[Funland] Ung thư phổi - Điều trị đích

Biển số
OF-800081
Ngày cấp bằng
11/12/21
Số km
3
Động cơ
14,510 Mã lực
Tuổi
36
Nơi ở
Hà Nội
chào Cụ ! thường thì ALK và EGFR là 2 đột biến mang tính loại trừ, tức là đã có thằng này thì không có thằng kia. Việc một bệnh nhân có song song cả 2 đột biến này tuy trong y văn vẫn ghi là có, nhưng cực hiếm...Bố cụ là trường hợp đột biến ALK xuất hiện trong giai đoạn kháng thuốc chứ ko phải tại thời điểm chẩn đoán. Bây giờ cần làm thế nào đây???


Đầu tiên phải xem cơ địa và sức khoẻ của cụ nhà có ổn ko? nếu ổn thì sẽ dùng song song thuốc đích afatinib + thuốc alk...sẽ theo dõi tác dụng phụ để cân đối liều sao cho phù hợp, chứ không có chuyện bỏ thuốc egfr để dùng mỗi thuốc alk đâu. Trong y văn có ghi thì những ca này thường tgian hợp thuốc sẽ ngắn, cỡ 5 tháng đổ lại...Dĩ nhiên, không loại trừ kqua xn gen là dương tính giả- bởi vậy việc dùng thuốc nên được đánh giá lại sau 3 tuần đến 1 tháng khi dùng phác đồ mới. Về việc chọn thuốc alk thì tuỳ vào kinh tế gia đình và việc cụ nhà có di căn não không để quyết định dùng thuốc cụ nhé! ( câu trả lời này chỉ hoàn toàn dựa trên những dữ liệu ít ỏi mà cụ đưa ra, còn đâu thực tế để chính xác hơn thì cần có bức tranh tổng thể của cụ nhà nữa cụ nhé )
Em cảm ơn bác ạ. Nghe đã thấy nan giải rồi. Lại vác súng gươm lên để chiến đấu thôi ạ. Bố em hiện tại ngoài việc khản tiếng thì trộm vía vẫn khỏe, dễ có thể đánh bay ba bát cơm nếu không bị tiểu đường ạ.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
Em cảm ơn bác ạ. Nghe đã thấy nan giải rồi. Lại vác súng gươm lên để chiến đấu thôi ạ. Bố em hiện tại ngoài việc khản tiếng thì trộm vía vẫn khỏe, dễ có thể đánh bay ba bát cơm nếu không bị tiểu đường ạ.
Cố gắng lên cụ! mọi chuyện sẽ ổn thôi!
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀI SỐ 36: THUỐC ĐÍCH THẾ HỆ 2.




Trong quá trình dùng thuốc đích, tuyệt đại đa số bệnh nhân chỉ nghe đến tên của thuốc thế hệ 1 và thế hệ 3 mà ít nghe ai nhắc đến thuốc thế hệ 2. Nếu có bệnh nhân dùng thuốc thế hệ 2 thì đó cũng là một nhóm rất nhỏ khi so sánh với số lượng người dùng thuốc thế hệ 1, thế hệ 3. Ở trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau đi làm rõ lý do đứng đằng sau sự không phổ biến này của thuốc thế hệ 2. Sau đó, chúng ta sẽ đi sâu một chút vào sự tuyệt vời của thuốc thế hệ 2 cùng những mẹo mực chiến lược điều trị cực hay mà nó sở hữu trong cuộc chiến kéo dài thời gian s.ống cho người bệnh.





1. Thuốc đích thế hệ 2 afatinib được FDA thông qua lần đầu tiên vào năm 2013 để điều trị cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn di căn có đột biến gen exon19 hoặc exon 21 L858R. Tiếp đó vào năm 2016, FDA tiếp tục thông qua thuốc đích thế hệ 2 afatinib cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tế bào vảy trước đó đã tiến triển trên phác đồ hoá trị platinum ( Quyết định này hiện nay vẫn gặp phải sự không đồng tình từ một số chuyên gia, do kết quả mà FDA dựa vào đó để thông qua afatinib cho tế vào vảy đạt được lợi ích sống còn không nhiều mà lượng độc tố bệnh nhân phải chịu là tương đối lớn. Trong khi cùng ở dòng điều trị thì có một số lựa chọn khác tỏ ra khả dĩ hơn-ví dụ nivolumab... Bạn thấy đấy, FDA thông qua là một chuyện, còn từ đó cho đến việc thay đổi hẳn điều trị trong lâm sàng là chuyện không hề đơn giản. Nó như câu chuyện thuốc covid mà tôi đã từng nhắc đến- tuy được FDA thông qua nhưng số phiếu chống cũng gần bằng số phiếu thuận. Một bs giỏi là một bs cần có cái nhìn đủ, từ cả góc độ ủng hộ lẫn phản biện nhằm đem lại cho bệnh nhân của mình lợi ích s.ống còn cao nhất. Chứ cứ dựa vào góc nhìn 1 chiều từ việc FDA thông qua thì thiết nghĩ không cần đến chuyên gia làm gì. Khi ấy, phát cho bệnh nhân mỗi người 1 tờ giấy in khuyến cáo của FDA rồi tự chữa cho nhau!!! ) . Gần đây nhất là năm 2018, FDA tiếp tục thông qua thuốc đích thế hệ 2 cho những bệnh nhân mang một số đột biến hiếm.




2. Mặc dù đã được FDA thông qua sử dụng ở trên 3 nhóm bệnh nhân. Nhưng không chỉ ở việt nam, mà trên toàn thế giới, thuốc đích thế hệ 2 vẫn được sử dụng phổ biến không nhiều như thế hệ 1 và thế hệ 3. Lý do là đứng trước một vấn đề mà cả 3 thế hệ cũng giải được thì thế hệ 2 tỏ ra không có sự vượt trội đủ lớn về mặt s.ống còn, trong khi độc tố của thế hệ 2 gây ra trên bệnh nhân lại tương đối lớn so với thuốc thế hệ 1 và thế hệ 3- Điều này khiến bs thì ngại kê còn bn thì ngại uống!!! Thuốc thế hệ 2 có các hàm lượng 20,30,40 và 50mg. Tuy nhiên, ở việt nam chỉ lưu hành các hàm lượng 20,30 và 40mg. Hàm lượng 50mg có lẽ chỉ để trưng bày tủ kính, bởi ngay đến hàm lượng 40mg cũng rất ít bn chịu đựng nổi độc tố trên nó. Đa số bn khi dùng thế hệ 2 thì đều dùng hàm lượng 30mg. Nhưng nhé! bạn cần rất lưu ý chỗ nhưng này. Nếu bạn là một bệnh nhân được kê thế hệ 2 và bs kê cho bạn hàm lượng 30mg thì bạn nên bàn bạc lại vs bs nên kê từ liều 40mg kê đi, nếu không chịu nổi td phụ khi ấy mới hạ liều về 30mg- Đây là cách kê liều bậc thang, dùng phương pháp xuống thang để gạn đúc khơi trong tìm cho bn một liều thích hợp nhất. Việc kê ngay liều 30mg tuy có thể khiến bn sướng vì td phụ nhẹ nhàng và bs cũng đỡ vất vả khi không còn phải suốt ngày nghe điện thoại từ bn xin cách trị td phụ. Nhưng khi ấy bn sẽ gặp rủi ro tái phát bệnh lớn- đặc biệt là di căn não- do liều 30mg tỏ ra quá nhẹ so với một số bệnh nhân nên đã ko đủ để bảo vệ não. Có hẳn nghiên cứu trên những bn di căn não mà dùng thế hệ2, thì liều 40mg cho tgian sống còn gần gấp đôi so với những bn dùng liều 30mg!!!! Bởi vậy, bạn nên bàn bạc vs bs thật kĩ về chiến lược liều bậc thang đi từ cao xuống thấp, nếu chịu được liều cao thì nên chịu, chứ đừng đi tìm sự thoải mái mà dùng liều thấp luôn.





3. Nếu để ý, bạn sẽ thấy có 1 điểm rất khác của thế hệ 2 so với thế hệ 1 và thế hệ 3. Đó là nó là thằng duy nhất giải quyết được CÁC ĐỘT BIẾN HIẾM. Dĩ nhiên, nhóm bệnh nhân đột biến hiếm sẽ được lợi khi dùng thế hệ 2 rồi- điều đó không phải bàn cãi. Nhưng có một logic thế này: Đó là thay vì chỉ dùng thuốc tương ứng với số đột biến mà bệnh nhân có, thì giờ ta đi dùng thuốc mà trị được hơn cả số đột biến mà bệnh nhân có đi??? tức là giả sử bệnh nhân có mỗi đột biến exon19, thì h ta dùng luôn thuốc thế hệ 2 nó vừa diệt được exon19, vừa diệt được thêm 1 lô đột biến hiếm nữa- việc dùng trước này sẽ khiến ung thư loay hoay khó tìm đường kháng hơn, bởi nhiều con đường kháng đã bị bịt sẵn rồi. Và kể cả nếu ung thư kháng thì nó cũng bầm dập rồi, bởi phải loay hoay rất mệt mỏi tìm đường sống khi có quá nhiều con đường kháng đã bị bịt sẵn??? Bắt đầu từ logic này, người ta thiết kế một nghiên cứu quy mô toàn cầu có tên là nghiên cứu GioTag. Đây là một nghiên cứu cực kỳ tuyệt vời. Khi nó đã đem đến một kết luận cực kỳ quan trọng vào cuối 2020-Đó là với những bệnh nhân châu á hoặc bệnh nhân có đột biến gen exon19 mà dùng theo thứ tự thế hệ 2 trước rồi mới dùng đến thế hệ 3 thì cho đầu ra là một con số sống còn ấn tượng. Từ đó, nghiên cứu khuyến cáo rằng, Đối với bệnh nhân chủng tộc châu á hoặc bệnh nhân có đột biến gen exon19 thì điều trị thứ tự bằng thế hệ 2 trước rồi để dành thế hệ 3 dùng sau đó là một chiến lược tốt, đem lại lợi ích sống còn đáng kể cho bệnh nhân- Dĩ nhiên, nhóm bệnh nhân này là nhóm bệnh nhân khi kháng thế hệ 2 mà dùng được thế hệ 3, tức là đột biến kháng thuốc thế hệ 2 của họ là đột biến T790M. Sau đó vào năm 2021, một nghiên cứu quy mô toàn cầu khác có tên là UpswinG cũng được hoàn thành và kết quả đã tái khẳng định sự đúng đắn của nghiên cứu GioTag.







BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ?




1.
Nếu bạn được kê thuốc thế hệ 2 thì hãy bàn với bs thật kĩ về việc dùng từ liều 40mg dùng đi. Nếu không chịu nổi td phụ thì khi ấy mới hạ liều. Bs rất bận, có tới cả trăm bệnh nhân, nên bn nào mà cũng suốt ngày gọi điện í ới xin cách trị td phụ thì không ai chịu nổi cả. Nên thỉnh thoảng quyết định điều trị được đưa ra thay vì hướng đến sự sống còn cao nhất thì lại hướng đến cái tiện lợi nhất- tiện cho cả bs đỡ phải nghe điện thoại mà cũng tiện luôn cho bn khi không phải khổ sở với td phụ. Nhưng cái tiện này rất nguy hiểm như tôi đã chỉ ra ở trên. Bạn cần phải hiểu được bức tranh tổng thể như thế, để có cho mình một quyết định tốt nhất.





2.Nếu bạn có cùng gen y hệt với mấy bệnh nhân khác. Trong khi tất cả họ đều được kê thế hệ 1 hoặc thế hệ 3, duy chỉ có bạn là được kê thế hệ 2. Khi ấy, có thể bạn đã gặp may, bởi bs điều trị cho bạn là một bs giỏi- người đã cập nhật nghiên cứu Giotag và Nghiên cứu UpswinG kể trên vô dữ liệu nhằm thiết kế lên một chiến lược điều trị sống còn rất dài hơi cho bạn. Nói vậy, không có nghĩa là những bs khác không giỏi, bởi việc gen giống nhau không có nghĩa là quyết định điều trị sẽ giống nhau, nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.





3.Thế hệ 2 là một thuốc đặc biệt. Trong giới nghiên cứu, nó được mệnh danh là THUỐC BẨN- bẩn ở đây ko phải là bẩn thỉu mà ý nói về tác dụng phụ và sự đa dạng trị nhiều đột biến của nó- đâu nó cũng bôi ra một tí, đột biến nào nó cũng góp phần tỏ ra có tác dụng một tí. Lịch sử của thuốc thế hệ 2 là một lịch sử cực kỳ thú vị và vô cùng đáng giá. Có rất nhiều những mẹo mực và chiến lược điều trị khi sử dụng thuốc thế hệ 2- chúng ta sẽ trở lại chủ đề này vào một một thời điểm gần nhất.



quan-bai-tay-nghia-la-gi-2.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀI SỐ 37 : TỔNG KẾT HỘI NGHỊ ASCO 2022-PHẦN 6.




PHỤ NỮ DỄ GẶP TÁC DỤNG PHỤ NGHIÊM TRỌNG HƠN NAM GIỚI TRÊN CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ MIỄN DỊCH, THUỐC ĐÍCH VÀ HOÁ TRỊ




Tại hội nghị Asco2022 chuyên gia Joseph M. Unger cùng các cộng sự đã báo cáo kết quả của nghiên cứu SWOG được thực hiện xong ở phase 2 và phase3. Nghiên cứu SWOG được tiến hành trên 23296 bệnh nhân ( trong đó bệnh nhân nữ có 8838 người- chiếm 37.9% ) được lấy từ 202 nghiên cứu, trải dài trong thời gian 30 năm từ 1/7/1989 cho tới 30/6/2019 . Trong số này, có 17417 bệnh nhân điều trị bằng hoá trị, 2319 bn điều trị bằng miễn dịch, và 3560 bn điều trị bằng thuốc đích. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 64.6% ( 15.051 người ) bệnh nhân gặp phải ít nhất một tác dụng phụ nghiệm trọng ( từ cấp độ 3 trở lên ) . Trong đó, bệnh nhân nữ gặp phải rủi ro tác dụng phụ lớn hơn 34% khi so với bệnh nhân nam ( 0R= 1.34; 95% CI; 1.27 đến 1.42; P<0.001 ) - Đặc biệt trên nhóm bệnh nhân điều trị bằng miễn dịch, thì bệnh nhân nữ gặp phải tác dụng phụ lớn hơn 49% so với bệnh nhân nam ( OR =1.49; 95%CI; 1.24 đến 1.78; P< 0.001 ) . Từ đó, cho thấy bệnh nhân nữ gặp phải nguy cơ tác dụng phụ cao hơn bệnh nhân nam trên tất cả các phác đồ điều trị, đặc biệt là trên phác đồ miễn dịch ( OR= 1.66; 95% CI; 1.37 đến 2.01 ; P< 0.001 ) . Tác dụng phụ nghiêm trọng nhất mà bệnh nhân nữ phải trải qua khi điều trị bằng hoá trị hoặc miễn dịch là trên đường máu.




Nghiên cứu SWOG xác nhận rằng giới tính là một yếu tố độc lập, nó chỉ ra sự khác biệt rõ rệt khi cùng nhận một phác đồ điều trị thì bệnh nhân nữ thường sẽ gặp phải tác dụng phụ nặng hơn bệnh nhân nam. Đặc biệt là khi phác đồ điều trị là thuốc miễn dịch. Từ đó, yêu cầu việc cá nhân hoá trong điều trị cần được lưu ý và sát sao- Cần có một chiến lược điều trị rõ ràng, trong đó bao gồm việc tiên lượng để can thiệp sớm nhằm giảm nguy cơ tác dụng phụ nghiêm trọng mà bệnh nhân có thể mắc phải trong quá trình điều trị.


Low-Res_J Unger.jpg.png
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀI SỐ 38: HỎI VÀ TRẢ LỜI




HỎI
: Chào anh! Mẹ em bị k phổi giai đoạn 4- không có đột biến gen, đã trải qua 6 lần hoá trị nhưng không tác dụng. Sau đó bs đổi hướng sang phác đồ gộp thêm miễn dịch vô hoá trị nhưng tình hình vẫn thế, không khả quan. Mẹ em hiện giờ không thể tự sinh hoạt được mà phải có người chăm sóc. Anh cho em hỏi, liệu có cách nào biết được Mẹ em còn s.ống được bao lâu không? Em rất thương Mẹ, em sợ sẽ phải đến ngày đó. Mong anh trả lời giúp em. Em rất cám ơn anh.



TRẢ LỜI: Câu hỏi của em là câu hỏi mà bất cứ ai khi bắt đầu vô cuộc chiến này cũng đều gặp phải. Liệu mình sẽ còn s.ống được bao lâu nữa ? chiếc đồng hồ đếm ng.ược cuộc đời mình sẽ còn chạy đến bao giờ? Tại sao lại là mình mà không phải ai khác? Sao cuộc đời bất công và ch.ó má đến thế- mình sống rất tốt mà, mình có ác với ai đâu? Sao ông Trời lại giáng xuống đầu mình căn bệnh này?



1.Cái c.h.ế.t là một phần của cuộc sống. Như nhiều người đã từng nói, cái c.h.ế.t và cuộc sống là 2 cách nhìn của cùng một vấn đề, nó không có bắt đầu và cũng không có kết thúc. Cùng với sự sống thì cái c.h.ế.t đang xảy ra hằng ngày, hằng giờ, hằng khoảnh khắc- chỉ là chúng ta, vì quá mải mê mà đôi khi đã quên mất sự tồn tại của nó. Chúng ta đua tranh và sống như thể mình bất .t.ử.- trong khi ở cuộc đời này-không có gì chắc chắn cả, ngoài cái c.h.ế t. !!! Mỗi giây trong cơ thể con người có hơn 3 triệu tế bào c.h.ế.t đi và được thay thế bằng số tế bào mới sinh ra tương đương. Những lúc chúng ta đi cắt tóc, đi tắm-đó chính là những lúc chúng ta loại bỏ đi các tế bào c.h.ế.t. Em thấy đấy, sự sống và cái c.h.ế.t luôn xảy ra song hành trong từng khoảnh khắc, từng hơi thở. Cái c.h.ế.t không hề xa lạ, chỉ là nó ít khi được mọi người nhắc đến, mà thôi.





2.Bệnh ung thư không giống như bệnh đột quỵ, Bệnh ung thư không bụp phát bất ngờ kiểu sập luôn như bệnh đột quỵ, mà con đường diễn tiến của bệnh ung thư sẽ từ từ hơn, chầm chậm hơn, và chúng ta hoàn toàn có thể theo dõi được sự thay đổi của con đường này thông qua những lần tái khám định kỳ. Sự lao dốc của bệnh ung thư chỉ xảy ra ở thời kỳ cuối- thời kỳ mà tất cả các phác đồ điều trị lúc đó đã trở nên vô tác dụng. Sự lao dốc lúc này diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn- có thể chỉ là vài ngày, vài tuần, và không bao giờ lâu tới quá 2,3 tháng cả.




