[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 303: XÉT NGHIỆM BỆNH TỒN DƯ TỐI THIỂU ctDNA GIÚP CÁ NHÂN HOÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN 3 KHÔNG THỂ MỔ CẮT BỎ.


1
.Một trong những Tiêu Chuẩn chăm sóc hiện tại đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 không thể mổ cắt bỏ là Hoá Xạ đồng thời rồi sau đó bệnh nhân sẽ được điều trị củng cố bằng Thuốc miễn dịch trong thời gian 1 năm.

Dù vậy, con số 1 năm đã phải là con số tối ưu? Liệu rằng tất cả bệnh nhân có cần phải điều trị củng cố 1 năm giống hệt nhau không? những bệnh nhân nào cần phải điều trị dài hơn hay những bệnh nhân nào thậm chí có thể rút ngắn thời gian điều trị? Xét nghiệm ctDNA liệu có vai trò gì trong việc phân loại bệnh nhân?


2. Vào ngày 4/7/2024, Chuyên gia Soyeong Jun cùng các đồng nghiệp tại Đại học Stanford Mỹ đã công bố nghiên cứu về vai trò của xét nghiệm đo nồng độ DNA khối u lưu hành tự do trong máu ctDNA khi theo dõi những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 không thể mổ cắt bỏ ĐANG điều trị củng cố bằng Thuốc miễn dịch.

Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu ở phase2 của Nghiên cứu BTCRC LUN 16-081. Tổng số 39 bệnh nhân đủ điều kiện phân tích đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó:
-> Có 25 bệnh nhân được điều trị củng cố bằng Thuốc miễn dịch Nivolumab mỗi 4 tuần một trong 6 chu kỳ.
-> Có 14 bệnh nhân được điều trị củng cố bằng phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Nivolumab+ Thuốc miễn dịch Ipilimumab. Bệnh nhân sẽ nhận Nivolumab mỗi 2 tuần một và Ipilimumab mỗi 6 tuần một trong 4 chu kỳ.


Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm ctDNA tại 3 thời điểm:
->Bắt đầu điều trị củng cố Thuốc miễn dịch ( tức là khi vừa hoàn thành xong Hoá Xạ đồng thời).
->Trước ngày 1 của chu kỳ 2 điều trị Thuốc miễn dịch.
->Kết thúc việc điều trị hoặc bệnh nhân rút lui khỏi nghiên cứu.


Kết quả cho thấy:
=>> Bệnh nhân dương tính ctDNA SAU khi hoàn thành Hoá Xạ đồng thời có thời gian sống không bệnh tiến triển KÉM HƠN ĐÁNG KỂ so với những bệnh nhân âm tính ctDNA, cụ thể:
+Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 12 tháng là 76% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 29%!
+Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng là 68% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 29%!


=>> Bệnh nhân dương tính ctDNA trước ngày 1 của chu kỳ 2 điều trị Thuốc miễn dịch có thời gian sống không bệnh tiến triển KÉM HƠN ĐÁNG KỂ so với những bệnh nhân âm tính ctDNA, cụ thể:
+Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 12 tháng là 85% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA là 0%!!!
+ Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng là 72% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA là 0%!!!


=>> Bệnh nhân dương tính ctDNA tại thời điểm kết thúc điều trị có thời gian sống không bệnh tiến triển KÉM HƠN ĐÁNG KỂ so với những bệnh nhân âm tính ctDNA, cụ thể:
+ Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 12 tháng là 90% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 14%!!!
+ Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng là 79% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 14%!!!


=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn toàn bộ 2 năm lên đến 91% ở những bệnh nhân âm tính ctDNA tại thời điểm kết thúc điều trị.

=>> SAU một chu kỳ điều trị Thuốc miễn dịch, những bệnh nhân có kết quả ctDNA giảm hoặc âm tính có thời gian sống còn TỐT HƠN so với những bệnh nhân có kết quả ctDNA tăng, cụ thể tỷ lệ bệnh nhân có ctDNA giảm hoặc âm tính đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng lên đến 73%, trong khi con số này ở những bệnh nhân có ctDNA tăng là 0%!!!


=>> TẤT CẢ những bệnh nhân có kết quả ctDNA tăng tại ngày 1 của chu kỳ 2 điều trị thuốc miễn dịch sẽ tái phát bệnh trong vòng 10.8 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị củng cố Thuốc miễn dịch !!!



Nhóm nghiên cứu kết luận:” Kết quả xét nghiệm ctDNA DƯƠNG TÍNH trước, trong hoặc sau 6 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị củng cố Thuốc miễn dịch sẽ đi kèm với đầu ra sống còn KÉM HƠN. Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng xét nghiệm ctDNA có thể là biện pháp giúp cá nhân hoá điều trị đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 không thể mổ cắt bỏ đang điều trị củng cố bởi Thuốc miễn dịch”.






312092.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 304: CÁC MÙA TRONG NĂM CŨNG GÂY ẢNH HƯỞNG LÊN HIỆU QUẢ CỦA THUỐC MIỄN DỊCH.


Vào ngày 28/6/2024, Chuyên gia Hyunsoon Cho cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về hiệu quả của Thuốc miễn dịch khi điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ sẽ bị ảnh hưởng bởi thời tiết của các Mùa trong năm.

Tổng số 484 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển điều trị đơn độc bằng Thuốc miễn dịch đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó:
->Có 173 bệnh nhân BẮT ĐẦU điều trị Thuốc miễn dịch vào Mùa Đông ( trong khoảng từ tháng 11 cho tới tháng 2).
->Có 311 bệnh nhân BẮT ĐẦU điều trị Thuốc miễn dịch vào các Mùa còn lại trong năm ( trong khoảng từ tháng 3 cho tới tháng 10).

Kết quả cho thấy:

=>> Trong quần thể không bắt cặp, phân tích đa biến cho thấy bệnh nhân bắt đầu điều trị Thuốc miễn dịch vào Mùa Đông có nguy cơ tiến triển bệnh hoặc tử vong THẤP HƠN ĐÁNG KỂ so với bệnh nhân bắt đầu điều trị thuốc miễn dịch vào các Mùa còn lại trong năm. Cụ thể tỷ số nguy hại HR không bệnh tiến triển là 0.77 và tỷ số nguy hại HR sống còn toàn bộ là 0.77.

