[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
Bài số 21: CẬP NHẬT THÔNG TIN TỪ HỘI NGHỊ ASCO ĐANG DIỄN RA- TIRAGOLUMAB VÀ ATEZOLIZUMAB GỘP HOÁ TRỊ KHÔNG CẢI THIỆN SỐNG CÒN TRÊN UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ


Tại Hội nghị ASCO đang diễn ra ở Chicago Mỹ, chuyên gia Charles M. Rudin báo cáo về dữ liệu phase3 của nghiên cứu SKYSCRAPER-02. Kết quả cho thấy rằng bổ sung Tiragolumab vô phác đồ Atezolizumab+carboplatin+etoposide sẽ KHÔNG CẢI THIỆN SỐNG CÒN khi so với phác đồ Atezolizumab+carboplatin+etoposide trên những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn trước đây chưa điều trị.


Charles M. Rudin cho hay:” Đại đa số bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn sẽ tiếp tục chịu đựng việc tiến triển bệnh- với trung vị khoảng 5.5 tháng kể từ lúc chẩn đoán bệnh. Đây rõ ràng là một nhu cầu điều trị rất lớn chưa được đáp ứng”.


Nghiên cứu được thực hiện trên 490 bệnh nhân, chia làm 2 nhánh, nhánh 1 nhận Tiragolumab, atezolizumab và CE, nhánh 2 nhân giả dược+ atezolizumab và CE. Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá thời gian sống không bệnh tiến triển và tổng thời gian sống còn toàn bộ. Di căn não xuất hiện trên 19% số bệnh nhân ở cả 2 nhánh tại thời điểm chẩn đoán và khoảng 2/3 trong số này chưa được điều trị tại thời điểm họ nhận được liệu pháp điều trị toàn thân. Kết quả từ nghiên cứu cho thấy rằng không có bất kỳ phân nhóm bệnh nhân nào được hưởng lợi từ việc bổ sung Tiragolumab. Độc tố trên bệnh nhân ở cả 2 nhánh cũng gần như tương tự nhau.



Charles M. Rudin kết luận:” Từ quan điểm lâm sàng , dựa trên những dữ liệu có được từ nghiên cứu, chúng tôi có quan điểm rằng thuốc nhắm mục tiêu TIGIT ( Tiragolumab ) không phù hợp để điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi những nhóm bệnh nhân này và sắp tới việc phân tích các dấu ấn sinh học sẽ được thực hiện sâu thêm- nhằm tìm ra những phân nhóm bệnh nhân được hưởng lợi từ liệu pháp miễn dịch. “


rudin-charles.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 22: TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ASCO 2022 VÀ NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý- PHẦN 1


Hội nghị ASCO 2022 đã kết thúc hôm 7/6/2022. Ngoài những tin đã đưa, chúng ta sẽ điểm thêm một số tin về ung thư phổi RẤT QUAN TRỌNG nữa.


Những ai theo dõi group này từ mấy năm trước, hẳn còn nhớ cái tên JNJ-372. Vào thời điểm ra đời, jnj-372 gần như là hi vọng duy nhất cho những bệnh nhân kháng thế hệ 3, rất nhiều bệnh nhân sau khi kháng tagrisso đã được tuyển vô nghiên cứu, phần nhiều trong số họ cho đáp ứng cực tốt và lâu dài trên jnj-372. Theo thời gian, bức tranh kháng thế hệ 3 đã rõ ràng hơn, các phân nhóm bệnh nhân được chia nhỏ ra chi tiết hơn, và jnj-372 đã tìm ra cho mình được đúng đối tượng bệnh nhân mà nó nhắm đến. Để rồi giờ jnj-372 đã không còn mang mã số hoạt chất, nó đã được FDA thông qua và có một cái tên đầy đủ AMIVANTAMAB. Vậy chúng ta hãy cùng điểm xem, ở Hội nghị ASCO 2022 vừa qua, những thông tin mới nhất về Amivantamab mà thế giới có được cho đến thời điểm hiện tại ( 7/6/2022 ) đã bao gồm những gì?


1. Phác đồ gộp amivantamab + lazertinib cho thấy hiệu quả đáp ứng tốt trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn, sau khi những bệnh nhân này đã kháng phác đồ thế hệ 3 osimertinib ( Tagrisso ) và phác đồ hoá trị-platinum. ( Những ai theo dõi group này từ nhiều năm trước, chắc hẳn còn nhớ cái tên lazertinib- đây là một thuốc đích thế hệ 3, được đánh giá còn tốt hơn tagrisso cả về tgian đáp ứng lẫn khả năng thâm nhập hàng rào máu não. Vào tháng 1/2021 nó đã được FDA thông qua cho dùng trên những bệnh nhân dương tính T790M )



2. Kể cả với những bệnh nhân thuộc phân nhóm đã dùng gần như hết các liệu pháp điều trị tiêu chuẩn ( ở việt nam ta hay gọi là HẾT PHÁC ĐỒ ) thì amivantamab+ lazertinib vẫn cho thấy hiệu quả đáp ứng và cải thiện lâm sàng đáng kể- ĐIỀU NÀY THỰC SỰ VĨ ĐẠI.


3. Nghiên cứu NCT04077463 trên phác đồ gộp amivantamab+ lazertinib đang được diễn ra, với mục tiêu nhằm định danh các cơ chế kháng thuốc trên phác đồ này. Các bạn thấy đấy, phác đồ dù có mạnh, tốt và vĩ đại cỡ nào thì việc kháng thuốc là điều không tránh khỏi, nó chắc chắn sẽ xảy ra. Bởi vậy, chiến lược điều trị là VÔ CÙNG QUAN TRỌNG, dùng thuốc phải có chiến lược, tránh phung phí kẻo hết bài. Trong mọi cuộc chơi, kẻ thắng cuộc luôn cần cho mình một con bài tẩy- việc này cũng giống như chữa bệnh, luôn phải dành ra cho mình ít nhất một phác đồ kế tiếp, tránh rơi vào trường hợp hết phác đồ.


4. Nghiên cứu NCT04487080 và Nghiên cứu NCT04988295 đang diễn ra ở phase3, nhằm đánh giá hiệu quả của phác đồ amivantamab+ lazertinib ở điều trị bước đầu và hiệu quả của phác đồ amivantamab+ lazertinib+ carboplatin+ pemetrexed trên nhóm bệnh nhân đã kháng osimertinib ( Tagrisso ) .


5.Amivantamab đã được FDA thông qua cho dùng trên những bệnh nhân có đột biến exon20 trước đó đã kháng trong hoặc sau khi dùng phác đồ hoá trị-platinum. Ngoài ra, tại hội nghị Asco 2022 những dữ liệu báo cáo về hiệu quả của amivantamab đối với những bệnh nhân có đột biến MET exon14 skipping đang cho thấy những tín hiệu khả quan.


z3500764903929_c753af1e760136b9ea575a9c3be88ed6.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 23: TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ASCO 2022 VÀ NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý- PHẦN 2.

KHÁNG SINH ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC TỚI HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA THUỐC UNG THƯ



Ngoài báo cáo về hiệu quả của những nghiên cứu đang diễn ra thì Hội nghị ASCO năm nay có đề cập tới một chủ đề rất thú vị-mang tính ảnh hưởng ít nhiều đến hiệu quả của các liệu pháp điều trị ung thư. Đó chính là THUỐC KHÁNG SINH.

Từ lâu, giới khoa học đã công nhận rằng một vài loại vi khuẩn có liên quan đến tác nhân gây ung thư. Các nghiên cứu lâm sàng và tiền lâm sàng gần đây đã chỉ ra hệ vi sinh vật đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá cũng như hiệu quả của nhiều loại thuốc ung thư. Kháng sinh có thể làm thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, và điều này có tác dụng bất lợi đối với các liệu pháp chống ung thư.


1.KHÁNG SINH VÀ THUỐC MIỄN DỊCH: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những bệnh nhân ung thư điều trị bằng thuốc miễn dịch mà dùng kháng sinh sẽ cho đầu ra kết quả điều trị kém hơn do kháng sinh đã phá vỡ hệ vi sinh vật đường ruột. Việc sử dụng kháng sinh tích luỹ đã làm giảm đáng kể hiệu quả của thuốc miễn dịch ở những bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển. Một số loại vi khuẩn nhất định đã được xác định có tác động trực tiếp đến việc đáp ứng với thuốc miễn dịch-trong trường hợp này KỸ THUẬT CẤY GHÉP PHÂN có thể cứu vãn và khôi phục lại hệ vi sinh vật đường ruột, từ đó làm tăng trở lại đáp ứng của bệnh nhân đối với thuốc miễn dịch.

KỸ THUẬT CẤY GHÉP PHÂN được sử dụng lần đầu tiên ở Trung Quốc vào thể kỷ thứ 4, nó vẫn được nghiên cứu, phát triển và dùng rộng rãi tận cho tới ngày nay. Bạn cứ tưởng tượng, việc điều trị bệnh bằng thuốc mãn tính, kháng sinh dài ngày sẽ giết chết các lợi khuẩn có trong hệ tiêu hoá, phá huỷ hệ vi sinh vật đường ruột- điều này khiến hệ miễn dịch của bạn yếu đuối hơn, dễ nhiễm trùng hơn, gầy gò hơn…Xuất phát từ ý tưởng khôi phục lại các lợi khuẩn ở hệ tiêu hoá, các chuyên gia đã tìm cách đưa các lợi khuẩn có trong phân người khoẻ mạnh vô trở lại người bệnh- người ta gọi cách làm này là kĩ thuật cấy ghép phân. Kỹ thuật này vẫn đang được hoàn thiện trên đà để trở thành một phương pháp hoàn chỉnh, nhưng những kết quả mà nó đem lại cho đến nay là RẤT NGOẠN MỤC.