3. S.in.h có hạn .t.ử. bất kỳ- không ai trong chúng ta có thể đoán định được tuổi th.ọ. Nhưng với riêng bệnh ung thư, mà cụ thể là ở thời kỳ cuối- thời kỳ lao dốc của bệnh, thì ta hoàn toàn có thể ước lượng được thời gian còn lại. Sự ước lượng này không thể chính xác tuyệt đối, nhưng bằng việc theo dõi 3 chỉ số sinh tồn, chúng ta phần nào có được cho mình một thông điệp- nhằm tránh sốc. Ba chỉ số sinh tồn cơ bản mà em cần nắm được để theo dõi Mẹ là:



- chỉ số oxy máu sp02
- chỉ số huyết áp
- chỉ số nhịp tim





Ba chỉ số này có thể đo được bằng 2 chiếc máy là máy đo huyết áp ( hiện lên chỉ số huyết áp, nhịp tim) và máy kẹp tay đo sp02. Chỉ số huyết áp bình thường ở trong khoảng 105/73 đến 117/77- sẽ có dung sai đối với khoảng này, và để đánh giá sự dung sai đó liệu có mang đến một thông điệp báo động gì không thì cần dựa vào một số yếu tố vs từng hoản cảnh cụ thể nữa. Nhưng bằng việc nắm được khoảng huyết áp thông thường như vậy, ít nhất em đã có cho mình một sự chuẩn bị.



Chỉ số sp02 trên 95 là an toàn, người thường thì sp02 tầm 97,98. Nếu sp02 rơi xuống dưới 92 thì khi đó em cần cân nhắc đưa người bệnh đến Viện-nếu người bệnh thuộc diện chăm sóc giảm nhẹ thì không cần đưa tới Viện nữa, mà chỉ số đó sẽ coi như một tín hiệu cảnh báo tới tất cả những người có liên quan.


Nhịp tim của người thường rơi vào khoảng 60 đến 100. Người nào càng khoẻ thì nhịp tim càng thấp, nhịp tim của một số động viên chuyên nghiệp chỉ hơn 50- đó là nói về những người khoẻ, còn Mẹ em là một bệnh nhân thì sẽ có cái nhìn khác, bất cứ khi nào nhịp tim rơi ra khoảng đó thì em cần sát sao theo dõi.



Trong thời điểm lao dốc của bệnh, ba chỉ số nhịp tim-huyết áp-spo2 thường sẽ nhảy múa lung tung. Khi ấy, em cần theo dõi cẩn thận cả 3 chỉ số để có cho mình một sự chuẩn bị cần thiết, tránh bị bất ngờ, em nhé!


Phương châm của Nhóm :” chúng ta có thể thua- nhưng không được bất ngờ “.


cau-noi-cua-nguoi-noi-tieng-5d5785600f97d.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀI SỐ 39: HỎI VÀ TRẢ LỜI



HỎI:
Người nhà mình mắc bệnh và có tâm lý buồn chán, trách cứ bệnh viện vì đã không tìm ra bệnh sớm mặc dù có đi khám định kỳ đều đặn. Bạn có quan điểm thế nào trong chuyện này?


TRẢ LỜI:



1
.Cuộc sống là con đường đi từ khả năng đến mong muốn. Lương bạn 30tr/ tháng, nhưng bạn thèm muốn cuộc sống của những người lương 80tr/tháng. Bạn là nam, cao 1m53, nặng 72 ký, mặt gẫy, trán zô, răng vổ nhưng lại muốn lấy vợ cao 1m72- da trắng, số đo 3 vòng ngọc trinh, mặt xinh, học đại học và thông thạo ít nhất 2 ngoại ngữ??? Không ai đánh thuế ước mơ cả, ai cũng có thể mơ và nỗ lực để đạt đến giấc mơ đó. Nhưng cuộc sống mà, đạt đến một mốc rồi lại nhìn lên mốc cao hơn và cứ thế cứ thế- cuộc đời khi ấy sẽ là khoảng giữa của mong muốn với khả năng. Y học cũng không nằm ngoài quy luật này, bệnh nhân nào cũng muốn phải chẩn đoán được bệnh của mình từ giai đoạn sớm-từ lúc tế bào ung thư còn đang manh nha hình thành. Nhưng không, y học cũng có những hạn chế của riêng nó.





2.Nhiều người lầm tưởng làm theo lời khuyên khám định kỳ thì nếu có bệnh cũng sẽ phát hiện được bệnh ở giai đoạn sớm nhất. Nhưng không phải vậy, việc khám định kỳ chỉ giúp bạn tăng cơ hội phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, chứ không đảm bảo chắc chắn 100% bạn sẽ phát hiện bệnh được ở giai đoạn sớm. Giải thích cho điều này có 2 lý do:



+thứ nhất, giả sử tại thời điểm bạn chụp chiếu, cơ thể bạn chưa có ung thư, nhưng ngay buổi tối hôm đó khi bạn đi từ viện về nhà- ung thư bắt đầu xuất hiện..và trong thời gian 6 tháng kể từ hôm đó cho tới lần khám định kỳ kế tiếp là đã quá đủ cho ung thư tiến triển thành giai đoạn cuối rồi.


+ thứ hai, các thiết bị chụp chiếu để chẩn đoán cho bạn đã không đủ hiện đại để phát hiện ra bệnh tại thời điểm đó- mặc dù bệnh đã tồn tại trong cơ thể bạn. Giả sử phải chụp CT 256 dãy mới phát hiện ra bệnh, nhưng bạn chỉ chụp xquang nên ko thể phát hiện ra được. Vậy một câu hỏi đặt ra là hãy chụp cho bạn bằng CT 256 dãy hoặc bất cứ máy nào hiện đại nhất ở mỗi lần tái khám để giúp bạn phát hiện ra bệnh sớm nhất nhé? Câu trả lời là KHÔNG! việc chụp chiếu bằng máy nào hoàn toàn là do chuyên môn của bs, bs phải cân nhắc thiệt hơn giữa mặt lợi và mặt hại để quyết định chụp chiếu bằng thiết bị nào cho bạn. Đừng quên rằng, máy CT càng hiện đại, càng nhiều dãy thì người chụp càng bị nhiễm xạ nhiều, càng có hại cho sức khoẻ, và có hẳn nghiên cứu chứng tỏ việc chụp CT cũng gia tăng khả năng mắc bệnh ung thư !!! Việc chụp CT 256 dãy cho bạn thay vì chụp xquang là câu chuyện nói theo kiểu biết trước, tức là giả sử biết trước bạn bị ung thư ròi thì mới giả sử như vậy, còn tại thời điểm khám thì bạn cũng như bất kỳ ai khác- đều là người chưa có bệnh. Có câu chuyện hài thế này, một bệnh nhân bị chẩn đoán ung thư phổi, sau khi được chụp chiéu MRI và CT 128 dãy, xác định bệnh đã di căn não, gan, thận. Bác sĩ lên phác đồ điều trị, bệnh nhân đi nghe ngóng ở đâu về cứ đòi nặng nặc bs cho chụp pet/ct. Bảo pet/ct là hiện đại nhất có thể chụp từ chân đến đầu, bs chụp cho tôi với, hãy dùng những thứ tốt nhất để điều trị cho tôi. Kể cả bs không đồng ý cũng bằng mọi cách dùng quan hệ và chạy chọt để được chụp!!! Rất khổ!!!…Bạn phải hiểu là pet/ct cực kỳ độc hại, nó sinh ra để giúp chẩn đoán và theo dõi bệnh ở một số trường hợp cụ thể, chứ không phải ai cũng nên đi chụp pet/ct. Nếu chụp pet/ct mà không thay đổi đến quyết định điều trị thì chụp làm gì? tức là không chụp pet/ct thì bạn cũng được điều trị như thế, mà có chụp pet/ct xong thì cũng điều trị như thế thì chụp làm gì??? vừa tốn kém vừa cực kỳ độc hại cho cơ thể bạn…Cân nhắc giữa lợi và hại rồi từ đó ra quyết định là yếu tố chuyên môn của từng bs áp dụng trên từng bệnh nhân. KHÔNG AI GIỐNG AI.




BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ?



1
.Nếu bạn là bệnh nhân ung thư và đang điều trị rồi, thì hãy tuân theo lịch khám của bs. Ở mỗi lần tái khám, việc chụp cho bạn bằng thiết bị gì là chuyên môn của bs, đừng đi nghe đồn ở trên mạng rồi về xin bs làm theo ý mình. Có bs sẽ dành thời gian ra để giải thích cho bạn hiểu rằng ko nên, nhưng cũng có những bs rất bận và không muốn căng thẳng với bệnh nhân nên đồng ý làm luôn theo Ý THÍCH của bạn- khi ấy người thiệt là bạn thôi. Bs cũng là con người, họ chữa bệnh nhưng họ cũng ko thích căng thẳng. Nếu thấy bn quá hùng hổ và nằng nặc đòi chụp cái này cái kia, thì ừ- thuận theo ý bn vậy!!! Bởi thế mới nói, nếu bạn hiểu đủ và hiểu đúng về một vấn đề, lúc đó hãy tham gia và thảo luận cùng bs, còn nếu bạn chưa hiểu mà chỉ đi nghe đồn thôi, thì đừng tham gia vô chuyên môn của bs, hãy để họ làm đúng chuyên môn của họ.



2.Nếu bạn không phải bệnh nhân ung thư, mà là một người bình thường đi khám định kỳ để theo dõi sức khoẻ thì hãy tuân theo chu trình chuẩn của Bộ Y tế trong việc hướng dẫn khám chữa bệnh. Nếu có bất kỳ bất thường gì về sức khoẻ thì hãy nói thật kĩ và chi tiết vs bs để bằng cái nhìn chuyên môn của họ, họ sẽ cho bạn thêm một vài xét nghiệm chụp chiếu, nhằm tìm tòi câu trả lời thoả đáng cho sự khó chịu trong cơ thể mà bạn đang phải chịu đựng.



