[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 48: HỎI VÀ TRẢ LỜI





HỎI
: Sau khi đọc bài số 47 của bạn, tôi muốn xét nghiệm để biết mình có đột biến gen Her2 ko, thì làm ở đâu ạ ?
làm sinh thiết khối U, rồi gửi sang Nhật ạ. hay sang Mỹ cũng đc ạ ?
Chi phí xét nghiệm đbg Her2 khoảng bn USD.
Thuốc Enhertu chi phí mỗi tháng khoảng bn? Ở VN , liệu bao giờ Bộ y tế cho nhập về ?
Vì tôi thấy bên Nhật, mua thực phẩm chức năng thì dễ, nhg mua thuốc, nhất là thuốc đặc trị, ko thể mua đc khi ko có đơn của bác sỹ.




TRẢ LỜI :




1. Chủ đề xét nghiệm gen trong ung thư là một chủ đề hay, ở nhiều trường hợp khó- đôi khi chiến lược điều trị không phải cái đau đầu nhất mà chính việc chẩn đoán sao cho đúng bệnh, đúng gen mới là cái khó nhất. Cùng với sự thông qua thuốc Enhertu dùng cho K phổi thì hiện FDA cũng thông qua 2 công nghệ xét nghiệm gen đã đạt tiêu chuẩn để phát hiện được đột biến gen HER2 có trong cơ thể người bệnh, đó là công nghệ Guardant360® CDx ( xét nghiệm máu ) và công nghệ Oncomine Dx Target ( xét nghiệm mô ) . Đây là 2 công nghệ xét nghiệm gen của 2 công ty khác nhau và cùng đều rất nổi tiếng. Trọng bộ xét nghiệm gen của 2 công ty này, ngoài gen HER2 thì còn rất nhiều gen khác đã quá quen thuộc với bệnh nhân Việt Nam như EGFR, ALK, KRAS, ROS1...





2. Hiện Việt Nam chưa thể xét nghiệm được gen HER2 trong ung thư phổi nên tất cả những bệnh nhân ung thư phổi có nhu cầu xét nghiệm phổ gen rộng- đi kịp với thế giới thì đều phải gửi ra nước ngoài- đó có thể là Mỹ, Nhật, Anh, Đức... Hiện tại chỉ có 2 công ty được FDA thông qua đạt tiêu chuẩn để xét nghiệm gen HER2 trong k phổi, và 2 công ty này đều ở Mỹ. Bởi vậy, nếu bạn và bác sĩ điều trị có ý định gửi gen ra nước ngoài để xét nghiệm thì có thể hỏi xem công ty nhận xét nghiệm đó có phải là 1 trong 2 công ty kia không! Chi phí xét nghiệm gen khi gửi qua Mỹ thường rơi vào khoảng trên dưới 4000 usd.





3. Enhertu là thuốc truyền mỗi 3 tuần một. Chi phí sẽ tuỳ thuộc vào cân nặng. Một bệnh nhân nặng 50 kg thì chi phí tại Mỹ chưa có bảo hiểm cho mỗi lần truyền khoảng 7000 usd ( con số có thể thay đổi do mức bảo hiểm và chương trình hỗ trợ của hãng )




4. Câu hỏi bao giờ Việt Nam nhập thuốc về là câu hỏi muôn thuở của bệnh nhân khi nghe tin thế giới vừa có phát minh mới. M.ạng người ở đâu cũng quý như nhau, người Mỹ cũng có 1 m.ạng và người Việt cũng có 1 m.ạng. Cái chúng ta cần nhìn nhận ở đây là bài toán giữa mong muốn và nguồn lực. Việt Nam là nước nghèo, chúng ta yêu nước yêu quê hương nhưng ko thể phủ nhận đất nước ta mới có hoà bình được 50 năm- 50 năm có thể là con số 2/3 đời một người được coi là thọ- nhưng tính ra với chiều dài lịch sử hàng ngàn năm của 1 dân tộc thì nó chỉ chưa đầy 1 cái chớp mắt. Đất nước chúng ta rồi sẽ phát triển và hùng cường, nhưng đó là câu chuyện của tương lai. Hiện tai, với nguồn lực đang có, việc nhập các thuốc siêu đắt đỏ về là điều không tưởng. Quỹ bảo hiểm sinh ra là để phục vụ toàn dân, phục vụ tất cả các thứ bệnh chứ ko chỉ riêng một bệnh ung thư. Tại thời điểm đang quá độ đi lên này- thiết nghĩ mỗi chúng ta hãy nên tự là ngọn hải đăng của chính bản thân mình- hãy tự đốt đuốc mà đi!



188703_25-2-duoc.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 49: NGÀY VUI





Hôm nay là một ngày vui, mong sao có thêm nhiều ngày vui như những ngày này. Khi chiến đấu với ung thư, bạn sẽ gặp phải 2 nhóm bệnh nhân. Nhóm MỘT là những bệnh nhân có đột biến gen rõ ràng, các thuốc dùng để điều trị gen này đều có sẵn. Công việc khi ấy khá nhàn hạ, vấn đề cần giải quyết chỉ là chiến lược điều trị trước sau- kiểu nên dùng cái nào trước và cái nào sau, rồi kèm thêm một số thủ thuật để kéo dài tgian kháng tuỳ vào cơ địa và con đường đi từ đầu của mỗi người bệnh. Nhóm HAI là những bệnh nhân sở hữu đột biến gen CHƯA CÓ THUỐC- những bệnh nhân này theo lẽ thường sẽ phải hoá trị hoặc chuyển sang chăm sóc giảm nhẹ nếu tình trạng bệnh nhân đang ở giai đoạn nguy kịch, và rồi nhận một cái kết xấu… NHƯNG thiết nghĩ, nếu cuộc đời chỉ toàn chuyện xấu xa thì sao cây táo lại nở hoa? Sao rãnh nước lại trong veo đến thế ?? (thơ Lưu Quang Vũ ) .






Bệnh nhân đã bị liệt chi dưới, hai chân không còn cảm giác, đi tiểu phải thông. Spo2 91- đe doạ t.ử v.o.ng bất kỳ lúc nào. Viện trả về, đau đớn quằn quại phải dùng m.o.rp.hin hằng ngày, ho rũ rượi, phù hết ở cổ. Mình cùng con gái bệnh nhân đã bắt đầu mò mẫm đích- song song với tgian mò mẫm này bệnh nhân đã thực hiện xét nghiệm gen. Dùng mò đích EGFR,ALK độ 8 ngày thì lâm sàng bệnh nhân không đỡ ( dù đã dùng liều đặc biệt, ko dùng liều thông thường ) . Đến ngày thứ 9 có kqua xn gen- Bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh VÔ CÙNG OÁI ĂM. Không có gen phổ biến mà có tới 2 cái gen ĐẶC BIỆT. Hai gen này hiện thế giới CHƯA CÓ BẤT KỲ THUỐC NÀO được thông qua. Con gái bệnh nhân cũng mang kết quả đi hỏi bs và được trả lời rằng ko có thuốc, chấp nhận chăm sóc giảm nhẹ thôi...






Trong quá trình cứu người, trên thế giới chia ra 2 loại phác đồ, đó là phác đồ ON-LABEL và phác đồ OFF-LABEL. Phác đồ on-label là những phác đồ đã được công nhận rộng rãi dùng trên toàn thế giới, với những phác đồ này thì CHỈ CẦN BIẾT CHỮ là sẽ biết đến sự tồn tại của nó. Còn phác đồ off-label là những phác đồ đang được nghiên cứu ở các trung tâm y tế lớn hàng đầu- có kết quả thành công, nhưng vì quá mới nên chưa thể được phổ cập rộng rãi. Để biết đến sự tồn tại của nó, bạn phải theo dõi cực kỳ sát sao cập nhật từ các nhóm nghiên cứu top đầu, rồi nghe các buổi thảo luận bàn tròn của họ để biết đến sự tồn tại của nó. Các phác đồ off-label này liệu sẽ trở thành phác đồ on-label chứ??? CHƯA CHẮC !!! Một số sẽ trở thành on-label, còn một số sẽ mãi mãi chỉ dừng lại ở off-label. Điều này được giải thích bởi 2 lý do. Lý do thứ nhất đã từng được tôi nhắc đến trong comment ở bài trước- đó là phác đồ chỉ có hiệu quả ở trên một tập hợp nhỏ và vừa, nhưng khi mở rộng ra trên một tập đủ lớn thì lại không đạt được kết quả như mong muốn. Lý do thứ hai là do yếu tố kinh tế- để được FDA chấp thuận như một phác đồ chính thức trên toàn thế giới, công ty phát minh phải bỏ ra một số tiền khổng lồ ( đơn vị tỷ đô ) để thiết kế và thực hiện nghiên cứu. Thuốc off-label của cty phát minh thực ra đã được FDA thông qua rồi, nhưng nó được sử dụng trên một phân nhóm bệnh nhân khác, tức là trên phân nhóm bệnh nhân khác này thì thuốc là on-label. Còn việc off-label lúc này là mong muốn của cty phát minh nhằm mở rộng thêm tập bệnh nhân được hưởng lợi từ thuốc… Các đối thủ của công ty phát minh cũng ko ngồi yên, họ cũng đang ráo riết nghiên cứu để cho ra đời một loại thuốc CHỈ DÀNH RIÊNG cho bài toán đó. Bản thân thuốc off-label chỉ là mở rộng thêm, còn đối thủ thì nó đang chế ra hẳn 1 thuốc chỉ dành cho bài toán đó-một thằng bán chuyên liệu sẽ đấu được với một thằng dân chuyên??? Chính vì những yếu tố này, nên không phải lúc nào công ty phát minh cũng mở ví để biến thuốc off-label thành on-label. Chưa nói đến việc liệu có thành công hay ko, bởi ngay cả thành công thì liệu có cạnh tranh nổi với thuốc của đối thủ ko? Khi mà nó được sinh ra chỉ để làm mỗi một việc đó??? Cạnh tranh giúp xã hội phát triển-điều này ko sai, kể cả trong các nghiên cứu!!!







Mình đã trao đổi vs con gái bệnh nhân về việc sẽ dùng một phác đồ dạng off-label. Phác đồ này do một nhóm nghiên cứu thuộc hàng top ở Chicago Mỹ đang tiến hành-kết quả cho ra khá tích cực, khi mà bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu có đáp ứng tốt. Thậm chí, có những bệnh nhân đáp ứng ngoạn mục cải .t.ử hoàn s.i.nh. Con gái bệnh nhân sau khi nghe phân tích đã quyết định tiếp tục. Kẻ có tình sẽ được duyên ấm- Ông Trời thường ko phụ người có công. Sau 10 ngày dùng phác đồ off-label, bệnh nhân đã có những biến chuyển rõ rệt, hết hẳn ho, không còn phải dùng m.o.r.p.hin, hai chân đã có cảm giác đau, đã nhận thức được việc đi tiểu, gia đình đã thử bỏ ống thông tiểu 1 ngày và tự đi tiểu được. Bệnh nhân đã có thể tự chống tay để nẩy lưng lên sau một tgian dài nằm liệt…Mong rằng bệnh nhân sẽ có thể đi lại được và trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường như trước khi có bệnh.







ĐẺ CON KHÔNG CẦN ĐÔNG. NẾU ĐẺ ĐÚNG- 1 ĐỨA LÀ ĐỦ. Cuộc chiến off-label là cuộc chiến đi trước thế giới, sẽ có những điều ta không thể kiểm soát vì phác đồ còn quá mới. Nhưng vs tất cả sự cố gắng từ người con gái- thì cho dù kết quả cuối cùng có thế nào, em vẫn là một người con tuyệt vời.






Nhóm mình hiện h có 1/4 bệnh nhân là đang dùng những phác đồ dạng off-label. Tất cả đều đang ổn, có những ca đáp ứng ngoạn mục- co giật, thở máy- bs bảo giả về…Nhưng gia đình vẫn quyết tâm đến cùng, nghe mình đặt ống xông mũi, nghiền thuốc bơm vô. Sau 1 tuần bệnh nhân được rút máy thở và xuất viện. Từ đó sống khoẻ, ở nhà trông cháu vui vầy cùng con cái đến giờ là hơn 2 năm. Những thành công này có được từ 30% từ việc sở hữu phác đồ off-label, 70% còn lại tới từ sự quyết tâm đến cùng của gia đình người bệnh. Thông tin cá nhân là tuyệt mật, nên mình ít khi chia sẻ những chuyện vui thế này lên nhóm. Chỉ là đôi khi bệnh nhân đi sau cũng cần những liều d.o.p.i.n.g để có thêm động lực- Nếu cuộc đời là một ván bài, còn số phận là kẻ chia bài, thì chúng ta sẽ là những người chơi bài hay nhất!!!






Từ đầu đến h bài viết hoàn toàn là cảm xúc cá nhân. Một ngày thật dễ chịu. Giờ chúng ta sẽ trở lại nhiệm vụ chính của nhóm, đó là KIẾN THỨC.





