BÀI SỐ 66: UNG THƯ VÀ HỒI SỨC CẤP CỨU
1. Hồi sức cấp cứu là một nhánh đặc biệt trong y học. Người ta nói sau lưng các bs cấp cứu không gì ngoài t.ử thần- bs hồi sức là người cuối cùng mà bệnh nhân có thể níu kéo sự sống. Bất kể một bệnh nhân nào mà gặp phải hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng thì đều được đẩy sang phòng hồi sức. Phòng hồi sức là phòng đi dễ khó về, chỉ có đường vào mà ít có đường ra. Các bs hay nói vs nhau rằng đó là căn phòng 2/ 8. Tức là 10 người vô đó thì chỉ có 2 người là trở ra, 8 người kia sẽ vĩnh viễn nằm lại !!! Cũng chính vì đặc điểm tối quan trọng này của phòng hồi sức mà TẤT CẢ CÁC THIẾT BỊ Y TẾ HIỆN ĐẠI NHẤT đều được đặt tại đây. Mọi y lệnh của phòng cấp cứu đều được ƯU TIÊN THỰC HIỆN HƠN TẤT CẢ CÁC Y LỆNH của các phòng khoa khác. Nhân viên và bệnh nhân phòng cấp cứu ko có khái niệm xếp hàng hay đợi lượt. Họ mặc định đến là được làm luôn-dù có bao nhiêu người đang đợi xếp hàng trước đó. Toàn bộ hệ thống y tế được vận hành với ưu tiên số 1 dành cho phòng cấp cứu.
2. Trong quá trình điều trị bất cứ bệnh nào từ bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, bệnh xương khớp, bệnh da liễu hay bệnh ung thư thì mọi khoa phòng của các bệnh này đều liên kết chặt chẽ với phòng cấp cứu. Khi bệnh nhân ở các khoa có vấn đề nguy hiểm, các bs điều trị lập tức đẩy bệnh nhân sang phòng hồi sức. Tại đó, các bs hồi sức vs kinh nghiệm và tài năng của mình sẽ xem hồ sơ bệnh án của bệnh nhân và cố gắng đưa bệnh nhân vượt qua cơn nguy hiểm, trở về trạng thái an toàn. Khi trở về trạng thái an toàn xong, bệnh nhân sẽ được giả lại khoa để tiếp tục điều trị- nếu ổn có thể ra viện sau đó một thời gian. Chu trình này nói lên rằng bs cấp cứu CHỈ NHẬN các ca NGUY KỊCH và có NGUY CƠ T.Ử V.O.N.G NẾU KHÔNG ĐƯỢC XỬ LÝ GẤP. Đặc thù nghề nghiệp như vậy nên nó đòi hỏi các bs hồi sức phải CỰC KỲ THÔNG MINH, NẮM BẮT THÔNG TIN CỰC NHANH, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CỰC TỐT. Vì nếu bs mà ko nhanh, ko đua từng giây một với t.ử t.h.ần thì bn chắc chắn c.h.ế.t.