2.KHÁNG SINH VÀ HOÁ TRỊ: Tác dụng tiêu cực của kháng sinh cũng được nhìn thấy ở những bệnh nhân đang trải qua hoá trị- khi mà đầu ra sống còn toàn bộ, thời gian sống không bệnh tiến triển trên những bệnh nhân này là kém hơn khi so với những bệnh nhân không dùng kháng sinh. Ảnh hưởng tiêu cực này được nhận thấy lớn hơn trên những bệnh nhân đã trải qua ít nhất 2 phác đồ điều trị trước đó.


3.KHÁNG SINH VÀ THUỐC ĐÍCH: Dữ liệu hồi cứu được phân tích trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư hắc tố giai đoạn tiến triển đã điều trị bằng thuốc đích từ tháng 1/2015 cho đến tháng 4/2017 tại Bệnh viện Christie, ở thành phố Manchester, Anh. Tổng số 168 bệnh nhân, bao gồm 89 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ và 79 bệnh nhân ung thư hắc tố. 53 bệnh nhân trong tổng số 168 bệnh nhân này sẽ dùng kháng sinh trước 2 tuần cho đến 6 tuần sau khi bắt đầu dùng thuốc đích- khung thời gian này được chọn nhằm đủ lớn để có khả năng thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột sau khi dùng kháng sinh ( thời gian này có thể thay đổi tuỳ vào từng dòng kháng sinh khác nhau được dùng ở những nghiên cứu khác nhau ) . Phân tích dữ liệu cho thấy, những bệnh nhân dùng kháng sinh có thời gian sống không bệnh tiến triển ngắn hơn so với nhóm không dùng kháng sinh ( 208 ngày so với 357 ngày; P= 0.008 ) và thời gian sống còn toàn bộ ở nhóm dùng kháng sinh cũng ngắn hơn nhiều so với nhóm không dùng kháng sinh ( 294 ngày so với 438 ngày; P= 0.024 ) . Tuổi cao, chỉ số toàn trạng ECOG >=2 và định lượng LDH cao sẽ đi kèm với thời gian sống không bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ kém hơn.


BÀI HỌC RÚT RA:

+VỀ KHÁNG SINH: Có rất nhiều câu chuyện khóc không thành tiếng thế này. Một bệnh nhân mắc bệnh và đến gặp bs, bs bảo bệnh của bạn chưa cần phải dùng kháng sinh, tôi sẽ kê một số loại thuốc này- thời gian điều trị sẽ dài ra một chút, bạn sẽ khó chịu và mệt mỏi vì phải chữa trị dai dẳng hơn, nhưng điều này sẽ tốt cho bạn so với việc phải dùng kháng sinh. Bệnh nhân về dùng thuốc và cả tuần chả khỏi, mệt mỏi cộng thêm chán chường, người bệnh bắt máy gọi ngay cho 1 tay dược sĩ hỏi thuốc và được tay dược sĩ này sau khi đi copy đơn của MỘT BÁC SĨ KHÁC ĐANG ĐIỀU TRỊ CHO MỘT BỆNH NHÂN KHÁC, liền về hướng dẫn bệnh nhân đi mua 1 lô kháng sinh. Kết quả, bệnh nhân khỏi hẳn bệnh sau vài ngày. Tay dược sĩ nghiễm nhiên trở thành vị cứu tinh và vị bs ban đầu trở thành câu chuyện đàm tiếu về sự kém cỏi, tắc trách, kê thuốc dài ngày để ăn tiền của bệnh nhân!!!
Sự thật trong câu chuyện trên là thế nào? vị bs kia hoàn toàn có thể kê ngay kháng sinh cho bệnh nhân của mình để khỏi sớm, nhưng vì lợi ích lâu dài của bệnh nhân, bs ĐÃ KHÔNG LÀM THẾ. Bệnh cảnh chưa đến mức dùng kháng sinh, việc dùng các thuốc nhẹ sẽ coi như giúp hệ miễn dịch phải tự tập dượt, tự vượt qua để về lâu về dài cơ thể sẽ có một hệ miễn dịch khoẻ mạnh, có thể tự chiến đấu mà không cần thuốc. Lạm dụng kháng sinh ở những bệnh cảnh lẽ ra có thể tránh, tuy khiến cả bs lẫn bệnh nhân nhàn hạ, rút ngắn tgian chữa bệnh, nhưng về lâu về dài sẽ để lại một mối nguy hại khôn lường không những cho cả bệnh nhân mà còn cho cả thế hệ sau-Đó là vì lạm dụng kháng sinh mà sẽ sản sinh ra những con siêu vi khuẩn kháng tất cả các loại kháng sinh, khi ấy cái kết tử vong là điều chắc chắn.


+VỀ KHÁNG SINH VÀ UNG THƯ: hậu quả của dùng kháng sinh cùng với thuốc ung thư đã gây ra những tác động tiêu cực tới thời gian sống không bệnh tiến triển cũng như thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân. Bệnh ung thư là bệnh mãn tính, người bệnh phải dùng thuốc nhiều tháng nhiều năm- điều này dẫn đến cơ thể ốm yếu và dễ mắc các bệnh lý hơn bình thường. Khi ấy, việc kê thuốc để giúp bệnh nhân trở lại cuộc chiến ung thư là điều bắt buộc phải làm, NHƯNG nếu bệnh cảnh chưa đến mức phải dùng kháng sinh thì không nên kê kháng sinh cho bệnh nhân, hãy tìm một giải pháp khác, dù có thể mất tgian hơn, mệt mỏi hơn, nhưng về đại cục nó sẽ đem lại lợi ích tuyệt đối cho bệnh nhân- từ cả góc nhìn tránh kháng kháng sinh lẫn góc nhìn sống thêm của người bệnh.


z3503071303209_152189324e52066902edf09991d091ce.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 24: KHÔNG UỐNG THUỐC ĐÍCH VÀI NGÀY CÓ LÀM SAO KHÔNG?


Trong quá trình dùng thuốc đích dài ngày của mình, thi thoảng bệnh nhân sẽ rơi vào hoàn cảnh nhỡ thuốc- điều này sẽ khiến cho việc điều trị bị gián đoạn. Giải thích cho việc bị nhỡ thuốc này có rất nhiều lý do, có thể do Viện bị nhỡ đợt thầu chưa kịp bổ sung. Có thể do rơi vào hoàn cảnh cuối năm, các hồ sơ bị dồn ứ lại đợi làm mới cả một lượt cho sang năm kế tiếp…


Đối phó với tình trạng thiếu thuốc này, có bệnh nhân chấp nhận bỏ tiền túi mua thuốc xịn ở ngoài, nhằm đảm bảo việc điều trị bệnh được liên tục, ko ngắt quãng. Có bệnh nhân kinh tế ít hơn thì mua tạm thuốc xách tay ấn độ, banglades để dùng trong những ngày thiếu thuốc xịn. Và cũng có những bệnh nhân không mua thuốc gì cả, chấp nhận nghỉ-ko uống, đợi cho đến khi Viện cấp thuốc trở lại.

Ở bên các nước phát triển, việc ngắt quãng thuốc đích của bệnh nhân cũng hay xảy ra chứ ko phải là ko có! Và thường thì việc ngắt quãng này đến từ sự CHỦ QUAN của bs điều trị-Khi bệnh nhân kháng thuốc đang đợi để đăng ký vô một đợt thử nghiệm phác đồ mới. Nhiều bs sẽ chủ quan bảo rằng, thôi tạm nghỉ vài ngày thuốc đi, ko sao đâu- trong khi việc nghỉ thuốc này là CỰC KỲ NGUY HIỂM.


Có 2 câu hỏi cần đặt ra thế này, 1. trong quá trình dùng thuốc đích đang ổn định thì việc nghỉ ngắt quãng vài ngày có làm sao ko? Và 2. khi bị kháng thuốc rồi, thì trong khi đợi phác đồ mới, có nên ngưng hẳn thuốc đích đang dùng ko? hay vẫn tiếp tục dùng cho tới khi có phác đồ mới?




Chuyên gia nổi tiếng Geoffrey R Oxnard cùng các cộng sự của mình phát hiện ra rằng. Trong thời gian đợi phác đồ mới, những bệnh nhân kháng đích thế hệ 1 ( iressa, tarceva ) mà ngừng không uống thuốc đích thế hệ 1 nữa, sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên bùng phát nhanh hơn so với những bệnh nhân vẫn TIẾP TỤC DÙNG ĐÍCH THẾ HỆ 1 CHO TỚI KHI CÓ PHÁC ĐỒ MỚI. Khái niệm bùng phát bệnh ở đây được hiểu là nhập viện hoặc tử vong trong thời gian nghỉ- ko dùng thuốc.


Có 14 trong tổng số 61 bệnh nhân ( 23%, 95% CI, 14-35 ) đã bị bùng phát bệnh. Trung vị của thời gian bùng phát bệnh là 8 ngày sau khi ngưng ko sử dụng thuốc đích ( phạm vị từ 3-21 ) . Các yếu tố đi kèm với bùng phát bệnh bao gồm thời gian tiến triển trên thuốc đích thế hệ 1 ngắn hơn ( P= 0.002 ) , xuất hiện dấu hiệu bệnh ở màng phổi ( P= 0.03 ) và dấu hiệu bệnh ở hệ thần kinh trung ương ( P= 0.01 ) . Không có mối liên quan giữa việc bùng phát bệnh và sự có mặt của đột biến T790M tại thời điểm kháng thuốc. Do đó, trong thời gian đợi phác đồ mới- việc ngưng sử dụng thuốc đích tarceva, iressa ở những bệnh nhân kháng thuốc sẽ khiến bệnh có nguy cơ tăng nhanh, dẫn đến ung thư bùng phát gây nguy hiểm cho người bệnh. Các thử nghiệm kháng thuốc mới cần phải giảm thiểu tối đa thời gian người bệnh ngưng thuốc cũ trong khi đợi thuốc mới.

BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ ?