NGHIÊN CỨU LỚN NHẤT VỀ UNG THƯ PHỔI TẾ BÀO NHỎ TỪNG ĐƯỢC CÔNG BỐ CHO ĐẾN NAY ( 8/2022 )






Tại Hội nghị của Hiệp Hội Quốc tế về nghiên cứu ung thư phổi IASLC vừa diễn ra từ 6/8 đến 9/8/2022 tổ chức tại thủ đô Vienna, Áo. Chuyên gia Smruthy Sivakumar cùng các đồng nghiệp đã công bố một nghiên cứu có quy mô lớn nhất từ trước tới nay về ung thư phổi tế bào nhỏ. Nghiên cứu được thực hiện trên 3600 bệnh nhân. Nghiên cứu này là ĐỘC NHẤT theo nhiều cách :





1. Nhóm bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ trong nghiên cứu được lấy chủ yếu từ cộng đồng- điều này sẽ mang tính đặc trưng sát với thế giới thực hơn khi so với việc các nghiên cứu đơn thuần chỉ thực hiện tại các trung tâm nghiên cứu ( Khi đọc nghiên cứu, bạn sẽ hay gặp phải những nghiên cứu được thực hiện tại các trung tâm y tế lớn hoặc ở thế giới thực-tức là ngoài cộng đồng mà chúng ta đang sống. Để đi đến một kết luận hay một phác đồ mang tính thay đổi cách thức điều trị trong lâm sàng thì các nghiên cứu thường phải bắt đầu từ các trung tâm y tế hàng đầu. Nếu thành công, khi đó nghiên cứu mới được mở rộng ra thế giới thực. Ở thế giới thực có rất nhiều yếu tố nhiễu so với khi nghiên cứu ở trung tâm. Bởi vậy, không phải lúc nào nghiên cứu thành công ở trung tâm y tế khi mang ra thế giới thực cũng đạt được kết quả như mong đợi ) . Chính vì quy mô lớn chưa từng có này, nghiên cứu đã dẫn đến những phát hiện mới mà trước đây không thể tìm thấy do đã bị bỏ sót bởi sự hạn chế ở quy mô nhỏ của các nghiên cứu trước.






2. Đây là nghiên cứu lớn nhất tính đến nay về số lượng bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ dành cho người Châu Phi- 256 bệnh nhân ( chiếm 7 % ) . Bên cạnh nhóm bệnh nhân Châu Phi thì nghiên cứu cũng rất đa dạng về chủng tộc, cụ thể là nhóm Đông Á chiếm 2%, nhóm Nam Á chiếm 1%, nhóm Mỹ chiếm 4% và nhóm Châu Âu chiếm nhiều nhất- lên tới 86%. Dữ liệu gen của bệnh nhân trong nghiên cứu cũng gắn liền với dữ liệu lâm sàng và kết quả đầu ra. Dựa trên quy mô mẫu lớn, nghiên cứu hoàn toàn có thể cho chúng ta biết vấn đề gen trong ung thư phổi tế bào nhỏ từ các nốt di căn, cụ thể là:
+747 nốt di căn gan
+116 nốt di căn não
+ 901 nốt di căn hạch lympho
+ 73 nốt di căn xương
+ …..






3. Nghiên cứu cũng được thực hiện trên 121 bệnh nhân ung thư phổi ở một dạng khác rồi khi kháng thuốc đã chuyển sang ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong 121 bệnh nhân này có tới 107 bệnh nhân sở hữu đột biến gen EGFR, 14 bệnh nhân còn lại sở hữu gen ALK, ROS1, RET, NTRK. Nghiên cứu cho thấy nhóm bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ có gen TP53/RB1 loại hoang dã chiếm 5% trong tổng số bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ. Gen TP53/RB1 loại hoang dã có gánh nặng đột biến khối u thấp-Gen này thường được tìm thấy nhiều ở trên nhóm chủng tộc Châu Phi. Nhóm chủng tộc Châu Phi cũng có đột biến gen STK11 nhiều hơn các chủng tộc khác, việc bệnh nhân sở hữu đột biến gen STK11 sẽ có kết quả đầu ra sống còn kém hơn so với gen STK11 hoang dã. Từ đây, nảy ra một câu hỏi là liệu có thể điều trị cho phân nhóm này bằng thuốc miễn địch để tăng tgian sống còn???







4. Nghiên cứu cũng tiến hành xem xét mối liên hệ giữa ung thư phổi tế bào nhỏ và virus HPV. Virus HPV được thấy có nhiều trong nhóm bệnh nhân mang gen TP53/RB1 loại hoang dã. Điều này cho thấy rằng một số trường hợp ung thư phổi tế bào nhỏ có thể có nguồn gốc virus??? Liệu rằng phân nhóm bệnh nhân này sẽ có đáp ứng tốt khi điều trị bằng miễn dịch hoặc vắc xin ung thư??? Phân nhóm bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ di căn não có gánh nặng đột biến khối u cao- chúng thường đi theo con đường đột biến PI3K. Ngoài ra, sự xuất hiện của đột biến gen PTEN trên phân nhóm bệnh nhân di căn não cũng nhiều hơn khi so với khối u nguyên phát tại phổi hoặc khối u di căn qua gan.





Trong kỷ nguyên bùng nổ của các liệu pháp điều trị ung thư phổi, nhóm nghiên cứu hy vọng rằng báo cáo này sẽ là nguồn tài liệu quý giá cho các nhà khoa học trên toàn thế giới tham khảo, nhằm khám phá mọi khía cạnh của ung thư phổi tế bào nhỏ. Từ đó đưa ra được những chiến lược điều trị tối ưu cho mỗi bệnh nhân của mình.




z3660566785677_c87c1d416bcfbf3ffe6e5ef8486e947d.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 50: HỎI VÀ TRẢ LỜI





HỎI
: Ba em mới được chẩn đoán ung thư phổi giai đoạn cuối, đang đợi kết quả xét nghiệm đột biến gen và bộc lộ miễn dịch. Anh cho em hỏi nếu nhà em dương tính với cả 2 loại xét nghiệm trên thì nên dùng loại nào? Trong thời gian đang đợi kết quả xét nghiệm này, em có nên cho Ba em dùng mò luôn thuốc đích hoặc miễn dịch để không bị phí thời gian vàng không? Em sợ trong thời gian đợi kết quả xét nghiệm này mà mình không làm gì thì ung thư sẽ di căn đến nhiều chỗ hơn? Giả sử Ba em có đột biến gen và dùng thuốc đích thì có nên kết hợp cả hoá trị để kéo dài thời gian sống ko? Ngoài ra, Em ở Hà Nội- theo anh em nên chọn bệnh viện nào để điều trị? Ba em thì thích ở 1.0.8 vì Viện sạch sẽ và gần nhà. Gia đình em cũng đang rất băn khoăn trong việc chọn bs điều trị, ko biết nên chọn một bs già có kinh nghiệm hay chọn một bs trẻ? Vì em nghe nói bs già thì hay khó tính, khó giao tiếp hơn bs trẻ.






TRẢ LỜI:





1.Như anh đã đề cập rất nhiều lần trên nhóm rằng đột biến gen EGFR ,ALK với thuốc miễn dịch ( PD1/PDL1 ) là như nước với lửa. Khuyến cáo là KHÔNG dùng thuốc miễn dịch đơn độc cho những bệnh nhân có đột biến gen EGFR,ALK. Thật ra, để đi tới cùng một cách trọn vẹn cho kết luận này thì nó cũng còn vài ngách nhỏ nữa. Ví dụ có những trường hợp ngoại lệ kiểu như kháng đích EGFR, rồi bs chuyển qua dùng miễn dịch Pembrolizumab ĐƠN ĐỘC cho bệnh nhân thì kết quả lại đáp ứng cực tốt lên tới tận hơn 2 năm-các nốt di căn não cũng như khối u nguyên phát sạch banh-bệnh nhân được đánh giá là ĐÁP ỨNG HOÀN TOÀN !!! Vậy trường hợp ngoại lệ ngách nhỏ đó liệu có mâu thuẫn với khuyến cáo KHÔNG DÙNG kia ko??? Hoàn toàn không. Bối cảnh của trường hợp ngoại lệ đó RẤT ĐẶC BIỆT, và y văn luôn ghi lại những ca đặc biệt đó để bổ sung vô bức tranh trị liệu nhằm tiệm cận tới sự hoàn hảo. Nếu ví khuyến cáo là cái toàn bộ, còn ngoại lệ là cái đặc biệt thì cái toàn thể là sự mở rộng của cái đặc biệt, 2 cái bổ sung cho nhau chứ không phủ định nhau. Về cái ngách nhỏ đó, nao có dịp anh sẽ viết một bài về việc đó- để mọi người hiểu hơn rằng khi điều trị thì KHÔNG AI GIỐNG AI CẢ, đừng bao giờ đi chữa bệnh theo lời đồn. Thuốc ung thư là thuốc độc- ko sửa sai nổi đâu.







2. Thời gian bán thải của thuốc đích trong cơ thể người bệnh là khoảng trên dưới 40 tiếng, còn thời gian bán thải của thuốc miễn dịch trong cơ thể người bệnh là khoảng 20 ngày!!! Sự khác biệt này đã dẫn đến một mối n.guy h.i.ểm c.h.ế.t n.g.ư.ờ.i. Những bệnh nhân đang dùng thuốc đích, nghỉ 2 đến 3 ngày rồi đổi qua dùng thuốc miễn dịch sẽ ko vấn đề gì cả. NHƯNG những bệnh nhân đang dùng miễn dịch mà nghỉ 2 đến 3 ngày rồi đổi qua dùng thuốc đích thì rất rất nhiều bệnh nhân phải nhập viện cấp cứu- th.ập t.ử n.hất s.inh do cơ thể bị phá nát bởi sự công nhau của thuốc đích với thuốc miễn dịch. Hậu quả điển hình nhất của việc thuốc công nhau này là viêm phổi nặng. Bởi vậy, THỨ TỰ dùng thuốc cho bệnh nhân là VÔ CÙNG QUAN TRỌNG, không phải cứ thích lên là dùng cái này trước, rồi cái kia sau!!!






3. Ở bối cảnh của Bố em, nếu Bố em có dương tính với cái nào thì dùng thuốc cho cái đó ( dương tính đột biến gen thì dùng đích, dương tính bộc lộ PD1/PDL1 thì dùng miễn dịch ). Nếu Bố em dương tính vs cả đôt biến gen EGFR,ALK lẫn bộc lộ miễn dịch thì Bố em PHẢI dùng thuốc đích- thuốc miễn dịch đơn độc KHÔNG dành cho Bố em. Còn nếu Bố em trong lúc đợi kết quả mà muốn dùng mò, thì có thể mò thuốc đích chứ TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC mò miễn dịch. Việc mò miễn dịch sẽ dẫn đến khả năng Bố em rơi vào cảnh dở khóc dở cười là sau 10 ngày có kqua xét nghiệm gen dương tính EGFR hoặc ALK thì KO MỘT BS NÀO DÁM DÙNG ĐÍCH cho Bố em cả, vì họ đều sợ đưa thuốc đích vô người Bố em lúc này, nó sẽ công nhau vs lượng thuốc miễn dịch đang còn tồn dư trong người. Không dùng thuốc đích cho Bố em thì sợ bệnh nặng lên, mà dùng đích cho Bố em thì khả năng cực cao là Bố em phải nhập viện cấp cứu vì 2 thuốc công nhau!!! Thế giới cũng đã gặp những tình huống này rồi, và họ cũng đưa ra những lời khuyên đắt gía rồi. Đó là nếu tình trạng bệnh nhân ko có j nguy hiểm, vẫn có thể trì hoãn đợi thêm- thì sau 2 THÁNG kể từ ngày lỡ dùng miễn dịch, bệnh nhân mới bắt đầu nên dùng thuốc đích. Còn nếu tình trạng bệnh nhân đang cần xử lý gấp thì có thể sau 3 tuần kể từ ngày lỡ dùng miễn dịch, hãy kê đích cho bệnh nhân đồng thời yêu cầu bệnh nhân NHẬP VIỆN để sát sao theo dõi các biến chứng!!! Em thấy đấy, làm sai thì dễ thôi, nhưng lúc sửa sai thì KHỐN KHỔ KHỐN NẠN!!!







4. Tức là em có thể cho Bố dùng mò đích trong lúc đợi kết quả xét nghiệm gen và bộc lộ miễn dịch, chứ ko được dùng mò miễn dịch.





5. Về thắc mắc dùng gộp hoá trị và đích cho bệnh nhân ở điều trị bước đầu. Đây là một vấn đề lớn và hóc búa. Theo báo cáo mới nhất từ nghiên cứu NEJ009 được công bố hôm 8/8/2022 tại hội nghị IASLC 2022 tổ chức tại thủ đô Vienna, Áo thì việc gộp đích gefitinib ( hoạt chất của thuốc đích iressa mà bệnh nhân Việt Nam hay dùng ) cùng với hoá trị ( carboplatin + pemetrexed ) sẽ cho ra thời gian sống không bệnh tiến triển PFS và PFS2 lớn hơn so với việc chỉ dùng đơn độc một mình thuốc đích. Nhưng thời gian sống còn toàn bộ của 2 nhánh thì không khác biệt. Nói nôm na là nếu Bố em điều trị bước đầu mà gộp cả đích thé hệ 1 iressa và hoá trị thì sẽ được lợi ở thời gian sống không bệnh tiến triển, còn về thời gian sống còn toàn bộ thì không được lợi gì cả. Để soi chiếu sâu thêm về nghiên cứu NEJ009 thì rất dài và có nhiều góc cạnh nhỏ, anh ko đi sâu.






6. Câu hỏi chọn Viện và bs là câu hỏi gần như quan trọng nhất đối với những bệnh nhân mới bị chẩn đoán mắc ung thư phổi. Câu trả lời này sẽ khác nhau tuỳ theo hoàn cảnh và quan hệ của mỗi người, ko rập khuôn cho tất cả được. Ở đây, anh sẽ không đưa ra kết luận mà chỉ đưa ra vài góc nhìn để em tham khảo. Từ đó em sẽ có cho mình một quyết định hợp lý nhất.