3. Đặc thù của bệnh viện là nơi chỉ toàn tiếp những người ốm. Và trong tập hợp những người ốm đó thì những người ốm nặng nhất lại nằm trong phòng hồi sức. Điều này dẫn đến việc bầu không khí trong phòng hồi sức là CỰC KỲ BẨN TƯỞI. Những con virus mạnh nhất, những con vi khuẩn tởm lợm nhất sẽ khu trú ở bầu không khí phòng hồi sức và làm hại bệnh nhân. Có một câu chuyện giữa bs hồi sức vs người nhà một bệnh nhân đang nằm cấp cứu thế này :” Bác đã đưa bệnh nhân lên tận đây để giao cho chúng cháu thì chúng cháu sẽ tiếp nhận và cố gắng hết sức. Nhưng cháu phải giải thích cho Bác 2 điều. Điều 1 là chúng cháu là tuyến cuối, tất cả những ca nặng nhất sẽ được đổ dồn về đây, nên những con vi khuẩn virus tởm lợm nhất, mạnh nhất cũng sẽ đổ về đây. Điều này sẽ dẫn đến quá trình lây nhiễm chéo giữa các bệnh nhân, đặc biệt là ở phòng hồi sức của chúng cháu là nơi nặng nhất của nặng nhất rồi, nên không khí trong đó sẽ là tập hợp của những con virus vi khuẩn khủng khiếp nhất, đáng sợ nhất, và nó có cả những con vi khuẩn đa kháng thuốc trong đó, tức là con vi khuẩn đó nó chấp mọi loại thuốc hiện có luôn- ko có loại thuốc nào hiện tại có thể đánh bại nó cả..Điều 2 là trong y học có khái niệm gọi là NGƯNG TIM ĐỘT NGỘT. Một người khoẻ mạnh, chả bệnh tật gì cả, tự dưng tim ko đập nữa rồi lăn đùng ra c.h.ế.t. Khoa học hiện vẫn đang nghiên cứu nhưng chưa thể tìm ra lý do thoả đáng để điều tri, nói nôm na theo dân gian thì gọi là c.h.ế.t do số!!! Cháu thông báo với Bác 2 lý do này để Bác hiểu rằng chúng cháu sẽ cố gắng hết sức để cứu người bệnh, nhưng đôi khi có những việc nằm ngoài kiểm soát nên Bác và gia đình phải chấp nhận vì y học hiện nay chỉ phát triển được đến thế thôi. Đây là tờ giấy cam đoan đồng ý với mọi y lệnh và điều trị của bs, ko kiện cáo gì dù cho có bất cứ bất trắc gì xảy ra. Bác ký vô đây!!!
4. Phòng cấp cứu là nơi người nhà bệnh nhân ko được vào, chỉ có bs và y tá được phép đi lại trong đó. Cũng dễ hiểu thôi, trong đó toàn những bệnh nhân nặng và cực nặng, dây dợ rồi máy thở chằng chịt. Người nhà vào vô tình đá phải 1,2 sợi dây là bệnh nhân đi luôn tức thì. NHƯNG MẶT TRÁI của phòng hồi sức cũng nằm song song vs mặt phải của nó. Chính vì tính bảo mật của phòng hồi sức, ko cho bất cứ người nhà bệnh nhân nào vào, dẫn đến có những sai sót y khoa ko thể sửa chữa chỉ bởi lỗi lầm của nhân viên y tế. Các hệ thống máy móc đặt ở phòng hồi sức sẽ thông báo tình trạng bệnh nhân đang ở mức nào, hiện đang an toàn hay nguy hiểm và những nhân viên y tế trực ở đó có nhiệm vụ theo dõi 24/24 ko rời mắt những thông số này. Thường thì khi nguy hiểm máy nó sẽ kêu inh ỏi lên để báo cáo, nhưng ko phải lúc nào cũng vậy, có thể do dây tuột ra nên máy ko đo được nữa, y tá thì lơ đãng nên ko để ý thấy. Thành thử có những ca bệnh nhân t.ử v.o.n.g mà khi đến giờ người nhà được vô thăm họ mới phát hiện và khóc lóc ầm ĩ kêu gọi bác sĩ…Những ca đau thương này sau đó đã phải gọi c.ôn.g a.n đến giải quyết. Nếu êm thì sẽ là thoả thuận riêng giữa viện và gia đình, nếu căng thì lại lên báo và thành đề tài cho cả xã hội đàm tiếu. Ngoài những sai sót y khoa trên thì công việc mà bs thực hiện trong phòng cấp cứu để cứu bệnh nhân là những hành động mà người thường ko làm trong nghề y KO NÊN THẤY… Có những ca phải hô hấp tim phổi- nhân viên y tế phải đứng trên cái ghế cao, lấy hết sức đè lên ngực bệnh nhân và ấn, ấn thật mạnh để kích thích tim đập lại. Có những cơ địa bệnh nhân yếu bị gẫy cả xương ngực rồi phụt cả máu mồm...Tuy vậy, để cứu mạng bệnh nhân thì đó là cái giá phải trả để được sống. Nhân viên y tế cũng tâm sự là Nếu bệnh nhân còn có cơ hội sống thì nên cứu, còn với những ca mà tim có đập lại cũng chả để làm gì vì bệnh nhân là ung thư giai đoạn cuối viện trả về hoặc mắc một bệnh mãn tính nào đó khác cũng bị viện trả về thì thực sự chúng em KO MUỐN LÀM THẾ- NHÌN NÓ TANG THƯƠNG LẮM ANH Ạ. Người nhà thì đôi khi quá nhiệt tình cứu chữa, mà ko biết lúc nào là nên dừng lại !!!
