ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI Ở NHỮNG BỆNH NHÂN ĐANG MANG THAI.


Trong quá khứ, ung thư phổi được biết đến là căn bệnh của người cao tuổi. Dù vậy, kể từ năm 2018, thống kê phụ nữ trẻ mắc ung thư phổi nhiều hơn nam giới đã được ghi nhận. Việc này đặt ra những thách thức cho điều trị khi phải tính đến mong muốn thiên chức làm Mẹ của bệnh nhân.

Tại buổi thảo luận hôm 21/6/2024, Chuyên gia Narjust Florez đã bàn đến những hướng tiếp cận mới nhất trong việc giải quyết mong muốn rất chính đáng này!

QUAN ĐIỂM CỦA CHUYÊN GIA NARJUST FLOREZ:

=>>
Rất nhiều loại Thuốc đích mà chúng ta đang sử dụng có ảnh hưởng đến thai nhi. Rất nhiều gen bị ức chế bởi Thuốc đích cần thiết cho sự phát triển của em bé. Ví dụ, gen ALK cần thiết cho sự phát triển của răng. Ngoài ra, một bệnh nhân đang mang thai dùng Thuốc đích ALK cũng có thể khiến thai nhi ko phát triển thân não, điều này đồng nghĩa với việc thai nhi sẽ tử vong ngay lập tức sau khi rời khỏi âm đạo. Do đó, KO nên sử dụng Thuốc đích trong thời gian bệnh nhân mang thai. Nhưng SAU sinh, bệnh nhân có thể sử dụng Thuốc đích NGAY LẬP TỨC.

=>> Nếu bệnh nhân âm tính đột biến gen và phải điều trị bằng Hoá trị thì thường phải đợi từ 2 đến 3 tuần cho vết thương sau sinh lành hẳn, bệnh nhân mới có thể thực hiện điều trị. Tuy nhiên, với những tác dụng phụ mà hoá trị có thể gây ra, “thực sự kinh khủng” sẽ là những gì mà bệnh nhân sau sinh phải đối mặt. Những yếu tố này dẫn đến trong thực tế, điều trị bằng Hoá Trị đôi khi ko thể thực hiện. Thuốc đích thì khác, bệnh nhân có thể sử dụng Thuốc Đích NGAY sau sinh mà ko gặp phải tác dụng phụ nào đáng kể. Bệnh nhân sẽ trở về cuộc sống bình thường như bao người Mẹ khác. Sự nhẹ nhàng mà Thuốc đích mang lại cũng giúp cho bệnh nhân ko phải đến gặp bác sĩ trong tháng đầu tiên sau sinh, bệnh nhân vẫn có thể ở nhà vừa chăm sóc con vừa uống thuốc. Tháng đầu tiên là thời gian gắn kết giữa 2 Mẹ con nên điều này thực sự rất quan trọng.

=>> Tôi có những bệnh nhân dùng Thuốc đích ngay sau sinh. Điều bệnh nhân mong ước đơn giản chỉ là còn sống để được thấy con mình ở năm bé 1 tuổi. Thực tế, bệnh nhân đã sống khoẻ mạnh và em bé cũng vừa tốt nghiệp mẫu giáo ở thứ 2 tuần này!!! Đó là sức mạnh Thuốc đích.
( Ở Mỹ, tuỳ theo quy định từng bang mà tuổi tốt nghiệp mẫu giáo sẽ là 5 hoặc 6 tuổi-tức người Mẹ vẫn sống khoẻ mạnh sau thời gian 5,6 năm dùng Thuốc đích ).








pregnant-and-son-dyhwbtzyp1j6z5nq.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 300: THÊM DẤU ẤN SINH HỌC DÙNG ĐỂ TIÊN LƯỢNG THỜI GIAN HỢP THUỐC CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ KHI ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC MIỄN DỊCH.



Vào ngày 19/6/2024, Chuyên gia Arpeet T. Shah và các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về mối liên quan giữa tỉ số NLR và thời gian sống còn của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ khi điều trị bằng Thuốc miễn dịch. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 3 năm, kể từ tháng 4/2015 cho tới tháng 5/2018 tại trường Đại học Stanford Mỹ ( Trường này luôn thuộc top 5 những trường Đại Học tốt nhất thế giới). Tổng số 123 bệnh nhân đủ điều kiện phân tích đã được đưa vào nghiên cứu. Toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu đều là ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển và được điều trị bằng Thuốc miễn dịch đơn độc.