+ Một khác biệt căn bản giữa đào tạo nghề y ở Việt Nam với ở Mỹ đó là chương trình nội trú. Nội trú có thể hiểu là giai đoạn mà một sinh viên y khoa sau khi học hết đại học thì sẽ dành toàn thời gian ở Viện, được làm và trải nghiệm thực tế người thật việc thật, được các bs đi trước cùng các thầy là chuyên gia đầu ngành dẫn dắt nâng trình lên. Ở Mỹ, giai đoạn nội trú là bắt buộc, tức là bs nào tốt nghiệp cũng phải trải qua giai đoạn này. Còn ở Việt Nam thì ngược lại, sinh viên học xong đại học sẽ phải trải qua một kỳ thi chọn lọc để lọc ra những sinh viên giỏi nhất, những sinh viên này sẽ được học nội trú- tức là được ở lại các Viện hàng đầu tuyến tw, được trải nghiệm thực tế và được các bs hàng đầu nâng đỡ truyền đạt để lên trình. Những sinh viên trượt kỳ thi nội trú sẽ phải tự tìm chỗ sống, phiêu dạt đủ nơi, người thì xin về viện tuyến dưới ở tỉnh, người thì ra viện tư, người thì bỏ nghề đi buôn…Điểm này chính là sai lầm cực nghiêm trọng của nghề y Việt Nam, chưa biết đến bao h mới sửa sai được. Nội trú là khái niệm sinh ra để BẮT BUỘC các sinh viên y khoa được tiếp xúc người thật việc thật, thì về Việt Nam lại biến hoá thành một khái niệm PHẦN THƯỞNG chỉ dành cho những người thi đỗ!!! Các sinh viên thi trượt sẽ dạt về các viện tuyến dưới hoặc viện tư, ko được tiếp xúc nhiều thực tế ( vì viện tuyến dưới vắng ) cũng ko được các bs top đầu nghành chỉ bảo, nên càng ngày càng kém so với những sinh viên đỗ nội trú. Họ tuy kém hơn, nhưng họ cũng được xã hội trao quyền kê đơn cứu người. Vậy thử hỏi, m.ạng người ở tỉnh kém giá hơn m.ạng người ở tuyến tw hay sao??? Sai lầm của thế hệ đi trước rồi sẽ được sửa sai khi xã hội giàu lên và có nhận thức đầy đủ. Còn hiện h, chúng ta buộc phải sống chung với cái sai đó. Lên tuyến tw thì an tâm hơn, còn ở tuyến dưới thì coi như đánh lô với số phận vậy!!!







+ Vì điều kiện Việt Nam là như vậy, nên nếu có thể em hãy chọn cho mình một viện tuyến trung ương. Viện tuyến trung ương là viện nào đây? Vi.ện K- với đủ t.a.i t.iế.n.g k.in.h h.o.àng, hay Viện X nhẹ nhàng từ bs cho tới nhân viên, hay V.iện 1.0.8 bên q.uân đ.ội, vừa sạch vừa “được coi” là nơi các l.ã.n.h đ.ạ.o đến để khám chữa bệnh??? Viện K là viện số 1 Việt Nam nếu xét về chuyên môn của các bs điều trị. Cũng chính vì bs giỏi nên bn tìm đến đông KHỦNG KHIẾP, bs quá tải, máy móc hoạt động quá tải, cái j cũng quá tải…quá tải sẽ kéo theo dịch vụ kém, bs ít tươi cười, ít hớn hở, ít trao đổi hơn. NHƯNG nếu có biến trong quá trình điều trị , thì viện K sẽ là nơi XỬ LÝ TỐT NHẤT. Lý do là bs đã giỏi sẵn, lại còn được thực hành trên một tập bệnh nhân khổng lồ nên những kinh nghiệm và kiến thức mà họ thu được sẽ là VÀNG RÒNG. Cũng dễ hiểu thôi, em làm cái j cũng vậy. Lần đàu em còn bỡ ngỡ, lần thứ 10 em sẽ quen quen, lần thứ 100 em đã thuộc lòng, còn đến lần thứ 1000 thì em phản xạ thành thần rồi!!! Quá trình điều trị bệnh cũng ko đơn giản là đến ngày lấy thuốc rồi về…bởi có những người sinh biến trong quá trình điều trị. Ví dụ: ngộ độc thực phẩm? viêm phổi cấp? suy hô hấp? đột quỵ? nhồi máu cơ tim??? Ở những viện lớn họ có cái lợi trong những tình huống biến cố này, bởi lượng bệnh nhân quá đông dẫn đến việc họ phải đối mặt với các biến cố này thường xuyên hơn, dẫn đến xử lý tình huống, đọc vị chiến lược tốt hơn!!! Nhưng nếu em tự tin người nhà em sẽ không gặp biến cố phức tạp j trong quá trình điều trị, mọi thứ sẽ chỉ trôi qua nhẹ nhàng thôi thì em có thể chọn các viện tw khác ngoài viện K. “ Phác đồ điều trị như nhau- Viện nào cũng vậy thôi “ – đây là phát biểu vô cùng liều lĩnh của người ko có kiến thức. Thế nào là phác đồ? phác đồ ko phải chỉ là cái đơn thuốc mà bệnh nhân uống hằng ngày, phác đồ là toàn bộ quá trình xử lý của bs từ lúc bn nhập viện cho tới khi bn xuất viện, có cả tỷ tình huống có thể xảy ra, tính mạng bn sẽ phụ thuộc 100% ở khả năng đọc vị và xử lý tình huống của bs điều trị. Tại sao ở tình huống này, bs A kê đích th1, nhưng bs B lại kê th2, còn bs C lại kê th3??? tại sao ở tình huống kia bs D lại kê thuốc chống huỷ xương cho bn đến hơn 1 năm, còn bs E lại chỉ kê có đúng 2 đợt chống huỷ xương rồi dừng??? Chỉ là cùng 1 bn, sao lại có khác biệt ở phác đồ điều trị đến như vậy?






7. Nếu em đã đọc toàn bộ các bài trong page này, và em tự tin là có thể nắm được quá trình điều trị của Bố em, thì em nên chọn cho mình 1 bs dễ tính, biết lắng nghe và đồng ý CÙNG EM THẢO LUẬN CHỌN PHÁC ĐỒ. Còn nếu em chưa đọc hết 70 bài hoặc đọc rồi mà ko ngấm, thì em nên chọn cho mình 1 bs nổi tiếng. Bởi “ Tiếng Tăm “ là cái cọc tốt nhất mà em có thể bám khi chưa biết tin vào ai!!!








tu-van-giup-me-lua-chon-phao-boi-phu-hop-voi-be-yeu-khi-di-tam-bien-phao-vong.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 51: T.Ử V.O.N.G DO DÙNG ĐÍCH EGFR SAU KHI DÙNG MIỄN DỊCH. BÀI HỌC VỀ THỨ TỰ DÙNG THUỐC VÀ SỰ QUAN TRỌNG CỦA KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM GEN





Nếu ai đọc các bài viết trên nhóm này một cách cẩn thận, sẽ thấy mình rất hay nhắc đến từ NGÁCH NHỎ. Nếu ví điều trị ung thư như một con đường, thì các khái niệm và khuyến cáo cấp độ bảng cửu chương sẽ như những con đường quốc lộ- to, đẹp, rõ ràng và ai ai cũng biết. Còn ngách nhỏ là những tình huống xử lý cá nhân, những ngã rẽ điều trị thay đổi tuỳ thuộc vào con đường đi và bệnh cảnh của mỗi người. Tại sao đến thời điểm này, bệnh nhân kia lại rẽ sang lối kia, còn bệnh nhân nọ lại rẽ sang lối nọ??? ngách nhỏ là sự KHÁC BIỆT duy nhất giữa những bậc thầy nổi tiếng và những chuyên gia mới chân ướt chân ráo bước vô nghề. Càng nắm được nhiều ngách nhỏ-càng tiệm cận tới sự hoàn hảo trong việc cứu người. Nếu ví ngách nhỏ như những thỏi vàng, thì cái rương đựng vàng chính là tài sản của mỗi bác sĩ điều trị.




CA LÂM SÀNG:
Một phụ nữ 72 tuổi người Nam Á, cả đời chưa bao giờ hút thuốc, bị chẩn đoán ung thư phổi không tế bào nhỏ biểu mô tuyến, giai đoạn 4B ( T2bN3M1c ) . Bệnh nhân đã được xét nghiệm Hoá mô miễn dịch ALK, ROS1 cho kết quả ÂM TÍNH và PDL1 <1% . Xét nghiệm đột biến gen EGFR trên mẫu mô bằng Công nghệ Cobas v2 ( dùng kỹ thuật PCR ) cũng cho kết quả ÂM TÍNH. Tiếp tục xét nghiệm gen qua mẫu máu bằng công nghệ Guardant360 ( dùng kỹ thuật NGS ) cho kết quả bệnh nhân dương tính vs duy nhất gen TP53.





ĐIỀU TRỊ :





Để ko bỏ lọt một cơ hội nào dù là nhỏ nhất của bệnh nhân. Các bs điều trị đã tiếp tục gửi mẫu mô của bệnh nhân đi xét nghiệm bằng kỹ thuật NGS. Trong thời gian đợi kết quả xét nghiệm, bệnh nhân đã trải qua 2 chu kỳ hoá trị, tiếp sau nữa là thêm 2 chu kỳ hoá trị có gộp thêm MIỄN DỊCH PEMBROLIZUMAB. Bệnh nhân ko gặp phải tác dụng phụ nào đáng kể sau 4 chu kỳ điều trị. Kết quả xét nghiệm gen từ mẫu mô bằng công nghệ NGS được gửi về sau khi bệnh nhân kết thúc 4 chu kỳ điều trị cho thấy bệnh nhân có đột biến gen EXON20 !!! Do đó, bệnh nhân đã được chuyển qua điều trị bằng thuốc đích. Nhóm bs điều trị cũng rất cẩn thận làm theo khuyến cáo. Đó là, sau 3 TUẦN kể từ khi bệnh nhân kết thúc điều trị bằng hoá trị+ miễn dịch, mới bắt đầu cho bệnh nhân dùng đích! 21 ngày sau, kể từ ngày dùng viên đích đầu tiên, bệnh nhân nhập viện cấp cứu khi xuất hiện tình trạng tiêu chảy nặng, viêm miệng nặng, cộng thêm các nốt sần phát ban trên da đang lan diện rộng. Mặc dù đã ngưng sử dụng đích, tình trạng của bệnh nhân vẫn tiếp tục xấu đi nhanh chóng sau 24h. Các vết sần phát ban nhanh chóng lan rộng đến hơn 90% bề mặt da của bệnh nhân. Chẩn đoán lâm sàng, bệnh nhân đã bị hội chứng TEN- Hoại t.ử thượng bì nhiễm độc. Mặc dù đã đưa bệnh nhân vào diện chăm sóc đặc biệt, nhưng tình trạng của bệnh nhân tiếp tục xấu đi. Bệnh nhân nhanh chóng được chuyển đến một Trung Tâm chuyên điều trị hội chứng TEN nhằm cứu vãn tình thế. Tại đây, các bs đã sinh thiết da và kết luận bệnh nhân bị mắc hội chứng TEN- Hoại t.ử thượng bì nhiễm độc nặng, tiên lương nguy cơ t.ử v.o.n.g lên đến 35%. Bất chấp tất cả những cố gắng của các bs điều trị, bệnh nhân đã T.Ử V.O.N.G sau 19 ngày kể từ ngày xuất hiện triệu chứng tác dụng phụ đầu tiên.





BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ?




1
.Như mình đã từng nói, việc dùng thuốc đích EGFR, ALK NGAY SAU khi dùng miễn dịch là CỰC KỲ NGUY HIỂM. Thời gian bán thải của thuốc miễn dịch rất lâu, nên khi bệnh nhân dùng thuốc đích. Thuốc đích sẽ công nhau vs lượng miễn dịch còn tồn dư trong người khiến cơ thể bệnh nhân bị phá nát. Điển hình là ca bệnh nhân trên đã t.ử v.o.n.g, mặc cho nhóm bs điều trị đã tìm mọi cách để cứu vãn tình thế.





2. Các bước đi của nhóm bs điều trị cho bệnh nhân trên là gần như hoàn hảo. Nào là xn đột biến gen bằng mẫu mô, rồi lại xn tiếp bằng mẫu máu. Rồi chưa an tâm- lại xn tiếp mẫu mô bằng một công nghệ cao cấp hơn…NHƯNG chỉ cần 1 khe nhỏ ko hoàn hảo thôi, là đã đủ để cướp đi tính m.ạng của người bệnh. Người bệnh có đột biến gen exon20, nhưng các xét nghiệm mẫu mô bằng kỹ thuật PCR, mẫu máu bằng kỹ thuật NGS đã KHÔNG THỂ BẬT LÊN ĐƯỢC GEN EXON20. Phải đến khi xét nghiệm mẫu mô bằng kỹ thuật NGS thì lúc này gen exon20 mới bật được lên. Bi kịch ở chỗ, trong lúc đợi kết quả xét nghiệm gen mẫu mô dùng công nghệ NGS, các bs đã tiến hành điều trị hoá trị+ miễn dịch luôn cho bệnh nhân…Sau khi biết kết quả bn có đột biến gen exon20, các bs cũng rất cẩn thận làm theo khuyến cáo-đó là đợi 3 tuần sau khi kết thúc lần truyền hoá trị+ miễn dịch cuối, bs mới cho bệnh nhân dùng đích!!!! Nhưng trong trường hợp này, 3 tuần là chưa đủ. Mặc cho mọi cố gắng bằng tất cả những j có thể- bệnh nhân vẫn t.ử v.o.n.g bởi tác dụng phụ của đích và miễn dịch công nhau.