1
.Nguyên lý của thuốc đích là HÃM sự phát triển của ung thư, chứ nó ko triệt căn như phẫu thuật hay đánh vào tốc độ tăng sinh để tiêu diệt ung thư như hoá trị. Thuốc đích thường chỉ được dùng ở giai đoạn cuối-tức là với mục đích kéo dài, chung sống cùng ung thư cho tới cuối đời. Một khi bạn được kê thuốc đích, điều đó có nghĩa rằng đã hết cách để chữa khỏi hẳn cho bạn, đã hết cách làm sạch ung thư khỏi cơ thể bạn. Lúc này, việc dùng thuốc đích đồng nghĩa với việc chấp nhận sẽ sống chung cùng ung thư cho đến hết đời. Vì nguyên lý là kĩm hãm ung thư như vậy, nên buộc bạn phải dùng thuốc đích hằng ngày. Việc ko sử dụng thuốc đều đặn, bị ngắt quãng sẽ khiến ung thư có thời gian nghỉ ngơi, tránh khỏi việc bị truy đuổi của thuốc. Khi ấy, ung thư sẽ có thời gian để tìm ra con đường kháng thuốc nhanh hơn. Vì lý do này, nên bằng mọi giá bạn phải giữ việc dùng thuốc sao cho thật đều đặn, KO THIẾU 1 NGÀY- CƠM CÓ THỂ KHÔNG ĂN- THUỐC KO THIẾU 1 VIÊN.



2.Mọi người hay nghĩ rằng khi kháng thuốc là thuốc đã vô tác dụng, lúc này có uống tiếp cũng không có giá trị gì-Nghĩ như vậy là sai, việc kháng thuốc là do xuất hiện những tế bào ung thư mới có thể tránh được việc truy đuổi của thuốc. Nhưng bên cạnh những tế bào ung thư mới này thì vẫn còn những té bào ung thư cũ- Bởi vậy, việc tiếp tục dùng thuốc đích trong khi đợi phác đồ mới, sẽ vẫn có hiệu quả với những tế bào ung thư cũ. Chứ nếu dừng hẳn thì cũ mới cộng lại cùng bùng nổ- khi ấy sẽ rất nguy hiểm cho bệnh nhân. Tiếp tục dùng thuốc đích đã kháng trong khi đợi phác đồ mới tuy không thể ngăn chặn được cái xe ung thư đang lao dốc, nhưng nó sẽ giúp cái xe lao với tốc độ chậm hơn, từ từ hơn. Người bệnh sẽ đạt được lợi ích tốt hơn, tránh khỏi việc bị bùng nổ bệnh dẫn đến tử vong hoặc cấp cứu trong thời gian đợi kê một phác đồ mới.



maxresdefault.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 25 : TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ASCO 2022 VÀ NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý- PHẦN 3


ĐỘT BIẾN TP53 VÀ NHỮNG ÁNH SÁNG ĐẦU TIÊN



Một số bệnh nhân gửi máu đi Mỹ xét nghiệm gen. Kết quả trả về bên cạnh những gen khác thì thường có gen tp53. Bệnh nhân thường thắc mắc là ko thấy bs nói gì về cái gen tp53 này, mặc dù trong kết quả rõ ràng có sự góp mặt của nó.


Đột biến gen TP53 là một trong những đột biến phổ biến nhất trên tất cả các loại ung thư ở người, ước tính nó có mặt ở 50% trong tất cả các loại ung thư. Từ lâu, tp53 vẫn được coi là một đột biến không thể điều trị. Nhưng mọi việc có vẻ đã thay đổi, khi mới đây những kết quả nghiên cứu của thuốc PC14586 đã cho thấy những tín hiệu rất khả quan trên đột biến TP53 Y220C- một nhánh của đột biến tp53.


Phát biểu tại ngày cuối của hội nghị ASCO 2022, chuyên gia Ecaterina IIeana Dumbrava cho biết :” Đây là nghiên cứu đầu tiên trên người của thuốc PC14586. Tính an toàn và khả năng dung nạp tốt, cộng với hiệu quả lâm sàng của PC14586 trên 6 loại u khác nhau đã chứng tỏ PC14586 có thể trở thành một phương pháp điều trị mới, giải quyết nhu cầu rất lớn chưa được đáp ứng ở những bệnh nhân có khối u rắn tiến triển mang đột biến TP53 Y220C “.


Y học phát triển như vũ bão. Có cảm tưởng mọi câu đố trước đây chưa có lời giải thì nay con người đã bắt đầu tìm ra manh mối và gỡ những nút thắt đầu tiên. Mọi người hãy cố gắng đợi, bởi rất có thể thời gian tới ung thư sẽ ko còn là án tử- nó sẽ trở thành bệnh mãn tính như bao căn bệnh mãn tính thông thường khác, mà thôi.


z3510812037421_512ae45d28cb1fe78dbfbd4574402dd9.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 26: THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 4 JIN-A02- KẺ THAY ĐỔI CUỘC CHƠI.


Ở bài 14, chúng ta đã nói về thuốc đích thế hệ 4 BBT-176. Đây không phải viên thuốc đích thế hệ 4 duy nhất đang được phát triển. Hôm nay chúng ta sẽ bàn tới 1 viên thuốc đích thế hệ 4 nữa, hiện cũng đang rốt ráo những thủ tục cuối cùng để chuẩn bị thử nghiệm trên người-Thuốc đích thế hệ 4 JIN-A02. Ngoài điểm chung giữa 2 viên thuốc BBT-176, JIN-A02 ở chỗ chúng cùng là thuốc thế hệ 4, thì chúng còn một điểm chung khá thú vị nữa- đó là chúng đều được phát minh và sở hữu bởi các công ty Hàn Quốc !!!


Gíao sư Cho Byoung-chul, giám đốc trung tâm ung thư phổi tại bệnh viện ung thư Yonsei hàn quốc là một trong những nhà nghiên cứu có ảnh hưởng nhất trong lĩnh vực ung thư phổi, ông thường xuyên tham gia vào việc phát triển các thuốc ung thư mới trên phạm vi toàn cầu. Mặc dù tỉ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư phổi đột biến gen EGFR đã được cải thiện đáng kể sau khi phát minh ra thuốc đích. Tuy nhiên, việc kháng thuốc đã dẫn đến một nhu cầu rất lớn để xử lý bài toán kháng thuốc này- thuốc đích thế hệ kế tiếp là một trong những mong chờ đó. Ngày 21/6/2022 Giáo sư Cho Byoung-chul đã có cuộc trả lời báo chí về tiêu chuẩn chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ EGFR, các hạn chế điều trị và góc nhìn riêng của Cho Byoung-chul về thuốc đích thé hệ 4 JIN-A02.



1.Tiêu chuẩn chăm sóc đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR hiện thế nào?


Đột biến EGFR chiếm tỷ lệ cao nhất trong ung thư phổi. Ước tính có tới 30% đến 40% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ trên toàn thế giới là có đột biến gen EGFR. Liệu pháp điều trị quan trọng nhất đối với bệnh nhân dương tính EGFR là thuốc đích. Hiện nay, iressa và tarceva là thuốc đích thế hệ 1 được thông qua, thế hệ 2 là giotrif, và Tagrisso với Leclaza là thế hệ 3.


2.Bài toán mà thuốc đích thế hệ 4 đang đi tìm lời giải là gì?


Điều quan trọng nhất mà thuốc đích thế hệ 4 phải giải quyết được là đột biến C797S- đột biến này là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kháng thế hệ 3, ước tính có tới 20% số bệnh nhân kháng thế hệ 3 là do đột biến này. Điều quan trọng thứ hai mà thuốc đích thế hệ 4 phải thoả mãn đó là khả năng thâm nhập hàng rào máu não. Cuối cùng, độc tố của thuốc trên bệnh nhân phải thấp. Nếu thoả mãn được tất cả đòi hỏi này, đó sẽ là viên thuốc đích thế hệ 4 trong mơ mà tất cả chúng ta đều mong muốn.


3. Với tư cách là người tham gia vào ban cố vấn của tập đoàn J INT BIO, cũng như là người đã xem xét qua toàn bộ dữ liệu. Ông có đánh giá thế nào về JIN-A02- một loại thuốc đích thế hệ 4?


Trong hơn 15 năm qua, tôi đã kinh qua nhiều vị trí cũng như trải nghiệm điều trị ung thư với nhiều tập đoàn trên toàn cầu. Vì thế, tôi có thể khẳng định JIN-A02 là một trong số những thuốc tốt nhất mà tôi từng được biết cho đến nay. Đầu tiên, nó cho thấy khả năng xuẩt sắc trong việc trị đột biến C797S ở cả trong ống nghiệm lẫn trên động vật. Thứ hai, JIN-A02 cũng hiệu quả trong việc trị các đột biến như exon19, L858R hay T790M- đây đều là các đột biến xuất hiện khi dùng thế hệ 1,2 và 3. Các đột biến này có xu hướng cùng tồn tại dẫn đến sự không đồng nhất của ung thư trên người bệnh. JIN-A02 khác với tất cả các thuốc đang được phát triển khác ở chỗ nó trị được tất cả các đột biến này. Cuối cùng, JIN-A02 khi nghiên cứu trên động vật xác nhận rằng nó có khả năng thâm nhập hàng rào máu não xuất sắc và tác dụng tuyệt vời trong việc diệt trừ di căn não. Dựa vào những dữ liệu này, tôi không còn nghi ngờ gì trong việc JIN-A02 sắp tới sẽ trở thành kẻ thay đổi cuộc chơi trong cuộc chiến ung thư phổi.


image_1.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 27: NÊN UỐNG THUỐC ĐÍCH VÀO LÚC NÀO TRONG NGÀY?


Khi bệnh nhân ung thư vú đang ngủ, các tế bào ung thư có thể thức dậy và bắt đầu hành trình di căn qua đường máu- Một nghiên cứu đáng ngạc nhiên vừa được công bố hôm 22/6/2022 tại Viện công nghệ liên bang Thuỵ Sĩ.