->Nếu thời gian điều trị bằng Thuốc miễn dịch của bệnh nhân đạt từ 180 ngày trở lên thì bệnh nhân thuộc nhóm CÓ LỢI ÍCH khi dùng Thuốc miễn dịch.
->Nếu thời gian điều trị bằng Thuốc miễn dịch của bệnh nhân ít hơn 180 ngày thì bệnh nhân thuộc nhóm KO CÓ LỢI ÍCH khi dùng Thuốc miễn dịch.

Kết quả cho thấy:
=>> Có 28 bệnh nhân (chiếm 23%) có lợi ích khi dùng Thuốc miễn dịch đơn độc và 95 bệnh nhân ko có lợi ích khi dùng Thuốc miễn dịch đơn độc ( chiếm 77%).

=>> Đối với những bệnh nhân DƯƠNG TÍNH đột biến gen EGFR, ALK, ROS1 và có tỉ số NLR CAO HƠN HOẶC BẰNG 5.9 khi được điều trị bằng Thuốc miễn dịch đơn độc sẽ có trung vị thời gian sống còn toàn bộ chỉ là 2 tháng!!! Trong khi bệnh nhân DƯƠNG TÍNH đột biến gen EGFR, ALK, ROS1 và có tỉ số NLR THẤP HƠN 5.9 khi được điều trị bằng Thuốc miễn dịch đơn độc sẽ có trung vị thời gian sống còn toàn bộ đạt 8.1 tháng!!! ( tương đương gấp 4 lần).

=>> Đối với những bệnh nhân ÂM TÍNH đột biến gen EGFR, ALK, ROS1 và có tỉ số NLR CAO HƠN HOẶC BẰNG 5.9 khi được điều trị bằng Thuốc miễn dịch đơn độc sẽ có trung vị thời gian sống còn toàn bộ chỉ là 4.3 tháng!!! Trong khi bệnh nhân ÂM TÍNH đột biến gen EGFR, ALK, ROS1 và có tỉ số NLR THẤP HƠN 5.9 khi được điều trị bằng Thuốc miễn dịch đơn độc sẽ có trung vị thời gian sống còn toàn bộ đạt 12.1 tháng ( tương đương gấp 3 lần).


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Tỉ số NLR TĂNG trước thời điểm điều trị có liên quan đến thời gian sống còn NGẮN HƠN ĐÁNG KỂ ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ điều trị bằng Thuốc miễn dịch, đặc biệt là trên phân nhóm bệnh nhân dương tính đột biến gen EGFR, ALK, ROS1. Phát hiện này của chúng tôi có thể ảnh hưởng đến thực hành trong lâm sàng vì tỉ số NLR luôn CÓ SẴN trong kết quả xét nghiệm máu định kỳ của bệnh nhân”.








2-139.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 301: CẬP NHẬT MỚI NHẤT HIỆU QUẢ CỦA THUỐC ĐÍCH ALK THẾ HỆ 2 ALECTINIB TRÊN CHỦNG TỘC CHÂU Á SAU THỜI GIAN THEO DÕI 5 NĂM!


Vào ngày 26/6/2024, Chuyên gia Caicun Zhou cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả ở phase3 của Nghiên cứu ALESIA. Nghiên cứu ALESIA được thiết kế để so sánh đối đấu giữa Thuốc đích ALK thế hệ 2 Alectinib với Thuốc đích ALK th1 Crizotinib khi làm điều trị BƯỚC ĐẦU cho những bệnh nhân chủng tộc CHÂU Á mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính ALK.

Nghiên cứu tuyển bệnh nhân từ ngày 3/8/2016 cho tới ngày 16/5/2017. Tổng số 187 bệnh nhân từ 3 nước Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc đã được tuyển vào nghiên cứu. Bệnh nhân trong nghiên cứu được chia làm 2 nhóm:

->Nhóm điều trị bằng Thuốc đích ALK thế hệ 2 Alectinib với liều dùng 600mg uống 2 lần mỗi ngày ( tương đương 8viên/ngày). Nhóm này có 125 bệnh nhân.
->Nhóm điều trị bằng Thuốc đích ALK thế hệ 1 Crizotinib với liều dùng 250mg uống 2 lần mỗi ngày. Nhóm này có 62 bệnh nhân.

Sau 5 năm theo dõi, tại thời điểm cut-off dữ liệu vào ngày 16/5/2022, kết quả cho thấy:

=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của Thuốc đích ALK th2 Alectinib GẤP GẦN 4 LẦN Thuốc đích ALK th1 Crizotinib, cụ thể là 41.6 tháng so với 11.1 tháng.

=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn 5 năm của bệnh nhân điều trị bằng Thuốc đích ALK th2 Alectinib CAO HƠN so với bệnh nhân điều trị bằng Thuốc đích ALK th1 Crizotinib, cụ thể là 66.4% so với 56.1%.