3. Con số 3 tuần nghỉ giữa miễn dịch vs đích là con số mà các chuyên gia đầu ngành khuyến cáo cho những ca đã LỠ DÙNG MIỄN DỊCH và tình trạng bệnh nhân KO THỂ TRÌ HOÃN THÊM ĐƯỢC NỮA. Còn nếu vẫn có thể trì hoãn thêm, thì để an toàn, ít nhất là sau 2 tháng kể từ ngày dừng miễn dịch thì hãy dùng đích EGFR, ALK. Theo thống kê, có tới 15% bệnh nhân đã gặp phải tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng đích sau khi đã ngưng dùng miễn dịch 3 tháng. Còn những bệnh nhân dùng đích sau khi đã ngưng dùng miễn dịch 12 tháng thì ko có bệnh nhân nào gặp phải tác dụng phụ j nghiêm trọng cả.





4. Kỹ thuật xét nghiệm gen là vô cùng quan trọng. Hoàn hảo trong mọi trường hợp là xét nghiệm mẫu mô bằng kỹ thuật NGS. Ở Việt Nam hiện nay, một số Viện vẫn còn sử dụng kỹ thuật PCR để xét nghiệm. Theo báo cáo mới nhất từ hội nghị IASLC 8/2022 tổ chức tại thủ đô Vienna, Áo thì các gen EGFR hiếm chiếm 3%. Và khi xét nghiệm những gen hiếm này, kỹ thuật PCR đã làm mất đi 30% số ca dương tính so với kỹ thuật NGS. Âm tính giả sẽ khiến hướng đi điều trị của bệnh nhân bị sai. Trường hợp nhẹ thì có thể quay đầu dùng mò. Trường hợp nặng thì m.ất. m.ạ.n.g như ca lâm sàng đã kể trên.





1615002771-gia-vang.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 52 : CHẨN ĐOÁN UNG THƯ PHỔI VÀ CÁCH GIẢI QUYẾT CHO NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỂ SINH THIẾT.





1
.Sinh thiết là một thủ thuật xâm lấn. Để kết luận một bệnh nhân có bị ung thư phổi hay ko- trong tuyệt đại đa số các trường hợp sẽ cần phải sinh thiết. Tức là bs sẽ lấy một cái kim rồi chọc vô u phổi, lấy cái mô ở đó ra rồi đem đi xét nghiệm để xem xem cái mô đó là lành tính hay ác tính? Nếu là ác tính thì là nguyên phát tại phổi, hay từ một bộ phận khác di căn đến. Điều đó nói lên rằng, có u ở phổi cũng ko có nghĩa là bệnh nhân sẽ bị ung thư phổi mà vẫn có khả năng bệnh nhân bị một bệnh ung thư khác rồi di căn đến phổi, hoặc trong trường hợp may mắn nhất là chỗ u phổi chỉ là u lành, viêm nhiễm lành tính. Tuy vậy, cơ địa mỗi người mỗi khác, không phải ca bệnh nào bs cũng có thể tiến hành sinh thiết. Việc không thể sinh thiết này có nhiều lý do, lý do phổ biến nhất là do u phổi nằm ở chỗ quá hiểm hóc- vs vị trí đó, việc cố tính sinh thiết sẽ đem đến hại nhiều hơn là lợi- thậm chí trong một số trường hợp có thể khiến bệnh nhân t.ử v.o.n.g trên bàn thủ thuật. Bên cạnh việc ko thể sinh thiết thì việc đã tiến hành sinh thiết nhưng lượng mô lấy ra ko đạt yêu cầu, ko đủ xét nghiệm cũng không phải hiếm.




2.Đối mặt với những ca KHÓ NHẰN này, đa số các bs đều bất lực và loay hoay không biểt xử trí ra sao. Mỗi người mỗi cách- trăm người trăm kế. Nhằm giải quyết trọn vẹn câu đố hóc búa này, các nhà khoa học Trung Quốc đã đi tiên phong bằng nghiên cứu NCT03346811. Nghiên cứu này được thực hiện trên những bệnh nhân đang bị NGHI NGỜ ung thư phổi mà không thể sinh thiết. Những bệnh nhân này khi đó sẽ được BỎ QUA khâu sinh thiết và xét nghiệm gen luôn ( xn bằng máu-ct DNA ) . Nếu bệnh nhân nào mà dương tính vs gen EGFR thì cứ ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN ĐÓ NHƯ MỘT BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI CÓ ĐỘT BIẾN GEN EGFR. Kết quả của nghiên cứu sẽ nói lên độ tin cậy của quyết định này là bao nhiêu? Liệu có thể áp dụng quyết định này thành một tiêu chuẩn trong điều trị lâm sàng ở thế giới thực được ko?







3.Tổng cộng 391 bệnh nhân đủ điều kiện đã được tập hợp từ 19 trung tâm y tế trên toàn lãnh thổ Trung Quốc để tham gia nghiên cứu từ ngày 1/7/2017 cho đến ngày 31/7/2019. Đây là những bệnh nhân được chẩn đoán lâm sàng bị ung thư phổi giai đoạn tiến triển ( tức là bs đang nghi ngờ ) , nhưng vì nhiều lý do mà KHÔNG THỂ RÕ TÌNH TRẠNG BỆNH LÝ BỞI KHÔNG THỂ THỰC HIỆN SINH THIẾT HOẶC ĐÃ THỰC HIỆN SINH THIẾT MÀ LƯỢNG MÔ LẤY RA KHÔNG ĐỦ ĐỂ KẾT LUẬN BỆNH. Những bệnh nhân này đã được tiến hành sinh thiết lỏng- tức là xét nghiệm đột biến gen EGFR qua đường máu bằng các công nghệ SuperARMS ( dùng kỹ thuật PCR ), DDPCR ( dùng kỹ thuật PCR ) và NGS. Những bệnh nhân có kết quả dương tính vs đột biến gen EGFR sẽ được dùng thuốc đích thé hệ 1 Icotinib ( đây là thuốc đích thế hệ 1 do Trung Quốc tự sản xuất và dùng riêng cho thị trường trong nước ) cho đến khi bệnh tiến triển, t.ử v.o.n.g hoặc dừng điều trị vì các lý do như không thể dung nạp nổi độc tố của thuốc…





Chỉ tiêu chính của nghiên cứu là tỷ lệ đáp ứng khách quan. Còn chỉ tiêu phụ là thời gian sống không bệnh tiến triển, sống còn toàn bộ , tỷ lệ kiểm soát bệnh và sự hoà hợp của 3 nền tảng công nghệ xét nghiệm dùng 2 kỹ thuật là PCR và NGS.





116 bệnh nhân trong tổng số 396 bệnh nhân trong nghiên cứu đã cho ra kết quả dương tính với gen EGFR từ xét nghiệm sinh thiết lỏng. Trong 116 bệnh nhân này, có 76 bệnh nhân là nữ ( chiếm tỷ lệ 65.5% ) . Trung vị tuổi của 116 bệnh nhân là 64 ( phạm vi từ 37 đến 85 ) . Tỷ lệ đáp ứng khách quan là 52.6% ( 95% CI, 43.1%-61.9% ) . Trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển và sống còn toàn bộ lần lượt là 10.3 tháng ( 95% CI, 8.3-12.2 ) và 23.2 tháng ( 95% CI, 17.7-28.0 ) . Tỷ lệ kiếm soát bệnh là 84.5% ( 95% CI, 76.6%-90.5% ) . Tỷ lệ hoà hợp giữa 3 công nghệ xét nghiệm gen là 80.1% và đầu ra lâm sàng của những bệnh nhân được xác định dương tính gen EGFR ở cả 3 công nghệ là có thể so sánh.





Kết quả thành công ở phase2 của Nghiên cứu NCT03346811 được công bố hôm 21/7/2022. Tất cả các chuyên gia đầu ngành trên thế giới đều cảm thấy phấn kích về kết quả này, họ cùng nhau gửi lời chúc mừng tới các đồng nghiệp Trung Quốc. Kết quả này cũng là bước đệm để nghiên cứu có thể tiếp tục được mở rộng trước khi trở thành tiêu chuẩn trong điều trị.





BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ ?





Nếu bạn là một bệnh nhân đang bị nghi ngờ mắc ung thư phổi và các bs đang rất ngần ngại sinh thiết cho bạn hoặc đã sinh thiết rồi mà lượng mô lấy ra ko đạt yêu cầu. Khi ấy, bạn hãy bàn bạc vs bs về việc xét nghiệm luôn đột biến gen EGFR qua đường máu ( ct-DNA ) . Nếu kết quả trả về dương tính thì hãy điều trị cho bạn như một bệnh nhân ung thư phổi có đột biến gen EGFR. Nghiên cứu NCT03346811 mới là nghiên cứu ở phase2, nhưng vì tầm vóc quan trọng của bài toán mà nó đi tìm lời giải cũng như kết quả thành công mà nó cho ra thì hầu như tất cả các bs nổi tiếng trên thế giới đều đang đồng thuận và lên tiếng chúc mừng thành công của các đồng nghiệp Trung Quốc. Bệnh nhân ung thư không có dư dả thời gian- cho nên những nghiên cứu tiên phong như nghiên cứu NCT03346811 là vô cùng quý giá. Nếu ví điều trị ung thư như một con thuyền thì những nghiên cứu dạng này chính là mũi của những con thuyền đó.





20210109-Opalinski-3-930x524.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 53: COCO




Nhân tiện có bạn hỏi về di truyền, mình xin nhắc đến nữ diễn viên Ngôi Sao Angelina Jolie. Angelina Jolie là một diễn viên nổi tiếng thế giới và là một trong số ít những nữ diễn viên hay nhất mọi thời đại hiện đang còn sống ( sinh năm 1975 ) . Angelina đã quyết định cắt bỏ đi bộ ngực của mình khi kết quả xét nghiệm cho thấy cô dương tính với đột biến gen BRCA1 !!! Theo nghiên cứu thì những người có đột biến gen BRCA1 có NGUY CƠ mắc ung thư vú và ung thư buồng trứng cao hơn người bình thường, nhưng chỉ là NGUY CƠ thôi. Mẹ đẻ của Angelina cũng q.u.a đời vì ung thư vú, một số thành viên có họ hàng gần với Angelina cũng q.u.a đời vì ung thư vú. Chính những điều này đã thôi thúc Angelina tiến hành phẫu thuật loại bỏ ngực. Đó là câu chuyện dưới con mắt nhìn của bs- người thực hành y khoa.





Còn dưới con mắt nhìn của các nhà di truyền học thì việc c.ắt vú của Angelina là HOÀN TOÀN VÔ NGHĨA !!! Cơ thể chúng ta mỗi ngày có rất nhiều lỗi sai- mỗi lỗi sai ko được sửa sẽ có nguy cơ trở thành ung thư. Để khắc phục những lỗi sai này thì cơ thể cử 2 thằng tên là BRCA1 và BRCA2 chuyên đi bắt lỗi và sửa lỗi. Ở cơ thể Angelina thì thằng BRCA1 được giao nhiệm vụ đi sửa lỗi nhưng chính bản thân nó cũng mắc lỗi luôn. Điều này kiểu như Trưởng Ban phòng chống t. n.h.ũ.ng bị bắt vì tội t. nh.ũ.ng ấy :)))))) Nhà dột từ nóc :))))) Chính vì thế, nếu nhìn theo con mắt di truyền học thì Angelina có NGUY CƠ MẮC UNG THƯ TỪ ĐẦU CHO TỚI TẬN CHÂN LUÔN-KO CHỪA CHỖ NÀO CẢ.







Chúng ta sẽ đi sâu tiếp về trường hơp của Angelina dưới con mắt nhìn của Nghiệp- Một khái niệm tuyệt hay trong Phật giáo. Angelina sau khi biết nguy cơ mắc bệnh của mình thì bên cạnh việc phẫu thuật loại bỏ ngực. Cô cũng tiến hành nhận nuôi rất nhiều trẻ em mồ côi trên toàn thế giới- 1 trong số những em bé được nhận nuôi là cậu bé Phạm Quang Sáng ở trại trẻ mồ côi Tam Bình, Việt Nam. Như mình đã từng nhắc đến một lần- cái gì tồn tại thì hợp lý, cái gì hợp lý thì tồn tại. Vũ trụ hay Con người cũng đều bị chi phối bởi quy luật này. Giá trị của một con người được đong đếm bởi sự có ích của họ đối với những đồng loại xung quanh. Càng có ích thì càng có giá trị lớn, còn ko có ích thì ko có giá trị j cả. Việc Angenlina nhận nuôi các bé là một cách để cho thấy những bé đó đang cần Angenlina, chúng cần Angenlina để sống tiếp. Và trên đời này, ko có cái cần nào to hơn là cái cần của con cái cần Bố Mẹ cả. Cái cần này chính là sợi dây giữ Angenlina ở lại với thế giới, nó giữ cho Cô ko bị bắt đi bởi mọi loại biến cố. Trong bộ phim hoạt hình CoCo- phim đoạt giải thưởng Oscar cho phim hay nhất năm 2018, nhân vật Hector có nói :" Những linh hồn chỉ thực sự biến mất khi ko còn ai nhớ đến họ. Khi ko còn ai nhớ đến họ, họ sẽ biến mất vĩnh viễn. Đó gọi là cái c.h.ết sau cùng " . Dù là con người hay linh hồn- tất cả chúng ta đều cần lý do để tồn tại. Không có lý do, ko ai có thể góp mặt trong thế giới này. Angelina cần các bé để kéo dài cuộc sống, còn các bé thì cuộc sống chỉ thực sự bắt đầu khi có Angelina.



tumblr_263d233c05cde77334c7acc74a26f4ad_d30123ee_1280.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 54: LÀM CÁCH NÀO ĐỂ BẢO VỆ MÌNH GIỮA RỪNG THÔNG TIN




Khi đi tìm lời khuyên trên mạng về bệnh ung thư. Bạn sẽ gặp phải rất nhiều loại lời khuyên. Lời khuyên từ bác sĩ, lời khuyên từ bệnh nhân đi trước, lời khuyên từ hội bán thực phẩm chức năng, lời khuyên từ hội P.hật giáo, lời khuyên từ hội ăn chay và lời khuyên từ hội CHUYÊN GIA ĐI NGHE LỎM CÂU ĐƯỢC CÂU KO.