5. Một chủ đề có quan hệ rất chặt chẽ giữa ung thư phổi và hồi sức cấp cứu là liên quan đến đường thở. Trong lĩnh vực hồi sức cho đường thở của bệnh nhân, chia ra làm 2 loại là thở KO XÂM LẤN và thở CÓ XÂM LẤN. Thở ko xâm lấn tức là bệnh nhân sẽ được hỗ trợ thở oxy bằng dây mũi, mặt nạ…tức là bệnh nhân vẫn tự thở được ở một mức nào đó, nhưng vì thở yếu nên cần được thở bằng một lượng oxy lớn hơn lượng oxy có ở ngoài không khí bình thường. Thở xâm lấn tức là lúc này việc hỗ trợ giàu oxy cho bệnh nhân tự thở ko còn đảm bảo an toàn nữa, buộc phải can thiệp trực tiếp đưa oxy vô phổi cho bệnh nhân thở. Bạn cứ tưởng tượng từ mũi với mồm đến phổi còn cả 1 đoạn nữa là cổ họng của bạn- thở xâm lấn sẽ giúp rút bớt quãng đường c.h.ế.t này đi- trực tiếp đưa oxy vô phổi luôn. Việc này cũng tiềm tàng cực kỳ nhiều rủi ro. Tạo hoá tạo ra cái mũi, cái mồm, cái cổ là để lọc oxy ở ngoài ko khí cho sạch rồi mới cho vô phổi. Việc làm đưa trực tiếp oxy từ máy vô phổi sẽ tạo thành con đường dẫn ty tỷ thứ vi khuẩn virus từ môi trường xâm nhập cơ thể. Đây là câu chuyện giữa lợi và hại, hại là nếu ko can thiệp thì bn sẽ c.h.ết ngay, còn can thiệp thì bn sẽ có cơ hội sống và những rủi ro viêm nhiễm nặng kia sẽ được dùng thuốc để phòng trừ. Từ đây, nảy ra một câu hỏi là KHI NÀO THÌ NÊN CAN THIỆP THỞ XÂM LẤN CHO BỆNH NHÂN??? VÀ NẾU CAN THIỆP THỞ XÂM LẤN THÌ NÊN ĐẶT NỘI KHÍ QUẢN HAY MỞ KHÍ QUẢN??? Câu hỏi này là một nghệ thuật- nó rất khó, phải những bs có kinh nghiệm rất nhiều mới đủ tầm để trả lời câu hỏi này. Tuyến trung ương đã rất nhiều lần thốt ko lên lời vì các bs tuyến dưới hoặc chưa đặt khí quản cho bn dẫn đến bn nguy kịch khi lên tới viện, hoặc các bs đã đặt nội khí quản QUÁ SỚM cho bn dẫn đến việc cai máy thở cho bn LÀ CỰC KỲ KHỔ SỞ-kiểu phổi nó quen vs việc được trợ thở rồi, nó nghiện rồi, nên lúc này cai nghiện cho nó rất khổ sở. Tức là việc can thiệp vô đường thở của bệnh nhân dù sớm hay muộn cũng đều dẫn đến kết cục KO TỐT… Tất cả các báo cáo khoa học trong lĩnh vực thở máy đều để tham khảo, nó ko mang tính kết luận. Việc cai máy thở cho bệnh nhân là một NGHỆ THUẬT. Nó yêu cầu người bs điều trị phải cực kỳ giỏi và có một cảm nhận đúng ( cảm nhận này phải được tích luỹ theo thời gian qua hàng nghìn ca bệnh, chứ ko có sách vở nào dậy về cái cảm nhận đó cả) về thể trạng bệnh nhân để cai máy sao cho đúng lúc, bởi nếu cai máy thất bại và bệnh nhân phải thở máy trở lại- khi đó nguy cơ t.ử v.o.n.g sẽ tăng lên gấp 5 lần!!! chứ ko phải kiểu cai thất bại thì lại cai tiếp, cai bao giờ thành công thì thôi!!!!