3.Có câu chuyện bs cầm một ly nước lọc rồi nói dối một bệnh nhân đang đau nặng rằng đây là cốc nước pha viên thuốc đặc trị. Bác uống đi, bệnh sẽ đỡ đấy. Bệnh nhân cầm cốc nước uống, bs hỏi bác thấy thế nào? À ừ, đỡ một chút rồi bs ạ, tôi thấy nhẹ nhõm hơn rồi…Trong quá trình nghiên cứu thuốc cũng vậy, ngoài một nhánh bệnh nhân dùng thuốc thật thì song song với đó, luôn có một nhánh bệnh nhân được kê giả dược hay còn gọi là thuốc bột- tức là về bề ngoài hình dáng 2 viên giống hệt nhau, nhưng 1 viên là thuốc, còn 1 viên là bột, hoàn toàn không có tác dụng chữa bệnh gì cả. Thiết kế này nhằm loại bỏ sai số nhiễu từ việc người bệnh tự khỏi, tự đỡ mà không cần thuốc. Câu chuyện ly nước, câu chuyện giả dược, và câu chuyện thuốc lỗi-uống nhưng vẫn đỡ ( mà tôi đã từng đề cập) để nói lên rằng cơ thể con người là một bộ máy kỳ diệu, y học ngày nay phát triển tột bậc nhưng chưa thể làm chủ được cỗ máy kỳ diệu đó. Hai điểm yếu chí mạng của y học hiện đại là: 1. nó được xây dựng dựa trên đám đông chứ ko phải cá thể hoá, và 2. Các thiết bị chụp chiếu chưa thể tinh vi đến mức thoả mãn mong muốn của con người được, mọi quyết định y lệnh được đưa ra đều dựa trên việc cân đo giữa lợi và hại, giữa tính mạng của những người đi trước đã nằm xuống nhằm giúp bs tránh phạm phải những sai lầm cũ.


Chúng ta có quyền hi vọng vào tốc độ phát triển của y học, nhưng bên cạnh đó cũng cần nắm rõ việc y học không hoàn hảo. Y học cũng như bạn, như tôi và như bất cứ ai trên đời này-đều có những khuyết điểm của riêng mình.


main-qimg-4fad8345ed4eb06abe2f49cc5d9defcf-pjlq.jpeg
 
Biển số
OF-580064
Ngày cấp bằng
19/7/18
Số km
99
Động cơ
139,110 Mã lực
Tuổi
44
Ung thư vú sau hóa trị thì có cần uống thuốc gì không các cụ.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀI SỐ 40: UNG THƯ PHỔI VÀ NHỮNG NGÃ RẼ ( 7/2022 )






VN là vùng trũng của y tế thế giới nên gần như chúng ta chỉ nhận những thành quả tiến bộ từ thế giới mà không thể tự làm cho mình được bất cứ phát minh nào. Đã bao giờ chúng ta tự hỏi ở những nơi tiên tiến nhất- những người đi đầu trong cuộc chiến ung thư phổi họ đang phải đối mặt với những câu hỏi gì chưa? Liệu công việc hằng ngày của họ sẽ nhẹ nhàng trôi theo một chu trình chuẩn có trước? hay là họ suốt ngày phải vật lộn với những câu hỏi khó nhằn chưa có lời giải? Cách mà họ phải đối mặt với những vấn đề chưa rõ ràng đấy như thế nào? Trong bài viểt này, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số tò mò như thế.




+ Liệu pháp đích và miễn dịch trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ gần đây đã tạo ra một cuộc cách mạng về thời gian sống còn cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển và di căn.




+ Dữ liệu từ nhiều nghiên cứu lâm sàng và việc FDA thông qua những phác đồ điều trị mới đã dẫn đến những thay đổi chấn động trong việc điều trị bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn sớm.



+ Các bác sĩ ung bướu nên xem xét việc sử dụng các phương pháp tiền phẫu hoặc hậu phẫu. Những thách thức tiềm tàng của một chiến lược điều trị bổ trợ bao gồm việc xét nghiệm gen nên được mở rộng ra sao và thời điểm nào thì nên yêu cầu thực hiện một xét nghiệm gen toàn diện.




Nghiên cứu PACIFIC đã chứng tỏ việc bổ sung thêm Durvalumab sau khi hoá xạ đồng thời đã cải thiện đáng kể sống còn đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3 không thể cắt bỏ. Ngay cả một nghiên cứu có tính thay đổi thực hành lâm sàng rõ ràng như thế, chúng ta vẫn tranh cãi nhau về việc kết quả của nghiên cứu đó được áp dụng có lợi nhất trên phân nhóm bệnh nhân nào. Mặc dù nghiên cứu có tuyển những bệnh nhân có biểu lộ PD-L1<1%, một phân tích hậu nghiên cứu đã cho thấy rằng lợi ích của việc bổ sung thêm Durvalumab chỉ hạn chế trên nhóm bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 > 1%. Điều này dẫn đến việc Cơ quan quản lý dược phẩm Châu Âu chỉ thông qua sử dụng Durvalumab trên nhóm bệnh nhân dương tính PD-L1. Ngược lại, FDA đã thông qua việc dùng bổ sung Durvalumab bất chấp tình trạng biểu lộ PD-L1.






Một tranh cãi dai dẳng là việc liệu có nên xét nghiệm gen cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3? Và nên áp dụng thế nào kết quả xn gen đó vô chiến lược điều trị? Mặc dù có một vài sự khác biệt trong việc đáp ứng đến miễn dịch ở những đột biến gen này, nhưng tựu chung thì miễn dịch ít có hiệu quả hoặc hoàn toàn không có hiệu quả trên nhóm bệnh nhân này. Cũng có một số lo lắng về độc tố trên những bệnh nhân dùng liệu pháp điều trị đích ngay sau khi trải qua liệu pháp miễn dịch. Cho đến nay, vẫn chưa có dữ liệu rõ ràng về việc chúng ta sẽ điều trị cho nhóm bệnh nhân đủ điều kiện tham gia nghiên cứu như những bệnh nhân khác hay là điều trị cho họ theo một con đường riêng.






Các mô hình thực hành lâm sàng ở ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển đã phản ảnh một thực tế nhất quán rằng những bệnh nhân có đột biến gen-và có sẵn một liệu pháp điều trị đích tương ứng đối với họ, thì nhóm bệnh nhân này nên được điều trị theo một lộ trình riêng thay vì điều trị cùng một lộ trình với những bệnh nhân không có đột biến gen. Chúng tôi cũng áp dụng các nguyên tắc học được từ một đột biến gen sang các đột biến gen khác, trước khi có bằng chứng xác thực. Đối với những bệnh nhân không có đột biến gen thì miễn dịch tỏ ra có hiệu quả cao hơn trên những bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 cao so với những bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 thấp hoặc âm tính. Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng được những bài học mà chúng ta đã học được từ việc điều trị giai đoạn muộn sang điều trị giai đoạn sớm?- Nơi thực hành lâm sàng thay đổi theo thời gian thực? trong một bối cảnh vẫn chưa đủ bằng chứng?







Vào tháng 12/2020, FDA thông qua việc dùng osimertinib bổ trợ lên đến 3 năm đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1B-3A có chứa đột biến gen EGFR- dựa trên kết quả từ phase3 của nghiên cứu ADAURA đã chứng minh lợi ích sống còn không bệnh cao hơn đáng kể của osimertinib so với giả dược trên toàn bộ bệnh nhân ( HR 0.20 ; P< 0.0001 ). Nhưng chúng tôi quan sát thấy lợi ích mà bệnh nhân dương tính EGFR có được cũng tương tự như lợi ích mà bệnh nhân dương tính ALK cũng như các đột biến sở hữu liệu pháp điều trị đích khác có được. Bởi vây, một câu hỏi đặt ra là liệu có nên mở rộng xn gen toàn diện hay ko ? Cũng như liệu có nên dùng phương pháp ngoại suy từ nghiên cứu ADAURA sang những đột biến mà có thể điều trị được bằng liệu pháp đích khác không?






Atezolizumab sau hoá trị bổ trợ đã trở thành tiểu chuẩn tiềm năng mới khi nó được FDA thông qua dùng bổ trợ lên đến 1 năm sau cắt bỏ ở những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 2-3A có biểu lộ PD-L1 dương tính. Việc thông qua này dựa trên kết quả của phase3 nghiên cứu Impower010, nó cho thấy lợi ích sống còn không bệnh đáng kể của Atezolizumab so với chăm sóc tiêu chuẩn ( HR 0.66 , P=0.004 ) . Tuy nhiên, lợi ích của miễn dịch là ấn tượng hơn ở phân nhóm bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 >=50% ( HR 0.43 ) khi so với phân nhóm bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 từ 1% đến 49% ( HR 0.87 ) . Nghiên cứu KEYNOTE-042, cho thấy lợi ích sống còn của Pembrolizumab ở điều trị bước đầu so với hoá trị kép trên toàn nhóm bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 >=1%, lợi ích sống còn vượt trội được quan sát thấy trên nhóm có biểu lộ PD-L1 cao. Mặc dù FDA sau đó đã thông qua Pembrolizumab đơn trị liệu cho những bệnh nhân có biểu lộ PD-L1 thấp nhưng các bác sĩ ung bướu đã rất đúng đắn khi từ chối điều trị pembrolizumab đơn độc cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có biểu lộ PD-L1 thấp ( do lợi ích không lớn mà tăng chi phí điều trị lớn) . Không rõ các bác sĩ ung bướu khác liệu có phân biệt được như vậy khi xem xét Atezolizumab trong chiến lược bổ trợ hay không?