=>> Trong quần thể ghép cặp theo điểm xu hướng PSM, bệnh nhân bắt đầu điều trị Thuốc miễn dịch vào Mùa Đông có thời gian sống không bệnh tiến triển DÀI HƠN so với bệnh nhân bắt đầu điều trị thuốc miễn dịch vào các Mùa còn lại trong năm, cụ thể là 2.8 tháng so với 2.0 tháng. Bệnh nhân bắt đầu điều trị Thuốc miễn dịch vào Mùa Đông cũng có thời gian sống còn toàn bộ DÀI HƠN ĐÁNG KỂ so với bệnh nhân điều trị thuốc miễn dịch vào các Mùa còn lại trong năm, cụ thể là 13.4 tháng so với 8.0 tháng.

=>> Khi phân tích phân nhóm, xu hướng sống lâu hơn vẫn được xác nhận ở bệnh nhân bắt đầu điều trị thuốc miễn dịch vào Mùa Đông so với bệnh nhân bắt đầu điều trị thuốc miễn dịch vào các Mùa còn lại trong năm.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Bắt đầu điều trị Thuốc miễn dịch cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ vào Mùa Đông đi kèm với đầu ra sống còn tốt hơn so với các Mùa khác trong năm”.








wp10573249 (1).jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 305: CẨN THẬN VỚI TÁC DỤNG PHỤ VIÊM PHỔI KẼ KHI ĐIỀU TRỊ THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 3 OSIMERTINIB-MỘT TÁC DỤNG PHỤ HIẾM GẶP NHƯNG CÓ THỂ KHIẾN BỆNH NHÂN TỬ VONG!


Vào ngày 4/6/2024, Chuyên gia Xiaofei Gu cùng các đồng nghiệp đã báo cáo một ca lâm sàng mắc tác dụng phụ viêm phổi kẽ khi điều trị bằng Thuốc đích th3 Osimertinib.

CA LÂM SÀNG:

Vào ngày 14/11/2023, một bệnh nhân nam 62 tuổi nhập viện trong tình trạng ho dai dẳng kéo dài đã hơn 1 tháng. Bệnh nhân có tiền sử hút thuốc lá 30 năm, mỗi ngày hút khoảng 20 điếu.
Tiến hành chụp chiếu, xét nghiệm, sinh thiết, xét nghiệm đột biến gen cho bệnh nhân. Kết quả cho thấy:
->Chỉ số CEA trong giới hạn bình thường. Chỉ số CA19-9 tăng ở mức 160.10 u/ml ( bình thường < 31 u/ml). Chỉ số CYFRA21-1 tăng ở mức 12.72 ng/ml ( bình thường < 4.1 ng/ml). Chỉ số NSE tăng nhẹ ở mức 6.46 ng/ml( bình thường < 6ng/ml).
->Bệnh nhân bị ung thư phổi giai đoạn 4 di căn hạch trung thất, di căn màng phổi, di căn não, di căn xương sườn, xương chậu, xương đùi.
->Bệnh nhân dương tính đột biến gen EGFR L858R.

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ:

1
.Vào ngày 28/11/2023, bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng Thuốc đích th3 Osimertinib với liều 80mg/ngày. Đến ngày thứ 6 dùng Osimertinib, bệnh nhân tức ngực, khó thở, ho khan, có dấu hiệu suy hô hấp.
->Xét nghiệm khí máu động mạch cho kết quả: pH= 7.50, PaCO2= 30.9 mmHg, PaO2= 49mmHg, SaO2= 86.8%.
->Xét nghiệm công thức máu cho kết quả: WBC= 14.4*10^9/l, NEUT= 83.6%, EOS= 0.4%.
->Xét nghiệm CRP cho kết quả CRP= 143.6 mg/l.
->Xét nghiệm chỉ số CEA= 8.96, CA125= 4958.53U/ml, CYFRA21-1= 372.38 ng/ml.
->Xét nghiệm chỉ số cANCA, pANCA, PR3/MPOC, ANA đều cho kết quả âm tính.

Thực hiện chụp CT ngực, kết quả cho thấy tràn dịch màng phổi lượng nhiều cùng nhiều tổn thương dạng kính mờ lan toả ở cả 2 phổi, đặc biệt là phổi phải.
Do thể trạng bệnh nhân yếu nên thủ thuật nội soi rửa phế quản phế nang đã ko được thực hiện.
Đánh giá chức năng tim mạch bệnh nhân ổn định, ko có bất thường.

Khai thác sinh hoạt và lối sống của bệnh nhân, bệnh nhân cho biết không dùng thuốc amiodarone, không dùng thuốc miễn dịch, và cũng không dùng bất kỳ loại thuốc nào được cho là đã có báo cáo liên quan đến bệnh viêm phổi kẽ.

Sau khi hội chẩn, các bác sĩ kết luận bệnh nhân có khả năng bị nhiễm trùng phổi, ung thư phổi tiến triển và Viêm Phổi Kẽ gây ra bởi Thuốc đích th3 Osimertinib.

Ngay sau đó bệnh nhân được điều trị tích cực như:
-> Dùng thuốc methylprednisolone liều 40mg mỗi ngày trong 5 ngày.
-> Chọc hút dịch màng phổi
-> Thở oxy.
-> Dùng thuốc điều trị nhiễm trùng.
…..
Lâm sàng bệnh nhân cải thiện nhanh chóng, kết quả chụp lại CT ngực cũng cho thấy các tổn thương kính mờ giảm đáng kể so với trước.

Đến ngày 25/12/2023, bệnh nhân được xuất viện. Tại thời điểm xuất viện, các chỉ số viêm nhiễm của bệnh nhân đã trở lại mức bình thường. Điều đáng chú ý là xuyên suốt thời gian này bệnh nhân VẪN dùng Thuốc đích th3 Osimertinib đều đặn hằng ngày.



2. Vào ngày 1/1/2024, tức chỉ 1 tuần sau khi xuất viện, bệnh nhân nhập viện cấp cứu trở lại trong tình trạng tức ngực, khó thở nặng. Ngay lập tức, Bệnh nhân được thở oxy dây mũi ở mức 2lít/phút.
-> Xét nghiệm khí máu động mạch cho thấy: pH= 7.47, PaCO2= 30.5 mmHg, PaO2= 66mmHg, SaO2= 94.9%.
-> Xét nghiệm công thức máu cho kết quả: WBC= 9.1*10^9/L, EOS= 3.7%.
-> Xét nghiệm CRP cho kết quả CRP= 31.0 mg/l.
-> Xét nghiệm chỉ số CEA= 5.91, CA19-9= 529.16 U/ml, NSE= 12.40 ng/ml.