=>>Tỷ lệ đáp ứng khách quan của Thuốc đích ALK th2 Alectinib CAO HƠN so với Thuốc đích ALK th1 Crizotinib, cụ thể là 91.2% so với 77.4%.

=>> Thuốc đích ALK th2 Alectinib cũng sở hữu khả năng lên não VƯỢT TRỘI so với Thuốc đích ALK th1 Crizotinib, khi Alectinib trì hoãn bệnh tiến triển hệ thần kinh trung ương so với Crizotinib với tỷ số nguy hại HR 0.16!

=>> Trung vị thời gian điều trị của Thuốc đích ALK th2 Alectinib GẤP 3.5 LẦN Thuốc đích ALK th1 Crizotinib, cụ thể là 42.3 tháng so với 12.6 tháng.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Với dữ liệu mới nhất này, Thuốc đích ALK thế hệ 2 Alectinib tiếp tục khẳng định vai trò tiêu chuẩn trong điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính ALK”.







Alectinib.jpg
 

kutetrang

Xe hơi
Biển số
OF-313752
Ngày cấp bằng
29/3/14
Số km
102
Động cơ
296,414 Mã lực
nghe nói thuốc này tầm 3tr/viên, tháng trăm củ là bình thường ạ :(
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
nghe nói thuốc này tầm 3tr/viên, tháng trăm củ là bình thường ạ :(
hem phải cụ ạ! Một hộp Alecensa có 224 viên dùng trong 1 tháng. Giá phân phối chính hãng trong Viện Việt Nam tầm 40tr/hộp. Một số thị trường khác giá phân phối chính hãng sẽ rẻ hơn.

Giá 3tr/viên cụ nói chắc là giá của Tagrisso cách đây 5,6 năm. Giờ giá giảm còn tầm trên dưới 40tr/tháng nếu dùng hàng chính hãng phân phối tại Viện Việt Nam ( mua 1 tặng 1 nên tính ra vậy chứ giá 1 hộp 30viên vẫn là 82tr)
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 302: BÀN TIẾP VỀ HUYẾT KHỐI TĨNH MẠCH Ở BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI.


1
.Người bệnh ung thư sẽ có nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch CAO HƠN 4 ĐẾN 7 LẦN so với người không bị ung thư. Huyết khối tĩnh mạch được chia ra làm 2 loại là thuyên tắc động mạch phổi và huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. Theo thống kê, cứ 7 bệnh nhân ung thư nhập viện thì có 1 người bị tắc mạch phổi. Huyết khối tĩnh mạch cũng là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở bệnh nhân ung thư, sau tử vong do chính ung thư.

Chủ đề huyết khối tĩnh mạch ở bệnh nhân ung thư mình đã bàn ở bài cũ. Hôm nay chúng ta sẽ trở lại chủ đề này.


2. Vào đầu tháng 4/2024, Chuyên gia Anne Gulbech Ording cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 và giai đoạn 4.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu của Tổ chức đăng ký ung thư phổi Đan Mạch DLCR. Nghiên cứu bao gồm:
-> 3475 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3A.
-> 4047 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3B đến 3C.
-> 18082 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 4.

Kết quả cho thấy:
=>> Nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch trong 1 năm là CAO NHẤT ở 6 tháng đầu và thay đổi rõ rệt theo giai đoạn ung thư và phương pháp điều trị ung thư.

=>> Ở giai đoạn 3A, nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch xảy ra CAO NHẤT ở những bệnh nhân điều trị bằng Hoá trị và Hoá Xạ trị với tỷ lệ lần lượt là 3.9% và 4.1%.

=>> Ở giai đoạn 3B đến 3C, nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch TĂNG ở những bệnh nhân điều trị bằng Hoá trị, Miễn dịch và Thuốc đích với tỷ lệ lần lượt là 5.2%, 9.4% và 6.0%.

=>> Ở giai đoạn 4, nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch CAO ở những bệnh nhân điều trị bằng Thuốc miễn dịch và Thuốc đích, với tỷ lệ lần lượt là 12.2% và 12.5%.

=>> Bệnh nhân có nguy cơ mắc thuyên tắc động mạch phổi CAO HƠN so với nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch của bệnh nhân thay đổi rõ rệt theo giai đoạn ung thư và phương pháp điều trị ung thư. Nguy cơ sẽ xảy ra CAO NHẤT ở trong 6 tháng đầu kể từ khi bắt đầu phác đồ điều trị”.






tthktm.png
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top