Sự thay đổi ĐỊA CHẤN gần đây nhất trong điều trị ung thư phổi
không tế bào nhỏ là vào tháng 3/2022, khi FDA thông qua hoá trị kép-platinum gộp với Nivolumab trong 3 chu kỳ trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 1B-3A. Việc thông qua được dựa trên kết quả của phase3 nghiên cứu CheckMate-816. Ở đây không có mối liên hệ rõ ràng giữa lợi ích dùng nivolumab với biểu lộ PD-L1.






Với những phác đồ thông qua được áp dụng cho thời điểm quanh phẫu thuật. Các bác sĩ ung bướu nên cân nhắc xem xét việc theo đuổi phương pháp tiền phẫu hay hậu phẫu, và phổ xn gen nên được mở rộng thế nào? Khi chúng ta cân nhắc các lựa chọn của mình, một thách thức cho chiến lược dùng thuốc bổ trợ là thời điểm mà xét nghiệm gen nên được thực hiện? việc này có khả năng lấn sang giai đoạn mà nhiều bs và bệnh nhân hy vọng bắt đầu liệu pháp hoá trị dựa trên nghiên cứu CheckMate-816. Một câu hỏi trọng tâm trong vấn đề này là chúng ta sẽ làm gì với thông tin chúng ta có được từ kết quả xn gen mà kết quả cho ra không phải là gen EGFR và ALK ??? Cho đến giờ, chúng ta vẫn chưa có dữ liệu cho việc này. Thay vào đó, chúng ta hành động dựa trên kinh nghiệm và định kiến của riêng mình.








Để thăm dò quan điểm của cộng đồng chuyên gia. Tiến sĩ West ( một bậc thầy- cực kỳ nổi tiếng trên toàn thế giới về ung thư phổi ) đã đưa ra 1 ca lâm sàng- một bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn 3A, N2. Bệnh nhân này được đánh giá là có thể phẫu thuật cắt bỏ, có biểu lộ PD-L1 10% đi kèm với đột biến gen RET dương tính. Câu hỏi là nên điều trị cho bệnh nhân này như thế nào? Dựa vào nghiên cứu Impower010? Hay dựa vào nghiên cứu CheckMate-816? Hay phẫu thuật rồi theo sau đó bằng hoá trị đơn độc ( bỏ qua cả miễn dịch lẫn thuốc đích ) ? Hay ngoại suy từ nghiên cứu ADAURA- tức là phẫu thuật rồi theo sau là hoá trị bổ trợ và thuốc đích trong 3 năm??? Trong 24 giờ đã có hơn 500 chuyên gia cho quan điểm điều trị... 50.3%- tức là hơn một nửa sẽ đi theo nghiên cứu CheckMate-816, 22.3% sẽ ngoại suy theo nghiên cứu ADAURA- tức là phẫu thuật rồi theo sau là hoá trị bổ trợ và dùng thuốc đích. Dựa theo nghiên cứu Impower010, có 14.7% sẽ dùng hoá trị bổ trợ đơn độc và 13% sẽ dùng hoá trị bổ trợ rồi theo sau đó bằng miễn dịch.







Với các quan điểm điều trị khác nhau như vậy. Một điều chắc chắn ở đây là các bác sĩ ung bướu ngoài kinh nghiệm và định kiến của riêng mình, thì nên bàn bạc và tham khảo mong muốn của mỗi bệnh nhân trong lúc chờ đợi dữ liệu sáng tỏ hơn trong thời gian tới. Từ giờ cho tới khi mọi việc sáng tỏ hẳn, chúng ta nên có nhiều cuộc tranh luận bàn tròn hơn nữa, để xem xem có nên mở rộng nguyên tắc điều trị từ mục tiêu phân tử này sang mục tiêu phân tử khác không? Cũng như những nguyên tắc nào mà chúng ta học được từ điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn muộn có thể áp dụng sang việc điều trị ở giai đoạn sớm.
Không có mô tả ảnh.

 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀI SỐ 41: DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ VÀ HUYỀN THOẠI KIÊNG BƯỞI.






Nếu mọi người đoc page này từ gần chục năm trước, sẽ để ý thấy mình rất ít nói về dinh dưỡng. Lý do đây là một chủ đề dễ khi nó chỉ gói gọn trong vài câu là xong, không có gì phải bí mật hay chiến lược kiểu trước sau để dành- hay phải so sánh giữa các nghiên cứu nhằm tìm ra câu trả lời hợp lý nhất cho mỗi cá nhân cả. Nhưng vì có nhiều người nhắn tin hỏi- ngoài chủ đề về bệnh và thuốc, thì gần như ai cũng kèm thêm 1 câu về dinh dưỡng, nên ăn gì? Không ăn gì? Kiêng khem gì không? Hôm nay chúng ta sẽ bàn 1 lần về chủ đề này- tuy dễ dàng nhưng lại rất được mọi người quan tâm








1.Chỉ cần biết gõ máy tính-Khi gõ từ khoá về dinh dưỡng, bạn sẽ rất hay gặp phải những bài dinh dưỡng kiểu như chế độ ăn phải bao gồm mấy lạng thịt, mấy ml nước, mấy lá rau, một phần mấy cốc nước ép, một phần mấy chén trái cây tươi…. Rồi thì mỗi thứ phải đun chín ra sao, hay ướp lạnh ở bao nhiêu độ??? Thực sự để nhớ một phần mấy với một phần mấy đã ung hết cả đầu, còn làm theo thế nào được nữa. Và bạn để ý nhé, từ bé đến giờ đã bao giờ chế độ ăn của bạn phải bao gồm mấy phần thứ này với mấy phần thứ kia chưa?- CHƯA BAO GIỜ CẢ!! Hôm nay thích ăn cái này thì đi mua, hôm sau đổi món thì mua thứ khác, cuối tuần rảnh rảnh cả nhà kéo ra quán làm bữa lẩU..TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU THẾ- VÀ KHÔNG AI TRONG CHÚNG TA SUY DINH DƯỠNG CẢ. Vậy cái chế độ ăn chi ly đến từng gam một như các bài báo viết thế để làm gì và tại sao chúng ta lại không suy dinh dưỡng???









2.Bạn để ý trong bất cứ hộp thuốc nào bạn mua cũng đều có 1 tờ giấy hướng dẫn sử dụng kèm theo. Đọc tờ hướng dẫn sử dụng đó thì bạn ngợp luôn, có hàng ty tỷ tác dụng phụ đi kèm viên thuốc ,nhẹ thì nôn mửa chóng mặt, mà nặng thì t.ử v.o.ng- đến ngay mấy cái thuốc vô thưởng vô phạt kiểu cảm cúm, hay viên ngậm chống ho cũng vậy- tờ hướng dẫn sử dụng kèm thêm một đống tác dụng phụ kinh hoàng. Nhưng khi dùng thuốc thì gần như 100% người dùng chả ai bị tác dụng phụ thế cả, thuốc sẽ nhẹ nhàng chữa triệu chứng- giúp mọi người khỏi bệnh và trở lại cuộc sống bình thường- Chuyện này hiển nhiên đến nỗi gần như tất cả chúng ta uống thuốc mà KHÔNG BAO GIỜ đọc tờ hướng dẫn sử dụng. Giải thích cho việc này là bởi các công ty sản xuất kèm theo tờ hướng dẫn sử dụng với vô số các td phụ như thế là để TRÁNH BỊ KIỆN. Tính mạng con người là vốn quý nhất, để dùng thuốc bạn phải trải qua quy trình khám và kê đơn rất nghiêm ngặt. Cũng chính vì tính mạng con người quý giá như thế nên một khi xảy ra tranh chấp thì sẽ vô cùng tốn kém. Do đó, việc kèm thêm tờ hướng dẫn sử dụng là cái áo giáp phòng thân cho nhà sản xuất và cũng là sự nhắc nhở với ngưởi sử dụng không được tự ý tuỳ tiện-mà phải làm theo hướng dẫn của người có chuyên môn.












3.Câu chuyện chế độ dinh dưỡng cũng y hệt câu chuyện tờ hướng dẫn sử dụng thuốc. Khi viết một bài báo thì tác giả phải viết sao cho độ chính xác gần như tuyệt đối, ko thể ậm ừ thì là mà được. Bút sa gà c.h.ế.t- viết là phải chuẩn. Nhưng từ cái chuẩn này mà áp dụng vô thực tế cuộc sống nó cũng ít giá trị hệt như cái tờ hướng dẫn sử dụng thuốc vậy!!! Cơ thể con người là một bộ máy kỳ diệu. Tất cả thức ăn bạn nạp vô cơ thể sẽ được bộ máy kỳ diệu này tự tách bạch giữa lợi và hại, giữa giữ lại và cho đi. Bộ phận nào trong cơ thể cần bao nhiêu năng lượng và cần trong bao lâu sẽ được cơ thể quyết định rồi cung cấp. Nếu thiếu chất gì cơ thể sẽ báo động ngay qua việc mệt mỏi, đau đầu, ù tai…Còn nếu thừa chất gì, cơ thể sẽ dự trữ lại để dùng dần. Điều này giải thích tại sao 1 tuần 7 ngày 21 bữa, bạn thay đổi chế độ ăn đủ 21 lần mà cơ thể vẫn khoẻ mạnh, tốt tươi. Đó là bởi cơ thể đã điều chỉnh năng lượng giữa dự trữ vs cung cấp một cách tuyệt đối hoàn hảo.









4.Nói vậy, không có nghĩa là bạn không cần chú trọng đến chế độ ăn. Và lời khuyên cho bạn chỉ gói gọn lại trong 3 điều thôi:



+Ăn đủ bữa, ăn no. Ăn đủ món, có thịt có cá có rau.