Thực hiện chụp CT ngực cho thấy xuất hiện nhiều tổn thương dạng kính mờ mới, chủ yếu ở phổi phải.

Bệnh nhân được dùng thuốc methylprednisolone liều cao+ thuốc trị nhiễm trùng và các phương pháp điều trị tích cực khác. Các bác sĩ yêu cầu bệnh nhân NGỪNG thuốc đích th3 Osimertinib. Bệnh nhân chấp nhận ngừng thuốc đích th3 Osimertinib nhưng sau đó gia đình do lo sợ bệnh ung thư tiến triển nên đã TỰ Ý cho bệnh nhân đổi qua sử dụng một loại Thuốc đích th3 khác là Almonertinib với liều 110mg/ngày.

Bất chấp tất cả những cố gắng của bs điều trị, tình trạng của bệnh nhân tiếp tục xấu đi nhanh chóng dẫn đến suy hô hấp cấp tiến triển.

Ngày 9/1/2024, bệnh nhân xuất viện và tử vong tại nhà.



Nhóm nghiên cứu kết luận:” Viêm phổi kẽ là một tác dụng phụ hiếm gặp của Thuốc đích th3 Osimertinib. Dù vậy, cần ĐẶC BIỆT CHÚ Ý đến mức độ nghiêm trọng của viêm phổi kẽ khi nó xảy ra. Trong trường hợp bệnh nhân mắc viêm phổi kẽ nặng, nên NGỪNG Thuốc đích càng sớm càng tốt. Cần hết sức thận trọng và đánh giá một cách tỉ mỉ về lợi ích cũng như rủi ro nếu cho bệnh nhân sử dụng LẠI thuốc đích”.








827bbe38b1c23018339a602c59c2c7_big_gallery.jpg
 

kutetrang

Xe hơi
Biển số
OF-313752
Ngày cấp bằng
29/3/14
Số km
102
Động cơ
296,414 Mã lực
hem phải cụ ạ! Một hộp Alecensa có 224 viên dùng trong 1 tháng. Giá phân phối chính hãng trong Viện Việt Nam tầm 40tr/hộp. Một số thị trường khác giá phân phối chính hãng sẽ rẻ hơn.

Giá 3tr/viên cụ nói chắc là giá của Tagrisso cách đây 5,6 năm. Giờ giá giảm còn tầm trên dưới 40tr/tháng nếu dùng hàng chính hãng phân phối tại Viện Việt Nam ( mua 1 tặng 1 nên tính ra vậy chứ giá 1 hộp 30viên vẫn là 82tr)
Đâu, đơn thuốc mới hôm 6/6 đó cụ ạ. 2,8tr/viên uống 1 tháng mỗi ngày 1 viên cụ ạ. Cụ tìm hiểu món này kĩ và nhiều bài thế. Cụ có làm về ngành này không?
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
Đâu, đơn thuốc mới hôm 6/6 đó cụ ạ. 2,8tr/viên uống 1 tháng mỗi ngày 1 viên cụ ạ. Cụ tìm hiểu món này kĩ và nhiều bài thế. Cụ có làm về ngành này không?
Vâng. Nghề của em là về thuốc mà.
Về thuốc thì chắc cụ nhầm đâu rồi. Cụ gửi mật thư vô inbox cho e nhé. Em sẽ trao đổi vs cụ sâu hơn❤❤
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
Đây nè cụ ơi, K phổi cụ ạ
View attachment 8619315
Đây là thuốc tagrisso như e nói ở trên đó cụ. Hem phải Alecensa cụ ạ!

mà giá này là giá chưa có hỗ trợ. Thuốc tagrisso được hỗ trợ mua 1 tặng1 nên mỗi tháng còn hơn 40tr- tính ra tầm 1,4tr/1viên thôi cụ ạ!
 

kutetrang

Xe hơi
Biển số
OF-313752
Ngày cấp bằng
29/3/14
Số km
102
Động cơ
296,414 Mã lực
n
Đây là thuốc tagrisso như e nói ở trên đó cụ. Hem phải Alecensa cụ ạ!

mà giá này là giá chưa có hỗ trợ. Thuốc tagrisso được hỗ trợ mua 1 tặng1 nên mỗi tháng còn hơn 40tr- tính ra tầm 1,4tr/1viên thôi cụ ạ!
nhuw nào để đc hỗ trợ vậy cụ, chứ mua của bệnh viện y như này đây cụ
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
n

nhuw nào để đc hỗ trợ vậy cụ, chứ mua của bệnh viện y như này đây cụ
Hỗ trợ là chương trình chung của hãng áp dụng trong Viện, ko riêng j đâu cả. Thông tin này hoàn toàn công khai, ko khuất tất j đâu.

Giá đó là mua 1 hộp đầu. Hộp thứ2 được tặng miễn phí.
Cụ có thể hỏi lại bs điều trị nhé!
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 306: TIẾP TỤC BÀN VỀ HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI TRONG CUỘC CHIẾN CHỐNG UNG THƯ!


1
.Cách đây 6 tháng, khi bàn về thất bại của Thuốc kháng thể kháng TIGIT Vibostolimab, mình đã từng trích quan điểm của 1 chuyên gia nổi tiếng rằng Ông ấy KO tin vào hướng đi gộp kháng thể kháng TIGIT mà nhiều Tập Đoàn đang theo đuổi!!!

Dự đoán đó có vẻ càng ngày càng đúng!!!


2. Vào ngày 3/7/2024, GENENTECH-một công ty con của Tập đoàn dược phẩm ROCHE đã ra thông cáo báo chí về kết quả ở phase 2/3 của Nghiên cứu SKYSCRAPER-06. Nghiên cứu SKYSCRAPER-06 được thiết kế để đi tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu khi thêm thuốc Tiragolumab ( thuốc kháng thể kháng TIGIT ) vào phác đồ gộp Hoá Trị + Miễn Dịch trong điều trị BƯỚC ĐẦU cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ thì có mang lại hiệu quả sống còn không?