Các tế bào ung thư sẽ lưu thông với mục đích để hình thành lên các vị trí di căn mới- Quá trình này không liên tục như các giả định trước đây- Kết luận từ các nhà nghiên cứu tại Viện công nghệ liên bang Thuỵ Sĩ, Bệnh viện đại học Basel và đại học Basel.

“ Khi bệnh nhân đang ngủ, khối u thức dậy “ Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư sinh học phân tử Nicola Aceto tại Viện công nghệ liên bang Thuỵ Sĩ xác nhận.

Zoi Diamantopoulou, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện công nghệ liên bang Thuỵ Sĩ bổ sung thêm :” Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng việc các tế bào ung thư thoát ra khỏi khối u để lưu thông vào máu, nhằm phục vụ cho mục đích di căn được kiểm soát bởi hormones như melatonin- một chất có tác dụng chính là điều hoà chu kỳ ngày đêm hay chu kỳ thức ngủ của cơ thể. “

Nghiên cứu được thực hiện trên khoảng 30 bệnh nhân và các mô hình trên chuột.

Các nhà nghiên cứu khám phá ra rằng khối u đẩy nhiều tế bào lưu thông vào mạch máu hơn khi bệnh nhân đang ngủ. Như vậy, thời điểm ban ngày- thời điểm mà các cơ sở y tế hoạt động và thực hiện các biện pháp lấy khối u hoặc mẫu máu nhằm phục vụ cho mục đích chẩn đoán thì kết quả chẩn đoán nghiễm nhiên có thể bị ảnh hưởng. Một manh mối khác về tác động của giấc ngủ là số lượng tế bào ung thư được tìm thấy trên một đơn vị máu ở chuột cao hơn một cách đáng ngạc nhiên so với con người. Là động vật sống về đêm, chuột ngủ vào ban ngày- và ban ngày là thời điểm các nhà khoa học thu thập hầu hết các mẫu máu của chúng phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

Theo quan điểm của Aceto và các đồng nghiệp, phát hiện này có thể cho thấy sự cần thiết về việc các nhân viên y tế nên ghi lại một cách có hệ thống thời gian mà họ thực hiện sinh thiết. Tiếp theo, các bs cần tìm ra cách tận dụng phát hiện này nhằm nâng cao hiệu quả đến mức tối đa của các phương pháp điều trị ung thư hiện có.

Aceto và các đồng nghiệp cũng muốn tiếp tục nghiên cứu xem các bệnh ung thư khác có hoạt động giống như ung thư vú hay không và liệu rằng các phác đồ điều trị ung thư hiện giờ có thể thành công hơn không nếu như bệnh nhân được điều trị vào những thời điểm khác nhau trong ngày.

BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ ?


1
.Bạn cứ tưởng tượng khối u ung thư nó như quả na, các tế bào ung thư như các mắt na. Để thực hiện cho mục đích di căn tới khắp các bộ phận trong cơ thể, các mắt na sẽ tách khỏi quả na để đi vào mạch máu rồi tới những bộ phận khác trong cơ thể. Việc di chuyển này của chúng rất kiên trì, vì bản thân các tế bào ung thư có cấu tạo rất mỏng manh nên ngay khi vừa rời khỏi khối u mẹ để đi vào mạch máu- chúng đã liền bị ngay tốc độ chảy của máu đánh tan xác. Nhưng chúng ko bỏ cuộc, hàng chục hàng trăm rồi hàng triệu tế bào ung thư anh em khác đi sau những con đã chết sẽ tiếp tục để thực hiện ý đồ di cư. Và rồi chỉ cần 1/1 triệu lần thành công, chúng sẽ tới được vị trí mới. Lúc này chúng ở đó, bắt đầu sinh sôi nảy nở, tới khi đủ lớn, chúng trở thành một quả na- và lại lặp lại quá trình đẩy các mắt na đi di cư… Nhiều người lầm tưởng rằng tốc độ sinh sôi liên tục là sự đáng sợ nhất của ung thư, nhưng không phải vậy. Sự đáng sợ nhất của ung thư là di căn. Chính di căn mới là yếu tố giết chết người bệnh.



2.Từ lâu, đã âm ỉ trong giới nghiên cứu về việc nên cho bệnh nhân dùng thuốc ung thư vào buổi tối. Vì họ thấy rằng vào buổi tối, khi bệnh nhân đang ngủ thì các tế bào ung thư sẽ hoạt động mạnh mẽ nhất. Do đó, uống thuốc vào lúc trước khi đi ngủ sẽ vô hình chung đem lại lợi ích to lớn, khi mà thuốc sẽ tiêu diệt tế bào ung thư đúng vào lúc mà chúng hăng máu nhất. Từ nghiên cứu vừa công bố của các nhà khoa học tại Thuỵ sĩ cho tới sự thay đổi hẳn trong điều trị lâm sàng là một quá trình dài. Nhưng việc đổi lịch uống thuốc trong ngày là một việc nhẹ nhàng, không nặng nề gì cả. Bởi thế, nếu bạn là một bệnh nhân ung thư phổi và đang dùng thuốc đích thì ngay sau khi đọc được bài viết này, bạn nên cân nhắc việc dời lịch uống thuốc của mình sang buổi tối-trước khi đi ngủ, nhé! ( Bạn cần tham khảo bs điều trị về quyết định này, vì như tôi vẫn nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần rằng mỗi người mỗi khác, KHÔNG AI GIỐNG AI. Ví dụ thế này, có bệnh nhân mắc cái tật cứ ăn hay uống gì vào là đầy bụng không ngủ được. Do đó, nếu cứ máy móc áp dụng lịch uống thuốc sang buổi tối cho bệnh nhân đó, sẽ khiến họ thức trắng đêm- điều này ảnh hưởng cực kỳ tồi tệ đến sức khoẻ của người bệnh. Bởi vậy, bạn phải nghe ngóng cơ thể mình cũng như tổng kết lại lịch trình sinh hoạt cá nhân trong ngày, bên cạnh việc tham khảo ý kiến bs điều trị để có cho mình một quyết định đúng nhất ) .




FMA_Aceto_1000x500.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 28: CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP CỦA BỆNH NHÂN UNG THƯ

Bên cạnh việc cập nhật và dõi theo những tiến bộ mới nhất của thế giới trong điều trị ung thư phổi-thi thoảng chúng ta sẽ cùng bàn về những vấn đề đơn giản, những câu hỏi căn bản trong điều trị ung thư.

-------------------------

BS Nguyễn Tuấn Khôi

1.Bệnh ung thư có lây không?

Không!
Ung thư không phải là bệnh truyền nhiễm.
Trường hợp duy nhất được xem là lây bệnh ung thư là khi ghép tạng của người bệnh ung thư cho người nhận khiến người này mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên điều này cực kỳ hiếm, xác xuất xảy ra chỉ 2/10 000. Bác sĩ không bao giờ dùng tạng của người đã từng bị ung thư để ghép cho người khác.
Nhưng một số ung thư gây ra bởi siêu vi như HPV (Human Papilloma Virus) gây ung thư cổ tử cung hay vi trùng Helicobacter pylori gây bệnh ung thư dạ dày thì việc lây nhiễm vi trùng, siêu vi trùng từ người ung thư sang người bình thường cũng là lây bệnh ung thư có đúng không?
Người bệnh ung thư có thể truyền siêu vi trùng, vi trùng cho người bình thường chứ không truyền bệnh ung thư. Người không bị ung thư cũng lây lan siêu vi trùng hay vi trùng sang người khác.

2.Dùng điện thoại di động lâu dài sẽ dễ bị ung thư?

Chưa có bằng chứng.

Cho đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu, mỗi nghiên cứu khảo sát hàng chục ngàn người ở nhiều nước Châu Âu, Mỹ để khảo sát xem dùng điện thoại di động có làm tăng nguy cơ bị ung thư đặc biệt là ung thư não hay không nhưng chưa có nghiên cứu nào chứng minh được điều này.
Điện thoại di động phát ra sóng vô tuyến, sóng này có năng lượng rất thấp nên không thể phá hủy DNA của tế bào để biến đổi tế bào thành tế bào ung thư. Tuy nhiên, điều mà các nhà khoa học lo ngại là số điện thoại di động được sử dụng ngày càng tăng và độ dài thời gian mỗi cuộc gọi cũng ngày càng tăng nên tổng cộng năng lượng do sóng vô tuyến phát ra cũng không thể xem là nhỏ. Hơn nữa, công nghệ điện thoại nay đã khác trước kia rất nhiều. Vì vậy các nghiên cứu vẫn đang được tiến hành. Chúng ta cần phải biết tới 2 nghiên cứu vừa được tiến hành và vài năm nữa sẽ có câu trả lời.
Nghiên cứu thứ nhất: mang tên COSMOS, được khởi đầu từ năm 2010, khảo sát 290 000 người lớn hơn 18 tuổi sử dụng điện thoại di động với thời gian theo dõi từ 20-30 năm!
Nghiên cứu thứ hai: mang tên Mobi-Kids theo dõi hai nhóm người tuổi từ 10-24. Nhóm thứ nhất gồm 2000 người đã bị u não. Nhóm thứ hai gồm 4000 người không bị bệnh< Mục đích nghiên cứu này để tìm hiểu xem dùng điện thoại di động có làm cho bệnh nhân tăng nguy cớ u não hay không. Kềt quả của nghiên cứu này đã được công bố và xác nhận rằng không có mối liên hệ nhân quả giữa u não và việc sử dụng điện thoại không dây ( tuy nhiên việc gia tăng nguy cơ nhỏ là có ).


3.Chẩn đoán ung thư tức là tuyên án tử hình cho bệnh nhân ?