+Mỗi ngày uống 2 cốc sữa- mỗi cốc pha 5 muỗng sữa. Sữa được các nhà sản xuất tổng hợp sẵn, nên trong nó có đầy đủ đủ các vi chất để đảm bảo dinh dưỡng ở mức tổi thiểu cho bạn. Từ mức 2 cốc sữa này đi lên, bạn ăn kèm thêm 3 bữa với chế độ ăn no- ăn đủ bữa- ăn đủ món là okie.




+Bạn phải sắm 1 cái cân, đo cân nặng mình hằng ngày rồi ghi chú riêng vào một quyển sổ theo dõi. Việc làm này nhằm theo dõi sức khoẻ của bạn qua sự thay đổi của cân nặng.







5.Về huyền thoại kiêng bưởi. Rất nhiều bn và kể cả một số bs cũng nói về huyền thoại này. BƯỞI mà các nghiên cứu cho ra kết quả ảnh hưởng tiêu cực tới hiệu quả của thuốc ung thư là giống bưởi Grapefruit- đây là giống bưởi đắng, bưởi chùm. Còn bưởi ở việt nam là giống bưởi Pomelo- 2 giống bưởi này hoàn toàn không liên quan nhau. Và nhớ rằng ngay cả cái nghiên cứu về việc giống bưởi Grapefruit kia-cũng là nghiên cứu ở cấp độ phòng thí nghiệm, chứ chưa có bất kỳ nghiên cứu nào trên người, ở quy mô đáng tin cậy đưa ra được kết luận nên kiêng bưởi ( có 1 nghiên cứu ở đài loan nhưng quy mô nhỏ, và bưởi dùng trong nghiên cứu đó cũng là bưởi Grapefruit chứ không phải bưởi Pomelo như việt nam ) . Bởi vậy, nói về bằng chứng khoa học thì việc kiêng bưởi không có sức thuyết phục và cái giống bưởi được nhắc đến cũng chả phải bưởi việt nam. Vậy tại sao một số bs vẫn khuyên bn nên kiêng bưởi ? Đó là bởi chữa bệnh cần một thái độ nghiêm túc- và việc đưa ra 1 lời khuyên kiểu này sẽ giúp bn tập trung vô con đường chữa trị hơn, đỡ phải ra ngoài thấy người nọ người kia kiêng, xong về lo sợ xem mình có cần kiêng hay không??? Còn từ quan điểm cá nhân mình, việc đưa ra bức tranh đầy đủ như vậy nhằm giúp cho bạn hiểu rõ hiểu đủ vấn đề, chứ mình thì vẫn khuyên là nên kiêng- tránh voi chả xấu mặt nào. Có cả tấn hoa ngon quả lạ ngoài kia đang chờ đón, cũng như còn tỷ thứ phải lo cho cuộc chiến. Bạn không việc gì phải đưa mình vào thế lưỡng lự thế cả.












6.Bài này chỉ giới hạn ở chế độ ăn nói chung. Còn đối với những bệnh nhân yếu- đang ở trong giai đoạn nguy hiểm- thì đó lại là một chủ đề khác, thuộc nhiều về lĩnh vực hồi sức cấp cứu. Chủ đề hồi sức cấp cứu là một chủ đề tuyệt vời- chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nó trong một bài gần nhất, để xem xem với tư cách là một bệnh nhân ung thư thì bạn cũng như người nhà bạn cần có cho mình những kiến thức gì? Và môi trường hồi sức khác môi trường ung thư ra sao? Và trên con đường chiến đấu ung thư của bạn- việc ghé phòng hồi sức là điều bạn gần như không thể tránh khỏi, nó chỉ là sớm hay muộn? Rồi thì bs hồi sức đại đa số là những người cực kỳ thông minh và xử lý tình huống cực kỳ tốt ra sao. Chúng ta hãy chờ nhé.







20200426_021946_155535_xay-dung-che-do-an-.max-1800x1800.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀI SỐ 42: T.Ô.N G.IÁO VÀ UNG THƯ






Nhiều người khi biết tin bản thân mắc ung thư thường tìm đến sự cứu rỗi ở tôn giáo. Lúc này, họ cần một cái nhìn khác về thế giới để xoa dịu nỗi đau đang diễn ra ở hiện thực. Tất cả chỉ là tạm bợ, rồi mọi chuyện sẽ qua- là chân lý lớn nhất mà họ muốn tin. Điều đó không có gì sai trái cả-thậm chí còn là điều nên làm, vì dù gì thì con người cũng chỉ là một giống loài yếu đuối. Con người luôn cần được dẫn dắt bởi những thủ lĩnh hoặc thần tượng-Và điều này xuyên suốt đúng từ thời thượng cổ cho tới tận giờ.








Hôm nay có bình luận từ một thành viên kêu gọi mọi người hãy tìm đến Phật Pháp để chữa ung thư. Tiện đây, xin có quan điểm riêng về ung thư và tôn giáo-mà cụ thể là Phật giáo thế này:







1.Phật xuất hiện bàng bạc ở mọi nơi, mọi ngách, mọi chỗ trong cuộc sống. Chùa chỉ là nơi quy ước hành lễ Phật, chứ Phật ko ngồi cả ngày ở đó. Khi ta cúi lậy trước tượng Phật là ta đang cúi lậy trước cái tốt cái hoàn mỹ nhằm nhắc nhở bản thân ta phải sống tốt hơn. Chứ bản thân việc hành lễ ko mang lại giá trị gì ngoài sự giao tiếp đơn thuần giữa người với Đạo. Bởi thế, thay vì tìm đến Phật để cầu để xin để mặc cả. Thì nên tìm đến Phật để hiểu về sự vô thường, về sự mong manh tuyệt đối của kiếp người, về việc phải trải qua vạn vạn kiếp kiếp mới có duyên để được làm người thân của nhau-hãy trân quý điều đó. Chúng ta tìm đến Phật để hiểu về cái chân giá trị của cuộc sống, chứ đừng tìm đến Phật để chữa ung thư- không có Phật nào chữa ung thư cả!!! Cái gì tồn tại thì hợp lý- cái gì hợp lý thì tồn tại. Cuộc đời mang đến cho chúng ta cuộc chiến này là có lý do của nó. Hãy tạm gác sự yếu đuối và đau khổ sang một bên, tiến tới trước để chiến đấu bằng kỷ luật và sức mạnh của tri thức! Sự cùng quẫn của con người là cơ hội của Chúa- Tôn giáo giúp ta mau lành vết thương hơn nhưng đừng để tôn giáo triệt tiêu đi sức chiến đấu của chúng ta











2.Mầm ác thường bắt đầu từ sự vô minh. Không hiểu biết, không có kiến thức là mảnh đất dễ đâm trồi nhất cho cái ác. Nhiều người tốn trăm triệu bạc tỷ chỉ để đi hành lễ, rồi mời Thầy lập đàn tế hòng mua bán thêm thời gian- điều đó chỉ cho thấy sự vô minh và bất lực! Nhiều kẻ gặp Chùa thì vái như bổ củi-thuộc cả trăm bài kinh, thậm chí biết luôn cả cách ngâm ê a sao cho hay nhất??? nhưng về nhà thì chửi Cha dối Mẹ, lừa trên nịnh dưới- Phật nào độ cho cái giống đấy??? Quỷ dữ cũng có thể trích dẫn Kinh Thánh- Kẻ giết người cũng có thể mặc áo tu. Bởi thế, đừng phó thác niềm tin của mình cho những thứ hào nhoáng bên ngoài. Hãy tự truy vấn bản thân mình mỗi ngày, nhìn đời bằng cái Tâm không phân biệt, gỡ dần các lớp vỏ định kiến. Khi ấy, chân lý sẽ dần dần hiện ra.





nhung-cau-chuyen-noi-tieng-ve-long-hieu-thao-dang-suy-ngam.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀI SỐ 43: TIN KHÔNG VUI VỚI NHỮNG BỆNH NHÂN KHÁNG ĐÍCH EGFR ( 7/2022 ) .





Nếu mọi người đọc page này từ đầu và đặc biệt là những ai trao đổi thảo luận riêng thì đều biết là mình luôn bảo miễn dịch vs đột biến gen EGFR,ALK được ví như nước với lửa. Nếu bạn là bệnh nhân có đột biến gen EGFR/ALK thì phác đồ miễn dịch đơn độc KHÔNG BAO GIỜ dành cho bạn, bất kể bạn có bộc lộ PD1/L1 cao bao nhiêu đi chăng nữa, kể cả là 100%!!!! Nhiều người không nắm được điều này nên đã gây hại cho rất nhiều bệnh nhân- đưa ra lời khuyên kiểu kháng đích thì chuyển sang dùng miễn dịch. Dịch cái bần bịch, đúng kiểu thầy bói xem voi- trúng thì trúng mà không trúng thì ừ!!!!







Việc dùng miễn dịch đơn độc đối với những bệnh nhân EGFR,ALK là không bao giờ được ( lưu ý là với gen KRAS thì dùng miễn dịch lại okie. Nên cần đặc biệt thận trọng khi đi nghe lỏm câu được câu chăng ở đâu đó về gen vs miễn dịch xong đi chém tùm lum ) . Vậy một câu hỏi đặt ra là khi đem miễn dịch ghép vô hoá trị thì bệnh nhân đột biến gen EGFR có dùng được không? Đi sâu tiếp, đem miễn dịch ghép vô hoá trị cộng ghép thêm cả kháng thể đơn dòng ( đây là một phác đồ thực sự ngốn tiền) thì bệnh nhân đột biến gen EGFR có dùng được không???