Lời khuyên từ bác sĩ thì thường cộc lốc, ngắn ngủi và hiếm khi GIẢI THÍCH RÕ NGỌN NGÀNH GỐC RỄ cho bệnh nhân hiểu. Bác sĩ được xã hội công nhận quyền cứu người, được khoác áo choàng trắng bảo hộ, nên mỗi y lệnh đưa ra bn chỉ có cách làm theo mà ko được quyền thắc mắc. Lời khuyên từ bệnh nhân thì thường muôn hình muôn vẻ, có người trải nghiệm xấu thì bảo xấu, có người trải nghiệm tốt thì bảo tốt- và tất cả chỉ dừng lại ở trải nghiệm cá nhân-trong khi bệnh tình thì mỗi người mỗi khác, ko ai giống ai. Lời khuyên từ hội P.hật g.iáo thì phải tụng kinh sám hối đi- hãy sám hối về những việc mình đã làm. Ủa? tôi có làm j sai đâu mà phải sám hổi? kiếp này ko làm sai, nhưng kiếp trước có làm sai, tụng kinh đi )))) . Lời khuyên từ hội thực phẩm chức năng thì phải tránh xa Tây Y, Tây Y nó là thuốc độc gây hại tế bào. Phải chữa bằng tpcn, ko có td phụ như Tây Y. Lời khuyên từ “ chuyên gia đi nghe lỏm “ thì manh mún, ko đầu ko cuối và thường ngậm thị khi bị truy hỏi sâu- kiểu đi nghe lỏm được bài thuốc ĐAU BỤNG UỐNG NHÂN SÂM, nhưng do ko nghe được hết câu nên đã bỏ qua vế cuối THÌ C.H.Ế.T của câu đó. Tức câu đầy đủ phải là ĐAU BỤNG UỐNG NHÂN SÂM THÌ C.H.Ế.T. Nhưng vì đi nghe lỏm, nên câu được câu ko rồi mang đi khuyên người bệnh!!!




Truyện Cười: TAM ĐẠI CON GÀ



Xưa, có anh học trò học hành dốt nát, nhưng trò đời “xấu hay làm tốt , dốt hay nói chữ” , đi đâu cũng lên mặt văn hay chữ tốt.
– Có người tưởng anh ta hay chữ thật, mới đón về dạy con trẻ.
– Một hôm, dạy sách Tam thiên tự , sau chữ “tước” là chim sẻ, đến chữ “kê” là gà, thầy thấy mặt chữ nhiều nét rắc rối, không biết chữ gì, học trò lại hỏi gấp, thầy cuống, nói liều: “Du dỉ là con dù dì”. Thầy cũng khôn, sợ nhỡ sai, người nào biết thì xấu hổ, mới bảo học trò đọc khẽ thôi. Tuy vậy, trong lòng thầy vẫn thấp thỏm.
– Nhân trong nhà có bàn thờ thổ công, thầy mới đến khấn thầm xin ba đài âm dương để xem chữ ấy có phải thật là “dù dì” không. Thổ công cho ba đài được cả ba.
– Thấy vậy, thầy lấy làm đắc chí lắm, hôm sau bệ vệ ngồi trên giường, bảo trẻ đọc cho to. Trò vâng lời thầy, gân cổ lên gào: Dủ dỉ là con dù dì…Dủ dỉ là con dù dì…
– Bố chúng đang cuốc đất ngoài vườn, nghe tiếng học, ngạc nhiên bỏ cuốc chạy vào, giở sách ra xem, hỏi thầy: Chết chửa ! Chữ “kê” là gà, sao thầy lại dạy ra “dủ dỉ” là con “dù dì” ?
– Bấy giờ thầy mới nghĩ thầm: “ Mình đã dốt, thổ công nhà nó cũng dốt nữa” , nhưng nhanh trí, thầy vội nói gỡ: “Tôi vẫn biết ấy là chữ “kê”, mà “kê” nghĩa là “gà”, nhưng tội dạy thế là dạy cháu biết đến tận tam đại con gà kia.”
– Nhà chủ càng không hiểu, hỏi: Tam đại con gà nghĩa làm sao?
– Thế này nhé! Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà!





BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ




1
.Khi đi nhận lời khuyên từ bất cứ người nào trên mạng, bạn phải thật tỉnh táo. Phải yêu cầu người đưa ra lời khuyên giải thích một cách ngọn ngành, logic thật chặt chẽ, kèm theo bằng chứng đủ tin cậy. Nếu người đưa ra lời khuyên ko trả lời được, mà cứ ậm ừ thì là mà ngậm thị thì đó đích thực là loại CẶN BÃ, cần tránh xa. Xã hội vận hành vs đủ loại người. Q.uỷ dữ cũng có thể trích dẫn ki.nh thán.h, kẻ g.iế.t người cũng có thể mặc áo tu, thằng ăn trộm cũng có thể làm bảo vệ và thằng lừa đảo cũng lên tiếng đi cảnh báo người khác về tội lừa đảo.





2.Bác sĩ tuy được xã hội trao quyền cứu người, nhưng bác sĩ cũng là con người. Mà đã là con người thì có người giỏi người dốt, người IQ 90, người IQ một trăm tám. NHƯNG đứng giữa các lựa chọn KO CHẮC CHẮN, thì việc tin theo bác sĩ luôn là lựa chọn đúng đắn. Bởi kể cả bs có sai thì cũng là cái sai của người có chuyên môn, chứ ko phải cái sai của thằng mù chữ. Nếu bạn đọc các bài của page này nhưng ko thể ngấm, vậy bạn hãy tuyệt đối đi theo bs. Còn nếu bạn đọc và ngấm được, thì khi đó hãy thảo luận cùng bs của mình nhằm tìm ra lời giải đúng nhất cho con đường mà bạn đang đi. Con đường chữa ung thư là con đường một chiều, bạn ko thể làm lại, bạn ko có cơ hội sửa sai.



MS 08.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 55: ĐỘT BIẾN GEN KRAS VÀ HÀNH TRÌNH 4 THẬP KỶ ĐI TÌM LỜI GIẢI.





1
.Gen KRAS được tìm thấy lần đầu vào năm 1983. Kể từ khi phát hiện rồi nghiên cứu trong gần 4 thập kỷ, KRAS luôn là cái tên khét tiếng trong giới y khoa. Nó gần như được cộng đồng y khoa mặc định là một gen không thể nhắm đích, một kẻ thù bất khả chiến bại. Bản thân gen KRAS rất đặc biệt- Protein Kras có kích thước rất nhỏ, bề mặt nhẵn thín như một quả bóng nên rất khó để liên kết các phân tử nhỏ vô gen KRAS nhằm phục vụ cho mục đích điều trị ( Việc này giống như kiểu bạn muốn nắm đầu một thằng để trừng trị nó ấy, nếu nó có tóc thì nắm rất dễ, nhưng nếu nó bị hói thì nắm đã hơi khó rồi. Còn gặp thằng nào trọc thì ôi thôi, ko thể nắm được ))))) ) . Bằng những cố gắng phi thường của các nhà khoa học thì câu chuyện cổ tích đã hoá hiện thực vào ngày 28/5/2021, khi FDA đã thông qua thuốc Sotorasib dành cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn hoặc tiến triển cục bộ có đột biến gen KRAS-G12C, trước đó đã trải qua ít nhất một liệu pháp điều trị toàn thân. Sotoraib là bằng chứng hùng hồn nhất về sức mạnh của khoa học, về khả năng sáng tạo phi thường của con người. Những câu đố thế hệ trước mặc định là ko giải được thì đã có thể giải quyết ở thế hệ sau.






2.Để kỷ niệm 40 năm ngày tìm ra gen KRAS và tôn vinh những cá nhân đã có đóng góp lớn trên hành trình tìm ra thuốc Sotorasib trị KRAS-G12C. Hội nghị AACR 2022 diễn ra tại New Orleans, Mỹ đã tổ chức một phiên họp đặc biệt chỉ dành riêng cho gen KRAS. Tại phiên họp đó, các nhà khoa học hàng đầu đã hàn ôn lại lịch sử, hiện tại cũng như tương lai cho cuộc chiến phi thường này. Chuyên gia McCormick nhớ lại :” Hồi đó, tuy chỉ là một tiến sĩ trẻ, nhưng tôi vô cùng hào hứng với KRAS. Tôi ngây thơ nghĩ rằng có thể giải quyết được gen này, và ko hề biết rằng mọi chuyện sẽ phải kéo dài tới hơn 30 năm sau “ . Kết thúc phiên họp, Giáo sư y học Lo Russo tại Trung tâm ung thư YaLe bày tỏ “ Một bài toán phi thường sẽ đòi hỏi những nỗ lực phi thường. Mặc dù Sotorasib là một cột mốc đáng kinh ngạc, nhưng cuộc chiến sẽ ko dừng lại ở đây. Những thách thức từ việc kháng thuốc và lời giải hiện vẫn còn bỏ ngỏ đối với các gen khác ngoài G12C sẽ không cho phép chúng ta đứng yên” .






3. Đột biến gen KRAS được tìm thấy trên bệnh nhân chủng tộc da trắng nhiều hơn là chủng tộc Á Đông. Số bệnh nhân ung thư phổi da trắng có đột biến gen KRAS là khoảng từ 25 đến 50%, còn trên bệnh nhân ung thư phổi Á Đông, đột biến gen KRAS chiếm từ 5 đến 15%. Trên bệnh nhân ung thư phổi nói chung, đột biến gen KRAS chiếm từ 15 đến 25%. KRAS cũng xuất hiện ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ ( P=0.035 ) . Ngoài thuốc Sotorasib đã được FDA thông qua dùng thương mại hoá thì còn một thuốc trị gen KRAS-G12C nữa, tuy chưa được thương mại hoá nhưng cũng đang được nghiên cứu trên người và cho ra kết quả cực tốt là MRTX849, Adagrasib. Hiện Adagrasib đã được FDA chấp nhận đơn đăng ký thuốc mới. Nếu ko có j thay đổi thì cuối năm nay, thị trường sẽ có thêm Adagrasib là thuốc thứ 2 điều trị đột biến gen KRAS-G12C, ngoài Sotorasib.





4. Đột biến gen EGFR và đột biến gen KRAS từ lâu đã được giới chuyên gia mặc định là 2 đột biến mang tính loại trừ- nghĩa là có thằng này thì sẽ ko có thằng kia. Nhưng trong một phân tích trên 1078 bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ, người ta thấy rằng vẫn có những bệnh nhân sở hữu đồng thời cả 2 đột biến EGFR và KRAS- mặc dù tỷ lệ này là thấp dưới 1%. Điều này đã gây ra tranh cãi trong giới nhà nghề, khi nhiều người tỏ ra vẫn ko thay đổi niềm tin loại trừ nhau của 2 đột biến. Cũng trong nghiên cứu trên 1078 bệnh nhân đó, các nhà khoa học khám phá ra rằng đột biến gen KRAS thường sẽ đi cùng với một đột biến gen nữa. Nổi bật nhất trong số những gen đi cùng là gen TP53, khi nó vs gen KRAS cùng có mặt trên 557 bệnh nhân ( chiếm 39.4% ) . Trong tương lai, những nghiên cứu quy mô lớn hơn nữa cần được tiến hành nhằm trả lời các câu hỏi còn bỏ ngỏ.






5. Đột biến gen KRAS đã từng là một kẻ thù bất khả chiến bại. Chính vì sự đặc biệt này mà phác đồ điều trị cho nó cũng có những đặc biệt. Khác với gen EGFR,ALK thì KRAS lại tỏ ra có hiệu quả với miễn dịch. Hiện nay, nghiên cứu CODE BREAK 101 đang diễn ra nhằm tìm phương án tối ưu cho thuốc Sotorasib trong các phác đồ gộp khi trị đột biến gen KRAS-G12C. Nổi bật hơn cả trong nghiên cứu này là nhánh gộp Sotorasib và miễn dịch. Một mẹo mực cực hay đã được các chuyên gia phát hiện là thay vì gộp đồng thời thuốc Sotorasib với miễn dịch ngay từ đầu thì nên mồi lửa cho bệnh nhân dùng Sotorasib trước độ 21 đến 42 ngày rồi sau đó mới bắt đầu dùng song hành Sotorasib cùng miễn dịch. Biện pháp này đã giảm đáng kể tác dụng phụ của phác đồ gộp xuống rất nhiều. Mọi thứ vẫn còn đang ở phía trước, nhưng có vẻ Sotorasib cùng miễn dịch sẽ là đôi bạn ăn ý trong việc tăng thời gian sống còn cho bệnh nhân.