Phác đồ điều trị tiêu chuẩn đối với những bệnh nhân âm tính đột biến gen là Hoá trị+Miễn dịch, và mục đích của nghiên cứu SKYSCRAPER-06 là xem xem liệu khi thêm thuốc kháng thể kháng TIGIT Tiragolumab vào thì có tăng cường được hiệu quả của phác đồ tiêu chuẩn không??

Cụ thể, nghiên cứu được thiết kế đối đầu giữa phác đồ Tiragolumab+ Thuốc miễn dịch Atezolizumab+ Hoá trị với phác đồ Thuốc miễn dịch Pembrolizumab+ Hoá trị khi điều trị BƯỚC ĐẦU cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không vảy giai đoạn di căn hoặc tiến triển cục bộ không thể mổ cắt bỏ.


Kết quả cho thấy:

=>> Việc bổ sung thuốc Tiragolumab vô phác đồ Hoá trị + Miễn dịch KHÔNG đem lại lợi ích sống không bệnh tiến triển cũng như lợi ích sống còn toàn bộ mà thậm chí còn khiến GIẢM LỢI ÍCH sống còn, cụ thể tỷ số nguy hại HR sống không bệnh tiến triển là 1.27 và tỷ số nguy hại HR sống còn toàn bộ là 1.33!


Levi Garraway, giám đốc y tế và trường bộ phận phát triển sản phẩm toàn cầu của Tập đoàn ROCHE phát biểu trước báo giới:” Chúng tôi đã hy vọng phác đồ gộp này đem đến lợi ích sống còn cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ không vảy. Dù vậy, kết quả thực sự thất vọng!!! Chúng tôi xin gửi lời cám ơn tới tất cả bệnh nhân và các chuyên gia đã đồng hành cùng chúng tôi trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi sẽ tận dụng những hiểu biết của mình để tiếp tục khám phá thêm những con đường mới trong cuộc chiến chống ung thư”







Genentech.jpeg
 

kutetrang

Xe hơi
Biển số
OF-313752
Ngày cấp bằng
29/3/14
Số km
102
Động cơ
296,414 Mã lực
Hỗ trợ là chương trình chung của hãng áp dụng trong Viện, ko riêng j đâu cả. Thông tin này hoàn toàn công khai, ko khuất tất j đâu.

Giá đó là mua 1 hộp đầu. Hộp thứ2 được tặng miễn phí.
Cụ có thể hỏi lại bs điều trị nhé!
Dạ e cám ơn nhìu ạ
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 307: THUỐC MIỄN DỊCH ĐÃ ĐEM ĐẾN NHỮNG THAY ĐỔI NHƯ THẾ NÀO TRONG UNG THƯ PHỔI KỂ TỪ KHI XUẤT HIỆN?



1
.Vào ngày 10/7/2024, Chuyên gia Yating Wang cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về lợi ích sống còn mà Thuốc miễn dịch đã đem lại kể từ khi nó được phê duyệt trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.

Năm 2015 là năm đầu tiên một loại Thuốc miễn dịch ( Thuốc Nivolumab) được Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA phê duyệt trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ. Vì vậy, ta lấy năm 2015 là năm cột mốc để đánh dấu sự bắt đầu của kỷ nguyên Thuốc miễn dịch. Nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở dữ liệu SEER của Viện ung thư quốc gia Hoa Kỳ trong 10 năm, kể từ năm 2010 cho đến năm 2020.


2. Tổng số 191802 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó:
->Có 90807 bệnh nhân điều trị TRƯỚC kỷ nguyên của Thuốc miễn dịch từ năm 2010 cho đến năm 2014.
->Có 100995 bệnh nhân điều trị TRONG kỷ nguyên của Thuốc miễn dịch từ năm 2015 cho đến năm 2020.

Kết quả cho thấy, thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân CAO HƠN ĐÁNG KỂ trong kỷ nguyên Thuốc miễn dịch khi so với trước kỷ nguyên Thuốc miễn dịch. Cụ thể:

=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn 1 năm trong kỷ nguyên thuốc miễn dịch cao hơn trước kỷ nguyên thuốc miễn dịch, cụ thể là 40.1% so với 33.5%.

=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn 3 năm trong kỷ nguyên thuốc miễn dịch cao hơn trước kỷ nguyên thuốc miễn dịch, cụ thể là 17.8% so với 11.7%.

=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn 5 năm trong kỷ nguyên thuốc miễn dịch cao hơn trước kỷ nguyên thuốc miễn dịch, cụ thể là 10.7% so với 6.8%.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Tỷ lệ sống còn của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ đã được cải thiện kể từ khi áp dụng Thuốc miễn dịch”.







image.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 308: CUỘC CÁCH MẠNG CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI BẰNG HƠI THỞ ĐANG BẮT ĐẦU???


1
.Cách đây 4 tháng, mình đã từng bàn về việc chẩn đoán ung thư phổi qua hơi thở.

Hôm nay, chúng ta tiếp tục trở lại chủ đề này nhưng đi thêm một bước tiến xa hơn nhiều những gì đã bàn luận trước đó: Chẩn đoán ung thư phổi qua hơi thở không dừng ở hy vọng nữa mà đã áp dụng trong thực tế luôn!!!


2. Vào ngày 8/7/2024, Chuyên gia Gaetano Rocco tại Trung Tâm ung thư Memorial Sloan Kettering ở New York Mỹ đã cập nhật những tiến bộ mới nhất trong lĩnh vực chẩn đoán ung thư phổi qua hơi thở bằng Mũi Điện Tử.

Nghiên cứu cho thấy các tế bào ung thư sẽ thải ra những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Mũi Điện Tử sẽ sử dụng một công nghệ đặc biệt nhằm nhận biết những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi này qua hơi thở của người bệnh, từ đó có thể chẩn đoán bệnh ngay cả khi ung thư phổi đang ở giai đoạn rất sớm.

Quá trình chẩn đoán ung thư phổi bằng Mũi Điện Tử rất đơn giản và gọn lẹ khi người bệnh chỉ phải trải qua 2 bước:
->Bước 1: Người bệnh được yêu cầu thở vào một thiết bị trong vòng 3 phút.
->Bước 2: Một cảm biến với kích thước chỉ bé bằng chiếc USB sẽ có nhiệm vụ chuyển đổi hơi thở của người bệnh thu được thành những tín hiệu điện tử. Những tín hiệu điện tử này sau đó được phân tích bằng một máy phân tích đặc biệt nhằm tìm kiếm sự hiện diện của các tế bào ung thư.

