- Biển số
- OF-359543
- Ngày cấp bằng
- 23/3/15
- Số km
- 976
- Động cơ
- 266,339 Mã lực
BÀI SỐ 303: XÉT NGHIỆM BỆNH TỒN DƯ TỐI THIỂU ctDNA GIÚP CÁ NHÂN HOÁ ĐIỀU TRỊ BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ GIAI ĐOẠN 3 KHÔNG THỂ MỔ CẮT BỎ.
1.Một trong những Tiêu Chuẩn chăm sóc hiện tại đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 không thể mổ cắt bỏ là Hoá Xạ đồng thời rồi sau đó bệnh nhân sẽ được điều trị củng cố bằng Thuốc miễn dịch trong thời gian 1 năm.
Dù vậy, con số 1 năm đã phải là con số tối ưu? Liệu rằng tất cả bệnh nhân có cần phải điều trị củng cố 1 năm giống hệt nhau không? những bệnh nhân nào cần phải điều trị dài hơn hay những bệnh nhân nào thậm chí có thể rút ngắn thời gian điều trị? Xét nghiệm ctDNA liệu có vai trò gì trong việc phân loại bệnh nhân?
2. Vào ngày 4/7/2024, Chuyên gia Soyeong Jun cùng các đồng nghiệp tại Đại học Stanford Mỹ đã công bố nghiên cứu về vai trò của xét nghiệm đo nồng độ DNA khối u lưu hành tự do trong máu ctDNA khi theo dõi những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 không thể mổ cắt bỏ ĐANG điều trị củng cố bằng Thuốc miễn dịch.
Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu ở phase2 của Nghiên cứu BTCRC LUN 16-081. Tổng số 39 bệnh nhân đủ điều kiện phân tích đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó:
-> Có 25 bệnh nhân được điều trị củng cố bằng Thuốc miễn dịch Nivolumab mỗi 4 tuần một trong 6 chu kỳ.
-> Có 14 bệnh nhân được điều trị củng cố bằng phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Nivolumab+ Thuốc miễn dịch Ipilimumab. Bệnh nhân sẽ nhận Nivolumab mỗi 2 tuần một và Ipilimumab mỗi 6 tuần một trong 4 chu kỳ.
Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm ctDNA tại 3 thời điểm:
->Bắt đầu điều trị củng cố Thuốc miễn dịch ( tức là khi vừa hoàn thành xong Hoá Xạ đồng thời).
->Trước ngày 1 của chu kỳ 2 điều trị Thuốc miễn dịch.
->Kết thúc việc điều trị hoặc bệnh nhân rút lui khỏi nghiên cứu.
Kết quả cho thấy:
=>> Bệnh nhân dương tính ctDNA SAU khi hoàn thành Hoá Xạ đồng thời có thời gian sống không bệnh tiến triển KÉM HƠN ĐÁNG KỂ so với những bệnh nhân âm tính ctDNA, cụ thể:
+Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 12 tháng là 76% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 29%!
+Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng là 68% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 29%!
=>> Bệnh nhân dương tính ctDNA trước ngày 1 của chu kỳ 2 điều trị Thuốc miễn dịch có thời gian sống không bệnh tiến triển KÉM HƠN ĐÁNG KỂ so với những bệnh nhân âm tính ctDNA, cụ thể:
+Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 12 tháng là 85% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA là 0%!!!
+ Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng là 72% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA là 0%!!!
=>> Bệnh nhân dương tính ctDNA tại thời điểm kết thúc điều trị có thời gian sống không bệnh tiến triển KÉM HƠN ĐÁNG KỂ so với những bệnh nhân âm tính ctDNA, cụ thể:
+ Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 12 tháng là 90% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 14%!!!
+ Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng là 79% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 14%!!!
=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn toàn bộ 2 năm lên đến 91% ở những bệnh nhân âm tính ctDNA tại thời điểm kết thúc điều trị.
=>> SAU một chu kỳ điều trị Thuốc miễn dịch, những bệnh nhân có kết quả ctDNA giảm hoặc âm tính có thời gian sống còn TỐT HƠN so với những bệnh nhân có kết quả ctDNA tăng, cụ thể tỷ lệ bệnh nhân có ctDNA giảm hoặc âm tính đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng lên đến 73%, trong khi con số này ở những bệnh nhân có ctDNA tăng là 0%!!!
=>> TẤT CẢ những bệnh nhân có kết quả ctDNA tăng tại ngày 1 của chu kỳ 2 điều trị thuốc miễn dịch sẽ tái phát bệnh trong vòng 10.8 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị củng cố Thuốc miễn dịch !!!
Nhóm nghiên cứu kết luận:” Kết quả xét nghiệm ctDNA DƯƠNG TÍNH trước, trong hoặc sau 6 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị củng cố Thuốc miễn dịch sẽ đi kèm với đầu ra sống còn KÉM HƠN. Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng xét nghiệm ctDNA có thể là biện pháp giúp cá nhân hoá điều trị đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 không thể mổ cắt bỏ đang điều trị củng cố bởi Thuốc miễn dịch”.
1.Một trong những Tiêu Chuẩn chăm sóc hiện tại đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 không thể mổ cắt bỏ là Hoá Xạ đồng thời rồi sau đó bệnh nhân sẽ được điều trị củng cố bằng Thuốc miễn dịch trong thời gian 1 năm.