6. Vào ngày 30/8/2022 Tập đoàn Amgen đã thông cáo tới báo chí kết quả của phase3 nghiên cứu toàn cầu CODE BREAK 200. Kết quả cho thấy việc dùng đơn độc Sotorasib tỏ ra tốt VƯỢT TRỘI so với hoá trị ở thời gian sống không bệnh tiến triển trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen KRAS-G12C, trước đó đã trải qua ít nhất một liệu pháp điều trị toàn thân. “ Lần đầu tiên trong lịch sử- kẻ thù bất khả chiến bại KRAS phải cúi đầu “- Chuyên gia Antonio Calles phấn khích cho biết.





nhiem-man.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 56: TRIỂN KHAI SÀNG LỌC CÓ THỂ TĂNG GẤP ĐÔI S.Ố.NG CÒN CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI





1
.Tại các Hội Nghị ung thư từ đầu năm cho tới nay, bên cạnh những báo cáo chấn động mang tính thay đổi chiến lược điều trị thì cũng có những báo cáo nhỏ- tập trung vào phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Trong 8 tháng đầu năm nay, chủ đề SÀNG LỌC UNG THƯ PHỔI đã được báo cáo tại ít nhất 3 Hội Nghị.







2.Tại Hội nghị WCLC 2022, Chuyên gia Giorgio V.Scagliotti đã trình bày một báo cáo về việc khi loại bỏ các rào cản đối với tầm soát ung thư phổi-đặc biệt là cho nhóm dân số có nguy cơ cao, thì có thể tăng gấp đôi tỷ lệ s.ống sót cho bệnh nhân trong vòng 5 năm tới. Chuyên gia Scagliotti nói :” Chúng ta ko cần thêm bất cứ bằng chứng bổ sung nào cũng như ko cần đợi thêm bất cứ thời gian nào nữa. Tầm soát ung thư phổi mang lại cơ hội phát hiện bệnh sớm và sẽ giảm tỷ lệ t.ử v.o.n.g do ung thư phổi “. Scagliotti cũng lưu ý rằng ngay cả khi chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi đã được cải thiện rất nhiều so với trước đây thì vẫn còn một nhu cầu rất lớn chưa được đáp ứng. Tỷ lệ s.ống sót sau 5 năm của bệnh nhân giai đoạn 1 và 2 lần lượt là 79% và 66%, con số này tiếp tục giảm dần theo độ trễ của giai đoạn bệnh được phát hiện. Điều đáng buồn là ngay cả ở Mỹ-nơi Y Tế được coi là phát triển nhất thì cũng chỉ có 38% bệnh nhân nhận được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm. Ở độ tuổi từ 20 đến 29-Nếu bị chẩn đoán ung thư phổi thì 76% trong số này mắc bệnh ở giai đoạn 4, còn độ tuổi từ 30 đến 39 mà bị chẩn đoán ung thư phổi thì 70% trong số này cũng ở giai đoạn 4-Một thực trạng đáng giật mình!!!








3.Cơ Quan Y Tế Dự Phòng Hoa Kỳ hiện đang kêu gọi sàng lọc hằng năm bằng chụp CT liều thấp đối với những người ở độ tuổi từ 50 cho đến 80, hiện đang hút thuốc hoặc có tiền sử hút thuốc trong 20 năm, hoặc đã bỏ thuốc trong vòng 15 năm qua. Lưu ý là với những người đã bỏ thuốc 15 năm mà hiện có vấn đề về sức khoẻ làm ảnh hướng tới tuổi thọ hoặc tình trạng sức khoẻ của người đó hiện ko thể sẵn sàng cho việc phẫu thuật ( nếu như có thể xảy ra ) thì việc tầm soát với nhóm người này là không cần thiết. Dữ liệu hiện có cho thấy sàng lọc CT liều thấp làm giảm tỷ lệ t.ử v.o.n.g tới 20% trong một số trường hợp. Tuy kêu gọi như vậy, nhưng trong thực tế tỷ lệ sàng lọc hiện vẫn còn ít. Tại Hoa Kỳ, ước tính chỉ có 1.9% người hút thuốc đủ điều kiện đã từng được trải qua sàng lọc CT liều thấp. Scagliotti cho rằng lợi ích của việc tầm soát ung thư phổi đã bị giới chuyên môn đánh giá thấp-trong khi nếu chúng ta làm đúng thì đã có ít nhất 12000 ca t.ử v.o.n.g do ung thư phổi mỗi năm được cứu, đây quả thực là một con số không hề nhỏ!!! Scagliotti cũng chỉ ra rằng, có những bất bình đẳng trong việc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi như các rào cản về kinh tế, các bệnh lý đi kèm, khả năng tiếp cận, cũng như tâm lý ác cảm của xã hội với bệnh ung thư. Hiện tại ở Ý, Scagliotti cùng các đồng nghiệp đang tạo ra một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với việc tầm soát ung thư phổi. Kết thúc bài báo cáo, Scagliotti có nhắc đến dữ liệu từ 2 nghiên cứu là nghiên cứu MILD và nghiên cứu BioMILD. Hai nghiên cứu này chỉ ra rằng việc sàng lọc hằng năm và sàng lọc 2 năm một lần cho ra kết quả gần như tương tự nhau. Tuy vậy, điều đó không hề mâu thuẫn với khuyến cáo sàng lọc ung thư phổi, khi mà lợi ích của việc sàng lọc CT liều thấp là ở sự tích luỹ dữ liệu được theo dõi trong một thời gian dài.






z3699252044814_33d6d02724fcc9de540655828566f37d.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 57: Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CÓ THỂ GÂY UNG THƯ PHỔI Ở NGƯỜI CHƯA BAO GIỜ HÚT THUỐC.







Hôm 10/9/2022, Tại Hội Nghị Nội Khoa Ung Thư Châu Âu ESMO đang diễn ra, Giáo sư Charles Swanton cùng các đồng nghiệp đã công bố một báo cáo rất tuyệt vời- mang tính bước ngoặt trong nhận thức của cộng đồng y khoa về ung thư phổi. Đây là một nghiên cứu dài hạn- nó là một nhánh của nghiên cứu TRACERx-một chương trình nghiên cứu nhận được tài trợ 14 triệu bảng Anh từ Tổ Chức Nghiên cứu ung thư Vương Quốc Anh.






Mặc dù hút thuốc vẫn là nguy cơ lớn nhất gây ra ung thư phổi, nhưng riêng ở Anh mỗi năm có 6000 người chưa bao giờ hút thuốc t.ử v.o.n.g vì mắc ung thư phổi. Ô nhiễm không khí ngoài trời có liên quan chặt chẽ đến các vấn đề sức khoẻ như hen suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, bệnh tim…nó cũng gây ra khoảng 1/10 số ca mắc ung thư phổi ở Anh mỗi năm. Tuy vậy, không giống như tia UV và khói thuốc đã được công nhận là nguyên nhân gây ra ung thư bởi nó trực tiếp làm biến đổi DNA trên cơ thể người, thì Ô nhiễm không khí và mối liên quan với ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút thuốc vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ???






Các chuyên gia trong nhóm nghiên cứu, mà đứng đầu là Giáo sư Swanton đã phát hiện ra rằng những hạt ô nhiễm trong không khí có kích thước bé hơn 5% chiều rộng của một sợi tóc ở người- được gọi là hạt bụi mịn PM2.5 sẽ gây nên viêm phổi, từ đó dẫn đến ung thư. Trong phổi vẫn có những tế bào mang đột biến gây ung thư, các tế bào này bình thường ko hoạt động. Nhưng tình trạng viêm sẽ đánh thức chúng dậy và cùng với sự kết hợp của các đột biến gây ung thư có sẵn, chúng sẽ được kích hoạt, dẫn đến phát triển không kiểm soát, từ đó tạo thành khối u.







Giáo sư Swanton phát biểu :” Các tế bào mang đột biến gây ung thư này theo thời gian sẽ tích tụ lại khi chúng ta già đi, nhưng chúng thường không hoạt động. Qua nghiên cứu này, chúng tôi đã chứng minh rằng ô nhiễm không khí sẽ đánh thức các tế bào này dậy, từ đó gây ra ung thư. Cơ chế phân tử mà chúng tôi vừa khám phá ra có thể giúp ích cho chúng ta trong việc tìm ra được những cách tốt hơn để ngăn ngừa và điều trị ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút thuốc. Nếu chúng ta có thể khiến các tế bào này ngưng phát triển khi bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí- chúng ta có thể giảm nguy cơ mắc ung thư phổi “.





Đột biến gen EGFR thường được tìm thấy trên những người chưa bao giờ hút thuốc. Nhóm nghiên cứu đã kiểm tra dữ liệu trên hơn 400000 người ở vương quốc Anh và các nước châu Á rồi so sánh tỷ lệ mắc ung thư phổi do đột biến gen EGFR ở các khu vực có mức độ ô nhiễm PM2.5 khác nhau. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người sống ở khu vực có PM2.5 cao hơn thì tỷ lệ mắc ung thư phổi do đột biến gen EGFR cũng cao hơn, và tỷ lệ bị mắc các loại ung thư khác cũng cao hơn. Tiến sĩ Emilia Lim, một thành viên trong nhóm nghiên cứu phát biểu :” Thậm chí những thay đổi nhỏ về mức độ ô nhiễm trong không khí cũng có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người “.








Khi nghiên cứu trên chuột, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng việc ngăn chặn một phân tử có tên gọi là IL-1β ( phân tử này thường gây ra viêm và nó sẽ được giải phóng khi tiếp xúc với hạt bụi PM2.5 ) sẽ khiến ung thư không thể hình thành trên những con chuột này.





Tiến sĩ William Hill bày tỏ :” Để ung thư phổi xuất hiện và phát triển, Ô nhiễm không khí cần đánh thức vào đúng tế bào và vào đúng thời điểm. Tìm cách ngăn chặn hoặc giảm viêm gây ra bởi ô nhiễm không khí sẽ là một con đường dài nhằm giảm nguy cơ mắc ung thư phổi ở những người chưa bao giờ hút thuốc. Nó đòi hỏi trách nhiệm của không những cộng đồng y khoa mà còn của tất cả các bên có liên quan tới chủ đề rộng lớn này”.






5945_khong_khi_ban-1.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 58: XÉT NGHIỆM MÁU CÓ THỂ PHÁT HIỆN UNG THƯ SỚM??? MỘT BÁO CÁO TỪ HỘI NGHỊ ESMO 2022.







1
.Phát hiện bệnh chỉ bằng một giọt máu từ lâu đã trở thành chủ đề nóng bỏng trong cộng đồng y khoa. Sự thu hút và tính cách mạng của chủ đề cũng là đối tượng để nhiều kẻ lừa đảo nhắm đến. Nổi bật hơn cả khi nhắc tới xét nghiệm máu, là phi vụ lừa đảo thế kỷ được thực hiện bởi Elizabeth Anne Holmes- người phụ nữ có khuôn mặt hoa hậu đẹp không góc c.h.ế.t, từng được xếp hạng là 1 trong 100 người có ảnh hưởng nhất toàn cầu năm 2015. Ở thời hoàng kim, Holmes sở hữu khối tài sản lên đến 9 tỷ đô và được mệnh danh là nữ tỷ phú tự thân giàu nhất nước Mỹ. Mọi việc sau đó đã được phanh phui. Công ty của Holmes không hề sở hữu một công nghệ đột phá nào- tất cả chỉ là màn dàn dựng của ả cùng các đồng phạm. Ngày 3/1/2022 ả đã bị Toà Án Mỹ kết án 4 tội danh lừa đảo và có thể ngồi tù tới 20 năm…Không phải tới khi Holmes bị báo chí phanh phui thì mọi việc mới vỡ lẽ. Trước đó, cũng đã xuất hiện những tiếng nói hoài nghi từ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực y khoa về công ty của Holmes. Các giáo sư hàng đầu cho rằng Y khoa là một lĩnh vực rất đặc biệt. Nó được xây dựng dựa trên sự trải nghiệm và khám phá cơ thể người. Nó ko mang màu sắc logic hoàn toàn giống các ngành cơ bản như Toán hay Vật lý. Với Toán, chỉ cần cuốn vở và cây bút, cùng 1 bộ óc logic phi thường- bạn sẽ khám phá ra mọi chân lý. Điều này dẫn đến việc sẽ xuất hiện các thần đồng hay thiên tài với tuổi đời còn rất trẻ nhưng cũng có thể đạt đến vinh quang tột đỉnh trong nghề nghiệp chỉ bởi não bộ có IQ 200. Y Khoa không hoạt động theo cách đó- Nó ko hoàn toàn logic như Toán, nó cần trải nghiệm, cần thời gian, cần sự tích luỹ hơn là một cái nhìn viễn kiến. Bởi vậy, cô bé Holmes- sinh viên nghành hoá, bỏ học đại học giữa chừng năm 2- tạo nên một đế chế tỷ đô với tham vọng thay đổi ngành công nghiệp xét nghiệm máu- Điều này thường chỉ gặp trong giới công nghệ hay ngành khoa học cơ bản, chứ rất khó để bắt gặp trong lĩnh vực Y Khoa…Mọi việc sau đó đã chứng tỏ nhận định của các bậc thầy là chính xác. Holmes đã thực hiện phi vụ lừa đảo thế kỷ, sống một cuộc sống nhung lụa, để rồi tới đây- trại giam sẽ là nơi Cô ở gần như nốt phần đời còn lại.