Toàn bộ quá trình này chỉ gói gọn trong vài giờ!!!


3. Chuyên gia Gaetano Rocco cho biết tại Ý 10 năm trước, Mũi Điện Tử đã chứng minh được vai trò tuyệt vời trong chẩn đoán ung thư phổi khi cho độ nhạy đạt 86% và độ đặc hiệu lên tới 95% ( Độ nhạy nói lên sự tin tưởng của xét nghiệm trong chẩn đoán bệnh còn độ đặc hiệu nói lên sự tin tưởng của xét nghiệm trong chẩn đoán KO mắc bệnh ). Chính bởi kết quả tuyệt vời này, Chuyên gia Gaetano Rocco cùng các đồng nghiệp đã theo đuổi một nghiên cứu ở phase2 tại Trung Tâm ung thư Memorial Sloan Kettering nhằm đánh giá hiệu quả của Mũi Điện Tử trong việc chẩn đoán ung thư phổi.

Tổng cộng 100 tình nguyện viện đã tham gia nghiên cứu. Độ tuổi của các tình nguyện viên trải dài từ 21 đến 85 tuổi. TOÀN BỘ tình nguyện viên trong nghiên cứu đều đang thuộc diện nghi ngờ mắc ung thư phổi khi chụp chiếu xác nhận họ có các nốt ở phổi. Toàn bộ tình nguyện viên trong nghiên cứu sau đó đều trải qua chẩn đoán ung thư phổi bằng Mũi Điện Tử cũng như thực hiện tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán ung thư phổi là xét nghiệm Mô Bệnh Học trên mẫu bệnh phẩm có được từ thủ thuật sinh thiết.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ Mũi Điện Tử phù hợp với xét nghiệm Mô Bệnh Học lên tới 86% số bệnh nhân trong nghiên cứu, cụ thể:
=>> Xét nghiệm Mô Bệnh Học xác nhận 88 trong 100 tình nguyện viên mắc ung thư phổi. Trong khi đó Mũi Điện Tử cho ra 86 người dương tính đúng, 2 người âm tính giả và 12 người dương tính giả.

Chuyên gia Gaetano Rocco phát biểu:” Mũi Điện Tử có thể phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu một cách đáng tin cậy và rất chính xác khi so với các phương pháp chụp chiếu cổ điển hiện nay như X Quang, CT hay thậm chí là cả PET. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra Mũi Điện Tử sẽ là một sự bổ sung tuyệt vời bên cạnh các kỹ thuật chẩn đoán ung thư phổi hiện có. Mũi Điện Tử tuyệt đối an toàn đối với bệnh nhân vì nó là một xét nghiệm không xâm lấn. Mũi Điện Tử đặc biệt thích hợp với vùng sâu vùng xa, nơi thiết bị y tế chẩn đoán bệnh còn thiếu thốn. Mũi Điện Tử cũng là một món quà tuyệt vời dành cho những bệnh nhân ko muốn làm sinh thiết hoặc ko đủ điều kiện để sinh thiết”.






nose3.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 309: THẬN TRỌNG VỚI QUYẾT ĐỊNH GIẢM LIỀU THUỐC ĐÍCH.



1
.Trong quá trình dùng Thuốc đích, một số bệnh nhân sẽ phải hạ liều do cơ thể gặp những tác dụng phụ nặng nề ko thể xử lý. Dù vậy, quyết định hạ liều cần được cân đo đong đếm-nâng lên đặt xuống thật kĩ, vì quyết định hạ liều đôi khi sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị cũng như thời gian sống còn của bệnh nhân.

Hôm nay chúng ta sẽ bàn tới việc giảm liều Thuốc Đích ở đột biến gen phổ biến nhất và cũng được biết đến nhiều nhất trong ung thư phổi là đột biến gen EGFR!


2. Nghiên cứu về việc giảm liều Thuốc đích th3 Osimertinib SỚM khi điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính đột biến gen EGFR do Chuyên gia Marion Ferreira cùng các đồng nghiệp thực hiện. Chúng ta định nghĩa:

->Bệnh nhân được gọi là giảm liều Thuốc đích th3 Osimertinib SỚM nếu việc giảm liều xảy ra nội trong 3 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị.
->Bệnh nhân được gọi là giảm liều Thuốc đích th3 Osimertinib MUỘN nếu việc giảm liều xảy ra SAU 3 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị.


Tổng cộng 35 bệnh nhân đã được đưa vào nghiên cứu, trong đó có 17 bệnh nhân ở nhóm giảm liều sớm và 18 bệnh nhân ở nhóm giảm liều muộn. Kết quả cho thấy:

=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc 1 năm sống không bệnh tiến triển trong thế giới thực ở nhóm giảm liều sớm ÍT HƠN nhóm giảm liều muộn, cụ thể là 70.5% so với 88.9%.

=>> Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển hệ thần kinh trung ương trong thế giới thực của nhóm giảm liều sớm không khác biệt so với nhóm giảm liều muộn, cụ thể là 29.8 tháng so với 35.8 tháng.

=>> Trung vị thời gian sống còn toàn bộ của nhóm giảm liều sớm là 46.9 tháng trong khi trung vị thời gian sống còn toàn bộ của nhóm giảm liều muộn thậm chí còn chưa hoàn thiện.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Việc giảm liều trong 3 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị so với việc giảm liều xảy ra sau 3 tháng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị cũng như thời gian sống còn của bệnh nhân”.








877b00d99a6838366179.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 310: TIẾP TỤC BÀN VỀ NGUYÊN NHÂN KHÁNG THUỐC ĐÍCH SỚM CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI DƯƠNG TÍNH ĐỘT BIẾN DUNG HỢP GEN ALK.


1
.Mọi người vẫn hay nói với nhau rằng bệnh nhân ung thư phổi mà có đột biến gen thì giống như trúng số vì việc này đồng nghĩa với việc bệnh nhân được điều trị bằng Thuốc Đích-một liệu pháp điều trị tân tiến mang biệt danh kẻ thay đổi cuộc chơi trong cuộc chiến ung thư phổi.