Phác đồ gộp miễn dịch vô hoá trị trước nay vẫn được một số bác sĩ sử dụng để làm lựa chọn điều trị ở bước kế tiếp dành cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ biểu mô tuyến, có đột biến gen EGFR sau khi kháng đích. Nhưng cách đây vài hôm ( 7/2022 ), một nghiên cứu có độ tin cậy lớn vừa mới được Whitney E.Lewis cùng các cộng sự của mình công bố cho thấy rằng việc bổ sung miễn dịch vô hoá trị sẽ KHÔNG ĐEM LẠI LỢI ÍCH SỐNG CÒN NÀO CẢ dù là thời gian sống không bệnh tiến triển hay thời gian sống còn toàn bộ. Tin không vui này như một phép trừ, khi mà số lựa chọn phác đồ điều trị cho bệnh nhân kháng đích vốn đã ít ỏi thì nay thậm chí còn ít ỏi hơn.







732 bệnh nhân có đột biến gen EGFR đã được tập hợp từ dữ liệu của Viện MD Anderson ( Trung tâm điều trị ung thư số 1 của Mỹ và thế giới ) từ tháng 3/2014 cho đến tháng 3/2021. Trong tổng số 732 bệnh nhân này thì có 178 bệnh nhân đủ điều kiện để phân tích. Toàn bộ 178 bệnh nhân đã kháng thuốc đích và được điều trị bằng liệu pháp toàn thân ngay sau đó. Có 84 bệnh nhân được điều trị bằng hoá trị, 30 bệnh nhân được điều trị bằng hoá trị gộp miễn dịch, 11 bệnh nhân được điều trị bằng hoá trị gộp kháng thể đơn dòng+ miễn dịch, 31 bệnh nhân điều trị bằng hoá trị gộp kháng thể đơn dòng, và 22 bệnh nhân điều trị đơn độc bằng miễn dịch. Trung vị tuổi của bệnh nhân tại thời điểm điều trị kháng đích là 63.3 ( phạm vi từ 27.4 đến 83.3 ) 103 bệnh nhân là nữ ( chiếm 57.9% ) , 102 bệnh nhân là người da trắng ( chiếm 57.3% ) . Trung vị của thời gian theo dõi là 42 tháng. Tổng số bệnh nhân t.ử v.ong vì bất kỳ lý do nào trong giai đoạn này là 127 ( chiếm 71.3%).









Kết quả phân tích cho thấy việc gộp thêm miễn dịch ( PD1/L1 ) vô phác đồ hoá trị platinum KHÔNG ĐẠT ĐƯỢC LỢI ÍCH NÀO đối với những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ biểu mô tuyến đã kháng đích EGFR. Mặc dù không nhiều-nhưng việc bổ sung kháng thể đơn dòng ( VEGF ) vô phác đồ gộp tỏ ra có lợi đối với những bệnh nhân kháng đích EGFR. Hiên nay, rất nhiều nghiên cứu lâm sàng đang diễn ra nhằm đánh giá đâu mới là lựa chọn tối ưu cho bệnh nhân kháng đích. Hoá trị đơn độc hoặc hoá trị gộp kháng thể đơn dòng vẫn là lựa chọn tốt cho tới thời điểm này dành cho bệnh nhân kháng đích EGFR.






BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ ?






1
.Miễn dịch ( PD1/L1 ) và thuốc đích ( EGFR/ALK ) từ lâu đã được giới chuyên môn mặc định là như nước với lửa. Việc sở hữu đột biến gen ( EGFR/ALK ) gần như là một chỉ dấu cho thấy rằng miễn dịch đơn độc sẽ không phải là lựa chọn cho bệnh nhân đó. Tuy miễn dịch không thể đơn thương độc mã-một thân một mình giúp ích cho bệnh nhân đột biến gen, nhưng khi đóng vai trò là chất bổ trợ-gộp vô phác đồ hoá trị thì liệu miễn dịch sẽ đem lại lợi ích hay chỉ đem đến sự thiệt hại???






2.Vào tháng 7/2022 Whitney E.Lewis cùng các đồng nghiệp đã thực hiện một nghiên cứu hồi cứu trên 178 bệnh nhân trong 7 năm để đi đến kết luận việc bổ sung miễn dịch vô hoá trị KHÔNG ĐEM LẠI LỢI ÍCH nào đối với bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ biểu mô tuyến trước đó đã kháng đích EGFR. Ngược lại, trước đó vào tháng 10/2021 S. Gadgeel cùng các đồng nghiệp của mình tiến hành nghiên cứu trên 33 bệnh nhân và đi đến kết luận rằng việc bổ sung miễn dịch ( pembrolizumab ) vô hoá trị đã đem lại lợi ích sống không bệnh tiến triển trung vị 8.3 tháng đối với những bệnh nhân có đột biến gen kháng đích EGFR !!! Sự mâu thuẫn này mang đến một thông điệp cho các bác sĩ ung bướu cần đặc biệt thận trọng khi đưa ra quyết định điều trị. Tại thời điểm này, hầu hết các chuyên gia đều tỏ ra thất vọng và sẽ không đi theo con đường miễn dịch gộp hoá trị cho những bệnh nhân kháng đích EGFR nữa. Nghiên cứu của Whitney E.Lewis tuy chưa hoàn hảo nhưng so với nghiên cứu của S.Gadgeel thì nó có độ tin cậy lớn hơn nhiều và nó là dữ liệu tham khảo tốt nhất tính cho tới thời điểm tháng 7/2022. Tạm thời bỏ qua- chưa hành động là lựa chọn của nhiều chuyên gia trước khi đợi một đánh giá ở quy mô lớn hơn, có độ tin cậy cao hơn.








3.Đối với những bệnh nhân KHÔNG có đột biến gen EGFR,ALK thì phác đồ miễn dịch gộp hoá trị đã được sử dụng rộng rãi như là điều trị bước đầu. Còn với những bệnh nhân có đột biến gen EGFR và bị kháng đích thì dựa vào nghiên cứu Impower 150, phác đồ miễn dịch gộp kháng thể đơn dòng cộng hoá trị đã cho ra trung vị của thời gian sống không bệnh tiến triển vượt 10.2 tháng cùng tỷ lệ đáp ứng lên đến 71%- đây thực sự là một con số ấn tượng đối với nhóm bệnh nhân được liệt vào dạng khó điều trị như bệnh nhân kháng đích EGFR.







Các bạn cần đọc kĩ, tránh bị tẩu hoả nhập m.a. Để tôi tóm tắt lại bằng mấy câu ngắn thế này: miễn dịch đơn độc thì không dùng được, miễn dịch gộp hoá trị thì tạm dừng không dùng đến nữa, còn miễn dịch gộp hoá trị cộng gộp thêm cả kháng thể đơn dòng thì vẫn dùng tốt ( vẫn dùng tốt nhưng yêu cầu người bệnh phải sở hữu 2 cái tốt. Đó là tiềm lực tài chính tốt-vì đây là một phác đồ ngốn tiền, và sức khoẻ của bệnh nhân điều trị cũng phải tốt vì phác đồ là sự kết hợp của những 4 thuốc điều trị !!! ) .





cau-truc-stop-2018-1.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀI SỐ 44: ĐỘT BIẾN GEN ALK- CẬP NHẬT KẾT QUẢ CUỐI CÙNG CỦA PHASE3 NGHIÊN CỨU ALTA-1L ( CÔNG BỐ HÔM 20/7/2022 ) .





1.Nghiên cứu ALTA-1L là nghiên cứu so sánh giữa thuốc đích thế hệ 2 brigatinib với thuốc đích thế hệ 1 crizotinib khi điều trị bước đầu ở trên nhóm bệnh nhân chủng tộc Châu Á và không Châu Á





2.Kết quả cho thấy brigatinib cải thiện hiệu quả ở cả thời gian sống không bệnh tiến triển lẫn tỷ lệ đáp ứng khách quan so với crizotinib trên nhóm bệnh nhân Châu Á cũng như không Châu Á. Độc tố của thuốc ở trên 2 nhóm là như nhau. Tỷ lệ số bệnh nhân phải chỉnh liều là không khác biệt khi so giữa nhóm Châu Á và không Châu Á.





3.Tổng số 275 bệnh nhân đã được nghiên cứu. Trong đó, số bệnh nhân chủng tộc Châu Á là 108 người ( chiếm 39% ) . Số bệnh nhân không Châu Á là 167 người ( chiếm 61% ) . Trung vị thời gian theo dõi của nhánh brigatinib là tương tự nhau giữa nhóm Châu Á ( 40.7 tháng ) và không Châu Á ( 39.8 tháng ) . Với nhánh crizotinib, trung vị thời gian theo dõi cũng tương tự nhau giữa nhóm Châu Á ( 13.6 tháng ) và không Châu Á ( 15.5 tháng ) . Trung vị thời gian duy trì đáp ứng của brigatinib và crizotinib trên nhóm bệnh nhân Châu Á lần lượt là 22.2 tháng và 11.0 tháng, còn trên nhóm bệnh nhân không Châu Á là 41.4 tháng và 19.4 tháng. Khả năng kiểm soát nội sọ của brigatnib cũng tỏ ra TỐT VƯỢT TRỘI so với crizotinib khi mà tỷ lệ đáp ứng khách quan trên nhóm Châu Á của brigatinib và crizotinib lần lượt là 62% và 33%, còn trên nhóm không Châu Á tương ứng là 69% và 3% .






Kết quả nghiên cứu ALTA-1L chứng tỏ sự TỐT HƠN VƯỢT TRỘI của thuốc đích thế hệ 2 brigatinib khi so với thuốc thế hệ 1 crizotinib cả về thời gian sống còn lẫn khả năng kiểm soát di căn não.





z3607205337115_72b6daaf2f65a749d242b506e95a4be6.jpg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀI SỐ 45: MỘT THAY ĐỔI LỚN TRONG CÁCH THỨC ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC MIỄN DỊCH TECENTRIQ CHO NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ.