2. Hôm 11/9/2022, Tại Hội Nghị ESMO đang diễn ra. Chủ đề xét nghiệm máu lại một lần nữa được nhắc tới- nhưng lần này ko có kẻ lừa đảo nào ở đây cả. Đây là một báo cáo khoa học- nó chính xác, chắc chắn và vẫn còn những hoài nghi trước khi được mở rộng ở quy mô lớn hơn. Chuyên gia Schrag cùng các đồng nghiệp tại trung tâm ung thư Memorial Sloan Kettering đã thực hiện nghiên cứu PATHFINDER ( NCT04241796 ) . Nghiên cứu này được thực hiện trên 6621 người khoẻ mạnh có độ tuổi từ 50 trở lên, 6621 người này đã được thực hiện xét nghiệm máu và kết quả xét nghiệm cho thấy có 1.4% trong số họ cho kết quả dương tính vs ung thư, 1.4% những người này tiếp tục được chản đoán ung thư bằng các công cụ truyền thống như CT, MRI, PET/CT, NỘI SOI…thì 35 người trong số đó đã được chẩn đoán là mắc ung thư thật!!! Chuyên gia Schrag phát biểu :” Điều thú vị của phương pháp này là nó phát hiện ra cả các khối u thể rắn và khối u thể lỏng. Đó thực sự là một xét nghiệm khối u toàn thân. Việc sàng lọc ung thư sớm bằng xét nghiệm máu đã được thực hiện một cách an toàn cho những người trên 50 tuổi. Khi kết quả xét nghiệm máu dương tính, mọi công việc cần làm tiếp để biến sự nghi ngờ này thành một kết luận được thực hiện trong thời gian ít hơn 3 tháng. Tôi nghĩ đây thực sự là một khái niệm mới- nó cho thấy ước mơ phát hiện ung thư bằng xét nghiệm máu là hoàn toàn khả thi “.











3. Công nghệ xét nghiệm trong nghiên cứu đã sử dụng đồng thời cả kỹ thuật giải trình tự thế hệ mới NGS và các thuật toán học máy để phân tích các mẫu methylation có trong DNA không tế bào ( DNA tự do- cfDNA ) từ các mẫu máu. Kết quả xét nghiệm sẽ cho thấy liệu có tín hiệu ung thư nào được phát hiện hay không? và nếu phát hiện thì xét nghiệm cũng cung cấp một phỏng đoán về nguồn gốc của ung thư xuất phát từ bộ phận nào trong cơ thể. Các loại ung thư đã được phát hiện trong nghiên cứu là ung thư hạch bạch huyết ( 12 người ), vú ( 5 người ), đại trực tràng ( 2 người ), tuyến tiền liệt ( 2 người ), bệnh bạch cầu lympho ( 2 người ), bệnh tăng globulin đại phân tử ( 2 người ), hầu họng ( 2 người ), gan ( 1 người ), đường mật trong gan ( 1 người ), phổi ( 1 người ), tuỵ ( 1 người ), ruột non ( 1 người ), buồng trứng ( 1 người ), tử cung ( 1 người ), xương ( 1 người ), và đa u tuỷ xương ( 1 người ). Chuyên gia Schrag cho biết thêm :” Chúng tôi phát hiện ra một bệnh nhân đồng thời sở hữu cả 2 bệnh ung thư là ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung. Tôi nghĩ điều thú vị ở mô hình xét nghiệm máu của chúng tôi là nó có thể cho chúng ta giải pháp ở những loại ung thư mà hiện nay chưa có bất kỳ tầm soát tiêu chuẩn nào. Đây mới chỉ là bước dạo đầu cho một nghiên cứu thực sự lớn hơn sẽ được chúng tôi tiến hành sắp tới .”







103047382-20150928-2-1675-6.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 59: BÁO CÁO ĐƯỢC MONG CHỜ NHẤT TẠI HỘI NGHỊ ESMO 2022 VÀ CÚ PHẢN ĐÒN TỪ KẺ THÙ BẤT KHẢ CHIẾN BẠI KRAS-G12C .







Hội nghị nội khoa ung thư Châu Âu ESMO diễn ra tại Paris, Pháp từ ngày mùng 9 cho đến ngày 13/9/2022. Tại hội nghị năm nay, báo cáo về thuốc Sotorasib là báo cáo được mong chờ nhất. Mọi con mắt đều đổ dồn về khán đài hôm 12/9- nơi Chuyên gia Melissa L. Johnson trong bài phát biểu đang cập nhật dữ liệu mới nhất về Sotorasib-viên thuốc đích đầu tiên trị được kẻ thù bất khả chiến bại KRAS-G12C.








1.Theo Dữ liệu được công bố từ phase3 của nghiên cứu CodeBreak200 thì Sotorasib cho ra tỷ lệ sống không bệnh tiến triển gấp đôi ở mốc 12 tháng cũng như giảm nguy cơ tiến triển bệnh với t.ử v.o.n.g lên tới 34% khi so với hoá trị ( docetaxel ) ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen KRAS-G12C trước đây đã trải qua ít nhất một liệu pháp điều trị toàn thân. Cụ thể, tỷ lệ sống không bệnh tiến triển ở mốc 12 tháng của Sotorasib là 24.8% còn hoá trị là 10.1%. Trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của Sotorasib là 5.6 tháng ( 95% CI, 4.3-7.8 ) còn trung vị thời gian sống không bệnh tiến triển của hoá trị- docetaxel là 4.5 tháng ( 95% CI, 3.0-5.7 ) . Tỷ lệ bệnh nhân gặp phải tác dụng nghiêm trọng trong quá trình điều trị của Sotorasib cũng ít hơn nhiều khi so với hoá trị. Tuy vậy, SỐNG CÒN TOÀN BỘ LÀ KHÔNG KHÁC BIỆT GIỮA SOTORASIB VÀ HOÁ TRỊ-DOCETAXEL. Kết thúc bài báo cáo, Chuyên gia Melissa L. Johnson nhận định :” Theo quan điểm của tôi, những dữ liệu này ủng hộ cho việc Sotorasib trở thành tiêu chuẩn trong điều trị bước 2 dành cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến gen KRAS-G12C”.










2.Kết thúc bài báo cáo của Chuyên gia Melissa L.Johnson. Các chuyên gia hàng đầu thế giới chia làm 2 phe và tranh cãi nhau TOÉ LỬA. Phe ủng hộ cho rằng tuy kết quả KHÔNG ĐƯỢC TỐT NHƯ MONG ĐỢI, nhưng nó vẫn ĐỦ TỐT để áp dụng trong thực tế điều trị. Phe phản biện thì cho rằng với cái gía đắt hơn gấp 10 lần hoá trị ( giá Sotorasib ở Mỹ là 20.000 usd / tháng ) thì việc thời gian sống không bệnh tiến triển tốt hơn một chút mà SỐNG CÒN TOÀN BỘ LẠI KHÔNG KHÁC BIỆT là một điều không thoả mãn. Với cái giá thuốc như vậy, họ mong đợi nó làm được một điều gì đó xứng đáng hơn. Thậm chí, một số ý kiến còn cho rằng với dữ liệu không khác biệt về sống còn toàn bộ này thì chính phủ một số nước có thể lên tiếng yêu cầu Tập Đoàn AMGEN- nơi phát minh ra thuốc sotorasib bồi hoàn lại số tiền mà họ đã chi trả cho người dân nước họ. Phe ủng hộ thì cho rằng tuy không có sự khác biệt về sống còn toàn bộ, nhưng cái bệnh nhân cần nhất là CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG chứ ko đơn thuần là TỒN TẠI. Bệnh nhân cần một cuộc sống khoẻ mạnh, một cuộc sống không rụng tóc, một cuộc sống nhìn từ ngoài vào không ai biết là bản thân đang mang bệnh- Chứ ko phải một cuộc sống nôn mửa, nát hết ven tay và rồi cảm giác kinh hoàng khi ngồi đợi đếm tới ngày vô truyền hoá trị. Lọt thỏm giữa cuộc tranh luận TOÉ LỬA giữa 2 bên là một số quan điểm cho rằng việc kê Sotorasib hay không sẽ tuỳ thuộc vào mức đồng chi trả bảo hiểm của mỗi bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có bảo hiểm đồng chi trả cao, họ sẽ kê Sotorasib. Nếu bệnh nhân có bảo hiểm chi trả thấp, họ sẽ chọn hoá trị. Dĩ nhiên, trước mỗi quyết định điều trị, bs sẽ trao đổi lại và thảo luận kĩ vs bệnh nhân về mặt lợi và hại của mỗi phác đồ.










3.Kết quả này được coi là cú phản đòn từ kẻ thù bất khả chiến bại KRAS-G12C. Nó chưa chịu khuất phục hoàn toàn. Giới chuyên gia đã kỳ vọng nhiều hơn thế vào Sotorasib-viên thuốc đầu tiên có khả năng nhắm đích, điều trị đột biến gen KRAS-G12C. Chiến lược điều trị sắp tới sẽ là bài toán điều trị đơn độc Sotorasib? hay kết hợp nó vô các phác đồ khác? hay biến nó thành điều trị bước 2 tiêu chuẩn? hay vẫn giữ hoá trị docetaxel? Câu trả lời sẽ tuỳ vào bệnh cảnh của mỗi bệnh nhân. Tuy chưa thể bị đánh bại hoàn toàn, nhưng đứng trước KRAS-G12C, chúng ta đã có hơn một lựa chọn điều trị, ngoài phác đồ hoá trị truyền thống đã tồn tại hơn 20 năm!!!







4-1602989335216543240384.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 60: THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 4 VÀ THÔNG TIN MỚI NHẤT VỀ VIỆC TUYỂN BỆNH NHÂN.






Tại ngày cuối của Hội Nghị ESMO 2022. Hôm 13/9/2022, Giáo sư Cho Byoung-chul đã trình bày một bản báo cáo rất được cộng đồng y khoa mong đợi về viên thuốc đich thế hệ 4 JIN-A02. Tất cả dữ liệu đều cho thấy, JIN-A02 tỏ ra xuất sắc trong việc điều trị bộ ba đột biến C797S/T790M/ EXON19 với bộ ba đột biến C797S/T790M/EXON21 trong ống nghiệm và trên động vật. Ngoài ra, JIN-A02 cũng cho thấy hiệu quả làm co ngót khối u đi kèm với liều lượng thuốc được sử dụng. Đặc biệt, khi sử dụng JIN-A02 và Osimertinib trên mô hình chuột thì JIN-A02 tỏ ra có khả năng thâm nhập hàng rào máu não cực tốt, thậm chí có phần lấn lướt khi so với osimertinib-viên thuốc đích EGFR hiện đang được đánh giá là có khả năng lên não tốt nhất hiện nay. Trong xuyên suốt bài báo cáo của mình, giáo sư Cho liên tục nhấn mạnh JIN-A02 sẽ là viên thuốc đích thế hệ 4 tốt nhất-một kẻ thay đổi cuộc chơi thực sự trong cuộc chiến ung thư phổi.








Nghiên cứu thuốc đích thế hệ 4 JIN-A02 đang bắt đầu ở phase1/2 nhằm đánh giá hiệu quả, tính an toàn, dược động học cũng như khả năng dung nạp của thuốc trên cơ thể người. Nghiên cứu hiện đang tuyển bệnh nhân từ 8 nước, bao gồm Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kong, Úc, Nhật Bản và Trung Quốc.







Nếu bạn là một bệnh nhân người Việt và có nguyện vọng muốn tham gia nghiên cứu. Hãy liên hệ với tập đoàn J INTS BIO có địa chỉ tại 49, Achasan-ro 17-gil, Seongdong-gu, Seoul, Hàn Quốc.






305629007_5432318986816996_5888878743291792518_n.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 61: .F.DA DÁN NHÃN Đ.EN CHO THUỐC POZIOTINIB TRONG ĐIỀU TRỊ ĐỘT BIẾN HER2-EXON20.







Các chuyên gia trong Ban cố vấn thuốc ung thư của FDA hôm 22/9/2022 đã tiến hành một cuộc bỏ phiếu về tính hiệu quả/ rủi ro của thuốc Poziotinib. Kết quả, 9 phiếu chống lại thuốc Poziotinib so với con số ủng hộ chỉ là 4 phiếu. Đây được xem như việc dán nhãn đen của FDA cho thuốc poziotinib- viên thuốc được kỳ vọng có thể trị được đột biến HER2 exon20 trong ung thư phổi không tế bào nhỏ.








Cuộc bỏ phiếu được tiến hành sau một cuộc thảo luận sâu rộng kéo dài giữa các chuyên gia trong ban cố vấn. Các dữ liệu cho thấy liều dùng poziotinib 16mg hằng ngày có thời gian đáp ứng ngắn, độc tố cao, tối ưu hoá liều không thoả đáng và thực tế là thử nghiệm lâm sàng xác nhận đã bị trì hoãn. Kết thúc phiên họp, chuyên gia Justin N. Malinou phát biểu :” Trong đơn xin xét duyệt, Công ty phát minh đã tuyên bố hồ sơ an toàn của poziotinib là tương tự các thuốc khác trong cùng phân nhóm. Tuy vậy, theo đánh giá của chúng tôi thì poziotinib ĐỘC HƠN các thuốc đích khác khi điều trị ung thư phổi, đặc biệt trên liều 16mg. Có 8 trong số 10 bệnh nhân đã gặp phải tác dụng phụ cấp độ từ 3 đến 4. Hơn 80% bệnh nhân yêu cầu ngừng thuốc trong quá trình điều trị và hơn 50% bệnh nhân cần phải giảm liều trong quá trình điều trị.