Các tiến bộ y học đã giúp các bệnh nhân ung thư có thể kéo dài cuộc sống đáng kể.
Một số loại bệnh ung thư có tỉ lệ khỏi bệnh hơn 5 năm vượt quá 90% như: ung thư tiền liệt tuyến, ung thư tuyến giáp, ung thư vú.
Việc sống lâu hay không của người bệnh ung thư còn tùy thuộc tình trạng từng người: giai đoạn sớm hay trễ, loại ung thư gì, điều trị thành công hay thất bại... Do đó không thể có một kết luận chung về tiên lượng cho tất cả các bệnh nhân ung thư được.
Nhưng xung quanh tôi có rất nhiều người bệnh ung thư đã không qua khỏi mặc dù có chũa bệnh ở bệnh viện chuyên khoa?
Đúng vậy!... Nhưng cũng có vô số người bệnh ung thư đã được chũa khỏi mà bạn không biết vì hầu như không ai muốn “khoe” về bệnh của mình cho người khác biết cả. Trong khi đó nếu người bệnh ung thư trở nặng thì hầu như mọi người đều biết để tới thăm viếng.

4.Đã bị bệnh ung thư thì chớ nên đụng dao đụng kéo (phẫu thuật) vì đụng vào thì bệnh lan xa và nặng thêm!

Hoàn toàn sai lầm!

Phẫu thuật là biện pháp điều trị tốt nhất để cứu sống bệnh nhân ung thư. Khi mổ bác sĩ luôn tôn trọng nguyên tắc lấy rộng quanh khối bướu để bướu được lấy hoàn toàn không còn chừa tế bào ung thư. Có khi phẫu thuật cần phải “mạnh tay” đến mức lấy cả cơ quan mang khối bướu mặc dù khối bướu còn nhỏ như ung thư vú, phẫu thuật cắt toàn bộ vú (phẫu thuật đoạn nhũ).
Nhưng tại sao vẫn có nhiều trường hợp bệnh không khỏi mặc dù đã được phẫu thuật?
Trường hợp này có thể thuộc về một trong ba tình huống sau:
(1) Phẫu thuật đã thực hiện chỉ là phẫu thuật tạm bợ nhằm mục đích giảm bớt triệu chứng chứ không phải là phẫu thuật tận gốc. Loại phẫu thuật này thường dành cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối. VD: phẫu thuật đặt một ống dẫn lưu vào màng phổi để lấy dịch màng phổi ra ngoài giúp cho bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối bớt khó thở.
(2) Phẫu thuật đã thất bại. Dựa trên các dữ kiện trước mổ: khám bệnh, siêu âm, X quang, chụp cắt lớp (CT, MRI) bác sĩ đánh giá có thể mổ được dễ dàng. Tuy nhiên, khi mổ bác sĩ mới nhận ra là khối bướu đã lan rộng và dính với các cơ quan xung quanh nên không thể lấy được khối bướu một cách an toàn.
(3) Cũng có khi phẫu thuật được tiến hành rất tốt đẹp nhưng chỉ sau vài tháng bướu tái phát do bản chất khối bướu này là tiến triển rất nhanh đặc biệt so với các loại bướu khác...

5.Uống một số thảo dược có thể khỏi được bệnh ung thư

Không có cơ sở khoa học.

Cho đến nay, chưa có một loại thảo dược nào có thể chữa khỏi ung thư. Một số thảo dược có thể có ích trong việc hỗ trợ điều trị ung thư chứ không chữa được bệnh ung thư. VD: Củ gừng giúp chống ói trong lúc hóa trị ung thư.
Một số thảo dược còn cản trở hiệu quả điều trị của hóa trị và xạ trị.
Một số cây có chứa hoạt chất chống ung thư và chỉ có hiệu quả điều trị chỉ khi chất này được chiết tách ra khỏi cây và biến thành thuốc điều trị. VD: Cây thủy tùng (The Pacific yew Taxus brevifolia) được chiết tách chất paclitaxel để chữa bệng ung thư phổi, ung thư buồng trứng...

6.Trong dòng họ tôi có người bị ung thư vậy thì tôi sẽ bị ung thư do di truyền.

Ung thư không di truyền. Chỉ có nguy cơ ung thư là di truyền.

Đại đa số ung thư (95%) là do lối sống gây ra. Thuốc lá, hóa chất, phóng xạ... gây biến đổi gen (đột biến) khiến sinh bệnh ung thư.
Chỉ 5% là có mang gen dễ bị ung thư do cha mẹ truyền lại cho con cái. Và sự di truyền này là di truyền NGUY CƠ, chứ không có nghĩa chắc chắn 100% người nhận di truyền sẽ bị ung thư.

cuoc-song1.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 29: HỎI VÀ TRẢ LỜI

Thi thoảng nhận được những câu hỏi hay, mang tính đại diện cho thắc mắc của nhiều người, mình sẽ đăng lên để những bệnh nhân đi sau được rõ và không mất thời gian tìm kiếm nữa.

-----------------

HỎI : Bạn ơi, kháng thuốc th3 Osimertinib - Tagrisso, dương tính với T790M, đang gửi sang Mỹ tìm đột biến gen MET exon14, nếu chẳng may ko có đbg MET đó, thì có dùng đc Amivantamab ko.
Bao giờ , thuốc Amivantamab đưa ra thị trường, và người VN dùng đc. Và bạn có biết giá dự kiến khoảng bn ko?


TRẢ LỜI : Chào Chị! MET là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây kháng thế hệ 3, chứ nó không phải là nguyên nhân gây kháng thế hệ 3 duy nhất. Bởi vậy, nếu chị không có đột biến MET mà có các đột biến khác ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH DANH và CÓ THUỐC thì việc điều trị khi ấy sẽ được đổi qua phác đồ tương ứng. Trong trường hợp kết quả trả về VÔ NGHĨA- tức là không bật lên được cái gen nào có ý nghĩa cả- một kqua xn gen vô dụng thì khi ấy sẽ có những chiến lược điều trị khác. Khác ở đây là khác thế nào? tiến đánh ung thư có thể đánh bằng con đường nhắm mục tiêu ( thuốc đích ) khi phát hiện ra những gen có ý nghĩa, nhưng cũng có thế tiến đánh bằng con đường dựa trên nguyên lý phát triển ung thư tại giai đoạn đó ( đánh dựa trên tốc độ phát triển- hoá trị, hay đánh dựa trên việc bỏ đói- kháng thể đơn dòng...)


Về câu hỏi không có MET thì có dùng được amivantamab không? Hoàn toàn có thể được nếu chị rơi vào trường hợp bệnh nhân kháng tagrisso do exon20. Vậy nếu chị không có exon20 thì sao? Đi sâu tiếp- giả sử chị chả có cái đột biến nào có ý nghĩa thì có dùng được amivantamab không? Và thậm chí nếu chị rơi vào cảnh hết phác đồ thì có dùng được amivantamab không? Ý hỏi quá hay! Thật ra, chúng ta cần hiểu rõ về ý amivantamab CHO HIỆU QUẢ TRÊN NHỮNG BỆNH NHÂN HẾT PHÁC ĐỒ- báo cáo là như vậy, nhưng không có nghĩa là 100% bệnh nhân hết phác đồ sẽ dùng được amivantamab. Việc điều trị ở mũi nhọn-nơi phát triển tiên tiến nhất đôi khi là ném đá dò đường, tức là phải làm đã rồi quan sát và nghiên cứu thêm mới hiểu được về việc mình đang làm…Các bệnh nhân hết phác đồ hay được dùng theo cách này( dĩ nhiên có cơ sở lý luận lý thuyết hẳn hoi chứ không ai đem mạng người ra dùng bừa ), rồi dần dần phát triển lên, người ta chia nhỏ các phân nhóm bệnh nhân ra để xem ai sẽ được hưởng lợi từ liệu pháp và ai không- đây là vấn đề chia để trị.


Về vấn đề giá và sự có mặt của thuốc. Thuốc amivantamab đã được FDA thông qua dùng thương mai hoá vào ngày 21/5/2021. Thuốc đã có mặt trên thị trường các nước phát triển ( các thuốc mới luôn như vậy, chúng luôn mặt có ở các nước như Mỹ, Nhật, Châu Âu đầu tiên, ngoài lý do là cây nhà lá vườn thì còn là lý do kinh tế nữa- đây luôn là những nước sẵn sàng móc hầu bao chi trả cho những hoá đơn y tế siêu đắt đỏ ) . Giá thuốc sẽ tuỳ thuộc vào cân nặng để rồi có liều dùng tương ứng, liều khuyến cáo với bệnh nhân nhẹ hơn 80kg là 1050mg, với bệnh nhân nặng hơn 80 kg là 1400mg. Thuốc amivantamab là thuốc truyền tĩnh mạch, không phải thuốc uống. Nó được truyền hàng tuần trong 4 tuần đầu, rồi mỗi 2 tuần cho tới khi bệnh tiến triển hoặc bệnh nhân không thể dung nạp độc tố của thuốc. Với liều thông thường, bệnh nhân sẽ phải trả trên dưới 17k usd mỗi tháng ( ở các nước phát triển, bhyt chi trả khá nhiều, nên 17k là con số có thể thay đổi tuỳ nơi. Với bệnh nhân việt nam muốn tiếp cận thuốc- e là con số sẽ không dừng lại ở đấy- đây là nói đến thuốc chính hãng, còn thuốc xách tay có thể có giá khác, và vấn đề xách tay là vấn đề tin tưởng giữa bên bán với bên mua, ko có tính chính danh. Đây là một chủ đề nhạy cảm, cần hiểu đúng. Mình sẽ viết riêng về chủ đề thuốc xách tay một cách công bằng sau )

AOTHOITRANGLM0234-qoobee-nháy-mắt-thắc-mắc.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 30: LIỆU CỨ DI CĂN XƯƠNG LÀ PHẢI TRUYỀN THUỐC CHỐNG HUỶ XƯƠNG?