Dù vậy, con số 1 năm đã phải là con số tối ưu? Liệu rằng tất cả bệnh nhân có cần phải điều trị củng cố 1 năm giống hệt nhau không? những bệnh nhân nào cần phải điều trị dài hơn hay những bệnh nhân nào thậm chí có thể rút ngắn thời gian điều trị? Xét nghiệm ctDNA liệu có vai trò gì trong việc phân loại bệnh nhân?
2. Vào ngày 4/7/2024, Chuyên gia Soyeong Jun cùng các đồng nghiệp tại Đại học Stanford Mỹ đã công bố nghiên cứu về vai trò của xét nghiệm đo nồng độ DNA khối u lưu hành tự do trong máu ctDNA khi theo dõi những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 không thể mổ cắt bỏ ĐANG điều trị củng cố bằng Thuốc miễn dịch.
Nghiên cứu được thực hiện trên dữ liệu ở phase2 của Nghiên cứu BTCRC LUN 16-081. Tổng số 39 bệnh nhân đủ điều kiện phân tích đã được đưa vào nghiên cứu. Trong đó:
-> Có 25 bệnh nhân được điều trị củng cố bằng Thuốc miễn dịch Nivolumab mỗi 4 tuần một trong 6 chu kỳ.
-> Có 14 bệnh nhân được điều trị củng cố bằng phác đồ gộp Thuốc miễn dịch Nivolumab+ Thuốc miễn dịch Ipilimumab. Bệnh nhân sẽ nhận Nivolumab mỗi 2 tuần một và Ipilimumab mỗi 6 tuần một trong 4 chu kỳ.
Bệnh nhân sẽ được xét nghiệm ctDNA tại 3 thời điểm:
->Bắt đầu điều trị củng cố Thuốc miễn dịch ( tức là khi vừa hoàn thành xong Hoá Xạ đồng thời).
->Trước ngày 1 của chu kỳ 2 điều trị Thuốc miễn dịch.
->Kết thúc việc điều trị hoặc bệnh nhân rút lui khỏi nghiên cứu.
Kết quả cho thấy:
=>> Bệnh nhân dương tính ctDNA SAU khi hoàn thành Hoá Xạ đồng thời có thời gian sống không bệnh tiến triển KÉM HƠN ĐÁNG KỂ so với những bệnh nhân âm tính ctDNA, cụ thể:
+Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 12 tháng là 76% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 29%!
+Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng là 68% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 29%!
=>> Bệnh nhân dương tính ctDNA trước ngày 1 của chu kỳ 2 điều trị Thuốc miễn dịch có thời gian sống không bệnh tiến triển KÉM HƠN ĐÁNG KỂ so với những bệnh nhân âm tính ctDNA, cụ thể:
+Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 12 tháng là 85% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA là 0%!!!
+ Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng là 72% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA là 0%!!!
=>> Bệnh nhân dương tính ctDNA tại thời điểm kết thúc điều trị có thời gian sống không bệnh tiến triển KÉM HƠN ĐÁNG KỂ so với những bệnh nhân âm tính ctDNA, cụ thể:
+ Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 12 tháng là 90% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 14%!!!
+ Tỷ lệ bệnh nhân âm tính ctDNA đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng là 79% trong khi con số này ở bệnh nhân dương tính ctDNA chỉ là 14%!!!
=>> Tỷ lệ bệnh nhân đạt mốc sống còn toàn bộ 2 năm lên đến 91% ở những bệnh nhân âm tính ctDNA tại thời điểm kết thúc điều trị.
=>> SAU một chu kỳ điều trị Thuốc miễn dịch, những bệnh nhân có kết quả ctDNA giảm hoặc âm tính có thời gian sống còn TỐT HƠN so với những bệnh nhân có kết quả ctDNA tăng, cụ thể tỷ lệ bệnh nhân có ctDNA giảm hoặc âm tính đạt mốc sống không bệnh tiến triển 24 tháng lên đến 73%, trong khi con số này ở những bệnh nhân có ctDNA tăng là 0%!!!
=>> TẤT CẢ những bệnh nhân có kết quả ctDNA tăng tại ngày 1 của chu kỳ 2 điều trị thuốc miễn dịch sẽ tái phát bệnh trong vòng 10.8 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị củng cố Thuốc miễn dịch !!!
Nhóm nghiên cứu kết luận:” Kết quả xét nghiệm ctDNA DƯƠNG TÍNH trước, trong hoặc sau 6 tháng kể từ khi bắt đầu điều trị củng cố Thuốc miễn dịch sẽ đi kèm với đầu ra sống còn KÉM HƠN. Phát hiện của chúng tôi chỉ ra rằng xét nghiệm ctDNA có thể là biện pháp giúp cá nhân hoá điều trị đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 không thể mổ cắt bỏ đang điều trị củng cố bởi Thuốc miễn dịch”.
CHIẾN THẮNG UNG THƯ PHỔI | Facebook
CẬP NHẬT NHỮNG TIẾN BỘ MỚI NHẤT TRÊN THẾ GIỚI VỀ UNG THƯ PHỔI.
www.facebook.com