Chuyên gia Jeanne Fourie Zirkelbach cho biết thêm :” Trong quá trình xem xét hồ sơ của Poziotinib, chúng tôi xác định có những chỗ đáng lo ngại liên quan đến việc thiếu tối ưu hoá liều lượng. Do công ty phát minh không cung cấp đủ dữ liệu liên quan giữa lâm sàng và liều dùng nên chúng tôi không thể xác định được rằng liệu các liều thay thế có thể mang lại hiệu quả chấp nhận được cũng như cải thiện độc tính của thuốc hay không. Do đó, chúng tôi khẳng định rằng công ty phát minh đã không thể biện minh được về đề xuất liều dùng 16mg mỗi ngày cho poziotinib “.










Tập đoàn Spectrum Pharmaceuticals cũng lên tiếng, khi cho rằng Poziotinib có cùng tỷ lệ đáp ứng khách quan với thuốc Mobocertinib. Vậy tại sao Mobocertinib được xét duyệt mà ko gặp phải bất kỳ phản đối nào??? FDA ngay sau đó đã phản bác lại rằng, tuy poziotinib và Mobocertinib có cùng tỷ lệ đáp ứng khách quan NHƯNG MÀ Mobocertinib cho thời gian đáp ứng vượt xa poziotinib RẤT NHIỀU.









Chuyên gia Joshua K. Sabari bày tỏ :” Mặc dù Enhertu hiện đang là tiêu chuẩn trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến HER2-EXON20, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có đủ tiềm lực tài chính và đủ điều kiện y tế để có thể tiếp cận được Enhertu. Do đó, Poziotinib có thể là một lựa chọn khác cho những bệnh nhân này. “ Các chuyên gia bên phe ủng hộ Poziotinib cũng cho rằng tuy Poziotinib có độc tố cao nhưng những rủi ro do độc tố này mang lại hoàn toàn có thể xử lý được tại các cơ sở y tế. Thêm nữa, Poziotinib là thuốc uống, tức là bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú- đây là một sự thuận tiện không hề nhỏ.







Lung-respiratory-digital-AI-diagnostic.png
 
Chỉnh sửa cuối:

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 62: NƯỚC MẮT CHẢY XUÔI.





Ngày xưa, ở một làng kia có một gia đình nghèo gồm ông bố già, hai vợ chồng trẻ và đứa con nhỏ. Ông bố già yếu cần được chăm sóc nhưng con trai và con dâu bất hiếu chẳng ngó ngàng gì đến nên ông thường bị đói rét. Đứa cháu trai nhỏ thấy vậy thương ông nội lắm, thường lén cha mẹ đem phần cơm của nó cho ông ăn.





Ông bố già rất đau khổ về cách cư xử của con. Ông than phiền, oán trách bao nhiêu thì họ càng khó chịu bấy nhiêu. Cuối cùng, họ bàn nhau sẽ đem ông đến một nơi thật xa rồi bỏ lại đấy. Người chồng nói sẽ mua một cái sọt to bằng tre để bỏ ông cụ vào đó mang đi. Trong lúc bàn mưu tính kế để vứt bỏ cha, họ đâu ngờ rằng, đứa con trai bé bỏng của họ đã nghe tất cả.






Sáng hôm sau, ngay khi người cha đi chợ mua sọt, đứa bé hỏi mẹ:
- Mẹ ơi, tại sao bố mẹ lại vứt ông đi?
Người mẹ vội vàng trả lời:
- Không, chúng ta nào có vứt ông. Con xem bố và mẹ đều bận việc suốt ngày không có thì giờ để chăm sóc ông. Do đó, chúng ta sẽ đem ông đến một nơi có người chăm sóc ông tử tế và ông sẽ được vui hơn.
Đứa bé lại hỏi:
- Nơi ấy ở đâu, mẹ cho con biết để con đến thăm ông mỗi khi con nhớ?
Người mẹ lắc đầu:
- Ồ, nơi ấy xa lắm, con không thể biết được đâu.
Chiều xuống, người chồng đem sọt về. Không muốn cho hàng xóm biết chuyện, họ đợi đến tối mới bắt đầu thực hiện.
Vừa lúc thấy cha mang ông nội ra khỏi nhà, đứa con trai nhỏ bèn lên tiếng:
- Bố ơi! Khi nào xong việc bố nhớ đem cái sọt về đây nhé!
Bố nó nghe nói dừng lại hỏi:
- Để làm gì hả con?
Đứa bé ngây thơ trả lời:
- Nhà ta còn cần đến cái sọt ấy mà, vì khi bố già con sẽ đựng bố vào cái sọt ấy mang vứt đi chứ.




Nghe đứa bé nói, anh chồng bối rối, chân loạng choạng không sao cất bước nổi. Anh ta thấy hối hận, đem bố già vào nhà, và từ đấy chăm sóc bố rất chu đáo.






tai-xuong-1.jpeg
 

xebus123

Đi bộ
Biển số
OF-820008
Ngày cấp bằng
30/9/22
Số km
1
Động cơ
21 Mã lực
Tuổi
34
Cảm ơn bác đã chia sẻ những thông tin hữu ích. Em chưa đọc hết bài, tranh thủ rảnh việc lúc nào vào đọc lúc ấy. Bố em cũng đang K Phổi GD4 và đang ỷ lại vào hóa trị và bác sỹ. Nếu bác có thời gian bác cho em xin contact để em liên hệ với bác hỏi thêm vài thông tin ạ.
Nhân tiện viết lên đây để đánh dấu thớt này, tối về em ngâm cứu tiếp. Em biết bác qua thớt của bác Hùng, thớt đấy quá hữu ích nhưng đã bị đóng thì phải. Em đăng ký thành viên xong em tìm nãy giờ chưa thấy.
 

gadi2banh

Xe điện
Biển số
OF-167353
Ngày cấp bằng
18/11/12
Số km
2,279
Động cơ
417,832 Mã lực
Cảm ơn bác đã chia sẻ những thông tin hữu ích. Em chưa đọc hết bài, tranh thủ rảnh việc lúc nào vào đọc lúc ấy. Bố em cũng đang K Phổi GD4 và đang ỷ lại vào hóa trị và bác sỹ. Nếu bác có thời gian bác cho em xin contact để em liên hệ với bác hỏi thêm vài thông tin ạ.
Nhân tiện viết lên đây để đánh dấu thớt này, tối về em ngâm cứu tiếp. Em biết bác qua thớt của bác Hùng, thớt đấy quá hữu ích nhưng đã bị đóng thì phải. Em đăng ký thành viên xong em tìm nãy giờ chưa thấy.
Chúc bố cụ mau khỏe nhé. Đang theo hóa chất thì cứ tiếp tục nếu hợp. Nếu ko hợp mới tính sang đích
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
Cảm ơn bác đã chia sẻ những thông tin hữu ích. Em chưa đọc hết bài, tranh thủ rảnh việc lúc nào vào đọc lúc ấy. Bố em cũng đang K Phổi GD4 và đang ỷ lại vào hóa trị và bác sỹ. Nếu bác có thời gian bác cho em xin contact để em liên hệ với bác hỏi thêm vài thông tin ạ.
Nhân tiện viết lên đây để đánh dấu thớt này, tối về em ngâm cứu tiếp. Em biết bác qua thớt của bác Hùng, thớt đấy quá hữu ích nhưng đã bị đóng thì phải. Em đăng ký thành viên xong em tìm nãy giờ chưa thấy.
em inbox cho cụ rồi nhé!
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 63: BÁO CÁO MỚI NHẤT VỀ TÁC DỤNG PHỤ CỦA THUỐC ĐÍCH ALK THẾ HỆ 3 LORLATINIB.







1.
Hôm 29/9/2022 Chuyên gia Ibiayi Dagogo-Jack cùng các đồng nghiệp đã công bố 1 nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc đích thế hệ 3 ALK LORLATINIB. Nghiên cứu đã được thực hiện trên 124 bệnh nhân tại Bệnh Viện đa khoa Massachusetts Mỹ và 248 bệnh nhân trong thử nghiệm mang mã số B7461001. Tại Bệnh Viện đa khoa Massachusetts, các bệnh nhân được theo dõi từ tháng 10/2014 cho đến tháng 12/2020. Tại đây, bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc lorlatinib sau khi kháng các thuốc đích khác. Hầu hết bệnh nhân ở cả 2 nhánh Massachusetts và B7461001 đều đã gặp phải tác dụng phụ liên quan đến nhận thức thần kinh. Số bệnh nhân bị tác dụng phụ liên quan đến nhận thức thần kinh, tâm trạng, ngôn ngữ ở nhánh Massachusetts là 60%, 36%, 23%, còn ở nhánh B7461001 lần lượt là 49%, 23%, 11%. Số bệnh nhân phải giảm liều ở nhánh Massachusetts là 52%, còn ở nhánh B7461001 là 18%. Những tác dụng phụ này nói lên tính quan trọng của việc bs điều trị phải nhận thức được sớm các tác dụng phụ có thể xảy đến với bệnh nhân dùng lorlatinib. Từ đó, cần có một chiến lược theo dõi phù hợp cũng như giảm liều cần thiết để đảm bảo hiệu quả của việc điều trị. Các bài kiểm tra trong liệu pháp ngôn ngữ có thể được dùng để kiểm tra bệnh nhân ở mỗi lần tái khám. Kết quả của bài kiểm tra này sẽ nói lên tình trạng nhận thức của bệnh nhân. Từ đó gợi ý cho bs điều trị có sự can thiệp sớm nếu cần.









2. Đa số bệnh nhân ung thư phổi có đột biến gen ALK đều mang bệnh ở tuổi đời còn khá trẻ, 50% số bệnh nhân ung thư phổi có đột biến gen ALK được chẩn đoán bệnh ở tuổi dưới 50, và khoảng 30% bị chẩn đoán mang bệnh ở tuổi dưới 40. Do vậy, những bệnh nhân ALK phần nhiều vẫn còn đang công tác và hoạt động xã hội. Việc dùng lorlatinib sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống hiện tại của họ. Những bệnh nhân khi dùng lorlatinib nên có người thân ở kèm để tiện theo dõi- tránh việc ở một mình. Bởi độc tố của thuốc ở trên hệ thần kinh có thể gây ra những hậu quả ko thể kiểm soát.






053646_1349043.jpg.2000x1333_q95_crop-smart_upscale.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
959
Động cơ
266,361 Mã lực
BÀI SỐ 64: PHÉP MÀU Y KHOA






Hôm nay là một ngày đặc biệt- ngày 2/10/2022 theo giờ Việt Nam. Còn theo giờ Mỹ thì hiện đang là ngày 1/10/2022, ngày sinh nhật cựu Tổng Thống Mỹ Jimmy Carter. Cựu tổng thống đón lần sinh nhật 98 không phải trên giường bệnh. Ông vẫn mạnh khoẻ, nghe các cuộc gọi chúc mừng và ko quên chào đón mọi người đến với thị trấn nhỏ Plains, Georgia- Quê hương và cũng là nơi ông hiện đang sinh sống những năm tháng tuổi già. Ở tuổi 98, Ông thực sự khoẻ mạnh.





Chúng ta ko nói về Jimmy Carter với tư cách một c.hí.n.h t.rị g.ia- người cả đời phụng sự xã hội. Chúng ta nói đến Jimmy Carter vs cái nhìn ông là một bệnh nhân ung thư. Cựu tổng thống Mỹ bị phát hiện ung thư hắc tố giai đoạn cuối vào tháng 8/2015. Tại thời điểm phát hiện, ung thư đã di căn đến toàn bộ não và gan- Lúc đó Ông đã 91 tuổi!!! Theo lẽ thường, Cơ hội sống tiếp của ông gần như bằng 0-tiên lượng thời gian còn lại tính theo đơn vị tuần…Nhưng thật may mắn, thời điểm Ông phát hiện bệnh cũng là thời điểm thuốc miễn dịch xuất hiện. Ngay lập tức, ông được điều trị bằng Keytruda- loại thuốc miễn dịch hiện giờ đã rất quen thuộc với đa số bệnh nhân Việt Nam. Trải qua 3 tháng điều trị, toàn bộ các khối u não và gan đã biến mất. Một kết quả thực sự ngoạn mục có được từ những tiến bộ kỳ diệu của Y Khoa.





Trải qua 7 năm điều trị ung thư giai đoạn cuối ở tuổi ngót nghét 100. Cựu tổng thống Mỹ vẫn rất minh mẫn, khoẻ mạnh. Ông là bằng chứng rõ ràng và có sức thuyết phục nhất về những điều kỳ diệu mà Y Khoa có thể đem lại. Ung thư không phải dấu chấm hết, ung thư chỉ là cách để chúng ta bắt đầu lại mọi thứ một cách mạnh mẽ hơn. Hãy cố gắng kéo dài thời gian hợp thuốc nhất có thể, bởi càng kéo dài được thời gian hợp thuốc. Bạn càng có cơ hội đợi được các thuốc sau ra đời. Một bài toán thế hệ trước tạm thời chưa giải được, thì lời giải sẽ được tìm thấy ở thế hệ sau. Cái chúng ta cần là thời gian, hãy cho các nhà khoa học thêm thời gian. Chỉ cần có đủ thời gian, ko vấn đề nào là ko thể giải quyết, ko thách thức nào là ko thể vượt qua.







imrs.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top