Nhiều bệnh nhân thắc mắc là tôi bị di căn xương, tôi lên mạng thấy nhiều bệnh nhân cũng di căn xương và được bs kê thuốc truyền chống huỷ xương!!! Vậy mà tôi không thấy bác sĩ điều trị của tôi đề cập gì tới vấn đề này cả, hay bs bận quá mà không quan tâm tới tôi? Tôi lo lắm, hay tôi ra ngoài mua thêm thuốc chống huỷ xương rồi về tự truyền được không?


Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy cùng lật lại một nghiên cứu lớn đã được thực hiện ở Trung Quốc xem nó có giúp gì được cho thắc mắc trên không. Nghiên cứu đã tập hợp 2975 bệnh nhân từ Bệnh Viện PHổi Thượng Hải và Bệnh Viện ung bướu hà nam. Trong 2975 bệnh nhân này thì có 1560 bệnh nhân di căn xương. Nghiên cứu đã được thực hiện trên mẫu 1560 bệnh nhân này

KẾT QUẢ:

+ Việc truyền thuốc chống huỷ xương bổ sung trong khi dùng thuốc đích đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen EGFR di căn xương làm tăng thời gian sống không bệnh tiến triển nhưng không tăng thời gian sống còn toàn bộ.

+ Việc truyền thuốc chống huỷ xương bổ sung khi hoá trị bước đầu đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn xương KHÔNG LÀM TĂNG cả thời gian sống không bệnh tiến triển lẫn thời gian sống còn toàn bộ.

BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ ?

1
.Thuốc chống huỷ xương là thuốc thuộc nhóm Bisphosphonate. Nhóm thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình huỷ xương- điều này giúp ích trong điều trị ung thư, khi một số bệnh nhân di căn xương có thể được truyền thuốc này nhằm làm tăng độ cứng của xương, giúp xương khó vỡ, khó gẫy hơn khi bị ung thư xâm lấn, chèn ép. Nhưng thuốc này cũng có những tác dụng nhất định, nhiều khi là gây nguy hiểm cho người bệnh. Điển hình là tác dụng phụ làm GẪY XƯƠNG ĐÙI, HOẠI TỬ XƯƠNG HÀM, và SUY GIẢM CHỨC NĂNG THẬN. Bởi thế, với tuỳ bệnh nhân, tuỳ bệnh cảnh của từng người, từng giai đoạn mà bs sẽ tính đến việc bổ sung thêm thuốc chống huỷ xương hay là ko, chứ không phải ai bị di căn xương cũng phải truyền thuốc chống huỷ xương.


2.ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN DI CĂN XƯƠNG DÙNG THUỐC ĐÍCH: Việc bổ sung thêm thuốc chống huỷ xương không làm thay đổi thời gian sống còn toàn bộ của bệnh nhân. Tức là Về mặt lợi ích sống thêm của thuốc chống huỷ xương là không có. Do đó, việc truyền thuốc chống huỷ xương lúc này chỉ dừng lại ở mục đích tránh cho xương bị gẫy, nứt do di căn gây ra- Nhưng kể cả vậy, tác dụng ngược lại của thuốc chống huỷ xương là lại làm gẫy xương đùi, hoại tử xương hàm. Bởi thế, sẽ tuỳ vào hoàn cảnh của từng người mà có nên kê thuốc chống huỷ xương hay không.


3.ĐỐI VỚI NHỮNG BỆNH NHÂN HOÁ TRỊ BƯỚC ĐẦU: Việc bổ sung thêm thuốc chống huỷ xương không làm thay đổi thời gian sống không bệnh tiến triển lẫn thời gian sống còn toàn bộ. Tức là về mặt lợi ích sống thêm của thuốc chống huỷ xương là hoàn toàn không có. Do đó, việc truyền thuốc chống huỷ xương lúc này chỉ dừng lại ở mục đích tránh cho xương bị gẫy, nứt do di căn gây ra- Nhưng kể cả vậy, tác dụng ngược lại của thuốc chống huỷ xương là lại làm gẫy xương đùi, hoại tử xương hàm. Bởi thế, sẽ tuỳ vào hoàn cảnh của từng người mà có nên kê thuốc chống huỷ xương hay không.


Thuốc ung thư được sinh ra để chữa bệnh, nhưng mặt trái của nó cũng như bất kỳ loại thuốc nào khác- đó là nó gây ra độc tố trên cơ thể bệnh nhân. Một bs giỏi là một bs chữa bệnh với ít loại thuốc, ít độc tố nhất có thể khi đưa vào cơ thể người bệnh. Bởi vậy, nếu bạn bị di căn xương và không thấy bs điều trị của mình truyền thuốc chống huỷ xương thì cũng đừng lo lắng, bs chỉ đang muốn tốt cho bạn thôi!
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀi SỐ 31: TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ASCO 2022 VÀ NHỮNG THÔNG TIN ĐÁNG CHÚ Ý- PHẦN 4

TIN VUI VỚI NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ
.

Nghiên cứu kết hợp Talazoparib và Temozolomide được thực hiện ở phase2, dành cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ ở giai đoạn lan tràn, đã tái phát hoặc không đáp ứng với phác đồ điều trị bước đầu hoá trị có platinum.


Bệnh nhân nhận được kê dùng 0.75mg Talazoparib ( hoặc 0.5 mg nếu chỉ số creatinine < 60ml/phút ) hằng ngày trong chu kỳ 28 ngày và Temozolomide 37.5mg/m2 dùng qua đường uống từ ngày 1 đến ngày 5, 31 bệnh nhân đã đăng ký tham gia, 3 người trong số này không thể đánh giá do không đủ điều kiện. 11 trong số 28 bệnh nhân còn lại đạt được tỷ lệ đáp ứng một phần ( tỷ lệ là 39.3%) . Tỷ lệ đáp ứng khách quan là tương tự nhau ở các nhóm không đáp ứng đièu trị hoá trị platinum ( 3/6) , tái phát ( 4/9 ) , và đáp ứng ( 4/13 ) . Trung vị của thời gian đáp ứng là 1.8 tháng, thời gian đáp ứng 5.8 tháng, sống không bệnh tiến triển 4.5 tháng, sống còn toàn bộ 11.9 tháng . Tác dụng phụ có thể xử lý được bao gồm các tác dụng phụ điển hình như giảm tiểu cầu, thiếu máu, giảm bạch cầu, viêm phổi không điển hình. Đây là nghiên cứu thứ 2 chứng minh được lợi ích của phác đồ gộp giữa chất ức chế parp ( thuốc talazoparib là một thuốc thuộc nhóm này ) với temozolomide liều thấp ( nghiên cứu trước đó được thực hiện bởi chuyên gia Farago cùng các đồng nghiệp vào năm 2019. Trước năm 2019 thì phác đồ này cũng đã được chuyên gia Wainberg thực hiện thành công trên các mô hình ung thư phổi tế bào nhỏ vào năm 2016 ). Nghiên cứu phase3 được tiếp tục tiến hành là phù hợp để đánh giá lợi ích của phác đồ này so với các phương pháp hiện có sẵn đã được phê duyệt.



Phát biểu tại Hội Nghị Asco 2022, chuyên gia Lauren Averett Byers coi tỉ lệ đáp ứng lên tới gần 40% dành cho ung thư phổi tế bào nhỏ tái phát là MỘT CHIẾN THẮNG.

193147_web.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 32: TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ASCO 2022-PHẦN 5.


Kết quả dùng osimertinib trong điều trị bước đầu trên những bệnh nhân gốc tây ban nha có đột biến gen EGFR.



Tổng số 94 bệnh nhân tham gia nghiên cứu được tập hợp từ các nước Mexico, Argentina, Costa Rica, Colombia, Panama, Chile và Mỹ. Trung vị tuổi của các bệnh nhân tham gia là 59. Các đột biến có trong hồ sơ đột biến gen của bệnh nhân là exon19, L858R. Trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển là 14.4 tháng ( 95%, CI 12.4-18.2 tháng ) . Phổi, màng phổi và hạch bạch huyết là những vị trí tiến triển thường thấy nhất khi bệnh tái phát. Trung vị của thời gian sống còn sau khi bệnh tiến triển là 7.73 tháng. ( 95% CI 4.07 tháng- mốc chưa đạt tới ) . Hai yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới thời gian sống không bệnh tiến triển là di căn gan tại thời điểm chẩn đoán và kết quả xét nghiệm đánh giá gánh nặng đột biến khối u > 5mut/Mb.


Phát biểu tại Hội Nghị ASCO 2022, Chuyên gia Andres F.Cardona cho biết :” Đây là nghiên cứu đầu tiên của osimertinib được thực hiện trên quy mô thế giới thực đa trung tâm, đa quốc gia trong điều trị bước đầu cho những bệnh nhân gốc tây ban nha. Khi bệnh tiến triển, những bệnh nhân di căn gan có đầu ra sống còn kém hơn những bệnh nhân khác “.

BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ ?

Thời gian sống không bệnh tiến triển của thuốc thế hệ 3 osimertinib trên tộc người gốc tây ban nha không được cao như tộc người da trắng ở các báo cáo đã thực hiện trước đó. Điều này nói lên sự quan trọng vô cùng của yếu tố chủng tộc. Tộc người khác nhau sẽ dẫn đến những kết quả điều trị khác nhau. Bởi vậy, đứng trước mỗi quyết định điều trị, cần soi xét thật kĩ tất cả các góc cạnh của những phác đồ điều trị hiện có, nhằm gia tăng tối đa lợi ích cho mỗi bệnh nhân-Bệnh cảnh mỗi người mỗi khác-KHÔNG AI GIỐNG AI.


2JADKKGI6VEHREEU3Z7CC2BATE.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 33: NHỊ THẬP TỨ HIẾU


Cuộc sống là một phép trừ và mất mát là một phần của cuộc sống. Đôi khi chúng ta cần được thức tỉnh bởi sự mất mát để hiểu về giá trị của những thứ ta đang có. Một cuộc sống không mất mát là một cuộc sống bằng 0, nhưng một cuộc sống chiến đấu để không mất mát là một cuộc sống vô giá.