Vào hôm 1/8/2022, Genentech- một công ty con của tập đoàn dược phẩm khổng lồ ROCHE đã thông báo kết quả phase3 từ nghiên cứu IMscin001 trên những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ giai đoạn tiến triển cục bộ hoặc di căn, trước đó đã kháng phác đồ hoá trị chứa platinum và chưa dùng qua miễn dịch-Kết quả cho thấy nồng độ trong máu của thuốc miễn dịch Tecentriq khi tiêm dưới da không hề thua kém so với khi truyền tĩnh mạch. Phát biểu tại buổi thông cáo báo chí, Levi Garraway, giám đốc chuyên môn và trưởng bộ phận phát triển sản phẩm toàn cầu của công ty cho biết:” Chúng tôi rất vui mừng khi mang đến cho bệnh nhân một cách thức điều trị hoàn toàn mới- việc này sẽ giúp rút ngắn thời gian điều trị xuống còn từ 3 đến 8 phút, thay vì từ 30 đến 60 phút như cách truyền tĩnh mạch hiện giờ. Cách làm này sẽ giúp tiết kiệm thời gian cho cả bệnh nhân lẫn các cơ sở y tế.” Về phía bệnh nhân, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng phần lớn trong số họ thích được điều trị bằng tiêm dưới da hơn là truyền tĩnh mạch, vì so với truyền tĩnh mạch thì tiêm dưới da ít đau hơn, thoải mải hơn, cũng như thời gian điều trị được rút ngắn hơn.





Công ty sẽ gửi dữ liệu này đến các cơ quan y tế trên toàn cầu, trong đó có FDA của Mỹ và Cơ Quan Quản Lý dược phẩm Châu Âu EMA.






SOG_8489_11.jpeg
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀi số 46: HAI SỰ THẬT VỀ UNG THƯ PHỔI






1. Theo Hiệp Hội Ung thư Hoa Kỳ, trên toàn nước Mỹ năm 2020 ước chừng có 112520 phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. So với nam giới bị chẩn đoán mắc ung thư phổi cùng thời điểm thì phụ nữ thường có thời gian sống còn lâu hơn. Trong tổng số những bệnh nhân ung thư phổi đạt được mốc thời gian sống còn ấn tượng- chiếm đại đa số trong số đó là phụ nữ.







2. Virus HPV được biết đến như là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Và mới đây, vào cuối tháng 6/2022, một nghiên cứu ở Đài Loan được công bố bởi Jing-Yang Huang cùng các đồng nghiệp đã đi đến kết luận virus HPV làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi biểu mô tuyến. Virus HPV không có mối liên hệ nào với ung thư phổi tế bào vảy, mà bệnh COPD- phổi tắc nghẽn mãn tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi tế bào vảy. Nghiên cứu được thực hiện trên quy mô 939873 bệnh nhân từ năm 2007 đến năm 2015.







EA9303BE-1746-4618-BA02-2A82EC29D92B.jpeg
 

Vomoicuoi

Xe tăng
Biển số
OF-491495
Ngày cấp bằng
25/2/17
Số km
1,912
Động cơ
224,192 Mã lực
Tuổi
41
Nơi ở
Từ sơn -bắc Ninh
BÀi số 46: HAI SỰ THẬT VỀ UNG THƯ PHỔI






1. Theo Hiệp Hội Ung thư Hoa Kỳ, trên toàn nước Mỹ năm 2020 ước chừng có 112520 phụ nữ bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi. So với nam giới bị chẩn đoán mắc ung thư phổi cùng thời điểm thì phụ nữ thường có thời gian sống còn lâu hơn. Trong tổng số những bệnh nhân ung thư phổi đạt được mốc thời gian sống còn ấn tượng- chiếm đại đa số trong số đó là phụ nữ.







2. Virus HPV được biết đến như là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Và mới đây, vào cuối tháng 6/2022, một nghiên cứu ở Đài Loan được công bố bởi Jing-Yang Huang cùng các đồng nghiệp đã đi đến kết luận virus HPV làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi biểu mô tuyến. Virus HPV không có mối liên hệ nào với ung thư phổi tế bào vảy, mà bệnh COPD- phổi tắc nghẽn mãn tính làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi tế bào vảy. Nghiên cứu được thực hiện trên quy mô 939873 bệnh nhân từ năm 2007 đến năm 2015.







EA9303BE-1746-4618-BA02-2A82EC29D92B.jpeg
Ông già em phát hiện k phổi hôm 12/7/2022. Đang xạ trị vơi truyền hóa chất
 

thanhmax

Xe hơi
Biển số
OF-157266
Ngày cấp bằng
18/9/12
Số km
109
Động cơ
352,845 Mã lực
cụ xe máy, chia sẻ cho e xin ít kinh nghiệm ah. Mẹ e mới phát hiện ung thư phổi giai đoạn 4, di căn lên não. Đang chờ kqua xét nghiệm gen, trong tgian này bác sĩ cho uống tagrix ngày 1 viên... Có nghĩa bjo mẹ e phải chờ cái kqua gen kia mới có thể biết có đủ tiêu chuẩn điều trị đích phải ko cụ.
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
cụ xe máy, chia sẻ cho e xin ít kinh nghiệm ah. Mẹ e mới phát hiện ung thư phổi giai đoạn 4, di căn lên não. Đang chờ kqua xét nghiệm gen, trong tgian này bác sĩ cho uống tagrix ngày 1 viên... Có nghĩa bjo mẹ e phải chờ cái kqua gen kia mới có thể biết có đủ tiêu chuẩn điều trị đích phải ko cụ.
Cụ inbox cụ thể ca nhà cụ cho em nhé. Phát hiện bệnh được bao lâu? Khi phát hiện bệnh đã di căn đến đâu rồi? Đã thực hiện chụp chiếu j? Tuổi của Cụ nhà, chiều cao, cân nặng và có bệnh nền j khác ko?
 

thanhmax

Xe hơi
Biển số
OF-157266
Ngày cấp bằng
18/9/12
Số km
109
Động cơ
352,845 Mã lực
Cụ inbox cụ thể ca nhà cụ cho em nhé. Phát hiện bệnh được bao lâu? Khi phát hiện bệnh đã di căn đến đâu rồi? Đã thực hiện chụp chiếu j? Tuổi của Cụ nhà, chiều cao, cân nặng và có bệnh nền j khác ko?
vâng e đã ib ah
 

xemay12345678

Xe buýt
Biển số
OF-359543
Ngày cấp bằng
23/3/15
Số km
930
Động cơ
266,382 Mã lực
BÀI SỐ 47: THÊM V.Ũ K.HÍ CH.IẾN ĐẤU-TIN VUI CHO NHỮNG BỆNH NHÂN UNG THƯ PHỔI KHÔNG TẾ BÀO NHỎ




1. Vào ngày 11/8/2022 FDA đã thông qua thuốc Enhertu của tập đoàn dược phẩm Nhật Bản Daiichi Sankyo dành cho những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn không thể cắt bỏ hoặc di căn và có đột biến HER2. Cùng với đó, FDA cũng thông qua kĩ thuật xét nghiệm đi kèm với thuốc Enhertu nhằm phát hiện sự có mặt của đột biến HER2 có trong khối u của cơ thể người bệnh. Đây là THUỐC ĐẦU TIÊN dành cho đột biến HER2 được thông qua trong ung thư phổi không tế bào nhỏ.




2. Lịch sử về đột biến HER2 là một câu chuyện dài. Đột biến Her2 được phát hiện lần đầu tiên có khả năng gây ung thư vào năm 1987. Sau đó, cùng với những nỗ lực tìm tòi và khám phá của nhân loại, Her2 dần dần được nhận diện như là một hòn đá tảng trong lĩnh vực ung thư vú. Cho tới cách đây 16 năm- tức là vào năm 2006, chuyên gia Federico Cappuzzo đã công bố một báo cáo nổi tiếng trên tạp chí y học số 1 thế giới NEJM về việc thuốc dùng để điều trị Her2 trong ung thư vú cũng có tác dụng với Her2 trong ung thư phổi không tế bào nhỏ- đây được xem như cột mốc đầu tiên của nhân loại trong cuộc chiến tìm thuốc trị đột biến Her2 trong ung thư phổi. Cuối cùng thì cách đây 2 hôm- hành trình đi tìm chén thánh trong cuộc chiến với đột biến Her2 đã kết thúc một cách có hậu- khi Enhertu đã trở thành cái tên đầu tiên được FDA thông qua dành cho bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ có đột biến Her2.





3. Her2 xuất hiện ở cả những bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ lúc mới chẩn đoán và những bệnh nhân đã trải qua điều trị bằng thuốc đích rồi bị kháng. Nếu bạn là một bệnh nhân vừa bị chẩn đoán mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ và hiện đang âm tính với tất cả các gen có thuốc hiện có? Đừng buồn, vì giờ đây bạn đã có thêm 1 cơ hội với Her2 ! Còn nếu bạn là một bệnh nhân kháng đích thế hệ 1,2,3 và bạn đang rơi vào cảnh hết phác đồ? Cũng đừng buồn, bởi giờ bạn đã có thêm 1 cơ hội nữa với Her2.





4. Hành trình gần 40 năm kể từ lúc phát hiện cho tới khi tìm ra được thuốc đặc trị-Ung thư quả là thách thức lớn nhất mà con người phải đối mặt.



B5838B2E-6C52-4052-B3D1-96BFB57D3660.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top