Trong thế giới đột biến gen thì đột biến dung hợp gen ALK được gọi là gen kim cương vì đây là gen hợp thuốc lâu nhất. Chuyện bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối dương tính ALK sống ổn định chục năm là điều rất đỗi bình thường, nó ko có gì phi thường cả!!! Dù vậy, vẫn xuất hiện những bệnh nhân ALK kháng thuốc đích rất sớm. Nguyên nhân dẫn đến kháng thuốc sớm thì có nhiều và chúng ta đã từng bàn sơ qua rồi. Hôm nay, chúng ta tiếp tục trở lại chủ đề này nhưng với cái nhìn soi sâu xuống dưới cấp độ phân tử của ALK.

Cho đến nay, hơn 90 biến thể phân tử trong gia đình ALK đã được phát hiện và định danh. Biến thể phân tử phổ biến nhất và được biết đến nhiều nhất trong gia đình ALK là EML4-ALK khi một mình nó chiếm tới 85% trong tất cả các trường hợp ung thư phổi. Bản thân EML4-ALK được chia thành 8 loại là:

EML4-ALK V1
EML4-ALK V2
EML4-ALK V3a/b
EML4-ALK V4’
EML4-ALK V5a/b
EML4-ALK V5’
EML4-ALK V7
EML4-ALK V8.

Trong 8 loại biến thể phân tử của EML4-ALK thì biến thể EML4-ALK V1 và EML4-ALK V3 là 2 biến thể phổ biến nhất khi nó chiếm tới 75% cho đến 80% các trường hợp ung thư phổi.



2. Vào ngày 15/7/2024, Chuyên gia Kaushal Parikh cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về các yếu tố gây kháng Thuốc đích sớm ở những bệnh nhân ung thư phổi dương tính ALK.

Tổng cộng 307 bệnh nhân dương tính ALK đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó:
-> Có 280 bệnh nhân nhận Thuốc đích Alectinib làm điều trị bước đầu, 15 bệnh nhân nhận Thuốc đích Brigatinib làm điều trị bước đầu, 9 bệnh nhân nhận Thuốc đích Lorlatinib làm điều trị bước đầu và 3 bệnh nhân nhận Thuốc đích Ceritinib làm điều trị bước đầu.

-> Có 150 bệnh nhân ( chiếm 49%) sở hữu nồng độ DNA khối u lưu hành tự do trong máu ctDNA >=1%.

-> Có 232 bệnh nhân là dạng EML4-ALK với EML4-ALK V1 chiếm 50% và EML4-ALK V3 chiếm 36%. Có 42 bệnh nhân EML4-ALK V1 dương tính đột biến TP53 ( chiếm 18%) và 32 bệnh nhân EML4-ALK V3 dương tính đột biến TP53 ( chiếm 14%).


Kết quả cho thấy:

=>> Bệnh nhân có ctDNA <1% cho trung vị thời gian ngừng điều trị DÀI GẤP ĐÔI so với bệnh nhân có ctDNA >=1%, cụ thể là 32.2 tháng so với 14.7 tháng!

=>> Bệnh nhân âm tính đột biến gen TP53 cho trung vị thời gian ngừng điều trị DÀI GẤP ĐÔI so với bệnh nhân dương tính đột biến gen TP53, cụ thể là 27.6 tháng so với 13.1 tháng!

=>> Bệnh nhân dương tính biến thể phân tử EML4-ALK V1 có trung vị thời gian ngừng điều trị DÀI GẤP ĐÔI so với bệnh nhân dương tính biến thể phân tử EML4-ALK V3, cụ thể là 20.3 tháng so với 11.5 tháng! Đặc biệt, những bệnh nhân đồng thời dương tính EML4-ALK V3 và đột biến TP53 thì trung vị thời gian ngừng điều trị chỉ còn 7.4 tháng!!!


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Chỉ số ctDNA cao, biến thể phân tử EML4-ALK V3 và dương tính đột biến gen TP53 là những nguyên nhân gây ra KHÁNG THUỐC ĐÍCH SỚM ở bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính ALK trong điều trị bước đầu”.







tech-image-alk.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 311: CẬP NHẬT THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ THUỐC ĐÍCH SUNVOZERTINIB CHO ĐỘT BIẾN CHÈN GEN EXON20 EGFR.


Vào ngày 9/7/2024, Chuyên gia Xiaolin Zhang đã có cuộc trao đổi với báo giới về những thông tin mới nhất xung quanh viên thuốc bom tấn cho đột biến chèn gen EXON20 EGFR-Thuốc đích Sunvozertinib!


Trên phạm vi toàn cầu, hiện chưa có Thuốc Đích nào được phê duyệt cho đột biến chèn gen EXON20 EGFR. Cách đây 4 tháng, vào ngày 1/3/2024, Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã phê duyệt phác đồ gộp Thuốc Amivantamab+ Hoá trị trong điều trị BƯỚC ĐẦU cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến chèn gen EXON20 EGFR. Một cách tự động, điều trị bước 1 cũng sẽ được chấp thuận điều trị ở bước 2, vì vậy Thuốc Amivantamab của Tập Đoàn Johnson & Johnson cũng được coi như điều trị bước 2 trong bài toán chèn gen EXON20 EGFR. So sánh với Thuốc Amivantamab của Tập Đoàn Johnson & Johnson, rõ ràng Thuốc đích Sunvozertinib của chúng tôi có những lợi thế hơn hẳn.


=>> Thứ nhất, Thuốc đích Sunvozertinib của chúng tôi- tự bản thân nó là một phác đồ điều trị, nó KO cần gộp thêm cùng một loại thuốc nào. Thuốc đích Sunvozertinib là thuốc uống, ko phải thuốc truyền như Amivantamab.


=>> Thứ hai, như dữ liệu chúng tôi đã báo cáo tại Hội Nghị ASCO 2024 vừa diễn ra, Thuốc đích Sunvozertinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan trong điều trị BƯỚC 2 đạt 54.3% và tỷ lệ kiểm soát bệnh lên tới 90.8% ( Dữ liệu tỷ lệ đáp ứng khách quan 54.3% hiện đã được Uỷ Ban đánh giá độc lập xác nhận 46%, số phần trăm còn lại hiện đang được Uỷ ban đánh giá độc lập tiếp tục xem xét). Điều đặc biệt là Thuốc đích Sunvozertinib cho hiệu quả cả ở những bệnh nhân ĐÃ điều trị Thuốc Amivantamab!!!