----------


CON LẠI TRỄ RỒI ( Tiến sĩ Alan Phan )


Lần này về Mỹ, ngoài những họp hành với đối tác, tôi còn phải về để chăm sóc mẹ già. Mẹ tôi đã 94 tuổi, sống với gia đình cô em gái, vẫn rất mạnh khỏe cho đến năm ngoái. Mỗi ngày, bà đi bộ, tập thể dục…cả tiếng, thiền và tụng kinh suốt ngày, nói chuyện minh mẫn, lại còn tự nấu cho mình ăn, vì không thích thức ăn của con cháu. Tôi nhìn bà mà ao ước là qua 90 mình cũng khỏe như vậy.



Nhưng qua năm nay, sức khỏe bà suy sút đột ngột, trí nhớ lẫn lộn về không gian và thời gian, việc tập tành bị giới hạn. Lần trước, về nhìn thân xác gầy gò ốm yếu của bà mà rưng rưng. Bao nhiêu năm tự lập và hãnh diện, chỉ cần vài tháng để suy sụp nhanh chóng. Có lẽ cũng là ý Trời, nhưng tôi vẫn bàng hoàng vì cái mong manh của kiếp người.


Trong ký ức tôi và qua những câu chuyện kể lại, tôi vẫn thấy một người phụ nữ can cường, nghị lực đề sống cho gia đình. Những ngày tôi lên 2 hay 3 gì đó, mọi người vẫn nói về một bà mẹ quẩy gánh hàng rong, tôi ngồi khóc ở một đầu thúng, lúc thì bà bán hàng, lúc thì bà chạy bom đạn tứ phía. Sinh ra giữa nghèo khó và chiến tranh, có lẽ nhiều khi chắc bà tự hỏi sao “sinh tồn” lại vất vả và cay đắng thế này?



Tôi nhớ ngày lên 5, tôi thèm thuồng nhìn những sách vở của bạn học, sao nhiều mầu sắc và thơm đẹp vậy, khi tôi xấu hổ nhìn cuốn tập rách nát dơ bẩn của mình. Sau đó, có lẽ bà đã mất cả gia tài để mua cho tôi một cuốn sách về hội họa. Những bức tranh của Matisse, Van Gogh…đi sâu vào tiềm thức nhỏ dại, tạo nên một anh “nghệ sĩ bất đác dĩ” sau này?



Bà chăm lo cho đàn con từng chút một, không để cho 4 đứa thiếu thốn một thứ gì, dù đôi khi vượt qua khả năng của bà. Bà quên số phận và hạnh phúc của bà để sống vì con. Chồng mất sớm, con cái thành tài, bà quay về với cửa Phật, tìm chân lý và niềm tin trong những lời kinh hằng ngày.



Trong khi đó, nước mắt không bao giờ chảy ngược, nên 4 đứa con cứ bương chải theo sự nghiệp và ham muốn của cá nhân, quên cả những bông hồng trong “ngày của Mẹ”. Lâu lâu, dẫn Mẹ đi nhà hàng, cũng quên luôn là Mẹ ăn chay trường…Chúng tôi cũng hà tiện lời nói, không bao giờ biết thủ thỉ những lời yêu, những trân trọng, biết ơn, những cảm xúc che dấu trong lòng. Cứ nghĩ là bà OK với sức khỏe và tiến bạc, với sự độ trì của Đức Phật và những hoạt động cho chùa chiền.


Cho đến ngày bà lãng tai không còn nghe được toàn vẹn câu nói, không còn ăn được những món ngon của nhà hàng, không còn nhớ rõ ràng về đời sống của các con cháu. Chúng tôi quây quần chăm lo cho bà bây giờ, nhưng có lẽ bà cũng không cảm nhận được những tấm lòng và tình yêu thương này nữa.


Người phụ nữ tươi khỏe ngày xưa bây giờ co rút bạc phơ như những bà mẹ tôi đã gặp trên các nẻo đường của đất nước. Tình yêu “cho đi không điều kiện” của các bà mẹ Viêt Nam có lẽ là hy vọng lớn nhất của quê hương để hồi phục khi các thế hệ trẻ phải sống giữa cái giả dối và vô cảm của tha nhân. Đó là niềm tin vững bền nhất trong những ngày sóng gió của tôi.



Ngày xưa, bà hay mắng tôi,”con lại trễ học rồi”; hay ái ngại về bao cái trễ khác mà con trai hay mắc phải…trễ lấy vợ, trễ có con, trễ có sự nghiệp, trễ hẹn với người yêu, trễ dự đám cưới đám ma đám tiệc trong đại gia đình…Nhưng bà chưa bao giờ mắng chúng tôi về cái trễ quan trọng nhất…nói hay hát cho bà là chúng con yêu bà hơn mọi thứ trên đời này.


con-nguoi-ca-nhan-trong-van-hoc-viet-nam.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 34: DI CĂN NÃO CÓ NÊN XẠ NÃO???



Ở bài số 30 chúng ta đã đi làm rõ việc liệu có phải cứ di căn xương là sẽ truyền thuốc chống huỷ xương? Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi làm rõ một việc nữa, một việc quan trọng và mang tính cách mạng, gây tranh cãi hơn, đó là liệu cứ có u não thì sẽ phải xạ não???




Tại Hội Nghị Asco 2022 chuyên gia Christopher Alvarez-Breckenridge cùng các đồng nghiệp đã bàn rất kĩ về chủ đề di căn não của bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ.




Ước tính có tới 30% bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ bị di căn não tại thời điểm chẩn đoán, và con số này tăng lên đến 45% trong thời gian điều trị. Tỷ lệ di căn não đặc biệt cao ở những bệnh nhân có đột biến gen EGFR, ALK, ROS1, BRAF, KRAS…khi mà con số này có thể lên tới 60 tới 70% trong toàn bộ vòng đời điều trị của bệnh nhân. Dĩ nhiên, sự tiến bộ của các kĩ thuật chẩn đoán hình ảnh cùng những hướng dẫn điều trị lâm sàng luôn được cập nhật cũng đã dẫn đến việc làm tăng tỷ lệ này, trong đó bao gồm cả những bệnh nhân di căn não không có triệu chứng. Hồi xưa, tiên lượng cho sự s.ống còn của bệnh nhân di căn não là rất nghèo nàn.Tuy nhiên, vs sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày nay, sự s.ống còn của bệnh nhân di căn não đã có những thay đổi rõ rệt. Dù vậy, bất chấp những tiến bộ này, di căn não vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây t.ử v.o.n.g cho bệnh nhân, và phương pháp tiếp cận đa mô thức vẫn là một yếu tố quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não.





Một hạn chế lớn nhất của mong muốn điều trị tối ưu ngay từ đầu cho bệnh nhân di căn não là thiếu dữ liệu- chuyện thiếu dữ liệu này bắt nguồn từ việc các nghiên cứu tuyển bệnh nhân thường loại bệnh nhân di căn não ra khỏi nghiên cứu ngay từ đầu-tiêu chí của các nghiên cứu thường không tuyển bệnh nhân di căn não. Bất chấp những hạn chế này thì các khuyến cáo gần đây đều đồng ý rằng những bệnh nhân di căn não chưa có triệu chứng mà có thể dùng thuốc đích hoặc thuốc miễn dịch thì việc XẠ NÃO NÊN ĐƯỢC TRÌ HOÃN LẠI. Một câu hỏi được đặt ra là thứ tự ưu tiên của các liệu pháp được sử dụng khi điều trị cho bệnh nhân di căn não- Đó là sử dụng thuốc đích trước rồi theo sau đó bằng xạ não nếu như não có tiến triển hay là sử dụng xạ não trước rồi mới theo sau bằng thuốc đích??? Đây vẫn là một câu hỏi gây tranh cãi. Mặc dù dữ liệu hồi cứu trên tập bệnh nhân dùng thế hệ 1 cho thấy việc sử dụng xạ trị trước rồi mới dùng đích sau cho lợi ích sống còn lớn hơn là dùng đích đơn độc. Nhưng các nghiên cứu và phân tích hồi cứu gần đây đã chỉ ra rằng đối với những bệnh nhân di căn não dùng đích EGFR, ALK thì việc sử dụng thuốc đích trước không ảnh hưởng tiêu cực tới đầu ra s.ống còn, và rằng XẠ NÃO NÊN ĐƯỢC TRÌ HOÃN LẠI. Các bs điều trị cũng cần phải nâng lên đặt xuống thật kĩ trước quyết định điều trị dùng đích song song cùng xạ não vì việc này có thể gây ra sự h.o.ại t.ử ở não- Cho đến nay, đây vẫn là chủ đề gây tranh cãi và để trả lời rốt ráo cho câu hỏi này, nghiên cứu OUTRUN-NCT03497767 hiện đang được diễn ra.






BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ ?




1.
Não là bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể người, nó cũng là bộ phận duy nhất mà một khi bị tổn thương sẽ là tổn thương vĩnh viễn- các tế bào não chỉ có một chiều c.h.ế.t đi chứ không bao giờ sinh thêm. Vì lý do này nên bất cứ can thiệp gì có tính xâm lấn vô não đều sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh, vấn đề chỉ là nó xảy ra sớm hay muộn. Hồi xưa, khi mà các phương pháp điều trị cho ung thư phổi không tế bào nhỏ chưa hiện đại, thời gian s.ống của bệnh nhân khi ấy còn rất ngắn, việc điều trị xâm lấn vô não như xạ trị hay phẫu thuật mặc dù để lại những tác dụng phụ nghiêm trọng thì nó cũng là lựa chọn duy nhất-không có lựa chọn tốt hơn trong việc kéo dài thêm tgian s.ống cho người bệnh. Theo thời gian, với sự ra đời của thuốc đích và thuốc miễn dịch- 2 vũ khí cực mạnh có khả năng vượt qua hàng rào máu não tốt đã đem đến những chiến lược điều trị mới, những cách né cho bệnh nhân khỏi bị can thiệp xâm lấn vô não bằng xạ trị hay phẫu thuật.