BÀI HỌC RÚT RA Ở ĐÂY LÀ GÌ?
1. Nếu bạn là một bệnh nhân ung thư phổi hoặc bạn là người nhà bệnh nhân ung thư phổi. Bạn và gia đình cần bài ngửa với nhau, cần thẳng thắn trao đổi với nhau là khi mọi chuyện kết thúc thì bệnh nhân có QUAN TRỌNG về việc đi tại nhà hay ko? Nếu bệnh nhân quan trọng việc đi tại nhà thì khi đến thời khắc cuối cùng, viện giả về rồi, nhưng tự dưng lúc đó gia đình đi mày mò ở đâu được 1,2 hướng có thể cải t.ử hoàn sinh thì KO NÊN đưa bệnh nhân tới viện nữa mà cứ cho dùng thử tại nhà thôi, vẫn mày mò nhưng ko đưa tới viện để tránh xảy ra trường hợp đi tại viện. Còn nếu bệnh nhân KO QUAN TRỌNG việc đi tại nhà, đi tại viện cũng okie. Thì khi đó hãy đưa bn tới viện và áp dụng 1,2 hướng mày mò kia tại viện luôn. Ở nhà ko có máy móc hỗ trợ nên bn sau 1,2 ngày là t.ử v.o.n.g-trong khi thuốc mới nó phải cần đến 5 ngày mới đủ ngấm và cứu được bệnh nhân. Ở viện thì có máy móc hỗ trợ nên sẽ kéo thêm cho bn được đủ 5 ngày cần thiết để chờ thuốc có tác dụng. Tích cực là thế- nhưng mặt tiêu cực của việc đi viện ở hoàn cảnh này là phải chấp nhạn việc bn có thể m.ấ.t tại viện.
2. Nếu cuộc chiến ung thư của bạn đã chiến đấu đến cạn kiệt và KO CÒN BẤT CỨ 1 PHÁC ĐỒ NÀO MÀ BẠN CHƯA THỬ. Khi ấy, vào thời khắc cuối, hãy dặn gia đình là ĐỪNG CÓ ĐEM ĐI ĐÂU NỮA, lúc này đến viện cũng vậy thôi, chả giải quyết được gì đâu, hãy chấp nhận và để mọi việc diễn ra tự nhiên tại nhà. Chuyện này mình dặn nghe có vẻ thừa, nhưng sự thực là nó ko thừa đâu. Khi chứng kién người thân mình đang thở hắt ra những hơi cuối, nhiều gia đình bị hoảng và hò hét nhau gọi xe đưa bn tới viện!!! Người trong cuộc thường hay mụ mị là thế- họ bị hoàn cảnh nó kéo đi, ko có sự bình tĩnh và sáng suốt đủ để phán đoán rồi ra quyết định.
3. Hãy là một người có kiến thức, cố gắng kiểm soát tất cả mọi việc. Điều trị bằng cái gì và điều trị như thế nào cần có chiến lược để tránh mắc sai sót. Bạn là người bắt đầu cuộc chiến này thì hãy cố gắng là người kết thúc nó.