=>> Thứ ba, mặc dù dữ liệu hiện giờ chưa hoàn thiện nhưng thời gian duy trì đáp ứng của Thuốc đích Sunvozertinib là RẤT TỐT khi có gần 60% bệnh nhân vẫn đang cho đáp ứng thuốc ở mốc 9 tháng. Chúng tôi ước tính khi dữ liệu hoàn thiện, con số đáp ứng sẽ ở trên mốc 12 tháng- đây là một con số tuyệt vời. Vì vậy, trong điều trị bước 2, rõ ràng Thuốc đích Sunvozertinib của chúng tôi có lợi thế hơn!


=>> Thứ tư, về mặt an toàn- Thuốc đích Sunvozertinib bản thân là một thuốc uống ,nó rất dễ dung nạp và có những lợi thế rõ rệt khi so với Thuốc truyền. Bệnh nhân khi dùng Sunvozertinib sẽ ko gặp phải bất cứ tác dụng phụ nào liên quan đến truyền tĩnh mạch. Ngoài ra, khi điều trị bằng Sunvozertinib, bệnh nhân sẽ ko phải Hoá trị-việc này rất tốt khi chúng ta biết rằng Hoá trị sẽ đem đến rất nhiều vấn đề.


=>> Thứ năm, trong điều trị bước đầu, Thuốc đích Sunvozertinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 71.4% và trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển đạt 12.4 tháng. Đây là những con số rất cạnh tranh trong bài toán đột biến chèn gen EXON 20 EGFR. Một lần nữa, Thuốc đích Sunvozertinib của chúng tôi là một phác đồ, Thuốc đích Sunvozertinib không cần kết hợp với Hoá trị nên đó sẽ là một lợi ích to lớn cho bệnh nhân!







sunvo.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 312: CÙNG ĐI TÌM NGUYÊN NHÂN BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI EGFR KHÔNG ĐÁP ỨNG THUỐC ĐÍCH.


Cách đây 6 tháng, mình đã từng bàn về việc bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR L858R sẽ có thời gian hợp Thuốc đích NGẮN HƠN so với bệnh nhân dương tính đột biến gen EGFR EXON19. Hôm nay, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào nguyên nhân đáp ứng kém hay thậm chí là ko đáp ứng với Thuốc đích của đột biến gen EGFR L858R.


Vào ngày 18/7/2024, Chuyên gia Yutaka Takahara cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về nguyên nhân không đáp ứng với Thuốc đích của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR L858R.


Tổng cộng 31 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen L858R đã được đưa vào nghiên cứu. Toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu đều là người Nhật và thuộc loại ung thư phổi biểu mô tuyến. Trong đó:
->Có 16 bệnh nhân được điều trị bằng Thuốc đích th3 Osimertinib.
->Có 8 bệnh nhân được điều trị bằng Thuốc đích th1 Gefitinib.
->Có 6 bệnh nhân được điều trị bằng Thuốc đích th1 Erlotinib.
->Có 1 bệnh nhân được điều trị bằng Thuốc đích th2 Afatinib.


Bệnh nhân trong nghiên cứu được chia làm 2 nhóm:
->Nhóm đáp ứng với Thuốc đích: 21 bệnh nhân ( chiếm 67.7%).
->Nhóm KO đáp ứng với Thuốc đích: 10 bệnh nhân ( chiếm 32.3%).


Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Số bệnh nhân ÂM TÍNH PDL1 ở nhóm có đáp ứng thuốc đích NHIỀU HƠN ĐÁNG KỂ so với nhóm ko đáp ứng thuốc đích.

=>> Số bệnh nhân mắc bệnh viêm phổi kẽ sau khi dùng Thuốc đích ở nhóm dương tính PDL1 CAO HƠN ĐÁNG KỂ so với nhóm âm tính PDL1.


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến gen EGFR L858R và dương tính PDL1 có thể KO đáp ứng với Thuốc Đích. Ngoài ra, bệnh nhân dương tính đột biến gen EGFR L858R và dương tính PDL1 có nguy cơ cao mắc bệnh viêm phổi kẽ khi điều trị bằng Thuốc đích”.






L858R.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 313: XÉT NGHIỆM KHỐI U LƯU HÀNH TỰ DO TRONG MÁU ctDNA CÓ THỂ BÁO HIỆU KHÁNG THUỐC ĐÍCH TRƯỚC GẦN 4 THÁNG THỜI ĐIỂM BỆNH TIẾN TRIỂN ĐƯỢC XÁC NHẬN TRÊN PHIM CHỤP!!!



1.
Vào ngày 17/7/2024, Chuyên gia Jhanelle E. Gray cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về việc xét nghiệm ctDNA có thể giúp phát hiện bệnh tiến triển TRƯỚC cả khi bệnh tiến triển được xác nhận trên phim chụp.

2.Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu của 2 nghiên cứu là nghiên cứu FLAURA và nghiên cứu AURA3.
->Nghiên cứu FLAURA được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Thuốc đích th3 Osimertinib so với Thuốc đích th1 ( gefitinib hoặc erlotinib) khi điều trị bước đầu cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển dương tính đột biến gen EGFR.

->Nghiên cứu AURA3 được thiết kế để đánh giá hiệu quả của Thuốc đích th3 Osimertinib so với Hoá trị platinum khi điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn hoặc tiến triển cục bộ dương tính đột biến gen EGFR T790M ĐÃ kháng thuốc đích th1 hoặc th2.

Kết quả phân tích cho thấy:

=>> Chỉ số ctDNA tiến triển trước hoặc cùng thời điểm bệnh tiến triển được xác nhận trên phim chụp ở 64% bệnh nhân trong nghiên cứu FLAURA ( 93 trong tổng số 146 người ) và ở 56% bệnh nhân trong nghiên cứu AURA3 ( 82 trong tổng số 146 người ).

=>> Trong nghiên cứu FLAURA, trung vị thời gian kể từ khi chỉ số ctDNA tiến triển cho đến khi bệnh tiến triển được xác nhận trên phim chụp là 3.4 tháng ở nhóm bệnh nhân dùng Thuốc đích th3 Osimertinib và 2.6 tháng ở nhóm bệnh nhân dùng Thuốc đích th1. Trong nghiên cứu AURA3, trung vị thời gian kể từ khi chỉ số ctDNA tiến triển cho đến khi bệnh tiến triển được xác nhận trên phim chụp là 2.8 tháng ở nhóm bệnh nhân dùng Thuốc đích th3 Osimertinib và 1.5 tháng ở nhóm bệnh nhân dùng Hoá trị.