2.Một logic thông thường là cứ có u não thì sẽ xạ não? Logic này đã đúng trong một thời gian dài- hồi chưa có mặt của thuốc đích và thuốc miễn dịch. Nhưng kể từ khi có sự xuất hiện của thuốc đích và thuốc miễn dịch thì một câu hỏi được đặt ra là có nên xạ não cho những bệnh nhân dùng đích và miễn dịch ko? Vì thường thì nhóm bệnh nhân này khi hợp thuốc sẽ kéo theo các khối u ở não sẽ sạch banh sau một thời gian ngắn điều trị. Đây là một câu hỏi lớn và nó mang tính cá nhân hoá rất cao, nhưng với những dữ liệu gần đây thì các chuyên gia đều đồng ý rằng nếu người bệnh di căn não chưa có triệu chứng thì NÊN TRÌ HOÃN việc xạ não lại, thời gian trì hoãn này có thể là 2 tuần đến 1 tháng, trong tgian này bệnh nhân sẽ được dùng đích( miễn dịch) và theo dõi sát sao, rồi được đánh giá lại não bằng MRI- nếu hình ảnh trên phim xác nhận sự đáp ứng và co ngót của khối u trên não thì việc điều trị hoàn toàn có thể tiếp tục mà bệnh nhân không cần xạ não, điều này sẽ đem lại lợi ích to lớn cho bệnh nhân khi mà não bộ vẫn được giữ nguyên vẹn- không bị xâm lấn.






3.Nếu bạn là bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não, và bạn là đối tượng có thể dùng thuốc đích hoặc thuốc miễn dịch. Khi ấy hãy bàn thảo thật kĩ vs bs điều trị của mình về việc xạ não. Hãy đưa ra cho bs điều trị những câu hỏi, những thắc mắc mà bạn rút ra được sau khi đọc bài viết này, để nếu có thể tránh được việc xạ não thì nên tránh. Hồi xưa, bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có tgian sống thêm rất ngắn nên chất lượng sống của bn chưa được đề cao- cũng dễ hiểu thôi, đến sống thêm được bao nhiêu ngày còn chưa biết thì nói gì đến chất lượng ??? Nhưng giờ khoa học phát triển, bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ di căn não có thể s.ống tới chục năm thì việc xạ não cần phải rất nâng lên đặt xuống để không làm ảnh hưởng tồi tệ tới chất lượng sống những năm sau này của người bệnh. Một tác dụng phụ về lâu về dài đáng sợ nhất của xạ não là nó làm teo não, một khi bị teo não- đây sẽ là quá trình không thể đảo ngược, không thể điều trị, người bệnh sẽ dần dần bị tê liệt, mất ý thức cho đến khi t.ử v.o.ng. Dĩ nhiên, xạ não cũng như bất kỳ phương pháp điều trị nào khác đều có mặt lợi và hại, nhưng nếu như bạn có duyên đọc được bài viết này, thì hãy nhớ cùng bs của mình nâng lên đặt xuống thật kĩ nhé!






NẾU CÓ THỂ, HÃY TRÁNH XẠ NÃO BẰNG MỌI CÁCH.



Brain-598x342.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 35: XẠ NÃO DỰ PHÒNG VÀ UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ




Ở bài số 34 chúng ta đã đi làm rõ việc xạ não nên trì hoãn ở một tập hợp những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ. Qua bài đó, rất nhiều người tỏ ra có ác cảm với xạ não. Để công bằng, hôm nay chúng ta sẽ đi nói về mặt tích cực của xạ não- mà cụ thể là đối với những bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ.





Ung thư phổi tế bào nhỏ cực kỳ ác tính, nó tiến triển cực nhanh, khiến bs điều trị đôi khi không kịp trở tay. Và khi di căn thì não thường là vị trí đặc biệt yêu thích của ung thư phổi tế bào nhỏ, bởi nếu có thể di cư lên não và trú lại tại đó, cuộc chiến sẽ sớm kết thúc với phần thắng nghiêng về ung thư. Từ đây, một gợi ý mở ra với các chuyên gia là không đợi đến khi ung thư di căn lên não mới hành động nữa, mà chúng ta hãy hành động luôn khi não chưa có u- tức là xạ não luôn để biến não thành một môi trường khó ở với ung thư, từ đó gây khó khăn hơn cho ung thư trong việc di cư lên não-phương pháp này gọi là XẠ NÃO DỰ PHÒNG. Vấn đề này cho tới gần đây vẫn là một chủ đề gây tranh cãi, và nó luôn được các chuyên gia hàng đầu khuyến cáo cần đặc biệt cá nhân hoá điều trị khi sử dụng.






Hôm 10/6/2022 Chuyên gia Haiyan Zeng cùng các đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu nhằm đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này. Kết quả nghiên cứu xác nhận rằng việc xạ não dự phòng tuy không cải thiện sống còn toàn bộ nhưng nó nên được thảo luận và cần đặc biệt xem xét trong chiến lược điều trị cho bệnh nhân. Cụ thể là với những bệnh nhân tuổi ít hơn 65, giai đoạn lan tràn, chỉ số T cao hơn trong hệ thống phân loại giai đoạn TNM là những đối tượng đặc biệt cần chú ý vì đây là nhóm có nguy cơ di căn não cao nhất- Bàn bạc cùng bệnh nhân để chia sẻ quyết định liệu có nên xạ não dự phòng là điều cần thiết. Nếu xạ não dự phòng được sử dụng thì xạ liều cao là điều không cần thiết, khi nó không cho thấy lợi ích so với liều thông thường.


59676_radiation-therapy-head-iStock-108329640.jpg_10aa1000-329e-4757-a820-b739343d0668.jpeg
 
Biển số
OF-800081
Ngày cấp bằng
11/12/21
Số km
3
Động cơ
14,510 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hà Nội
Các bác ơi. Bố em bị ung thư phổi giai đoạn 4B, lúc phát hiện ra 9/2021 đã di căn xương, não, hạch trung thất, hạch thượng đòn và di căn lan tràn hai lá phổi. Sau đó có đột biến gen EGFR nên điều trị đích thế hệ 2 afatinib, sau 7 tháng khối u não mất hoàn toàn, khối u phổi nhỏ đi chút xíu, di căn xương tăng thêm, bác sĩ vẫn tiếp tục chỉ định uống afatinib. Đến tháng thứ 9 tự dưng thấy ông khản tiếng nên cho đi CT thì thấy khối u có chiều hướng to hơn, bác sĩ dự đoán kháng thuốc và chỉ định sinh thiết lỏng. Kết quả sinh thiết cách đây 2 ngày cho thấy chỉ còn đột biến gen ALK. Cho em hỏi, có bệnh nhân hoặc người nhà của các bác giống bố em không ạ? Hướng điều trị ra sao và hiệu quả thế nào ạ? Ôi! Đột biến gen nó cũng nhảy múa gì đâu chứ.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
Các bác ơi. Bố em bị ung thư phổi giai đoạn 4B, lúc phát hiện ra 9/2021 đã di căn xương, não, hạch trung thất, hạch thượng đòn và di căn lan tràn hai lá phổi. Sau đó có đột biến gen EGFR nên điều trị đích thế hệ 2 afatinib, sau 7 tháng khối u não mất hoàn toàn, khối u phổi nhỏ đi chút xíu, di căn xương tăng thêm, bác sĩ vẫn tiếp tục chỉ định uống afatinib. Đến tháng thứ 9 tự dưng thấy ông khản tiếng nên cho đi CT thì thấy khối u có chiều hướng to hơn, bác sĩ dự đoán kháng thuốc và chỉ định sinh thiết lỏng. Kết quả sinh thiết cách đây 2 ngày cho thấy chỉ còn đột biến gen ALK. Cho em hỏi, có bệnh nhân hoặc người nhà của các bác giống bố em không ạ? Hướng điều trị ra sao và hiệu quả thế nào ạ? Ôi! Đột biến gen nó cũng nhảy múa gì đâu chứ.
chào Cụ ! thường thì ALK và EGFR là 2 đột biến mang tính loại trừ, tức là đã có thằng này thì không có thằng kia. Việc một bệnh nhân có song song cả 2 đột biến này tuy trong y văn vẫn ghi là có, nhưng cực hiếm...Bố cụ là trường hợp đột biến ALK xuất hiện trong giai đoạn kháng thuốc chứ ko phải tại thời điểm chẩn đoán. Bây giờ cần làm thế nào đây???


Đầu tiên phải xem cơ địa và sức khoẻ của cụ nhà có ổn ko? nếu ổn thì sẽ dùng song song thuốc đích afatinib + thuốc alk...sẽ theo dõi tác dụng phụ để cân đối liều sao cho phù hợp, chứ không có chuyện bỏ thuốc egfr để dùng mỗi thuốc alk đâu. Trong y văn có ghi thì những ca này thường tgian hợp thuốc sẽ ngắn, cỡ 5 tháng đổ lại...Dĩ nhiên, không loại trừ kqua xn gen là dương tính giả- bởi vậy việc dùng thuốc nên được đánh giá lại sau 3 tuần đến 1 tháng khi dùng phác đồ mới. Về việc chọn thuốc alk thì tuỳ vào kinh tế gia đình và việc cụ nhà có di căn não không để quyết định dùng thuốc cụ nhé! ( câu trả lời này chỉ hoàn toàn dựa trên những dữ liệu ít ỏi mà cụ đưa ra, còn đâu thực tế để chính xác hơn thì cần có bức tranh tổng thể của cụ nhà nữa cụ nhé )
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top