=>> Trong nghiên cứu FLAURA, trung vị thời gian kể từ khi chỉ số ctDNA tiến triển cho đến khi người bệnh chuyển sang phác đồ điều trị kế tiếp là 6.0 tháng ở nhóm bệnh nhân dùng thuốc đích th3 Osimertinib ( 51 bệnh nhân) và 4.7 tháng ở nhóm bệnh nhân dùng thuốc đích th1 ( 70 bệnh nhân).


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Theo dõi chỉ sổ ctDNA của bệnh nhân có thể giúp phát hiện bệnh tiến triển TRƯỚC cả khi bệnh tiến triển được xác nhận trên phim chụp “








ctDNA-Detection.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 314: XUẤT HIỆN THÊM THUỐC ĐÍCH BOM TẤN TRONG ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ.


1
.Vào ngày 23/7/2024, Chuyên gia Jin-Ji Yang cùng các đồng nghiệp đã cập nhật kết quả nghiên cứu ở phase2 của Thuốc đích Foritinib khi điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến dung hợp gen ROS1 ở giai đoạn tiến triển cục bộ hoặc di căn ( 3B-4).


2. Nghiên cứu được thực hiện ở 29 Trung Tâm Y Tế trên toàn lãnh thổ Trung Quốc trong thời gian gần 3 năm, kể từ tháng 3/2020 cho đến tháng 12/2022. Tổng cộng 104 bệnh nhân đã được tuyển vô nghiên cứu, trong đó có 98 bệnh nhân đủ điều kiện để phân tích, cụ thể:

=>> Tại phase 2a có 42 bệnh nhân bao gồm 17 bệnh nhân CHƯA từng dùng Thuốc đích ROS1 và 25 bệnh nhân trước đó ĐÃ từng dùng MỘT loại Thuốc đích ROS1. Kết quả cho thấy Thuốc đích Foritinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan lên đến 94% ở những bệnh nhân CHƯA từng dùng Thuốc đích ROS1 và tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 40% ở những bệnh nhân trước đó ĐÃ từng dùng MỘT loại Thuốc đích ROS1.

=>> Tại phase 2b có 56 bệnh nhân CHƯA từng dùng Thuốc đích ROS1. Kết quả cho thấy Thuốc đích Foritinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan lên đến 88%.


3. Thuốc đích Foritinib sở hữu khả năng lên não XUẤT SẮC. Cụ thể, khi phân tích phân nhóm bệnh nhân di căn não:

=>> Tại phase 2a: Thuốc đích Foritinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 100% ở những bệnh nhân CHƯA từng dùng thuốc đích ROS1 và tỷ lệ đáp ứng khách quan đạt 40% ở những bệnh nhân trước đó ĐÃ từng dùng MỘT loại Thuốc đích ROS1!

=>> Tại phase 2b: Thuốc đích Foritinib cho tỷ lệ đáp ứng khách quan lên đến 90%!


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Thuốc đích Foritinib là một liệu pháp điều trị cực kỳ hứa hẹn cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ dương tính đột biến dung hợp gen ROS1, đặc biệt là nhóm bệnh nhân di căn não”.






lung tumor illustration.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
990
Động cơ
266,339 Mã lực
BÀI SỐ 315: LƯU Ý VỀ CÁC TÁC DỤNG PHỤ DO THUỐC MIỄN DỊCH GÂY RA KHIẾN BỆNH NHÂN PHẢI NHẬP VIỆN-THẬM CHÍ CÓ THỂ GÂY TỬ VONG!


1
.Vào ngày 26/7/2024, Chuyên gia Ayo Falade cùng các đồng nghiệp đã công bố nghiên cứu về các tác dụng phụ nặng gây ra bởi Thuốc miễn dịch khiến bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn tiến triển phải nhập viện.


2. Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu trong 5 năm, kể từ tháng 2/2016 cho đến tháng 6/2021 tại Bệnh Viện đa khoa Massachusetts, Mỹ. Tổng cộng 1312 bệnh nhân ung thư phổi đã được tuyển vô nghiên cứu. Toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu đều được điều trị bằng phác đồ có chứa Thuốc miễn dịch. Kết quả cho thấy:

=>> Có 102 bệnh nhân ( chiếm tỷ lệ 7.7%) phải nhập Viện do tác dụng phụ của Thuốc miễn dịch.
=>> Trung vị tuổi của bệnh nhân nhập viện là 68 tuổi.
=>> Trung vị thời gian kể từ khi bắt đầu điều trị Thuốc miễn dịch cho đến khi nhập viện là 64 ngày.

Trong các tác dụng phụ gây ra bởi Thuốc miễn dịch khiến bệnh nhân phải nhập viện thì:

=>> Viêm phổi là tác dụng phụ xảy ra nhiều nhất với tỷ lệ 32.3% ( 33 bệnh nhân).
=>> Viêm dạ dày ruột với tỷ lệ 19.6% ( 20 bệnh nhân).
=>> Viêm gan với tỷ lệ 12.7% ( 13 bệnh nhân).
=>> Viêm cơ tim/viêm màng ngoài tim với tỷ lệ 9.8% ( 10 bệnh nhân).
=>> Rối loạn nội tiết-chuyển hoá với tỷ lệ 9.8% ( 10 bệnh nhân ).


Trung vị thời gian nằm viện của bệnh nhân để điều trị tác dụng phụ gây ra bởi Thuốc miễn dịch là 7 ngày với tỷ lệ tái nhập viện là 25.5% trong vòng 60 ngày. Đặc biệt, tỷ lệ bệnh nhân tử vong tại Viện do ko thể xử lý được tác dụng phụ gây ra bởi Thuốc miễn dịch là 11.8% ( 12 bệnh nhân ).


Nhóm nghiên cứu kết luận:” Thuốc miễn dịch ngày càng được sử dụng rộng rãi, kéo theo tỷ lệ bệnh nhân gặp phải tác dụng phụ do Thuốc miễn dịch gây ra chắc chắn sẽ tăng lên. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hợp tác giữa các Chuyên gia y tế trong việc chẩn đoán, điều trị và theo dõi sát sao bệnh nhân”.






31CANCERQA-superJumbo.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top